Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên. docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.99 KB, 6 trang )








Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên


Việc đưa các trò chơi dân gian vào trường học đã góp phần tạo môi trường học
tập thân thiện ở Trường PTDT nội trú Yên Bá
Giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên (HS, SV) là một
lĩnh vực quan trọng trong hình thành nhân cách, phát triển con người trong
nhà trường. Ðiều đó đặt ra việc tăng cường giáo dục kỹ năng sống để HS, SV
có những ứng xử, hành động, việc làm đúng đắn trong học tập, đời sống.

Một trong những mục tiêu quan trọng của nền giáo dục nước ta là giáo dục nhân
cách, giáo dục làm người. Tư tưởng, lối sống là biểu hiện của nhân cách phát sinh,
phát triển trong môi trường xã hội, nhà trường và gia đình. Hiện nay HS, SV đang
phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc lựa chọn những giá trị phù hợp truyền
thống của dân tộc, vừa đáp ứng xu hướng phát triển của xã hội hiện đại, nhất là
việc lựa chọn lối sống, hành vi ứng xử trong cuộc sống, học tập, công tác và các
mối quan hệ xã hội. Bên cạnh biểu hiện của những tư tưởng, đạo đức, lối sống tích
cực, lành mạnh và hành vi ứng xử có văn hóa, vẫn còn một bộ phận HS, SV có
những hành vi thiếu văn hóa, có biểu hiện vi phạm đạo đức, gây lo lắng, bức xúc
trong dư luận xã hội.
Có thể nói, phần lớn các trường học hiện nay đều quan tâm công tác giáo dục chính
trị, tư tưởng, phòng ngừa vi phạm pháp luật, giúp HS, SV không vi phạm chuẩn
mực đạo đức, lối sống. Tuy nhiên, các chương trình, biện pháp giáo dục đạo đức,
pháp luật chưa thật sự gắn với các giải pháp quản lý HS, SV. Việc quản lý HS


trong các nhà trường còn nhiều thiếu sót, phần lớn chỉ giao khoán cho thầy giáo, cô
giáo phụ trách, còn thiếu cơ chế kiểm tra trách nhiệm thầy, cô giáo, nhất là trong
trường hợp để tồn tại học sinh cá biệt, lưu ban, bỏ học. Mặt khác, trong đánh giá
đạo đức lối sống HS hiện nay có tình trạng giáo viên chủ nhiệm chủ yếu xếp loại
tốt, khá. Ðiều này vô tình khiến những học sinh ngoan, giỏi lúc nào cũng phải giữ
cho hạnh kiểm ở mức tốt, từ đó các em phải thu mình, không dám bộc lộ cá tính,
những cách sống riêng, suy nghĩ riêng sợ thầy, cô bạn bè đánh giá. Trong khi đó,
đối với trường hợp học sinh cá biệt, đánh giá như trên thì không có ý nghĩa thiết
thực.
Ðể giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh, có văn hóa, đạo đức trong HS, SV hiệu
quả, PGS, TS Nguyễn Dục Quang (Viện Khoa học giáo dục Việt Nam) cho rằng,
đẩy mạnh giáo dục kỹ năng sống cho HS, SV là giải pháp hữu hiệu. Cần đưa nội
dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh học đại trà ở các trường bằng cách tích
hợp vào các môn học và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Ðổi mới giáo dục đạo
đức linh hoạt, tránh kiểu "tầm chương trích cú" những vấn đề cao xa, lớn lao mà
thiếu các xử lý tình huống thực tế về lòng nhân ái, trung thực, tự trọng, lối sống
lành mạnh. Kinh nghiệm cho thấy, giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường ở nhiều
nước đã thúc đẩy mối quan hệ tích cực hơn giữa HS và giáo viên, đem đến hứng
thú học tập cho học sinh do các em cảm thấy được tham gia vào những vấn đề liên
quan đến cuộc sống của bản thân cũng như đem đến bầu không khí năng động hơn
trong lớp học và trong trường. Ði vào cụ thể, ông Ðặng Văn Bình (Cục Nhà giáo
và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ GD và ÐT) cho rằng, có thể xây dựng lồng ghép
những bài học kỹ năng sống, lịch sử, đạo đức ngay trong tiết chào cờ bằng hình
thức phong phú như: hoạt cảnh, văn nghệ, thi vấn đáp, diễn đàn trao đổi thu hút
đông đảo các em tham gia sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng mỗi học sinh. Giáo
dục đạo đức, nhân cách, kỹ năng sống thông qua hoạt động này sẽ giúp HS, SV
trưởng thành nhanh chóng so với hình thức khác.
Một số chuyên gia giáo dục thì nhận định, muốn giáo dục chính trị, đạo đức, lối
sống cho học sinh đạt hiệu quả thì giáo viên cũng phải là những người có tư cách
đạo đức tốt, không được phép phạm sai lầm về đạo đức và là tấm gương mẫu mực,

xử lý các vấn đề kỹ năng trong cuộc sống linh hoạt, hiệu quả để học sinh noi theo.
Ðây là vấn đề quan trọng cần thực hiện, nhất là trong thực tế hiện nay, việc thực
hiện chuẩn mực đạo đức của người thầy ở một bộ phận giáo viên giảm sút. Theo
TS Lê Bích Hồng (Ban Tuyên giáo T.Ư), ngành GD và ÐT cần chú trọng xây dựng
môi trường văn hóa lành mạnh làm chỗ dựa để HS, SV rèn đức, luyện tài. Hiện
nay, theo định hướng hội nhập quốc tế, các trường đại học, cao đẳng đào tạo theo
hệ thống tín chỉ, sinh viên không chỉ tập trung học tập, tiếp cận chương trình, công
nghệ mà còn cả văn hóa nước ngoài nhiều hơn là tham gia các hoạt động rèn
luyện, sinh hoạt đoàn thể. Do đó, ngành giáo dục cần chỉ đạo quyết liệt khắc phục
những biểu hiện tiêu cực như: sự xuống cấp của môi trường sư phạm, vị thế xã hội
của một số người thầy bị suy giảm Có như vậy mới giúp HS, SV có kỹ năng sống
để rèn luyện tư tưởng, đạo đức và hoàn thiện nhân cách con người.
Có thể nói, nhà trường được xem là thiết chế giáo dục chính thống, có vai trò quan
trọng trong giáo dục HS, SV về kiến thức, kỹ năng sống cũng để có tư tưởng chính
trị, đạo đức tốt. Vì vậy, việc dạy học phải bắt đầu từ những kỹ năng sống gắn với
thực tế, tình huống cụ thể và những quy tắc, quy định văn hóa đạo đức phù hợp
tâm sinh lý lứa tuổi của các em trong nhà trường.
Thống kê chưa đầy đủ của Bộ GD và ÐT cho thấy, trong số 187 trường đại học,
cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp trên cả nước, giai đoạn 2009-2012, có gần 29
nghìn HS, SV bị kỷ luật do vi phạm quy chế, quy định của Bộ GD và ÐT, các quy
định về an ninh trật tự, an toàn xã hội; trong đó có hơn 12,4 nghìn HS, SV bị khiển
trách, gần mười nghìn HS, SV bị cảnh cáo, 1.466 trường hợp bị đình chỉ một năm
học và 5.114 trường hợp bị buộc thôi học.

×