Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Giáo dục kỹ năng sống thiếu... kỹ năng. pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.75 KB, 7 trang )






Giáo dục kỹ năng sống thiếu kỹ năng

(Petrotimes) - Dẫu ở thời đại nào, xã hội nào, kỹ năng sống vẫn luôn là bí
quyết giúp con người thích ứng với môi trường sống, học tập, lao động và
đạt được mục tiêu do mình đề ra, đặc biệt là trong xã hội với nhịp sống gấp
gáp, công việc bộn bề cùng với sự cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Ý thức
rất rõ vấn đề này, ngành giáo dục đã chủ trương đưa môn này vào trong
chương trình giáo dục nhưng chỉ dưới dạng lồng ghép vào các môn học và
chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp. Tuy nhiên, môn học này đã thực sự
hiệu quả?
Thiếu kỹ năng từ lớp bé
Nguyễn Đức Trung là học sinh lớp 5 của một trường tiểu học ở quận Ba Đình, Hà
Nội. Kể từ ngày cắp sách đến trường tới giờ, Trung thường xuyên bị một số bạn ở
lớp “bắt nạt” mà bắt nạt rất oái oăm. Vì đông học sinh nên ở lớp em, mỗi bàn có ba
học sinh. Trung ngồi giữa hai bạn. Sáng nào đến lớp hoặc cứ sau mỗi lần ra chơi
rồi vào học, nếu vào sau hai bạn gái, y như rằng Trung lại bị bạn bắt chui gầm bàn
để vào chỗ mà không đứng dậy để lấy đường cho Trung đi vào. Sau nhiều lần như
vậy, Trung chỉ biết “đấu tranh” bằng cách mách cô nhưng mà không “ăn thua”. Vì
cô chỉ nhắc nhở mà không đưa ra một hình phạt nghiêm khắc đối với hai bạn kia
nên Trung đành chịu vậy.
Có lúc, cơ thể nặng quá khổ của em cùng chiếc cặp sách nặng gần 7kg phải chui
qua gầm bàn một cách khó nhọc nhưng Trung chẳng biết làm thế nào, đành bất lực
trước việc làm tưởng như là nhỏ nhưng rất nghiêm trọng về đạo đức học sinh, làm
tổn thương đến tâm lý của Trung. Kỹ năng duy nhất mà Trung có thể giải quyết
trong việc này là mách cô và đó cũng là cách mà cô đã dạy cho học sinh trong mọi
trường hợp, mặc dù trong chương trình tiểu học đã có môn kỹ năng sống lồng ghép


trong môn đạo đức và tự nhiên xã hội.

Giờ học tại một trung tâm đào tạo kỹ năng
Đến lớp lớn
Như Đức Trung, Đỗ Khôi Nguyên, học sinh lớp 12 ở Hà Nội, cũng chỉ vì thiếu kỹ
năng sống mà suýt nữa em đã tự “chuốc vạ vào thân”. Chả là vì học giỏi các môn
tự nhiên nên những lần kiểm tra 15 phút hay 1 tiết, bao giờ em cũng làm được bài
và điểm khá cao. Thế nhưng, ngồi phía sau Khôi Nguyên là một học sinh học rất
kém, đã vậy đạo đức, hạnh kiểm được xếp vào loại “cá biệt”, hay gây gổ, cãi nhau
với bạn bè. Đã hơn một lần học sinh này cướp bài làm của Khôi Nguyên để chép
trong những lần kiểm tra toán, lý
Khôi Nguyên rất bất bình và tự hứa sẽ không bao giờ để cho việc này tái diễn.
Nhưng cái cách của Khôi Nguyên là “cương thì cùng cương”, nghĩa là “mày “gấu”
thì tao cũng “gấu”. Nhưng đáng ra cách này chỉ thực hiện được khi cân sức, đằng
này, dáng dấp thư sinh, thậm chí lẻo khẻo lèo khoèo của Nguyên làm sao “đọ”
được với cơ thể như vâm của cậu bạn cá biệt cùng lớp kia. Cho nên từ việc
“không biết người biết ta” để trăm trận trăm thắng ấy đã khiến Nguyên tý nữa “ăn
no đòn” của bạn vì khi cậu bạn dướn người lên phía trước để định nhìn bài của
Nguyên thì như chuẩn bị sẵn, Nguyên quay người đấm ngay vào mặt bạn.
“Cay” vì hành động ấy, cậu bạn đã thề quyết “thịt” Nguyên khi tan học và cậu ta
làm thật. Cậu ta “bày binh bố trận”, gọi thêm một hội bạn “xã hội” đến để đợi
Nguyên trước cổng trường. Chỉ cần Nguyên xuất hiện là sẽ cho biết “thế nào lễ
độ”. Hoảng quá, không ngờ sự việc dẫn đến nghiêm trọng như vậy, Nguyên đành
cầu cứu đến bố mẹ và giáo viên chủ nhiệm. Khi mọi người đến và cảnh cáo cả
Nguyên lẫn cậu bạn về lối hành xử cứng nhắc, cực đoan, sự việc mới được giải
quyết. Nếu không, không biết chuyện gì sẽ xảy ra
83% sinh viên thiếu kỹ năng sống
Chỉ vì thiếu kỹ năng sống mà rất nhiều học sinh lâm vào cảnh như vậy, thậm chí đã
có một số án mạng xảy ra, dẫn đến tệ nạn học đường thêm phức tạp. Ở lứa tuổi “dở
lớn dở bé”, khi thiếu kỹ năng sống thì những chuyện nghiêm trọng như vậy xảy ra

nhiều hơn. Vậy kỹ năng sống là gì? Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) kỹ năng sống là khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân
có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục - Đào tạo, năm 2011, có 63% sinh viên thất nghiệp
do thiếu kỹ năng nói chung. Còn Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam thì công bố
83% sinh viên bị các nhà tuyển dụng đánh giá thiếu kỹ năng sống. Vậy thực tế,
việc giảng dạy kỹ năng sống trong học đường hiện nay ra sao?
Như đã nói trên, hiện nay, kỹ năng sống đã được ngành giáo dục đưa vào chương
trình giảng dạy. Nhưng có một thực tế, tại các trường ngoài công lập, môn học này
được chú trọng hơn và được xây dựng thành một môn chính khóa. Trong khi đó,
tại các trường công lập chỉ được phép lồng ghép giảng dạy kỹ năng sống vào các
môn học chứ không được học như một môn độc lập. Việc này, vô hình trung dẫn
đến tình trạng kỹ năng sống trở thành môn học thứ yếu, không quan trọng như
những môn đòi hỏi phải tư duy lô gích như toán, tiếng Việt
Ngay như một giáo viên tiểu học, bậc học được cho là có chương trình dạy kỹ năng
đậm nét nhất do lồng ghép vào môn đạo đức và tự nhiên xã hội rất phù hợp đã cho
biết về hiệu quả giáo dục môn này tại trường công lập hiện nay: “Thực ra, phần lớn
thời gian đều dành hết cho các môn chính khóa, còn kỹ năng sống, không còn thời
gian để dạy. Nếu có cũng rất ít nên chỉ mang tính hình thức. Các em tiếp thu được
đến đâu thì tiếp thu”. Còn một học sinh lớp 12 khi được hỏi đã trả lời: “Kỹ năng
sống là gì ạ? Có phải môn giáo dục công dân không?”. Nhưng quan trọng hơn cả
trong vấn đề giáo dục kỹ năng sống tại học đường hiện nay là giáo viên.
Vì theo Ths. Trịnh Minh Giang, Giám đốc Giáo dục hệ thống giáo dục VIP, Hà
Nội, một người tốt nghiệp ở Pháp chuyên ngành này nhận xét: “Để giảng dạy kỹ
năng cho 300.000 trường phổ thông thì ít nhất phải có 300.000 giáo viên chuyên
ngành này giảng dạy. Nhưng đây là vấn đề rất khó khăn của ngành giáo dục hiện
nay, mặc dù Bộ đã đưa môn học này vào chương trình phổ thông”. Như vậy, có thể
hiểu giáo dục kỹ năng trong các trường hiện là giáo viên kiêm nhiệm. Mà giáo viên
kiêm nhiệm thì không thể giảng dạy hiệu quả vì họ không có chuyên môn. Bên
cạnh đó, một vấn đề nữa cũng cần bàn đến là nội dung chương trình giảng dạy

không được xây dựng bài bản, khoa học cho nên dẫn đến tình trạng “tiện thì dạy,
tiện thì học”.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) đã đánh giá: “Thế kỷ XXI là kỷ nguyên của
kinh tế dựa vào kỹ năng”. Còn học giả người Mỹ Kinixti nhận định: “Sự thành
công của mỗi người chỉ có 15% là dựa vào kỹ thuật chuyên ngành, còn 85% dựa
vào những quan hệ giao tiếp và tài năng xử thế của người đó”.
Với tầm quan trọng như vậy của môn kỹ năng sống, Bộ Giáo dục và Đào tạo bên
cạnh khắc phục những khó khăn, bất cập, phải đầu tư nguồn lực giáo viên, trang bị
cơ sở vật chất cần thiết, không nên giảng dạy kỹ năng sống trong tình trạng lớp quá
tải vì như vậy sẽ không hiệu quả, làm khó giáo viên. Xây dựng chương trình bài
bản, thực tế trên cơ sở lấy học sinh là trung tâm Có như vậy mới hy vọng kỹ
năng sống được giảng dạy hiệu quả chứ không chỉ mang tính hình thức như hiện
nay và từ đó chắc chắn các vấn đề xã hội cũng ổn định hơn.

×