Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Tiểu luận Hệ thống Đào tạo trực tuyến – Elearning

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.36 KB, 21 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
ML là một ngôn ngữ mô hình hoá thống nhất có phần chính bao gồm
những ký hiệu hình học, được các phương pháp hướng đối tượng sử dụng
để thể hiện và miêu tả các thiết kế của một hệ thống. Nó là một ngôn ngữ
để đặc tả, trực quan hoá, xây dựng và làm sưu liệu cho nhiều khía cạnh khác nhau
của một hệ thống có nồng độ phần mềm cao. UML có thể được sử dụng làm công
cụ giao tiếp giữa người dùng, nhà phân tích, nhà thiết kế và nhà phát triển phần
mềm. Với các đặc tính này, ngày nay người ta thường sử dụng UML để xây dựng
bản phân tích và thiết kế cho các chương trình dự án công nghệ thông tin nhằm đảm
bảo tính khả thi của một dự án và hạn chế sự rủi ro trước khi bắt tay vào lập trình.
U
Cùng với ngôn ngữ UML, chúng tôi kết hợp sử dụng phần mềm Rational
Rose 2000 để tiến hành phân tích và thiết kế “Hệ thống Đào tạo trực tuyến –
Elearning” bằng phương pháp hướng đối tượng. Với nội dung đó, cấu trúc của tiểu
luận được chia làm các phần chính sau
1. Mô tả bài toán
2. Mô hình Use case
- Mô tả các tác nhân của hệ thống
- Đăng nhập vào hệ thống
- Mô hình Use case của User
- Mô hình Use case của Sinh viên
- Mô hình Use case của Giáo viên
- Mô hình Use case của Admin
3. Biểu đồ lớp
- Mô hình lớp và sự kế thừa
- Mô hình quan hệ phụ thuộc
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn TS. Hạnh đã tận tình giảng dạy và chỉ bảo
cho chúng tôi nhiều điều bổ ích. Do khả năng có hạn của bản thân hẳn tiểu luận
không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Chúng tôi mong tiếp tục nhận được sự
chỉ bảo của TS. Hạnh Thầy giáo PGS.TS Đoàn Văn Ban để có thể hoàn chỉnh hơn
nữa những hiểu biết của mình.


MỤC LỤC
PHẦN 1. MÔ TẢ BÀI TOÁN 1
PHẦN 2. MÔ HÌNH USE CASE 3
1. Các tác nhân (actor) của hệ thống 3
1.1. Mô tả 3
1.2. Biểu đồ 3
2. Đăng nhập vào hệ thống 3
3. Mô hình Use case của User 4
4. Mô hình Use case của sinh viên 5
4.1 Biểu đồ Use case 5
4.2. Biểu đồ tuần tự 6
4.2.1. Chức năng Upload bài làm 6
4.2.2. Chức năng Làm bài thi 7
4.3. Biểu đồ cộng tác 8
4.3.1. Chức năng Upload bài làm 8
4.3.2. Chức năng Làm bài thi 8
5. Mô hình Use case của giáo viên 8
6. Mô hình Use case Admin 9
PHẦN 3. BIỂU ĐỒ LỚP 11
1. Mô hình lớp và sự kế thừa 11
1.1. Class baseobject 11
Thuộc tính: 11
Phương thức: 12
1.2. Class people 13
Thuộc tính: 13
1.3. Class Sinhvien 14
Phương thức: 14
1.4. Class Giaovien 14
Phương thức: 14
1.5. Class Admin 14

Phương thức: 14
1.6. Class basedocument 14
Thuộc tính: 14
1.7. Class Tailieu 14
Thuộc tính: 14
Phương thức: 14
1.8. Class Baitap 15
Phương thức: 15
1.9. Class Diem 15
Thuộc tính: 15
Phương thức: 15
1.10. Class Lop 15
Thuộc tính: 15
Phương thức: 15
1.11. Class Nganhangcauhoi 15
Thuộc tính: 15
Phương thức: 15
1.12. Class Cauhoi 15
Thuộc tính: 15
Phương thức: 16
1.13. Class Bodethi 16
Thuộc tính: 16
Phương thức: 16
1.14. Class Dethi 16
Thuộc tính: 16
Phương thức: 16
2. Mô hình quan hệ phụ thuộc 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
Phân tích thiết kế “Hệ thống Đào tạo trực tuyến” bằng ngôn ngữ UML 1
PHẦN 1. MÔ TẢ BÀI TOÁN

Do nhu cầu học tăng nhanh, cộng với sự phát triển mạnh của internet, học
qua mạng là một giải pháp cho nhiều người. Hệ thống này bao gồm hai hệ thống
liên kết với nhau: Hệ thống dạy học trực tuyến và Hệ thống thi trực tuyến.
Hệ thống dạy học trực tuyến cung cấp cho người sử dụng sự thuận tiện
trong việc tham khảo tài liệu cũng như giáo trình của các môn học khác nhau. Hệ
thống này sẽ cung cấp cho người sử dụng là những sinh viên và giáo viên những
thông tin và các chức năng cần thiết trong quá trình dạy và học.
Đối với người sử dụng chưa đăng ký với hệ thống, họ có thể tìm kiếm, hiển
thị chi tiết tài liệu là giáo trình hay bài tập nhưng không được phép xoá hay sửa đổi.
Người sử dụng có nhu cầu học có thể đăng ký qua mạng của hệ thống. Sau đó, có
thể trở thành một học viên của hệ thống.
Đối với học viên có thể tìm kiếm, hiển thị tài liệu. Tài liệu có thể được phân
thành 2 loại: Tài liệu tham khảo và bài tập. Do đó có tìm kiếm tài liệu và tìm kiếm
bài tập. Có 2 kiểu tìm kiếm: Tìm kiếm với thông tin đưa vào là bất kỳ và tìm kiếm
với thông tin đưa vào được phân loại hay còn gọi là advanced search. Danh sách
các tài liệu tìm thấy hiển thị với thông tin tóm tắt, tên của tài liệu sẽ đưa đến trang
hiển thị thông tin chi tiết của tài liệu. Học viên có thể xem thông tin tóm tắt của tài
liệu hay thông tin chi tiết của tài liệu và có thể download tài liệu về.
Để gửi bài tập đã làm xong học viên phải đăng nhập vào hệ thống. Học viên
có thể gửi lại nhiều lần một bài tập nếu trước thời hạn hoàn thành của bài tập đó.
Sau thời hạn này giáo viên sẽ chấm điểm bài tập và học viên không thể gửi lại bài
tập đó nữa. Bài tập do học viên hoàn thành dưới dạng file .doc .
Hệ thống có tổ chức một đội ngũ giáo viên. Đối với giáo viên, sau khi đăng
nhập hệ thống, ông ta có thể đưa vào hệ thống giáo trình các môn học giáo viên đó
phụ trách và các tài liệu tham khảo với nhiều hình thức khác nhau như file .htm,
.pdf, .doc, .wav Khi sử dụng hệ thống người sử dụng có thể hiển thị được toàn bộ
các hình thức của tài liệu. Sau khi đưa một tài liệu vào hệ thống, giáo viên có thể
sửa đổi hay xoá tài liệu do mình đưa vào. Giáo viên còn chấm điểm bài tập đã hoàn
thành do học viên gửi vào hệ thống. Giáo viên chấm điểm theo lớp hoặc theo môn
học. Khi xem xét bài tập đã làm của một học viên, giáo viên sẽ sửa đổi thông tin của

học viên đó ở trường điểm và thông tin của học viên sẽ được cập nhật.
Người sử dụng cũng có thể tìm kiếm điểm theo tên học viên hay theo môn
học. Danh sách điểm hiển thị theo lớp, theo môn học.
Hệ thống có admin quản lý và bảo trì hệ thống. Admin có trách nhiệm cấp
quyền cho người sử dụng.
Trong hệ thống thi trực tuyến, hệ thống cho phép học viên dự thi kết thúc
môn học qua mạng máy tính. Hệ thống có phạm vi địa lý hẹp, nhằm có thể tổ chức
thi tập trung.
Sau khi kết thúc một khoá học (hoặc gần kết thúc), admin lập danh sách cho
các học viên được dự thi, tạo tên truy nhập và tài khoản truy nhập ngẫu nhiên cho
Nhóm 4 – Lớp cao học Khóa 2010 – 2012, Chuyên ngành Khoa học máy tính
Phân tích thiết kế “Hệ thống Đào tạo trực tuyến” bằng ngôn ngữ UML 2
từng học viên. Thông tin trên được gửi tới cho các học viên bằng cách thông qua hệ
thống thư điện tử. Hình thức thi thực hiện tại một địa điểm tập trung và cùng thời
điểm. Tuy nhiên, cần có sự trung thực của học viên tránh thi nhầm, thi hộ.
Ngày thi, học viên sau khi vào hệ thống qua tài khoản sẽ được kiểm tra trên
cùng một môn học với số lượng câu hỏi cho trước. Các câu hỏi được lấy ngẫu nhiên
từ ngân hàng đề. Sau một khoảng thời gian ấn định trước hoặc học viên làm bài
xong, thì kết thúc thi và thông báo điểm cho mỗi học viên. Trong quá trình thi học
viên có thể chọn, hoặc bỏ chọn (chọn lại) các câu trả lời phù hợp, có thể cuộn qua
các câu hỏi trước khi làm.
Giáo viên có trách nhiệm soạn thảo các đề thi cho môn học giáo viên đảm
nhiệm, các thao tác là thêm, sửa, xoá các câu hỏi trong bộ đề thi, thiết lập các tham
số như số câu trong một đề thi, thời gian làm bài cho một đề.
Admin có trách nhiệm: Thiết lập danh sách thi cho các học viên sau khi hội
đủ điều kiện như kết thúc thời gian học, số lượng học viên đủ yêu cầu. Các thao tác
là thêm, sửa, xoá. Gửi thư điện tử tới các học viên, thông báo thi, mật khẩu đăng
nhập hệ thống, thời gian thi. Sau khi thi xong thì lên bảng điểm và gởi email thông
báo điểm cho học viên.
Nhóm 4 – Lớp cao học Khóa 2010 – 2012, Chuyên ngành Khoa học máy tính

Phân tích thiết kế “Hệ thống Đào tạo trực tuyến” bằng ngôn ngữ UML 3
PHẦN 2. MÔ HÌNH USE CASE
1. Các tác nhân (actor) của hệ thống
1.1. Mô tả
Hệ thống dạy học và thi trực tuyến có 4 tác nhân bao gồm Người sử dụng
không đăng nhập (User), Sinh viên, Giáo viên và Người quản trị (Administrator).
Người sử dụng muốn trở thành Sinh viên, Giáo viên và Người quản trị(Admin) thì
phải đăng nhập (login) vào hệ thống.
Sau khi đăng nhập, ngoài những chức năng chung của người sử dụng, còn có
thêm một số chức năng khác phục vụ cho công việc cụ thể của từng đối tượng. Ví
dụ như sinh viên thì có thêm chức năng upload bài tập, giáo viên có thêm chức
năng chấm điểm, upload tài liệu…
1.2. Biểu đồ
admin
Sinh vien
Giao vien
user
2. Đăng nhập vào hệ thống
2.1.Mô tả: Hệ thống cung cấp ba hình thức đăng nhập cho ba loại đối tượng.
• Đăng nhập của sinh viên
• Đăng nhập của giáo viên
• Đăng nhập của admin
Nhóm 4 – Lớp cao học Khóa 2010 – 2012, Chuyên ngành Khoa học máy tính
Phân tích thiết kế “Hệ thống Đào tạo trực tuyến” bằng ngôn ngữ UML 4
2.2.Biểu đồ:
Giao vien
admin
login
<b ecom e>
login

<b ecom e>
Sinh vien
Login
<b ecom e>
Giao vien dang nhap
<<uses>>
Admin dang nhap
<<uses>>
Sinh vien dang nhap
<<uses>>
user
3. Mô hình Use case của User
3.1.Mô tả: User có những chức năng sau:
• Có thể đăng nhập vào hệ thống để trở thành một trong các đối tượng Sinh
viên, Giáo viên hoặc là Admin.
• Sử dụng các chức năng tìm kiếm để tìm kiếm tài liệu, bài giảng hoặc bài
tập. Việc tìm kiếm có thể ở dạng Tìm kiếm cơ bản hoặc Tìm kiếm nâng cao.
• Với các tài liệu tìm thấy có thể xem nội dung chi tiết của tài liệu hoặc
download về máy của mình.
3.2.Biểu đồ:
Nhóm 4 – Lớp cao học Khóa 2010 – 2012, Chuyên ngành Khoa học máy tính
Phân tích thiết kế “Hệ thống Đào tạo trực tuyến” bằng ngôn ngữ UML 5
Tim kiem Co ban
Tim kiem Nang cao
Tim kiem Nang cao
Tim kiem Co ban
Login
Tim kiem bai tap
<<uses>>
<<uses>>

Tim kiem Giao trinh
<<uses>>
<<uses>>
user
Tim kiem Co ban
Tim kiem Nang cao
Tim kiem Tai lieu
<<uses>>
<<uses>>
4. Mô hình Use case của sinh viên
4.1 Biểu đồ Use case
Mô tả: Sinh viên ngoài những chức năng giống như User còn có thêm chức năng
upload bài tập đã giải của mình để cho Giáo viên chấm điểm.
Với chức năng upload bài tập, Sinh viên phải lựa bài làm cua bài tập nào cần gởi,
chọn file bài làm để upload. Hệ thống sẽ kiểm tra xem bài tập đã hết hạn nộp bài
giải chưa. Nếu đã hết hạn thì sinh viên sẽ không được upload bài giải nữa. Nếu vẫn
chưa hết hạn thì cho phép upload bài làm.
Khi đến kỳ thi, Sinh viên sẽ được cấp Account để tham gia làm bài thi trên mạng.
Khi tham gia thi, Sinh viên sẽ cung cấp thông tin Account của mình để đăng nhập
hệ thống. Sau đó, hệ thống sẽ tự động hiển thị form Làm bài thi, Sinh viên sẽ chọn
môn thi của mình, nếu hệ thống kiểm tra thấy đúng với Account đã cấp trước đó thì
sẽ hiển thị Form làm bài thi cho Sinh viên đó. Sinh viên sẽ check chọn/bỏ chọn
những câu hỏi trong đề thi. Khi hết thời gian làm bài, hệ thống sẽ Thông báo cho
Sinh viên biết để dừng làm bài và nộp.
Biểu đồ:
Nhóm 4 – Lớp cao học Khóa 2010 – 2012, Chuyên ngành Khoa học máy tính
Phân tích thiết kế “Hệ thống Đào tạo trực tuyến” bằng ngôn ngữ UML 6
4.2. Biểu đồ tuần tự
4.2.1. Chức năng Upload bài làm
upload_ok()

:sinhvien :hethong :baitap
upload_baitap()
hienthi_formuploadBaitap()
Nhapthongtin_UploadBaitap()
KiemtraBaitap()
GoithongtinBaitap()
Capnhatthongtin()
UploadBaitap()
Capnhat_OK()
KiemtraBaitap()
Nhóm 4 – Lớp cao học Khóa 2010 – 2012, Chuyên ngành Khoa học máy tính
Phân tích thiết kế “Hệ thống Đào tạo trực tuyến” bằng ngôn ngữ UML 7
4.2.2. Chức năng Làm bài thi

: Sinh vien
:hethong :diem
lambaithi()
Hienthi_formLambaithi()
Chonmonthi()
KiemtraMonthi()
Hienthi_formChondethi()
Chondethi()
Hienthi_FormDethi()
Choncauhoi()
KiemtraThoigianLambai()
ThongbaoNopbai()
Nopbaithi()
KiemtraBaithi()
GoithongtinBaithi()
CapnhatThongtinBaithi()

Capnhat_OK()
GoiBaithi_OK()
Nhóm 4 – Lớp cao học Khóa 2010 – 2012, Chuyên ngành Khoa học máy tính
Phân tích thiết kế “Hệ thống Đào tạo trực tuyến” bằng ngôn ngữ UML 8
4.3. Biểu đồ cộng tác
4.3.1. Chức năng Upload bài làm
:sinhvien
:hethong :baitap
4: KiemtraBaitap()
5: UploadBaitap()
6: KiemtraBaitap() 8: Capnhatthongtin()
1: upload_baitap()
3: Nhapthongtin_UploadBaitap()
2: hienthi_formuploadBaitap()
10: upload_ok()
7: GoithongtinBaitap()
9: Capnhat_OK()
4.3.2. Chức năng Làm bài thi
5. Mô hình Use case của giáo viên
5.1.Mô tả: Giáo viên ngoài những chức năng giống như User còn có thêm chức
năng upload tài liệu (Bài giảng, tài liệu tham khảo, bài tập), Sửa đổi và xoá những
tài liệu của chính giáo viên đã upload. Chấm điểm các bài tập của sinh viên upload
lên. Xem cấu trúc đầy đủ của tài liệu.
Khi upload tài liệu giáo viên có thể thay đổi tên file, chọn loại hình tài liệu là
bài tập, tài liệu tham khảo hoặc là bài giảng.
Khi upload tài liệu là bài tập giáo viên có thể chọn lớp để giải bài tập và thời
gian kết thúc nộp bài giải.
Nhóm 4 – Lớp cao học Khóa 2010 – 2012, Chuyên ngành Khoa học máy tính
Phân tích thiết kế “Hệ thống Đào tạo trực tuyến” bằng ngôn ngữ UML 9
5.2.Biểu đồ:

6. Mô hình Use case Admin
6.1.Mô tả: Admin (Sau khi đăng nhập) có được cung cấp các chức năng để quản lý
hệ thống dạy học online bao gồm:
- Thêm, sửa, xoá và cấp quyền một giáo viên
- Thêm, sửa và xoá một sinh viên
- Lập danh sách Thi và Thông báo thi
- Lập danh sách điểm thi….
Nhóm 4 – Lớp cao học Khóa 2010 – 2012, Chuyên ngành Khoa học máy tính
Phân tích thiết kế “Hệ thống Đào tạo trực tuyến” bằng ngôn ngữ UML 10
6.2.Biểu đồ:
Nhóm 4 – Lớp cao học Khóa 2010 – 2012, Chuyên ngành Khoa học máy tính
Phân tích thiết kế “Hệ thống Đào tạo trực tuyến” bằng ngôn ngữ UML 11
PHẦN 3. BIỂU ĐỒ LỚP
1. Mô hình lớp và sự kế thừa
Biểu đồ:
Dưới đây là mô tả cụ thể các thuộc tính và phương thức cho từng lớp
1.1. Class baseobject
• Thuộc tính:
 Attr: Một mảng chứa các giá trị cần insert, update, search. Chỉ số của
mảng chính tương ứng với tên của các trường.
 table: Tên bảng cần truy cập.
 database: Biến kết nối cơ sở dữ liệu
 fields: Mảng chứa danh sách các trường có trong bảng.
 numpri: Chứa số trường tham gia vào câu lệnh điều kiện WHERE
 numofrows: Số record được trả về bởi hàm search
Nhóm 4 – Lớp cao học Khóa 2010 – 2012, Chuyên ngành Khoa học máy tính
Phân tích thiết kế “Hệ thống Đào tạo trực tuyến” bằng ngôn ngữ UML 12
• Phương thức:
1. baseobject(table="", attr=array(), numpri=1, database=0, listfields="")
Hàm khởi tạo đối tượng.

2. showFields()
Hiển thị danh sách trường của đối tượng.
3. getfield(value)
Trả về kiểu của biến value được DBMS hỗ trợ.
4. update(direction=0, isen=0)
Cập nhật dữ liệu từ đối tượng vào CSDL và ngược lại từ CSDL ra đối
tượng.
direction=0: Cập nhật dữ liệu từ đối tượng vào CSDL
direction=1: Cập nhật dữ liệu từ CSDL vào đối tượng
Giá trị trả về :
0: Update thành công
1:Insert thành công
2: Insert or update fail
3: Read data from database successfull
5. delete(mask)
Xoá một vài record của bảng.
+ input: Một mảng chứa các điều kiện để xoá.
+ output:
1:Việc thực hiện thành công
Ngược lại thì việc xử lý bị lỗi.
6. search(mask, accepted)
Tìm kiếm các record với đối số mask là mảng chứa giá trị các trường
cần tìm kiếm, accepted = 1 cho biết là chỉ tìm các record có trường
accepted =1.
7. searchbyquery(query)
Thực hiện việc tìm kiếm với câu truy vấn select được truyền qua tham
số query. Giá trị trả về là một mảng như hàm search.
8. advsearch(mask, like, method, accepted)
Thực hiện việc tìm kiếm trên CSDL.
mask: là mảng chứa các giá trị của các trường cần tìm kiếm.

like: Là mảng chứa các toán tử so sánh như là like, >, <, =
method: Là mảng chứa các toán tử AND, OR
Giá trị trả về là một mảng.
Nhóm 4 – Lớp cao học Khóa 2010 – 2012, Chuyên ngành Khoa học máy tính
Phân tích thiết kế “Hệ thống Đào tạo trực tuyến” bằng ngôn ngữ UML 13
9. search_orderby(mask, accepted, orderlist)
Thực hiện việc tìm kiếm và sắp xếp theo các trường có trong mảng
orderlist.
10. read_orderby(accepted, orderlist, order)
Đọc tất cả các record có trong bảng và sắp xếp theo danh sách trường
trong mảng orderlist. Kết quả trả về là một mảng.
11. read(accepted)
Đọc tất cả các record có trong bảng. Kết quả trả về là một mảng.
12. readlast(accepted)
Đọc tất cả các record được insert gần đây nhất ở trong bảng. Kết quả
trả về là một mảng.
13. readlast_orderby(accepted,orderlist)
Đọc tất cả các record được insert gần đây nhất ở trong bảng và sắp
xếp theo mảng orderlist. Kết quả trả về là một mảng
14. fulltextsearch(mask, accepted)
Tìm kiếm tất cả các record có trường mang giá trị giống như chuỗi
mask. Kết quả trả về là một mảng.
15. fulltextsearch_orderby(mask, accepted, orderlist, order)
Tìm kiếm tất cả các record có trường mang giá trị giống như chuỗi
mask. Và sắp xếp theo mảng orderlist. Kết quả trả về là một mảng.
16. query(qry)
Thực hiện câu truy vấn qry.
17. numofrows()
Trả về số lượng record có được bởi câu truy vấn select.
18. field()

Trả về mảng danh sách các trường.
19. free()
Giải phóng bộ nhớ
20. nextid()
Chuyển đến record tiếp theo.
1.2. Class people
Lớp này kế thừa lớp baseobject
• Thuộc tính:
username: Tên đăng nhập
password: Mật khẩu đăng nhập
firstname: Họ
Nhóm 4 – Lớp cao học Khóa 2010 – 2012, Chuyên ngành Khoa học máy tính
Phân tích thiết kế “Hệ thống Đào tạo trực tuyến” bằng ngôn ngữ UML 14
lastname: Tên
birthday: Ngày sinh
address: Địa chỉ
phone: Số điện thoại
1.3. Class Sinhvien
Lớp này kế thừa lớp People
• Phương thức:
Sinhvien():Hhàm khởi tạo đối tượng.
1.4. Class Giaovien
Lớp này kế thừa lớp People
• Phương thức:
Giaovien(): Hàm khởi tạo đối tượng.
1.5. Class Admin
Lớp này kế thừa lớp People
• Phương thức:
Admin(): Hàm khởi tạo đối tượng.
1.6. Class basedocument

Lớp này kế thừa lớp baseobject
• Thuộc tính:
title: Tên của tài liệu
creator: Tên người tạo tài liệu
datecreate: Ngày tạo tài liệu
publisher: Nơi xuất bản tài liệu
description: Mô tả tài liệu
format: Định dạng của tài liệu
language: Ngôn ngữ mà tài liệu sử dụng
rights: Quyền sử dụng tài liệu
pathfile: Đường dẫn đến file tài liệu
filesize: Kích thước của file tài liệu
1.7. Class Tailieu
Lớp này kế thừa lớp baseobject
• Thuộc tính:
Loai: cho biết là Tài liệu tham khảo hay Giáo trình.
• Phương thức:
Nhóm 4 – Lớp cao học Khóa 2010 – 2012, Chuyên ngành Khoa học máy tính
Phân tích thiết kế “Hệ thống Đào tạo trực tuyến” bằng ngôn ngữ UML 15
Tailieu(): hàm khởi tạo đối tượng.
1.8. Class Baitap
Lớp này kế thừa lớp BaseDocument
• Phương thức:
Baitap(): Hàm khởi tạo đối tượng.
1.9. Class Diem
Lớp này kế thừa lớp BaseObject
• Thuộc tính:
Sode: Số của bài tập/ số của đề thi
Socaudung: Số câu làm đúng trong bài tập/bài thi trắc nghiệm
TongDiem: Số điểm của bài làm/bài thi

• Phương thức:
Diem(): Hàm khởi tạo đối tượng.
Chamdiem(): Thiết lập số điểm cho bài tập/ bài thi
XemDiem(): Xem Tổng điểm của đối tượng
1.10. Class Lop
Lớp này kế thừa lớp BaseObject
• Thuộc tính:
Tenlop: Tên của lớp học.
Khoahoc: Lớp thuộc khoá học nào.
• Phương thức:
Lop(): Hàm khởi tạo đối tượng.
1.11. Class Nganhangcauhoi
Lớp này kế thừa lớp BaseObject
• Thuộc tính:
Soluongcauhoi: Số lượng câu hỏi có trong ngân hàng câu hỏi.
• Phương thức:
1. TimkiemCH(bomon: string, giaovien: string): Hiển thị những câu hỏi của
môn bomon và do giáo viên gioavien soạn.
2. DanhsachCH(bomon: string): Liệt kê tất cả câu hỏi của bộ môn bomon,
nếu bomon=null thì sẽ hiển thị tất cả các câu hỏi có trong ngân hàng câu hỏi.
1.12. Class Cauhoi
Lớp này kế thừa lớp Nganhangcauhoi
• Thuộc tính:
Nhóm 4 – Lớp cao học Khóa 2010 – 2012, Chuyên ngành Khoa học máy tính
Phân tích thiết kế “Hệ thống Đào tạo trực tuyến” bằng ngôn ngữ UML 16
IdCauhoi: Khoá
GvSoan: Tên giáo viên soạn câu hỏi.
Bomon: Câu hỏi thuộc bộ môn nào.
Noidung: Nội dung của câu hỏi.
Next: Trỏ tới câu hỏi tiếp theo trong ngân hàng câu hỏi.

• Phương thức:
HienthiCH(): Hiển thị nội dung của đối tượng
1.13. Class Bodethi
Lớp này kế thừa lớp BaseObject
• Thuộc tính:
Soluongde: Số lượng câu hỏi có trong ngân hàng câu hỏi.
• Phương thức:
1. TimkiemDe(bomon: string, giaovien: string): Hiển thị những đề thi của
môn bomon và do giáo viên giaovien soạn.
2. DanhsachDe(bomon: string): Liệt kê tất cả đề thi của bộ môn bomon, nếu
bomon=null thì sẽ hiển thị tất cả các đề thi có trong bộ đề thi.
1.14. Class Dethi
Lớp này kế thừa lớp Bodethi
• Thuộc tính:
IdDethi: Khoá
Soluongcauhoi: Số lượng câu hỏi có trong đối tượng
Thoigianlam: Thời gian làm đề thi
GvSoan: Tên giáo viên soạn đề thi.
Bomon: Đề thi của bộ môn nào.
Next: Trỏ tới đề thi tiếp theo trong bộ đề thi.
• Phương thức:
HienthiDethi(): Hiển thị nội dung của đối tượng
ThemCauhoi(idCH: string): Thêm câu hỏi có idCH vào đối tượng
XoaCauhoi(idCH: string): Xoá câu hỏi có idCH ra khỏi đối tượng
2. Mô hình quan hệ phụ thuộc
Mô hình dưới cho biết solution là do một student upload. Student thuộc một lớp xác
định. Giáo viên thì dạy một hoặc nhiều lớp. document thì dành cho student của một
hoặc nhiều class có thể đọc và do một teacher upload.
Nhóm 4 – Lớp cao học Khóa 2010 – 2012, Chuyên ngành Khoa học máy tính
Phân tích thiết kế “Hệ thống Đào tạo trực tuyến” bằng ngôn ngữ UML 17

Giaovien
Giaovien()
Sinhvien
Sinhvien()
Baitap
Baitap()
Tailieu
Loai : string
Tailieu()
Lop
classname : string
type : string
CauhoiDethi
Nhóm 4 – Lớp cao học Khóa 2010 – 2012, Chuyên ngành Khoa học máy tính
Phân tích thiết kế “Hệ thống Đào tạo trực tuyến” bằng ngôn ngữ UML 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phân tích và thiết kế hướng đối tượng bằng UML – Đặng Văn Đức
2. Phân tích thiết kế hệ thống – Đoàn Văn Ban
3. UML User Guide
Nhóm 4 – Lớp cao học Khóa 2010 – 2012, Chuyên ngành Khoa học máy tính

×