Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG VÙNG NÔNG THÔN MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NGÃI ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.29 KB, 11 trang )



147
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 68, 2011

PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG VÙNG NÔNG THÔN
MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NGÃI
Mai Văn Xuân, Mai Lệ Quyên
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
TÓM TẮT
Quảng Ngãi là một trong những tỉnh ở miền Trung có tiềm năng đáng kể về các sản
phẩm nông nghiệp hàng hóa. Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định hệ thống thông tin thị
trường vùng nông thôn miền Núi tỉnh Quảng Ngãi, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm
giúp các hộ gia đình nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất và cải thiện sinh kế của họ. 450
nông hộ ở 15 xã khác nhau cùng với 16 thương lái
ở 6 huyện miền núi, và 35 chuyên gia được
điều tra. Các phương pháp nghiên cứu thống kê như thống kê mô tả, ANOVA, Chi bình phương
được sử dụng để phân tích nguồn số liệu.
Nghiên cứu chỉ ra rằng i) hệ thống thông tin thị trường ở vùng miền núi còn nghèo nàn,
tính cạnh tranh thấp; ii) nông dân thiếu các thông tin về sản xuất và bán sản phẩm, khả năng
nắm bắt thông tin còn rất hạn chế; iii) các dịch vụ về sản xuất và th
ương mại còn yếu; iv) cán
bộ khuyến nông đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các thông tin về kĩ thuật sản xuất,
trong khi đó thương lái cung cấp các thông tin thị trường. Dựa trên kết quả nghiên cứu, một số
giải pháp nhằm phát triển hệ thống thông tin thị trường vùng miền núi Quảng Ngãi được đề
xuất như sau i) xây dựng các chợ nông thôn; ii) phát triển các tổ hợp tác; iii) cải thiện điều kiện
giáo d
ục và tập huấn cho nông dân; iv) nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn, đặc biệt là hệ thống
giao thông; v) xây dựng các cơ sở chế biến nông sản.

1. Đặt vấn đề


Hệ thống thông tin thị trường nông thôn đóng vai trò rất quan trọng trong việc
nâng cao thu nhập, cải thiện sinh kế cho người dân. Trong những năm qua, hệ thống
thông tin thị trường ở vùng miền Núi tỉnh Quảng Ngãi đã có nhiều biến chuyển tích cực.
Cơ sở hạ tầng nông thôn nhất là hệ thống đường sá, trường học, y tế đã được cải thiện
đáng kể; dịch vụ viễn thông, Internet và khuyến nông phát triển ngày cành mạnh mẽ
Tuy nhiên, thông tin thị trường của vùng còn nghèo nàn; người dân còn gặp nhiều khó
khăn trong việc nắm bắt thông tin nên sản xuất mang tính tự phát và chịu nhiều rủi ro.
Vì vậy, nghiên cứu tìm ra những giải pháp phát triển hệ thống thông tin thị trường có ý
nghĩa rất quan không những đối với sinh kế của người dân mà còn cho sự phát triển
kinh tế - xã hội nông thôn.
Mục đích nghiên cứ
u: xác định được hệ thống thông tin thị trường nông thôn


148
vùng miền núi nhằm đề xuất các giải pháp cải thiện hệ thống thông tin để giúp cho các
nông hộ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, cải thiện sinh kế.
Phương pháp nghiên cứu: Điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên 450 hộ nông dân thuộc
15 xã trong tổng số 57 xã ở 6 huyện vùng miền Núi tỉnh Quảng Ngãi; 16 thương lái; 35
chuyên gia; nghiên cứu 6 chuỗi cung các sản phẩm chủ yếu ở địa phương. Số liệu được
mã hóa và xử
lý trên phần mền SPSS, áp dụng các phương pháp phân tích thống kê để
tính toán, so sánh và đánh giá các chỉ tiêu cần thiết.
Vài nét về địa bàn nghiên cứu: Quảng Ngãi là tỉnh nằm ven biển vùng Duyên
hải Nam Trung bộ, tổng diện tích tự nhiên là 5.107,67km
2
, dân số năm 2007 là
1.306.307 người. Là địa phương tập trung nhiều khu công nghiệp lớn đặc biệt là khu
kinh tế Dung Quất - một trong những trung tâm Đô thị - Công nghiệp - Dịch vụ và đầu
mối giao lưu quốc tế quan trọng của khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Điều đó tạo

nên một nhu cầu lớn về nông sản hàng hoá. Vùng miền núi tỉnh Quảng Ngãi bao gồm 6
huyện, chiếm 62,9% diện tích tự nhiên và 14,3% dân số toàn tỉ
nh; có tiềm năng lớn về
phát triển chăn nuôi đại gia súc; cây lâm nghiệp, cây công nghiệp dài ngày và ngắn ngày,
cây lương thực thực phẩm. Cùng với các vùng khác, hình thành nên vành đai nông
nghiệp phục vụ các khu kinh tế, khu đô của tỉnh.
2. Vài nét về hệ thống thông tin thị trường nông thôn
Hầu hết các nghiên cứu về thị trường nông thôn đều cho rằng hệ thống thông tin
thị trường còn nghèo nàn, nông dân rất thiếu thông tin. Kết quả nghiên cứu của VAMIP
cho rằng nông dân tin tưởng vào thông tin của thương lái hơn các nguồn thông tin khác,
trên 80% hộ bán hàng trực tiếp cho thương lái, 10% hộ tiêu thụ thông qua HTX, 8% hộ
bán trực tiếp tại các chợ địa phương. Phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình và
truyền thanh) đóng vai trò chủ yếu trong việc chuyển tải thông tin cho nông dân. Một số
nghiên cứu khác cũng cho rằng chợ nông thôn, các điểm sinh hoạt cộng đồng như bưu
điện văn hóa xã có vai trò đáng kể cung cấp thông tin cho ng
ười dân. Người nông dân
không những thiếu thông tin sản phẩm mà còn yếu về khả năng phân tích thông tin. Vì
vậy, họ luôn thiệt thòi khi mua sản phẩm đầu vào (phân bón, máy móc thiết bị ) với giá
tương đối cao và bán nông sản với giá tương đối thấp hơn. Nhiều nghiên cứu cho rằng
để cải thiện hệ thống thông tin thị trường nông thôn cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ
hơn của các cơ quan như tổng cục thống kê; Viettel, Microsft, Quỹ dịch vụ viễn thông
công ích (VTF) để triển khai chuyển tải thông tin. Mối liên kết giữa người sản xuất và
thương lái qua hình thức tổ nhóm sản xuất - thương mại nên được khuyến khích; các tổ
nhóm vay vốn nông thôn đóng vai trò quan trọng giúp nông dân, đặc biệt ở vùng miền
núi tiếp cận thông tin tốt hơn nhất là nguồn vốn tín dụng. Nhiều nghiên cứu nhận định
rằng nâng cao khả năng thu thập và phân tích thông tin của người sản xuất về là vấn đề
then chốt. Trong những năm gần đây hệ thống thông tin thị trường nông thôn được cải
thiện đáng kể với các tác động của các hoạt động sau:



149
Mô hình TOT và vai trò của cán bộ khuyến nông, TOT là một mô hình đã được
thừa nhận và áp dụng thành công ở nhiều nước trên thế giới trong lĩnh vực khuyến nông
và phát triển nông thôn. Tuy nhiên, hầu hết hoạt động khuyến nông ở nước ta chủ yếu
tập trung vào khía cạnh của kĩ thuật, chưa thực sự chú trọng đến thông tin thị trường và
các dịch vụ kinh doanh.
Hệ thống siêu thị đang mở rộng v
ề vùng nông thôn, một số nghiên cứu chỉ ra
rằng nhu cầu và sức mua của vùng nông thôn tăng nhanh. Vì vậy, hệ thống thống siêu
thị đang mở rộng đến các tỉnh và vùng nông thôn. Quá trình này tạo ra nhu cầu sản xuất
hàng hóa và giải quyết tốt hơn đầu ra cho hộ nông dân. Góp phần làm cho hệ thống
thông tin thị trường nông thôn phong phú và rõ ràng hơn.
Công nghệ Viễn thông, Thông tin – Internet đanh phát triển nhanh chóng ở vùng
nông thôn. Quá trình này từng bước làm thay đổi hệ thống thông tin thị trường nông
thôn truyền thống, người nông dân có thể tiếp cận được hệ thống thông tin nhanh hơn,
chính xác và hiệu quả hơn. Đó cũng là cánh thức góp phần làm cho hệ thống thông tin
thị trường nông thôn ngày càng trong suốt và hoàn hảo hơn.
3. Thực trạng thông tin thị trường vùng miền núi tỉnh Quảng Ngãi
3.1. Đặc điểm hộ điều tra
Xét theo giới tính, Nữ là chủ hộ hoặc trả lời phỏng vấn chi
ếm 22,2%; nam chiếm
77,8%. Hầu hết là người dân tộc thiểu số, có trình độ văn hóa khá thấp (trung bình
chung là lớp 4), thuộc loại hộ nghèo. Tuổi đời còn khá trẻ, bình quân chung là 40 tuổi
và khá đồng đều giữa các huyện (tuổi thấp nhất là gần 37 tuổi và lớn nhất là gần 42
tuổi). Mỗi hộ có trên 4,7 người trong đó có trên 2,8 lao động chính. Chủ yếu là lao động
chuyên nông (trên 94%); trình độ văn hóa và chuyên môn rất thấp chủ yếu là lao động
phổ thông. Đây là một trong những khó khăn và trở ngại đáng kể để phát triển thị
trường thông tin, chuyển giao và áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất
kinh doanh.
Diện tích đất bình quân/hộ khoảng 13.500m

2
. Trong đó, chủ yếu là đất trồng cây
hàng năm (trên 3.700m
2
, trồng lúa và sắn); cây keo trên 5.700m
2
. Cây công nghiệp ngắn
ngày chiếm diện tích còn rất ít ỏi. Tổng giá trị tư liệu sản xuất bình quân/ hộ gần 11
triệu đồng. Trong đó, trâu bò cày kéo và lợn nái sinh sản là tư liệu sản xuất chủ yếu (gần
6,5 triệu và 3,2 triệu theo mỗi loại). Nhìn chung trang bị tư liệu sản xuất của các nông
hộ còn rất thô sơ. Số hộ có vay vốn bình quân chung là 44%. Mức vay trung bình mỗi
hộ trên 4,6 triệu đồng. Các hộ
vay chủ yếu cho chăn nuôi đại gia súc (gần 32% số hộ);
và trồng cây công nghiệp dài ngày (24%); tuy nhiên một bộ phận đáng kể (24%) số hộ
vay sử dụng vào các mục đích khác mà chủ yếu là làm nhà. Nguồn vay chủ yếu là từ
ngân hàng NN&PTNT và ngân hàng CSXH. Thu nhập bình quân/hộ thấp trên 7,5 triệu
đồng, chủ yếu là từ sản xuất trồng trọt (3,5 triệu đồng). Mức sống của các hộ dân khá
thấp, trung bình là 133 nghìn đồng/khẩu/tháng.


150
3.2. Khả năng tiếp cận thông tin thị trường
3.2.1. Đường giao thông và chợ nông thôn có vai trò quan trọng trong việc giúp
nông dân trao đổi sản phẩm, các thông tin về sản xuất, mua bán sản phẩm… Số liệu
điều tra cho thấy, người dân miền núi tỉnh Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn trong đi
lại: khoảng cách từ nhà đến đường giao thông chính còn khá xa, trung bình là gần 2km.
Khoảng cách từ nhà đến chợ làng/bản, chợ xã hoặc chợ huyện dù đã có nhi
ều tiến bộ so
với một số địa phương vùng miền núi khác, song nhìn chung vẫn còn khá xa. Cụ thể
khoảng cách gần nhất từ nhà đến chợ làng/bản là 0,8km, đến chợ xã là 4,9 km, đến chợ

huyện là 15,2km. Điều này gây ra nhiều khó khăn và hạn chế khả năng sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm của người nông dân ở đây.
3.2.2. Các nhóm hoạt động, hợp tác xã đóng vai trò rất quan trọng trong việ
c
cung cấp các dịch vụ cho người nông dân. Tuy nhiên, ở đây hầu như chưa có hợp tác xã.
Do đó, nhu cầu muốn tham gia vào một nhóm hoạt động hay một tổ chức nào đó cho
nông dân là khá cao và tỷ lệ này khá đồng đều giữa các địa phương (nơi thấp nhất là gần
83%, huyện Ba Tơ và nơi cao nhất là gần 89% như huyện Trà Bồng). Hầu hết mục tiêu
tham gia của người dân là muốn được hỗ trợ về kĩ thuật sản xuất và tiếp cận giống cây
trồng và vật nuôi có năng suất cao (96% và 94% lần lượt theo các nhu cầu trên). Nhu
cầu được các tổ nhóm hoạt động này giúp đỡ về tiếp cận tín dụng, tiêu thụ sản phẩm
cũng khá cao (59,6% và 47,4%).
Bảng 1. Khả năng tiếp cận thông tin và phương tiện truyền thông của các nông hộ
ở vùng miền Núi Quảng Ngãi
Đvt: (% số hộ điều tra)
Thông tin và phương tiện
truyền thông
Trà
Bồng
Sơn

Minh
Long
Ba

B/quân
chung
Tập huấn kĩ thuật sản xuất 92,4 76,4 85,1 77,1 83,7
Tập huấn tiêu thụ sản phẩm 38,9 4,5 57,5 24,1 30,9
Đánh giá chất lượng sản phẩm 35,9 10,9 31,0 9,6 23,2

Dịch vụ vận chuyển 43,8 0,0 9,2 15,7 19,8
Về nhu cầu của người tiêu dùng 36,1 0,0 12,6 6,1 16,1
Bảo quản sản phẩm 6,9 0,0 1,1 6,0 3,8
Điện thoại 40,3 1,8 8,0 47,0 25,0
Báo chí hàng ngày 27,8 0,0 3,4 28,9 15,8
Internet 9,8 7,3 1,1 6,0 6,6
Nguồn: số liệu điều tra của nhóm nghiên cứu, 2009.


151
3.2.3. Mức độ tiếp cận thông tin của người nông dân, kết quả điều tra cho thấy,
hầu hết người dân có khả năng tiếp cận được các thông tin về sản xuất (có 83,7% tiếp
cận được tập huấn về kĩ thuật sản xuất). Trong khi đó chỉ có 30% người dân tiếp cận
được các thông tin thị trường; 16,1% biết được thông tin nơi tiêu thụ sản phẩm Khả
năng tiếp cận được các phương tiện thông tin hiện đại còn rất hạn chế: điện thoại, 25%;
báo chí 15,8% đặc biệt Internet chỉ có 6,6%. Như vậy, có thể nói vùng miền núi tỉnh
Quảng Ngãi đang còn đói thông tin trầm trọng.
Không chỉ hạn chế trong năng lực tiếp cận thông tin, mức độ nắm bắt thông tin
của người dân vẫn còn thấp. Theo đánh giá của cán bộ địa phương, người dân có khả
năng nắm bắt được các thông tin phục vụ cho sản xuất (về khía cạnh kỹ thuật) với mức
độ trung bình. Như giống cây trồng vật nuôi từ 51-57%; kỹ thuật sản xuất trên 65%. Đối
với thông tin mang tính chất “kinh doanh” hầu như người dân chưa tiếp cận được. Số
liệu điều tra cho thấy: trên 54% ý kiến cán bộ địa phương cho rằng người dân tiếp cận
rất yếu các thông tin về các yếu tố dịch vụ đầu vào; hầu hết cho rằng người dân tiếp cận
ở mức độ rất thấp các thông tin liên quan đến tiêu thụ sản phẩm: 71% nông dân không
biết nơi tiêu thụ; từ 82-93% không nắm được thông tin liên quan đến vận chuyển, thanh
toán và hợp đồng mua bán; 54% không nắm bắt được giá cả sản phẩm. Vì vậy, sản xuất
ở đây chủ yếu mang tính tự phát, tự cung tự cấp.
3.2.4. Mức độ tiếp cận các dịch vụ sản xuất theo đối tượng và kênh cung cấp,
thông thường các dịch vụ đầu vào của quá trình sản xuất ở các vùng nông thôn được

HTX và các tổ chức tư nhân thực hiện khá tốt. Tuy nhiên, do vùng miền núi Quảng
Ngãi không có HTX nên dịch vụ đầu vào tại địa phương và mức độ tiếp cận, sử dụng
các dịch vụ này của người nông dân là khá nghèo nàn. Nhiều dịch vụ quan trọng phục
vụ cho việc sản xuất và tiêu thụ không có, hoặc là người nông dân không sử dụng đến.
Cụ thể, dịch vụ làm đất: trên 88% người dân cho rằng không có và không sử dụng dịch
vụ này; tương tự dịch vụ thu hoạch là 82,4%; dịch vụ sau thu hoạch là 90,9%. Trong khi
đó, một số dịch vụ khác như dịch vụ cung cấp đầu vào và phòng trừ dịch bệnh được
cung cấp chủ yếu bởi tư nhân như phân bón (trên 68%); giống cây trồng (31,3%); giống
vật nuôi (34,9%) và phòng trừ dịch bệnh (47,8%).
Bảng 2. Mức độ tiếp cận các dịch vụ sản xuất và thông tin thị trường qua các kênh
Đvt: (% người trả lời)
Các dịch vụ
Không có
và không
sử dụng
Báo
chí
Ti vi Radio
CB
khuyến
nông
Thương
lái
Khác
Giống cây trồng 18.7 4,0 4,5 1,7 61,6 0,7 8,8
Giống vật nuôi 17.8 0,7 2,8 0,9 68,0 0,7 9,0
Kỹ thuật sản xuất 12.5 0,2 3,3 0,9 74,9 0,5 7,6


152

Công nghệ STH 70,0 3,2 6,2 2,0 9,9 5,4 3,4
Điều kiện vận tải 71.5 1,7 1,0 0,0 3,4 20,4 1,9
Cách thanh toán 72.3 1,5 1,7 0,2 1,5 21,4 1,3
Chất lượng SP 69.7 1,2 9,3 0,2 6,1 11,8 1,7
Giá cả sản phẩm 23.5 1,7 10,8 3,2 6,6 53,1 0,9
Số lượng SP 65.4 1,7 6,4 0,2 6,4 18,1 1,7
Tín dụng 48.9 2,3 2,6 0,5 19,1 5,7 20,9
Nguồn: Số liệu điều tra của nhóm nghiên cứu, 2009.
Theo số liệu ở bảng 2, hoạt động của cán bộ khuyến nông có ý nghĩa rất quan
trọng trong việc giúp người dân tiếp cận các dịch vụ sản xuất. Tuy nhiên, các thông tin
thị trường, các dịch vụ kinh doanh nông nghiệp quan trọng khác hầu như không có hoặc
người dân chưa tiếp cận được. Số người cho rằng không có hoặc không tiếp cận được
các khuyến cáo về công nghệ sau thu hoạch là 70%, về điều kiện vận chuyển trên
71,5%; khuyến cáo về điều kiện chi trả thanh toán lúc mua bán sản phẩm trên 72%; về
chất lượng sản phẩm 70%; thông tin về số lượng sản phẩm 65,4%; và thông tin về tín
dụng là 49%.
Thương lái có vai trò quan trọng trong cung cấp các thông tin liên quan đến vận
chuyển và điều kiện thanh toán (20,4% và 21,4% số người được hỏi khẳng định như
trên); đặc biệt có trên 53% số người trả lời rằng họ tiếp cập được thông tin về giá cả sản
phẩm từ thương lái.
3.2.5. Mức độ quan trọng và nhu cầu thông tin theo thời điểm sản xuất, nhu cầu
thông tin về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của người dân là khá lớn. Trên 92% số người
được hỏi cho rằng các khuyến cáo về giống cây trồng, vật nuôi và kĩ thuật sản xuất là
rất quan trọng và các thông tin này nên cung cấp trước khi tiến hành sản xuất. Các thông
tin liên quan đến thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng rất cần thiết đối với người dân. Trên
53% số người được hỏi cho rằng thông tin về nơi bán sản phẩm; 55,6% về điều kiện
thanh toán; trên 52% chất số lượng và chất lượng sản phẩm; đặc biệt trên 88% cho rằng
thông tin về giá cả sản phẩm là rất quan trọng đối với họ. Và những thông tin này hầu
hế
t họ cần vào trước khi thu hoạch sản phẩm. Gần 80% số nguời cho rằng thông tin về

tín dụng là rất cần thiết và nên có trước khi tiến hành sản xuất.
3.3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
3.3.1. Đối tượng thu mua sản phẩm của nông dân, kết quả điều tra cho thấy, các
đối tượng thu mua các nông sản hàng hóa của người dân bao gồm: nông dân khác,
thương lái, các cở sở chế biến… xem số liệu Bảng 3. Như vậy, thương lái là tác nhân
đóng vai trò quan trọng nhất trong việc tiêu thụ sản phẩm cho các hộ nông dân. Nghiên


153
cứu còn nhận ra rằng thương lái còn là người cung cấp thông tin giá cả sản phẩm nhanh
nhạy và chính xác cho nông dân.
Bảng 3. Đối tượng thu mua sản phẩm của hộ gia đình (%)
Sản phẩm
Nông dân
khác
Thương lái
DN/CS chế
biến
Khác
Keo 2,2 87,8 10,1 0,0
Sắn (Mì) 1,0 89,9 5,5 3,6
Mía 0,0 11,1 88,9 0,0
Mây 0,0 84,4 15,6 0,0
Đót 0,0 100,0 0,0 0,0
Lúa 17,4 52,2 13,0 17,4
Quế 0,0 87,5 12,5 0,0
Trâu bò 0,0 100,0 0,0 0,0
Lợn 45,5 45,5 0,0 9,0
Nguồn: Số liệu điều tra của nhóm nghiên cứu, 2009.
Tính cạnh tranh khi thu mua nông sản của thương lái rất thấp, trên 83% số hộ trả

lời rằng không có sự cạnh tranh của các thương lái khi mua sản phẩm. Trên 84% số hộ
cho rằng việc mua bán cũng rất đơn giản không có sự cam kết gì giữa nông dân và
thương lái. Gần 62% ý kiến cán bộ địa phương cũng cho rằng các nông hộ bán sản
phẩm trên một thị trường không có tính cạnh tranh; thương lái có vai trò chi phối hoạt
động của thị trường đầu ra ở đây. Các nhận định này được thể hiện thông qua các số liệu
sau: phương thức mua, trên 80% số người cho rằng họ bán sắn, 64% bán keo cho
thương lái tại nhà. Phương thức thanh toán, chủ yếu bằng tiền mặt, không có sự cam kết
hay hợp đồng khi mua bán sản phẩm: 90,2% số hộ bán keo; 71,5% số hộ bán sắn trả lời
như trên. Thương lái chi phối hoàn toàn việc mua bán sản phẩ
m của nông dân, hầu hết
số lượng nông sản hàng hóa đều được thu mua bởi thương lái.
3.3.2. Vai trò của các tác nhân trong tiêu thụ sản phẩm, kết quả điều tra cho thấy,
thương lái có khả năng quyết định giá bán sản phẩm của nông dân. Cụ thể, có trên 62%
số hộ bán Keo, trên 60% số hộ bán Sắn; 55,6% số hộ bán Trâu Bò, và 72,7% số hộ bán
lợn khẳng định nhận định trên. Nông dân có vai trò rất nhỏ bé trong việc định giá sản
phẩm: Chỉ có 1,3% số hộ bán Keo; 1,6% bán Sắn, 33,3% bán Trâu Bò và 18,2% số hộ
bán Lợn cho rằng nông dân có quyền định giá cả sản phẩm. Về quyền lực thương mại,
hầu hết các chuyên gia cho rằng thương lái có quyền lực thương mại cao nhất ở vùng
miền núi tỉnh Quảng Ngãi. Ngoại trừ sản phẩm mía là do các cơ sở chế biến có quyền


154
định đoạt, khối lượng, chất lượng sản phẩm cũng như giá cả và thời gian thu mua; còn
hầu hết các loại sản phẩm khác đều do thương lái định đoạt. Trên 58% số ý kiến cho
rằng thương lái có vai trò quyết định về mua bán mặt hàng Sắn; tương tự 68,8% về sản
phẩm Keo; đặc biệt 100% cho rằng thương lái định đoạt tuyệt đối tình hình thu mua các
sản phẩm: Mây, Đót, Chè, Trâu Bò, Lợn.
3.3.3. Mức độ hài lòng của nông dân về giá cả sản phẩm, như đã phân tích ở
trên, thị trường đầu ra ở vùng miền núi Quảng Ngãi hầu như do thương lái chi phối. Vì
vậy, người nông dân hầu như bắt buộc phải bán sản phẩm của mình cho thương lái mặc

dù họ hầu như không thỏa mãn với giá bán. Trên 72% số hộ trả lời họ không biết được
nơi bán sản phẩm cuối cùng của mình là ở đâu; số còn lại biết một cách không rõ ràng
(xem Bảng 4). Đặc biệt 100% số hộ trả lời không biết giá cả sản phẩm các khâu tiếp
theo, họ chỉ biết một cách không rõ ràng rằng giá cả ở các khâu tiếp theo sẽ cao hơn
nhiều so với giá mà họ bán cho các thương lái hay các đối tác khác. Rõ ràng thị trường
vùng miền núi Quảng Ngãi còn rất đơn điệu, mua bán diễn ra một chiều và quyền chủ
động hoàn toàn thuộc về người mua (thương lái). Người nông dân hoàn toàn bị động
trong việc tiêu thụ các sản phẩm của mình.
Bảng 4. Mức độ thỏa mãn của nông dân về giá bán sản phẩm (%)
Sản phẩm Không thoả mãn Chấp nhận được Thỏa mãn
Keo 41,1 53,5 5,4
Sắn 45,3 44,7 10,1
Trâu bò 40,0 40,0 20,0
Lợn 18,2 45,5 36,4
Nguồn: Số liệu điều tra của nhóm nghiên cứu, 2009.
3.4. Khó khăn và rủi ro
Kết quả điều tra cho thấy, trên 51% số người được hỏi cho rằng đường sá giao
thông kém đã ảnh hưởng đáng kể đến sinh kế; 26,4% cho rằng thiếu thông tin thị trường
đặc biệt là về giá cả sản phẩm và 15% cho rằng khó tiếp cận được nguồn vốn có ảnh
hưởng đáng kể đến tình hình sản xuất của họ. Ý kiến của các chuyên gia cũng có nhiều
điểm chung với ý kiến của người dân. Trên 31% số người được hỏi cho rằng dân trí thấp,
thiếu các cơ sở chế biến và thu mua sản phẩm làm hạn chế đến thu nhập và đời sống của
người dân; gần 29% cho rằng, việc thiếu thông tin sản phẩm đặc biệt là giá cả đã làm
cho người nông dân thiếu kế hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; gần 26%
cho rằng giao thông đi lại khó khăn là một trở ngại lớn, gây cho người dân gặp nhiều rủi
ro và tăng chi phí sản xuất.



155

4. Giải pháp phát triển hệ thống thông tin thị trường miền núi tỉnh Quảng Ngãi
4.1. Phát triển mạng lưới giao thông nông thôn
Hệ thống giao thông nông thôn tạo cơ hội giao lưu buôn bán đồng thời giảm bớt
chi phí sản xuất cho những người sống ở vùng sâu vùng xa. Do đó, tỉnh cần ưu tiên đầu
tư nâng cấp nhựa hóa, bê tông hóa các tuyến đường liên huyện, xã và thôn.
4.2. Phát triển chợ nông thôn
Chợ nông thôn giúp người dân miền núi trao đổi mua bán sản phẩm, trao đổi
thông tin, kinh nghiệm sản xuất và nhiều lĩnh vực khác. Ngoài ra, xu hướng phát triển
của các chợ đầu mối và hệ thống siêu thị về vùng nông thôn đang tạo ra nhiều cơ hội
trong sản xuất hàng hóa, giải quyết tốt hơn đầu ra sản phẩm, góp phần làm cho hệ thống
thông tin thị trường nông thôn phong phú và rõ ràng hơn. Vì vậy, cần phải sắp xếp mạng
lưới chợ, xây mới các chợ trung tâm huyệ
n, một số chợ trung tâm cụm xã, và mở rộng
các chợ nông thôn.
4.3. Thành lập các nhóm/tổ hợp tác
Tiến hành nghiên cứu phương thức và nội dung hoạt động của các nhóm/tổ chức
cho phù hợp với đặc điểm, tình hình của người dân miền núi mà đa số trong họ là người
dân tộc thiểu số. Cần phải có sự liên kết giữa người sản xuất và thương lái thông qua
hình thức tổ nhóm sản xu
ất - thương mại để giúp cho nông dân có thêm thông tin về sản
phẩm và tăng hiệu quả sản xuất.
4.4. Đẩy mạnh công tác giáo dục đào tạo và tập huấn
Để nâng cao khả năng phân tích các nguồn lực của hộ gia đình, lập kế hoạch sản
xuất phù hợp với nhu cầu thị trường và nguồn lực của hộ, sở NN&PTNT và Trung tâm
khuyến nông tỉnh cần tiếp tục hoàn thiện và phát hành các tài liệu tập huấn cho phù hợp
với trình độ của người dân và điều kiện cụ thể của các vùng; cần có sự đầu tư cao hơn
cho công tác giáo dục đặc biệt là giáo dục mầm non và bậc tiểu học ở vùng miền núi.
4.5. Xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông, trạm bưu điện xã, thư viện
Cần tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng thông tin các chuyên mục, chuyên
đề; mở rộng diện phủ sóng phát thanh – truyền hình ở miền núi, vùng cao, vùng xa.

Ngoài ra, cần xây dựng hệ thống trạm bưu điện xã để hướng dẫn người dân tiếp cận
chương trình “Nông dân tiếp cận thông tin thị trường và giá nông sản qua Internet” do
Bộ NN&PTNT và Liên Hợp Quốc (UNDP) khởi xướng. Chương trình sẽ giúp nông dân
biết được giá cả nông sản, thời tiết, các thông tin về thị trường nông sản trong nước và
thế gi
ới cũng như có thể tham khảo thông tin khoa học và công nghệ nông nghiệp trên
thế giới qua Internet.
4.6. Xây dựng các cơ sở chế biến và thu mua nông sản
Cơ sở thu mua và chế biến nông, lâm sản tại địa phương đóng vai trò quan trọng


156
giúp người dân có định hướng sản xuất sản phẩm, ổn định giá cả. Do đó, tỉnh cần phải
quy hoạch và từng bước nâng cấp các cụm công nghiệp tại các huyện miền núi như:
cụm công nghiệp thị trấn Ba Tơ, cụm công nghiệp Sơn Hải, Sơn Thượng (Sơn Hà)
nhằm chế biến nông lâm sản cho người dân địa phương.
5. Kết luận
Hệ thống thông tin thị
trường nông thôn đóng vai trò quan trọng trong việc giúp
nông dân tiếp cận các dịch vụ sản xuất kinh doanh; sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
theo hướng sản xuất hàng hóa. Hệ thống thông tin thị trường ở vùng miền Núi tỉnh
Quảng Ngãi đã có nhiều biến chuyển tích cực. Sự quan tâm đầu tư của nhà nước và
chính quyền địa phương mà đặc biệt là chương trình 135 đã cải thiện đáng kể c
ơ sở hạ
tầng nông thôn nhất là hệ thống đường sá, trường học, y tế, hệ thống điện Sự phát
triển mạnh mẽ của viễn thông, điện thoại, Internet; của mạng lưới khuyến nông đã làm
thay đổi đáng kể hệ thống thông tin thị trường nông thôn của tỉnh.
Tuy nhiên, hệ thống thông tin thị trường ở vùng miền Núi còn khá nghèo nàn và
đơn điệu; mức độ tiếp cận thông tin của các hộ còn thấp; các kênh thông tin nghèo nàn;
nông dân còn rất thiếu thốn thông tin đặc biệt là thông tin về giá cả nông sản và còn

chịu nhiều rủi ro và thiệt thòi về kết quả sản xuất của mình. Nghiên cứu chỉ ra rằng, cán
bộ khuyến nông có vai trò quan trọng cung cấp các thông tin liên quan đến kĩ thuật sản
xuất, trong khi thương lái có vai trò quan trọng cung cấp thông tin liên quan đến tiêu thụ
sản phẩm. Nhìn chung, thị trường không có tính cạnh tranh, thương lái đóng vai trò
quyết định chi phối việc tiêu thụ sản phẩm của nông dân. Nghiên cứu đã đề xuất hệ
thống các giải pháp khá đồng bộ nhằm cải thiện hệ thống thông tin để giúp cho các
nông hộ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và cải thiện sinh kế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2008 và phương hướng
nhiệm vụ năm 2009, UBND tỉnh Quảng Ngãi, số 132/BC-UBND, ngày 27/11/2008.
[2]. Nghị quyết về Đề án phát triển giao thông nông thôn - miền núi tỉnh Quảng Ngãi giai
đoạn 2006 – 2010, HĐND tỉnh Quảng Ngãi, khoá X - kỳ họp thứ 9, số 42/2006/NQ-
HĐND, ngày 8/7/2006.
[3]. Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010, HĐND tỉ
nh
Quảng Ngãi, khoá X - Kỳ họp thứ 8, số 36/2006/NQ-HĐND, ngày 15/5/2006.
[4]. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2010, Số: 04/2005/QĐ-TTg, ngày
06/01/2005.
[5]. D. Silva, The Growing Role of Contract Farming in Agrifood Systems Development:


157
Drivers, Theory and Practice, Working Document 9, Agricultural Management,
Marketing and Finance Service, FAO, Rome, 2005
[6]. C. Eaton, A. Shepherd, Contract Farming: Partnerships for Growth, FAO Agricultural
Services Bulletin 145, Rome, 2001
[7]. S. Singh, Contract Farming: Theory and practice in the 21st Century, Stewart
Postharvest Review, Volume 3, Number 3, June 2007

[8]. John Tracy-White, Planning and Designing Rural Market, ISSN 1020-7317, FAO,
Rome, 2003.
[9]. G. Mucemi, W. Kristen and S. Francois, Forum for Agricultural Research in Africa,
Inventory of Innovative Farmer Advisory Services Using ICTs, Feb 2009.
[10]. Enhancing Acess to Agricultural Information Using Information and Communication
Technologies in Apac District (EAAI), Soul Best Africa, July 30, 2008.
minit .com/en/node/273680/38.

DEVELOPING MARKET INFORMATION SYSTEM IN THE MOUNTAIN
AREA OF QUANG NGAI PROVINCE
Mai Van Xuan, Mai Le Quyen
College of Economics, Hue University
SUMMARY
Quang Ngai is one of the Central provinces having significant potentials of commercial
agricultural productions. This study aims to identity market information system in the mountain
rural area of Quang Ngai Province, from which solutions and recommendations should be made
to help farmers improve production effectiveness and their livelihood. The sample size covers
450 farm households in 15 different communes of 6 districts, 16 middlemen in the mountain
area and 35 experts. The statistical methods such as descriptive, ANOVA, Chi-squares were
applied for data analyses.
The research found that i) market information system in the area is still very poor and
low in competitiveness; ii) farmers lack of information about production and trade, and their
capacity to catch up information is constrained; iii) production and trade services is weak; iv)
extension staff play an important role in delivering information related to production techniques
whereas middlemen deliver market information. In order to boost the market information system
in the area, the research suggests that i) building rural market; ii) developing cooperative
groups; iii) improving education and training for farmers; iv) upgrading rural infrastructure
especially transportation; v) building agri-product processing plans.

×