Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.66 KB, 4 trang )
Bê Tông – Tìm hiểu về
bê tông
Khái niệm
Bê tông (gốc từ béton trong tiếng Pháp) là một loại đá nhân tạo, được hình
thành bởi việc nhào trộn các thành phần: Cốt liệu thô, cốt liệu mịn, chất kết
dính theo một tỷ lệ nhất định tạo nên một hổn hợp keo. Hổn hợp keo này
biến đổi qua một quá trình lý hoá khá phức tạp và đông kết tạo thành đá xi
măng. Toàn bộ quá trình này diễn ra trong 28 ngày trong điều kiện tiêu
chuẩn sẽ đạt cường độ tiêu chuẩn được qui uớc trong tính toán và thiết kế
công trình. Bê tông là vật liệu dòn, tính đồng nhất kém và dị hướng. Bêtông
trước khi trộn phải trộn theo đúng cấp phối tương ứng với mác bêtông theo
thiết kế.
Trong bê tông, chất kết dính (xi măng + nước, nhựa đường,…) làm vai trò
liên kết các cốt liệu thô (đá, sỏi,…đôi khi sử dụng vật liệu tổng hợp trong bê
tong nhẹ) và cốt liệu mịn (thường là cát, đá mạt, đá xay,…) và khi đóng rắn,
làm cho tất cả thành một khối cứng như đá. Ba đặc tính quan trọng của bê
tông là: Tính lưu động, độ bền thích hợp và chi phí tối thiều. Điều chỉnh nó
bằng việc thay đổi tỷ lệ xi măng/Nước, tỷ lệ xi măng/cốt liệu, cỡ cốt liệu, tỷ
lệ cốt liệu mịn/cốt liệu thô, loại xi măng.
Bê tong khối lớn cần phải có các biện pháp thi công và cấu tạo đặc biệt (Ví
dụ: sử dụng lưới thép để chống lại ứng suất kéo chống nứt, khoảng cách
thông thường a =300 (trong vùng 300 bê tông đủ chịu kéo, cốt thép sinh ra
để tăng cường khả năng chịu kéo, gia cố phần bị nứt)).
Độ bền chịu nén của bê tông được xác định theo mẫu hình lập phương
15x15x15 cm (tiêu chuẩn Việt Nam) hình trụ đường kính 6 inch, cao 12 inch
(tiêu chuẩn Mỹ) dưỡng hộ ở điều kiện tiêu chuẩn trong 28 ngày (xem thêm
TCVN 3105:1993, TCVN 4453:1995). Độ bền bị ảnh hưởng lớn bởi tỷ lệ