Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO ĐẾN PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.5 KB, 11 trang )



135
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 68, 2011

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO ĐẾN PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ
BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
Mai Văn Xuân, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
Nguyễn Văn Hoá, Trường Đại học Tây Nguyên
TÓM TẮT
Cà phê đã đem lại thu nhập cho nhiều hộ gia đình, góp phần quan trọng vào tăng
trưởng GDP hàng năm của tỉnh Đắk Lắk. Qua phân tích đánh giá cho thấy, năng suất cà phê
của nhóm hộ điều tra đạt bình quân 2,54 tấn/ha. Tỷ lệ của các hộ thực hiện các biện pháp kỹ
thuật bón phân và tưới nước hợp lý chiếm tỷ lệ thấp (tương ứng chỉ đạt 30,8% và 16,2%). Qua
đó cho thấy, phát triể
n cà phê kém bền vững về kỹ thuật. Phân tích vai trò của nguồn nước cho
thấy, phần lớn các hộ được phỏng vấn đều cho biết nguồn nước hết sức quan trọng cho việc sản
xuất cà phê nguy cơ giảm trong tương lai (phụ lục 1). Để sản xuất kinh doanh cà phê, ngoài
nguồn nước, các yếu tố khác như chất lượng đất, kỹ thuật chăm sóc cà phê, vốn và kinh nghiệm
trồng cà phê là những y
ếu tố rất quan trọng cho việc phát triển bền vững cây cà phê. Kết quả và
hiệu quả sản xuất kinh doanh cà phê niên vụ 2008/2009 của các hộ đạt tương đối cao. Phân
tích các nhân tố tác động đến phát triển cà phê bền vững cho thấy, vốn, lao động và đất là
những yếu tố góp phần quan trọng gia tăng năng suất cà phê. Việc thực hiện các biện pháp kỹ
thuật tốt (tưới nước, bón phân, chống xói mòn đấ
t, trồng cây chắn gió), làm tốt công tác khuyến
nông đều góp phần gia tăng năng suất cà phê.

1. Đặt vấn đề
Trong các tỉnh ở Tây Nguyên, Đắk Lắk là tỉnh trồng cà phê sớm nhất, có nhiều
kinh nghiệm, kỹ thuật trồng trọt nên năng suất cà phê đạt cao nhất trong vùng. Tuy


nhiên, việc trồng cà phê ở đây vẫn có những bất cập, các hộ dân thiếu kinh nghiệm, kỹ
thuật trồng và chăm sóc cà phê, mức độ đầu tư thâm canh thấp, trình độ sản xuất, ứng
dụng khoa học k
ỹ thuật còn hạn chế nên năng suất, chất lượng và hiệu quả không ổn
định. Năng suất cà phê của tỉnh Đắk Lắk cao nhưng không ổn định, trong khi những
năm gần đây giá cả đầu vào tăng mạnh, nhất là trong các năm 2007 - 2010 giá phân bón,
nhân công đã tăng 25 - 30% so với năm trước. Bên cạnh đó giá cà phê lại biến động,
phụ thuộc vào giá cà phê của thế giới. Do đó, có những thời điểm mặc dù giá đầu vào
tăng mạnh, nhưng giá cà phê lại giảm, làm cho người trồng cà phê bị thua lỗ, không có
khả năng đầu tư tiếp. Vườn cà phê vì thế mà khó có khả năng phục hồi và cho năng suất
cao trong các niên vụ tiếp theo.



136
Bên cạnh đó, Đắk Lắk có hơn 85% diện tích cà phê là của người dân (bình quân
diện tích cà phê nông hộ biến động từ 0,4 ha -2 ha), chỉ khoảng 15% diện tích thuộc các
công ty, nông trường. Vì thế, sản xuất cà phê của Đắk Lắk vẫn là sản xuất nhỏ lẻ, manh
mún. Nông dân chủ yếu sản xuất tự phát, theo kinh nghiệm dẫn tới chất lượng sản phẩm
chưa cao, sức cạnh tranh trên thị trường thấp.
Để nghiên c
ứu phát triển cà phê bền vững thì việc đánh giá tác động của các yếu
tố đầu vào, trang bị kiến thức nông nghiệp cho hộ nông dân, cung cấp vốn đầu tư cho
cây cà phê là rất quan trọng. Hơn nữa, kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp một số thông tin
hữu ích cho những người làm công tác quản lý ngành nông nghiệp, các trung tâm
khuyến nông, các hộ gia đình trồng cà phê trong việc đầu tư, qui hoạch và phát triển cà
phê của tỉnh Đắk L
ắk cho năng suất cao, ổn định và hiệu quả hơn trong thời gian tới.
2. Phương pháp nghiên cứu
Để phân tích đánh giá ảnh hưởng các yếu tố đầu vào đến phát triển cà phê bền

vững, trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi giới hạn chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của
các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế cây cà phê tỉnh Đăk Lắk. Thước đo hiệu quả và
kết quả kinh tế cây cà phê là năng suất và sản lượng cà phê từ kết quả sản xuất kinh
doanh cà phê năm 2009 (dạng hàm tuyến tính và dạng hàm Cobb-douglas).
(1) Hàm sản xuất Cobb-douglas dùng để nghiên cứu lợi ích nhờ qui mô. Mục
tiêu của mô hình này nhằm nghiên cứu lợi ích mang lại từ sản xuất kinh doanh cà phê
của các hộ phụ thuộc vào qui mô đầu tư các yếu tố đầu vào như thế nào. Mô hình tổng
quát như sau:
55443322113
3
2
2
1
1
DDDDDbbb
eXXaXY
ααααα
++++
=
(mô hình 1)
(2) Hàm tuyến tính dùng để nghiên cứu năng suất biên của các yếu tố đầu vào.
Mục tiêu của mô hình này nhằm nghiên cứu ảnh hưởng biên của các biến đầu vào đến
năng suất cà phê của các hộ. Mô hình tổng quát như sau:
Y=a+b
1
X
1
+b
2
X

2
+b
3
X
3
+ α
1
D
1
+ α
2
D
2

3
D
3
+ α
4
D
4

5
D
5
(mô hình 2)
Trong đó:
- Y (biến phụ thuộc): Sản lượng (mô hình 1), năng suất (mô hình 2) cà phê của
hộ gia đình trong năm.
- a là hệ số tự do của mô hình hồi qui.

- b1, b2, b3 là hệ số co dãn của biến phụ thuộc đối với các biến độc lập (mô
hình 1); năng suất biên của các biến đầu vào (mô hình 2). Các hệ số này
được ước lượng bằng phương pháp hồi qui.
- α1, α2, α3, α4, α5, là các tham số của biến định tính.
- X1, X2, X3 lần lượt là những biến độc lập tổng diện tích cà phê kinh doanh,


137
tổng vốn cho sản xuất cà phê và tổng công lao động của hộ (mô hình 1);
Diện tích cà phê của hộ, vốn cho sản xuất và công lao động tính bình quân
trên ha cà phê kinh doanh (mô hình 2).
- D
1
, D
2
, D
3
, D
4
, D
5
lần lượt là các biến định tính trồng cây chắn gió, biện
pháp chống xói mòn đất, tham gia tập huấn đào tạo về khuyến nông, phương
pháp bón phân, phương pháp tưới nước.
Số liệu được khảo sát đối với 500 hộ tại 30 xã, phường thuộc 08 huyện, thị xã:
huyện CưKuin, huyện Krông Ana, huyện Lắk, huyện Krông Bông, huyện CưM’gar, thị
xã Buôn Hồ, huyện Krông Búk và Krông Pắk thuộc tỉnh Đắk Lắk.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Phân tích thống kê mô tả các nhân tố tác động đến phát triển cà phê bền
vững

3.1.1. Tác động của phương pháp bón phân và tưới nước cho cây cà phê
Theo tài liệu của Viện Khoa học Kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên (1999)
khuyến cáo cho tỉnh Đắk Lắk và theo phân tích của tác giả kết hợp với kinh nghiệm của
các chuyên gia về cà phê, điều kiện thời tiết, khí hậu, lượng mưa tỉnh Đắk Lắk thì việc
bón phân, tưới nước cho cây cà phê trong thời kỳ kinh doanh theo mức sau được xem là
hợp lý: Phân NPK: 2 - 3,5 tấn/ha/năm; phân hữu cơ: 2 - 3,5 tấn/ha/năm; nước tưới: 03
đợt/năm, 350 - 550m
3
/ha/đợt.
Qua kết quả điều tra, khảo sát (phụ lục 1) cho thấy, có 151 (30,8%) hộ gia đình
bón phân hợp lý, 346 (69,2%) hộ bón phân không hợp lý, tức bón phân không đủ liều
lượng hoặc bón quá nhiều gây ô nhiễm, lãng phí và làm chi phí tăng cao. Kết quả khảo
sát đã cho thấy, đa số hộ dân bón không đủ liều lượng, nhất là phân NPK, đây là loại
phân có ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất cà phê (Viện KHKT nông lâm nghiệp Tây
Nguyên, 1999). Từ đó, năng suất cà phê bị ảnh hưởng, không đạt như mong muốn. Chỉ
có 81 (16,2%) hộ tưới nước hợp lý, còn lại 419 hộ (83,8%) tưới không hợp lý. Việc tưới
nước của các nông hộ phụ thuộc vào mùa mưa đến sớm hay muộn, nếu mùa mưa đến
sớm thì các hộ gia đình giảm số lần tưới và giảm lượng nước tưới trong mỗi lần. Kết
quả khảo sát cho thấy, đ
a số các hộ gia đình tưới không đủ lượng nước cho mỗi lần và
một năm tưới không đủ 3 lần, điều này cũng ảnh hưởng đến sự ra hoa kết trái và sản
lượng cà phê thu hoạch.
Cũng từ kết quả điều tra, khảo sát được tổng hợp ở phụ lục 1 cho thấy các hộ
đều đánh giá vai trò của nguồn nước tưới cho cà phê rất cao (bình quân 1,49 điể
m). Bên
cạnh đó, việc đánh giá khả năng nguồn nước cung cấp cho cà phê ở mức độ trung bình
(bình quân 2,75 điểm). Điều đó cho thấy, vai trò và tầm quan trọng của nước tưới cho cà
phê là rất lớn. Khả năng nguồn nước cung cấp nước tưới cho cà phê cũng không được
dồi dào, cần sử dụng nguồn nước một cách hợp lý và có kế hoạch. Tránh khai thác



138
nguồn nước bừa bãi, không có qui hoạch dẫn đến thiếu nước trong tương lai. Hầu hết
các hộ được phỏng vấn đều trả lời rằng: trong tương lai nguồn nước giảm và có biến
động giảm. Chỉ có 3 hộ trong tổng số 500 hộ trả lời rằng nguồn nước có xu hướng tăng
trong tương lai. Điều này cho thấy, nếu không có qui hoạch đất trồng cà phê một cách
hợp lý, khai thác đất một cách tự phát và việc sử dụng nguồn nước không hợp lý, khai
thác một cách tràn lan, bừa bãi sẽ dẫn đến cạn kiệt nguồn nước tưới cà phê trong tương
lai (nhất là nguồn nước ngầm).
3.1.2. Đánh giá của hộ về mức độ quan trọng của một số yếu tố liên quan đến
sản xuất cà phê
Kết quả điều tra, khảo sát ở phụ lục 3 cho thấy theo đánh giá của hộ về vai trò
của các yếu tố đầu vào đối với sản xuất kinh doanh cà phê đều đạt bình quân chung lớn
hơn 2, trong đó các yếu tố kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất cà phê, qui mô vốn và chất
lượng đất là quan trọng hơn cả. Qui mô diện tích cũng được đánh giá là tương đối quan
trọng. Còn các yếu tố khác ở mức trung bình.
3.2. Phân tích kết quả và hiệu quả kinh tế cây cà phê của hộ gia đình theo
từng địa phương
Số liệu tổng hợp từ phụ lục 4 cho thấy, năng suất cà phê bình quân của 545,66 ha
đạt 2,54 tấn/ha. Nhìn chung, các vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi như Cưkuin,
CưM’gar, Krông Buk, Krông Pắk đều cho năng suất cao. Các vùng khác, đặc biệt là
huyện Krông Bông và huyện Lắk cho năng suất cà phê thấp nhất trong các huyện, thị xã
được điều tra. Số diện tích cho năng suất đạt trên 3 tấn chiếm tương đối cao (62,8%).
Trong khi đó, số diện tích đạt dưới 1,5 tấn/ha chỉ chiếm 10,21%. Điều này chứng tỏ
năng suất cà phê Đắk Lắk nói chung tương đối cao.
Số liệu tổng hợp từ phụ lục 2 cho thấy, kết quả sản xuất kinh doanh cà phê của
các hộ đạt tương đối cao. GO bình quân trên 1 ha cà phê kinh doanh đạt 62,03 triệu
đồng, VA đạt 41,56 triệu đồng/ha và MI đạt được 32,72 triệ
u đồng/ha. Trong 8 huyện thị
xã có 2 huyện, Lắk và Krông Bông có kết quả sản xuất kinh doanh cà phê thu được trên

1 ha thấp hơn so với các vùng còn lại. Hai huyện này nhìn chung có điều kiện tự nhiên
khó khăn trong việc trồng cây lâu năm, mà đặc biệt là cây cà phê. Đây là những vùng
đất thấp, thường xuyên xảy ra lũ lụt hàng năm, đất thịt và cát pha là chủ yếu. Do vậy các
huyện này chỉ thích hợp cho cây hàng năm.
VA / I C b ằng 2,03, có nghĩa cứ đầu tư 1 triệu đồng chi phí trung gian sẽ thu được
bình quân 2,03 triệu đồng giá trị gia tăng từ sản xuất kinh doanh cà phê. MI/IC bằng 1,6,
có nghĩa cứ đầu tư 1 triệu đồng chi phí trung gian sẽ thu được bình quân 1,6 triệu đồng
thu nhập hỗn hợp. Nhìn chung, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ tương đối cao,
Krông Buk, CưM’gar và CưKuin là có hiệu quả tổng thể cao hơn cả. Do các vùng này
nhìn chung có điều kiện tự nhiên thuận lợi hơ
n cho việc trồng cà phê. Bên cạnh đó, kinh
nghiệm, kỹ thuật chăm sóc và đầu từ đều trội hơn so với các vùng khác.


139

3.3. Kết quả mô hình hồi qui
3.3.1. Đối với sản lượng cà phê của hộ gia đình
Bảng 1. Bảng kết quả hồi qui theo mô hình CD chuyển Ln-Ln
STT Biến Hệ số
1

Trị thống kê
t
Giá trị
P
1 Hệ số tự do -4,5713
***
-8,362 0,0000
2 Diện tích cà phê thu hoạch (ha) 0,3422

***
7,166 0,0000
3 Vốn cho SXKD cà phê (Tr.đồng) 0,2868
***
9,158 0,0000
4 Công lao động (công) 0,7499
***
6,079 0,0000
5 PP tưới nước (1-hợp lý; 0-không hợp lý) -0,0007 -1,106 0,2712
6 PP bón phân (1-hợp lý; 0-không hợp lý) 0,0787
***
2,183 0,0295
7
Khuyến nông (1-có tham gia; 0-không tham
gia)
0,1241
***
4,305 0,0000
8 Chống xói mòn đất (1-có chống; 0-không) 0,0593
**
2,197 0,0285
9
Trồng cây chắn gió (1-có trồng; 0-không
trồng)
0,0315 1,190 0,2348
R=0,857911; R
2
= 0,736012.
Hệ R
2

= 0,736012, mô hình cho biết các biến độc lập đã giải thích 73,6012% sự
thay đổi của biến phụ thuộc là sản lượng cà phê.
Kết quả mô hình hồi qui cho thấy, có 2 tham số ứng với 2 biến là phương pháp
tưới nước và trồng cây chắn gió là không có ý nghĩa về mặt thống kê. Điều này cho thấy,
chưa có cơ sở để kết luận việc tưới nước hợp lý và có trồng cây chắn gió sẽ mang lại
hiệu quả hơn so với tưới nước không hợp lý và không trồng cây chắn gió. Các tham số
của các biến còn lại đều có ý nghĩa về mặt thống kê.
Ý nghĩa của các tham số:
Tham số diện tích cà phê thu hoạch = 0,3422 là hệ số co giãn của sản lượng với
diện tích cà phê thu hoạch, cho biết trong trường hợp các yếu tố khác trong mô hình
không đổi, khi diện tích đất tăng lên 1% thì sản lượng tăng thêm 0,3422%.
Tham số vông cho sản xuất = 0,2868 là h
ệ số co giãn của sản lượng với vốn cho



1
Ghi chú: *** mức ý nghĩa 1%; ** mức ý nghĩa 5%; * mức ý nghĩa 10%


140
SXKD cà phê, cho biết trong trường hợp các yếu tố khác trong mô hình không đổi, khi
tăng qui mô vốn lên 1 % thì sản lượng tăng thêm 0,2868%.
Tham số công lao động = 0,7299 là hệ số co giãn của sản lượng với công lao
động của hộ, cho biết trong trường hợp các yếu tố khác trong mô hình không đổi, khi
công lao động tăng lên 1% thì sản lượng tăng thêm 0,7299%.
Tổng của 3 tham số diện tích cà phê thu hoạch, vốn cho sản xuất và công lao
động bằng 0,342 + 0,287 + 0,750 = 1,379. Điều này cho thấy, mô hình hồi qui có năng
suất tăng dần theo qui mô. Ở thời điểm hiện tại, nếu các hộ tăng đồng thời qui mô diện
tích, vốn và lao động thì hiệu quả sản xuất kinh doanh cà phê sẽ tăng.

Tham số phương pháp bón phân bằng 0,0787 cho biết, việc bón phân hợp lý sẽ
làm sản lượng cà phê tăng lên 0,082 lần (e
0,0787
-1) so với bón phân không hợp lý.
Tham số khuyến nông bằng 0,1241 cho biết, các hộ có tham gia công tác khuyến
nông sẽ làm sản lượng cà phê tăng lên 0,132 lần (e
0,1241
-1) so với hộ không tham gia
công tác khuyến nông.
Tham số chống xói mòn đất bằng 0,0593 cho biết, việc hộ có sử dụng các biện
pháp chống xói mòn đất sẽ là sản lượng cà phê tăng lên 0,061lần (e
0,0593
-1) so với hộ
không sử dụng các biện pháp chống xói mòn đất.
3.3.2. Đối với năng suất cà phê của hộ
Bảng 2. Bảng kết quả hồi qui theo mô hình tuyến tính
STT Biến Hệ số
2

Trị thốn
g

t
Giá trị
P
1 Hệ số tự do 0,42984
***
3,000 0,00284
2 DTCP thu hoạch (ha) 0,17003
***

2,902 0,00387
3 Vốn cho SXKD cà phê (Tr.đồng/ha) 0,00082
***
6,288 0,00000
4 Công lao động (công/ha) 0,00279
***
5,103 0,00000
5 Tưới nước (1-hợp lý; 0-không hợp lý) 0,09794
*
1,755 0,07994
6 Bón phân (1-hợp lý; 0-không hợp lý) 0,10608
**
2,341 0,01962
7 Khuyến nông (1-có tham gia; 0-không tham gia) 0,07063
*
1,683 0,09297
8 Chống xói mòn đất (1-có chống; 0-không) 0,81658
***
10,701 0,00000
9 Trồng cây chắn gió (1-có trồng; 0-không trồng) 0,55203
***
6,396 0,00000



2
Ghi chú: *** mức ý nghĩa 1%; ** mức ý nghĩa 5%; * mức ý nghĩa 10%


141

R=0,823; R
2
=0,677.
Hệ số R
2
= 0,677 cho biết, các biến độc lập trong mô hình đã giải thích 67,7% sự
thay đổi của biến phụ thuộc là năng suất cà phê.
Qua kết quả hồi qui cho thấy, các tham số của mô hình đều có ý nghĩa về mặt
thống kê.
Ý nghĩa của các tham số:
Tham số diện tích cà phê thu hoạch bằng 0,17003. Đây là giá trị năng suất biên
của DTCP thu hoạch. Giá trị này cho biết trong trường hợp các yếu tố khác trong mô
hình không đổi, khi diện tích cà phê thu hoạ
ch tăng lên 1 ha thì năng suất cà phê tăng
thêm 0,17003 tấn/ha. Điều này có ý nghĩa rằng, các hộ có diện tích cà phê thu hoạch
lớn thường cho năng suất cao hơn.
Tham số vốn cho sản xuất bằng 0,00082. Đây là giá trị năng suất biên của vốn
cho sản xuất kinh doanh cà phê. Giá trị này cho biết, trong trường hợp các yếu tố khác
trong mô hình không đổi, khi diện tích vốn kinh doanh cà phê tăng lên 1 triệu đồng/ha
thì năng suất cà phê tăng thêm 0,00082 tấn/ha.
Tham số
công lao động bằng 0,0028. Đây là giá trị năng suất biên của công lao
động. Giá trị này cho biết trong trường hợp các yếu tố khác trong mô hình không đổi,
công lao động tăng lên 1 công/ha thì năng suất cà phê tăng thêm 0,0028 tấn/ha.
Tham số phương pháp tưới nước bằng 0,0979 cho biết, việc tưới nước hợp lý sẽ
cho năng suất cà phê cao hơn 0,0979 tấn/ha so với tưới nước không hợp lý.
Tham số phương pháp bón phân bằng 0,10608 cho biết, việc bón phân hợp lý sẽ
cho năng suất cà phê cao hơn 0,10608 tấn/ha so với bón không hợp lý.
Tham số khuyến nông bằng 0,0706 cho biết, hộ có tham gia công tác khuyến
nông sẽ cho năng suất cà phê cao hơn 0,0706 tấn/ha so với hộ không tham gia công tác

khuyến nông.
Tham số chống xói mòn đất bằng 0,61858 cho biết, các hộ có dùng các biện
pháp chống xói mòn đất sẽ cho năng suất cà phê cao hơn 0,61858 tấn/ha so với các hộ
có không dùng các biến pháp chống xói mòn đất.
Tham số trồng cây chắn gió bằng 0,55203 cho biết, các hộ có trồng cấy chắ
n gió
sẽ cho năng suất cà phê cao hơn 0,55203 tấn/ha so với các hộ có không trồng cây chắn
gió.
4. Kết luận
Trong các tỉnh của Việt Nam, khu vực Tây Nguyên được xem là nơi rất phù hợp
để trồng cà phê vối, nó được qui hoạch, tập trung phát triển và không ngừng lớn mạnh,
sản phẩm cà phê nhân đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chính của các tỉnh Tây Nguyên


142
nói chung và Đắk Lắk nói riêng. Cà phê đã đem lại thu nhập cho nhiều hộ gia đình, góp
phần quan trọng vào tăng trưởng GDP hàng năm của tỉnh Đắk Lắk. Qua phân tích đánh
giá trong phần kết quả nghiên cứu cho thấy, năng suất cà phê của nhóm hộ điều tra đạt
bình quân 2,54 tấn/ha. Tỷ lệ của các hộ thực hiện các biện pháp kỹ thuật bón phân và
tưới nước hợp lý chiếm tỷ lệ thấp (tương ứng chỉ đạt 30,8% và 16,2%). Qua đó cho thấy,
phát triển cà phê kém bền vững về kỹ thuật. Phân tích vai trò của nguồn nước cho thấy,
đa phần các hộ được phỏng vấn đều trả lời nguồn nước hết sức quan trọng cho việc sản
xuất cà phê và có xu hướng giảm trong tương lai. Để sản xuất kinh doanh cà phê ngoài
nguồn nước, các yếu tố khác như chất lượng đất, kỹ thuật ch
ăm sóc cà phê, vốn và kinh
nghiệm trồng cà phê là những yếu tố rất quan trọng cho việc phát triển bền vững cây cà
phê. Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh vườn cà phê niên vụ 2008/2009 của các
hộ đạt tương đối cao. Phân tích các nhân tố tác động đến phát triển cà phê bền vững cho
thấy vốn, lao động và đất là những yếu tố góp phần quan trọng gia tăng năng suất cà phê.
Việc thực hiện các biện pháp k

ỹ thuật tốt (tưới nước, bón phân, chống xói mòn đất,
trồng cây chắn gió), làm tốt công tác khuyến nông đều góp phần gia tăng năng suất cà
phê.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung, Kinh tế nông nghiệp, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội,
1997.
[2]. Đoàn Triệu Nhạn, Hoàng Thanh Tiệm, Phan Quốc Sủng, Cây cà phê ở Việt Nam, Nxb.
Nông nghiệp, Hà Nội, 1999.
[3]. Trần Quốc Khánh, Giáo trình quản trị kinh doanh nông nghiệp, Nxb. Lao động – Xã
hội, Hà Nội, 2005.
[4]. Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk, Niên giám thống kê Tỉnh Đắk Lắk năm 2009, Đắk Lắk,
2010.
[5]. Tài liệ
u báo cáo trong các hội nghị hội thảo.
[6]. Vũ Trọng Bình, Đào Đức Huấn, Chỉ dẫn địa lý và tiềm năng ứng dụng vào ngành cà
phê Việt Nam, Trung tâm Phát triển Nông thôn, Viện Chính sách & Chiến lược phát
triển nông nghiệp nông thộn, Hà Nội, 2007.
[7]. Trần Thị Quỳnh Chi và cộng sự, Hồ sơ ngành hàng cà phê Việt Nam, Viện Chính sách
và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, Hà Nội, 2007.
[8]. Nguyễn Văn Th
ường, Biến hoá của tình trạng cung - cầu cà phê và sự xuất hiện của
các thị trường cà phê trên thế giới, Thông tin khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp số
2, 2005.
[9]. Bruc Herrick and Charks P. Kindleberger, Economic development, Fourth Edition.
McGraw-Hill International Edition, 1988.


143
[10]. Brundland Report, Our Common Future, World Commision on Environment and
Development, Oxford University Press. Oxford, 1987.


INPUT FACTORS TO SUSTAINABLE DEVELOPMENT
OF COFFEE PRODUCTION IN THE DAK LAK PROVINCE
Mai Van Xuan, College of Economics, Hue University
Nguyen Van Hoa, Tay Nguyen University
SUMMARY
Coffee has brought income for many households and significantly contributes to annual
GDP growth of the Dak Lak province. Our analysis and evaluation showed that the average
coffee productivity in all groups of households is 2,54 tons per hectare. The number of
households implementing appropriate fertilization techniques and suitable irrigation methods is
relatively low (only 30,8% and 16,2% respectively). Thus, regarding technical aspects, the
development lacks sustainability. The majority of households has said that water sources are
important for their coffee production. However, the availability of water sources tends to
decrease. Out of water sources, other factors such as soil quality, coffee caring techniques,
capital, and cultivation experience are important for the sustainable development of coffee
production. In the crop year of 2008-2009, the efficiency in coffee production are relatively high
for most households. Analysis of factors affecting the sustainable development of coffee
production has showed that capital, labor, and land are important factors contributing to the
coffee productivity improvement. The implementation of appropriate technical measures (i.e.,
watering, fertilizing, soil erosion control and wind-farming) as well as provision of good
agricultural extension services will contribute to high productivity of coffee.

Phụ lục 1. Phương pháp bón phân và tưới nước cho cây cà phê của các hộ gia đình;
vai trò, khả năng và xu hướng cung cấp nước tưới cho cà phê của các hộ (Vai trò nguồn nước: 1
quan trọng nhất; khả năng nguồn nước: 1-dồi dào nhất).
Phương pháp
bón phân
Phương pháp
tưới nước (%)
Xu hướng biến động

nguồn nước tưới cà phê
(hộ)
Huyện,
thị xã
Hợp

Không
hợp lý
Hợp

Không
hợp lý
Vai
trò
nguồn
nước
(1-4
điểm)
Khả
năng
nguồn
nước
(1-5
điểm)
Tăng
Biến
động
tăng
Giảm
Biến

động
giảm
Buôn Hồ 12,31 87,69 12,31 87,69 1,52 2,95 0 3 23 39
CưKuin 42,86 57,14 42,86 57,14 1,46 2,61 0 5 29 36
CưM’gar 41,00 59,00 41,00 59,00 1,51 2,48 3 6 30 61


144
Krông Ana 15,00 85,00 15,00 85,00 1,35 2,73 0 1 8 31
Krông Bông 12,00 88,00 12,00 88,00 1,36 2,36 0 1 6 18
Krông Búk 47,78 52,22 47,78 52,22 1,59 3,17 0 4 25 61
Krông Pắk 25,88 74,12 25,88 74,12 1,47 2,66 0 7 16 62
Lắk 4,00 96,00 4,00 96,00 1,44 2,96 0 0 6 19
Tổng số hộ 30,80 69,20 30,80 69,20 1,49 2,75 3 27 143 327
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả năm 2010.
Phụ lục 2. Kết quả và hiệu quả sản xuất cà phê của các hộ
Đơn vị tính: triệu đồng/ha; lần
Huyện, thị xã GO VA MI GO/IC VA/IC MI/IC
Buôn Hồ 55,15 33,38 27,24 2,53 1,53 1,25
CưKuin 69,46 48,32 36,61 3,29 2,29 1,73
CưM’gar 67,68 48,12 36,92 3,46 2,46 1,89
Krông Ana 56,50 33,27 28,47 2,43 1,43 1,23
Krông Bông 39,22 19,84 16,08 2,02 1,02 0,83
Krông Búk 65,11 46,21 35,36 3,44 2,45 1,87
Krông Pắk 63,55 40,09 32,20 2,71 1,71 1,37
Lắk 46,14 32,51 28,94 3,39 2,39 2,12
Bình quân 62,03 41,56 32,72 3,03 2,03 1,60
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả năm 2010.
Phụ lục 3. Đánh giá của hộ về mức độ quan trọng của một số yếu tố liên quan đến sản xuất
cà phê (cho điểm từ 1-5; 5 điểm là quan trọng nhất).

Huyện, thị xã
Kinh
nghiệm
trồng
cà phê
Khoảng
cách và
chất
lượng
đường
giao
thông
Qui

vốn
Qui mô
diện
tích

thuật
sản
xuất cà
phê
Chất
lượng
đất
trồng
cà phê
Quy
hoạch

lô cà
phê
Thị
trường
tiêu
thụ cà
phê
Thông
tin giá
cả thị
trường
Buôn Hồ 3,35 2,15 3,06 2,75 2,72 2,82 2,25 2,38 2,28
CưKuin 3,23 1,96 3,29 2,86 3,36 3,30 2,49 2,73 2,46
CưM’gar 3,45 2,19 3,11 3,06 3,36 3,15 2,31 2,31 2,15


145
Krông Ana 3,18 2,05 2,93 2,93 3,05 2,95 2,00 2,23 2,53
Krông Bông 2,52 2,28 3,12 2,68 2,60 3,16 2,72 2,64 2,44
Krông Búk 3,19 2,04 2,90 3,29 2,84 2,89 2,34 2,51 2,59
Krông Pắk 3,34 2,15 3,06 2,80 2,98 3,06 2,27 2,47 2,51
Lắk 2,88 2,04 3,28 3,08 2,72 2,48 2,08 2,68 2,84
BQC 3,24 2,11 3,08 2,96 3,02 3,02 2,31 2,47 2,43
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả năm 2010.
Phụ lục 4. Năng suất cà phê của các hộ gia đình
<1,5 tấn/ha 1,5 - 3 tấn/ha >3 tấn/ha
Huyện, thị xã
Tổng
DTCP
NS BQ

(tấn/ha)
DT
(ha)
Tỷ lệ
(%)
DT
(ha)
Tỷ lệ
(%)
DT
(ha)
Tỷ lệ
(%)
Buôn Hồ 65,70 2,29 12,70 19,33 11,80 17,96 41,20 62,71
CưKuin 68,20 2,80 0,00 0,00 24,20 35,48 44,00 64,52
CưM’gar 118,60 2,74 5,60 4,72 35,90 30,27 77,10 65,01
Krông Ana 40,90 2,31 7,80 19,07 6,10 14,91 27,00 66,01
Krông Bông 21,60 1,67 9,00 41,67 0,40 1,85 12,20 56,48
Krông Búk 110,10 2,65 6,00 5,45 34,20 31,06 69,90 63,49
Krông Păk 90,44 2,61 9,50 10,50 31,10 34,39 49,84 55,11
Lắk 30,12 1,95 5,10 16,93 3,60 11,95 21,42 71,12
Tổng số hộ 545,66 2,54 55,70 10,21 147,30 26,99 342,66 62,80
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả năm 2010.

×