Giảm nóng cũng là tiết kiệm
Xử lý chống nóng cần lưu tâm hơn
nữa đến môi trường chung quanh
bởi tỷ lệ mặt nư
ớc, cây xanh hợp lý
sẽ tăng khả năng làm d
ịu mát các bề
mặt quanh nhà, đ
ồng thời không cản
trở gió lưu thông.
Các vật liệu đơn giản, dễ tìm như
g
ạch thô, bông gió, lam gỗ tận dụng
có thể giảm nóng hiệu quả và đạt
tính thẩm mỹ nếu biết thiết kế, bố
trí đúng mức.
Theo các kiến trúc sư, giảng viên tại bộ môn kỹ thuật kiến trúc và
bộ môn môi trường & phát triển bền vững, khoa kiến trúc (đại học
Kiến trúc Tp.HCM) thì vấn đề nhà nóng hiện nay không chỉ là
chuyện cục bộ đơn lẻ, mà hầu như trở thành một trong những lo
lắng hàng đầu của đa số chủ đầu tư.
Thời kinh tế đắt đỏ, giảm nóng cho nhà chính là giảm bớt chi phí tiêu
tốn năng lượng dùng máy điều hoà, cũng như quan hệ chặt chẽ đến tiện
nghi và sức khoẻ cho người cư ngụ. Và để giải quyết thấu đáo vấn đề
này thì cần các giải pháp xử lý chặt chẽ từ khâu thiết kế, đến lúc xây
dựng cũng như suốt quá trình sử dụng nữa.
Tình hình biến đổi khí hậu hiện tại chính là hệ quả của quá trình phát
triển đô thị thiếu sự tôn trọng thiên nhiên và thiếu giữ gìn môi trường
sống xung quanh. Cha ông ta trước kia làm nhà hầu như hoàn toàn "dựa"
vào thiên nhiên để ngôi nhà thích ứng tốt với môi trường. Nghe có vẻ
ngược đời nhưng thực tế đã cho thấy rằng khi điều kiện kinh tế chưa
phát triển chúng ta lại có rất nhiều công trình quan tâm đến chống nóng,
che nắng, nghiên cứu kỹ về mặt vật lý kiến trúc theo khí hậu vùng miền
cụ thể. Còn thời kỳ xây dựng ồ ạt vừa qua đi kèm theo các chỉ số tăng
trưởng kinh tế cao thì lại chủ yếu xuất hiện nhiều công trình bất chấp
môi sinh chung quanh, với kiểu tuyên bố đơn giản "bọc kính kín mít,
gắn máy lạnh là xong".
Từ thực tế đó, bài toán giảm nóng cho nhà mang tính chất ôn cố tri tân,
được lồng trong bối cảnh chung hướng đến kiến trúc bền vững và tiết
kiệm cần chú ý giải quyết theo một số nhóm giải pháp sau:
Nhóm giải pháp thuộc về bố trí mặt bằng hợp lý: như chọn hướng nhà,
hướng đất tránh nắng gắt, đón gió mát, bố cục khối nhà không bị "phơi"
nhiều bề mặt ra hướng nắng nóng. Cần ưu tiên các không gian sinh hoạt
chính tránh tiếp xúc với bề mặt có bức xạ cao ở các hướng tây, tây bắc,
và cố gắng đẩy các không gian phụ như bancông, cầu thang, kho, vệ sinh
ra phía bất lợi về khí hậu.
Nhóm giải pháp thuộc về xử lý hình khối, mặt đứng, kết cấu bao che:
như tạo khoảng lùi, khoảng âm ở bề mặt bên ngoài nhà để giảm bức xạ.
Mái nhà đưa rộng, ôvăng hoặc hàng hiên vươn về các phía nắng gắt giúp
tạo bóng đổ, giảm nắng trực tiếp vào nhà. Các công trình thân thiện môi
trường, công trình xanh được đánh giá cao hiện nay đều dùng giải pháp
"cũ mà vẫn mới", đó là tạo sảnh đệm, logia, lam che nắng, tường hoa
gió… kết hợp với xây tường dày, tường hộp (rỗng), sử dụng vật liệu
cách nhiệt (gạch rỗng, tấm cách nhiệt, tấm 3D panel, bêtông cốt liệu
khí…) cho kết cấu bao che.
Nhóm giải pháp thuộc về cấu tạo, cây xanh, mặt nước: như thiết kế cửa
có ôvăng hoặc lam che nắng hợp lý về vị trí đón bức xạ gay gắt, đồng
thời biết chọn vật liệu và thiết bị kỹ thuật phù hợp. Cụ thể là dùng rèm
chống chói, phủ lớp cách nhiệt, cản quang, giảm nhiệt cho kính, đặt quạt
hút, quạt gió, hồ nước, cây leo che phủ để hạn chế bề mặt tiếp xúc với
bức xạ gay gắt, hoặc giảm sự dẫn nhiệt trong vật liệu, tăng cường dẫn
gió vào nội thất nhiều hơn.
Bên cạnh đó, kỹ sư Lê Quang Trân, công ty TV–TK–XD Kiến Xanh,
vốn có nhiều năm xử lý kỹ thuật cho nhà ở tư nhân cũng khẳng định
rằng việc sử dụng máy điều hoà không khí hoàn toàn chẳng hề có gì sai,
vấn đề nằm ở chỗ phải biết tính toán hệ thống điều hoà sao cho đúng,
cho bền, cho tiết kiệm, cho đảm bảo sức khoẻ người sử dụng. Cảm giác
nóng nực hay dễ chịu về mặt sinh lý của con người trong môi trường
phụ thuộc bởi ba yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ gió. Trong nhiều
trường hợp hai yếu tố đầu không thể thay đổi thì việc sử dụng quạt máy
thổi trực tiếp là một giải pháp để cải thiện tốc độ gió trong phòng. Việc
phun hơi nước, phun sương cũng góp phần làm chuyển động không khí,
tạo gió để thấy dễ chịu hơn. Sử dụng cây cối, như trồng cây leo trên
tường, thiết kế vườn – mặt nước trên mái sẽ đem lại thẩm mỹ khá tốt,
tuy nhiên cần có những chọn lọc và thay đổi nhất định theo thời gian và
biết lựa loại cây phù hợp với thực tế nắng gió và hoàn cảnh mỗi nhà.