Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Báo cáo thực tập tại Cty Dược vật tư y tế Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.85 KB, 20 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Ngày nay, quá trình tự do hóa thương mại diễn ra đang diễn ra hết sức
nhanh chóng, và ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Tự do hóa thương
mại làm xóa bỏ bớt các rào cản giữa thị trường các nước, làm cho luồng hàng
hóa di chuyển từ nước này sang nước khác dễ dàng hơn. Và hàng hóa sức lao
động không phải là ngoại lệ. Quá trình tự do hóa thương mại đã thúc đẩy lại
phân công lao động quốc tế và làm cho xuất khẩu lao động trở thành xu hướng
tất yếu khách quan. Có thể nói tự do hóa thương mại có tác dụng thúc đẩy chi
hoạt động của doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, nó cũng mang lại
không ít khó khăn, thách thức cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động, như tăng
tính cạnh tranh hay tăng sự đòi hỏi về chất lượng lao động, trình độ nghiệp vụ
của cán bộ làm công tác xuất khẩu,…
Đối với một đất nước đông dân, có nguồn lao động dồi dào như Việt
Nam,việc tạo ra đầy đủ việc làm cho số dân đến độ tuổi lao động là việc rất khó
khăn và tốn kém. Vì vậy, xuất khẩu lao động là một giải pháp để giảm bớt gánh
nặng về việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, tăng nguồn thu ngoại tệ, cải thiện đời
sống nhân dân.
Do vậy, việc nhận thức được rõ những ảnh hưởng của quá trình tự do hóa
thương mại đến hoạt động xuất khẩu lao động là hết sức cần thiết để nhằm để
nhằm có những giải pháp phù hợp để khắc phục những tác động tiêu cực, nâng
cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu lao động cả về số lượng lẫn số lượng.
2. Mục đích của đề tài:
Phân tích những ảnh hưởng của quá trình tự do hóa thương mại đến dịch vụ
xuất khẩu lao động nói chung và ảnh hưởng đến doanh nghiệp nói riêng. Từ đó
đưa ra những giải pháp để khắc phcụ những ảnh hưởng tiêu cực và phát huy
những ảnh hưởng tích cực. Góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động xuất
khẩu lao động của doanh nghiệp.
1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu : Công ty V- COALIMEX


Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động xuất nhập khẩu của công ty giai đoạn
2003- 2009.
4. Kết cấu:
Bài viết được chia làm ba chương:
 Phần một: Lý thuyết chung về tự do hóa thương mại và dịch vụ
xuất khẩu lao động.
 Phần hai: Thực trạng về ảnh hưởng của tự do hóa thương mại đến
hoạt động của doanh nghiệp.
 Phần ba: Giải pháp
2
NỘI DUNG
Phần 1: Lý thuyết chung dịch vụ xuất khẩu lao động và ảnh hưởng của
tự do hóa thương mại đến dịch vụ xuất khẩu lao động
1. Khái niệm, đặc trưng của dịch vụ xuất khẩu lao động:
1.1. Khái niệm xuất khẩu lao động và dịch vụ xuất khẩu lao động:
1.1.1. Khái niệm xuất khẩu lao động:
Xuất khẩu lao động là một hình thức đặc thù của xuất khẩu lao động nói
chung và là một bộ phận của kinh tế đối ngoại, mà hàng hóa đem xuất khẩu là
sức lao động của con người, còn khách mua là chủ thể người nước ngoài. Hay
xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế dưới dạng dich vụ cung ứng lao
động cho nước ngoài, mà đối tượng của nó là con người.
1.1.2. Khái niệm dịch vụ xuất khẩu lao động:
Dịch vụ xuất khẩu lao động của doanh nghiệp là toàn bộ các hoạt động hỗ
trợ liên quan đến quá trình đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài.
1.2. Đặc trưng của dịch vụ xuất khẩu lao động:
Dịch vụ xuất khẩu lao động mang đầy đủ các đặc trưng của dịch vụ quốc tế như:
- Tính vô hình
- Tính không đồng nhất và khó tiêu chuẩn hóa
- Không thể tách rời giữa quá trình sản xuất và tiêu dùng
- Không thể cất trữ, lưu kho được

- Chịu tác động nhiều của yếu tố văn hóa
Ngoài ra, dịch vụ xuất khẩu lao động còn có những đặc trưng riêng như:
- Tính chất xã hội, nhân văn: Xuất khẩu lao động là xuất khẩu sức lao động
mà sức lao động lại gắn liền với người lao động. Mọi hoạt động của doanh
nghiệp liên quan tới dịch vụ này không chỉ nhằm mục tiêu lợi nhuận mà
phải xuất phát từ con người, quan tâm đến lợi ích của người lao động.
- Là một hoạt động kinh tế đối ngoại:
3
- Là sự kết hợp hài hòa giữa quản lý vĩ mô của nhà nước và sự chủ động, tự
chịu trách nhiệm của các tổ chức kinh tế thực hiện đưa người lao động đi
làm việc ở nước ngoài.
- Dịch vụ xuất khẩu lao động diễn ra trong môi trường cạnh tranh ngày
càng gay gắt.
- Hoạt động của các doanh nghiệp làm về xuất khẩu lao động phải đảm bảo
lợi ích trong quan hệ ba bên: lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp và của
người lao động.
- Hoạt động của các doanh nghiệp làm dịch vụ xuất khẩu lao động chịu sự
tác động mạnh mẽ của các biến động của thụ trường nước sử dụng lao
động.
2. Ảnh hưởng của tự do hóa thương mại đến dịch vụ xuất khẩu lao
động:
2.1. Tự do hóa thương mại:
Tự do hoá thương mại là việc dỡ bỏ những hàng rào do các nước lập
nên nhằm làm cho luồng hàng hoá di chuyển từ nước này sang nước khác
được thuận lợi hơn trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng. Những hàng rào nói trên
có thể là thuế quan, giấy phép xuất nhập khẩu, quy định về tiêu chuẩn chất
lượng hàng hoá, yêu cầu kiểm dịch, phương pháp đánh thuế, v.v...
2.2. Ảnh hưởng của tự do hóa thương mại đến hoạt động xuất khẩu lao
động của doanh nghiệp Việt Nam:
Ảnh hưởng của tự do hóa thương mại đến hoạt động xuất khẩu lao động

được phân tích theo cách tiếp cận là các ảnh hưởng tích cực và tiêu cực.
2.2.1. Ảnh hưởng tích cực:
- Môi trường pháp lý cho hoạt động của doanh nghiệp được củng cố. Việt
Nam khi gia nhập WTO sẽ được các quốc gia thành viên đối xử công
bằng, minh bạch hóa và mở cửa thị trường theo những cam kết của
WTO. Việc chắc chắn về mặt pháp lý, sẽ giúp cho các doanh nghiệp xuất
4
khẩu lao động của Việt Nam tránh mắc phải các rủi ro do sự thiếu hiểu
biết về pháp luật ở thi trường nước ngoài.
- Củng cố được mối quan hệ của doanh nghiệp với chính phủ. Các doanh
nghiệp cần có thông tin cập nhật nhất về các diễn biến của quá trình tự do
hóa thương mại để có thể đánh giá quyền lợi thương mại chủ động hay bị
động của mình, đảm bảo rằng các cuộc đàm phán có tính tới các quyền
lợi này.
- Tăng nhu cầu nhận thức của các doanh nghiệp. Tự do hóa thương mại
dẫn tới sự thay đổi các luật lệ, quy định và các biện pháp chung trong
kinh doanh quốc tế, vì vậy các doanh nghiệp nếu muốn cạnh tranh trong
môi trường thương mại mới cần phải cập nhật và tìm hiểu về những thay
đổi này. Các doanh nghiệp có cơ hội tăng nhận thức và hiểu bỉết về môi
trường kinh doanh.
- Tự do hóa thương mại thúc đấy phân công lao động quốc tế. Tạo nhiều
việc làm hơn, tăng cầu về lao động quốc tế. Tăng cơ hội cho lao động
Việt Nam được ra làm việc tại nước ngoài.
- Lao động trong nước dễ dàng hơn trong việc ra làm việc tại nước ngoài,
do tự do hóa thương mại làm xóa bỏ ràn cản giữa các nước, làm cho
luồng hàng hóa có thể dễ dàng đi từ nước này sang nước khác. Và lao
động hay chính là hàng hóa sức lao động cũng vậy.
- Hoạt động xuất khẩu lao động ảnh hưởng nhiều từ thị trường nước sử
dụng lao động. Vì vậy tự do hóa thương mại tạo điều kiện cho doanh
nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận thị trường các nước sử dụng lao động hơn,

từ đó có những biện pháp để thích ứng với sự thay đổi của thị trường bên
đó.
2.2.2. Ảnh hưởng tiêu cực:
- Tự do hóa thương mại làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu
lao động, không chỉ với các công ty xuất khẩu lao động trong nước mà
với cả các công ty nước ngoài. Lợi thế giá rẻ của lao động xuất khẩu Việt
5
Nam bị mất dần, lao động Việt Nam hạn chế về thể lực, ngoại ngữ và kỉ
luật lao động so với lao động cùng loại ở các nước.
- Tự do hóa thương mại thúc đẩy phân công lại lao động quốc tế theo
hướng chuyên môn hóa, đồng thời cũng tạo ra nhiều việc làm đòi hỏi yêu
cầu cao về tay nghề, kỹ thuật. Nhu cầu về lao động giản đơn giảm, mà
lao động Việt Nam chủ yếu là lao động giản đơn chưa qua đào tạo.
Phần 2: Phân tích thực trạng của công ty V- COALIMEX trong giai
đoạn 2003 đến nay
1. Tổng quan về doanh nghiệp:
1.1. Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty V- COALIMEX (công ty cổ phần xuất nhập than- TKV) mà tiền
thân là Công ty Xuất nhập khẩu than và Cung ứng vật tư, được thành lập
ngày 01 tháng 01 năm 1982, trực thuộc Bộ Mỏ và Than; năm 1996 đổi tên thành
Công ty Xuất nhập khẩu và Hợp tác Quốc tế - COALIMEX, đơn vị thành viên
của Tổng công ty Than Việt Nam. Từ ngày 01 tháng 02 năm 2005 chính thức
mang tên Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Than Việt Nam - COALIMEX, công
ty con của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Đến 1/1/2007,
Công ty được khoác trên mình một tên mới cùng thương hiệu mới: Công ty Cổ
phần Xuất nhập khẩu Than – TKV (V-COALIMEX).
Công ty hoạt động trên nhiều lĩnh vực như: chế biến, xuất khẩu than
Anthrecite; nhập khẩu cung ứng thiết bị vật tư và đặt hàng trong nước; kinh
donanh địa ốc văn phòng, đầu thư hợp tác quốc tế và xuất khẩu lao động.
Hoạt động xuất khẩu lao động của công ty bắt đầu được hình thànhtừ tháng

10/1992.
Đến tháng 03/1993, công ty đã chính thức được cấp phép “ Tổ chức thực
hiện đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài” và trở
thành đơn vị thứ 15 được Bộ Lao động, thương binh và xã hội cho phép đưa lao
động Việt Nam đi lao động và học tập ở nước ngoài.
6
Trung tâm Dịch vụ vật tư của Công ty là đơn vị đầu tiên được Công ty giao cho
thực hiện nhiệm vụ này. Trung tâm đã tuyển chọn lao động trong Công ty và các
đơn vị trong ngành than; tổ chức học ngoại ngữ, phong tục tập quán, học
nghề.v.v. cho người lao động chuẩn bị đi học tập, lao động tại nước ngoài.
Để phù hợp với chức năng nhiệm vụ trong giai đoạn mới, tháng 7 năm 1995,
Công ty giải thể Trung tâm Dịch vụ Vật tư và thành lập Phòng Hợp tác lao động
và Đào tạo Quốc tế để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tổ chức đưa người lao động
Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Tăng cường thêm cán bộ và các điều kiện cơ sở vật chất để trung tâm hoạt
động. Ngoài việc dạy học ngoại ngữ, văn hoá phổ thông, phong tục tập quán,
văn hoá dân tộc, văn hoá giao tiếp của nước chủ nhà. Để nâng cao chất lượng
lao động xuất khẩu Công ty đã mở Trung tâm đào tạo nguồn xuất khẩu lao động
tại Cống thôn - Yên Viên - Hà Nội với đầy đủ các phương tiện cần thiết làm đạo
cụ học tập như: Lao động giúp việc gia đình thì có các đồ dùng gia đình hiện đại
để người lao động làm quen và có thể sử dụng thành thạo. Hướng dẫn cho người
lao động biết về việc chăm sóc trẻ em theo phương pháp mới và điều kiện của
nước chủ nhà; chăm sóc người già ốm đau; những kiến thức phổ thông về y học
và cách sử dụng các thiết bị điện, điện tử, thông tin liên lạc...
Năm 2004, để khắc phục sự tụt hậu và thích ứng kịp thời với cơ chế mới,
Công ty đã nâng cấp Trung tâm xuất khẩu lao động thành Chi nhánh thuộc Công
ty, có con dấu và tài khoản riêng. Được đại diện cho Công ty trong công tác: Tư
vấn du học; tổ chức thực hiện hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm
việc có thời hạn ở nước ngoài; đào tạo, giáo dục, định hướng cho người lao động
Việt Nam đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.

Trung tâm Xuất khẩu lao động trước đây mà nay là Chi nhánh Công ty cổ
phần Xuất nhập khẩu Than Việt Nam tại Hà nội luôn kiên trì, giáo dục cho
người lao động hiểu dù bất cứ hoàn cảnh nào, dù sống ở bất cứ đất nước nào thì
người Việt Nam vẫn tự hào về Đất nước Việt Nam về một nền Văn hoá đậm đà
bản sắc dân tộc trên bốn nghìn năm lịch sử. Mọi người hãy vì mình vì đất nước
7
mình để sống và làm việc cho trọn vẹn. Lợi ích của cá nhân phải gắn với lợi ích
của Đất nước. Hãy giữ gìn trong sạch cho mình và Quốc thể. Xác định được sâu
sắc ý thức này cho người lao động là thành công lớn của những người làm công
tác xuất khẩu lao động của Công ty V-COALIMEX. Người lao động tự tin, chủ
động lên đường, vững vàng bước chân vào đất nước xa lạ và yên tâm làm việc.
Sau những ngày tháng xa quê hương trở về, họ không hổ thẹn mà tự hào đã góp
phần làm giàu cho bản thân cho quê hương và cho Đất nước.
Điều đáng ghi nhận trong công tác xuất khẩu lao động của Công ty V-
COALIMEX là phương pháp tổ chức tuyển người, và tìm được những đối tác
đáng tin cậy để gửi gắm người lao động. Đối tượng lao động mở rộng ra ngoài
ngành Than, tới các ngành, các địa phương khác trên toàn quốc như: Sơn La,
Nghệ An, Phú Thọ, Thái Bình, Hải Dương v.v.
Công tác giáo dục định hướng ngày càng được nâng cao cả về số lượng và
chất lượng. Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác này cũng từng bước được nâng
cao, hiện nay cơ sở đào tạo của Công ty có quy mô rộng trên 6.000 m2 với các
trang thiết bị dạy, học và khu ăn nghỉ khang trang, khoa học. Tương lai cơ sở
đào tạo không chỉ đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng, nghề cho người lao
động đi làm việc ở nước ngoài mà tiến tới đào tạo nghề cho người lao động làm
việc ở trong nước.
Công ty V-COALIMEX vẫn luôn kiên định và chấp hành nghiêm chỉnh các
quy định của Nhà nước, Pháp luật Việt Nam và nước đưa người lao động Việt
Nam sang lao động và học tập về công tác xuất nhập khẩu lao động. Các hợp
đồng ký kết thực hiện có hiệu quả mang lại nhiều lợi ích cho người lao động,
Công ty và Nhà nước. Uy tín của Công ty đã được khẳng định qua sự đánh giá

và tổng kết của Cục Quản lý lao động với nước ngoài, Bộ Lao động Thương
binh và Xã hội.
1.2. Các thị trường chính:
• Thị trường Hàn Quốc
8

×