Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Giao tiếp phi ngôn ngữ trong thương thuyết pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.95 KB, 5 trang )





Giao tiếp phi ngôn ngữ trong
thương thuyết


Trong hoạt động của một doanh nghiệp, thì thương thảo hợp đồng với đối tác là
điều rất quan trọng. Đây là một kỹ năng phức tạp, mang nhiều tính nghệ thuật, mà
trong đó, giao tiếp nói chung và giao tiếp phi ngôn ngữ nói riêng có ý nghĩa vô
cùng lớn.
Có thể khẳng định rằng, giao tiếp là một phần tất yếu và có vị trí đặc biệt trong đời
sống con người. Các nhà khoa học cho rằng, giao tiếp có 3 chức năng cơ bản. Đó
là: Chức năng tâm lý, để đáp ứng nhu cầu cũng như nâng cao, duy trì ý thức về bản
thân; Chức năng xã hội, nhằm phát triển các quan hệ và hoàn thành các nghĩa vụ xã
hội; Và chức năng lập quyết định, với mục đích đánh giá thông tin, đồng thời tạo
ảnh hưởng đối với người khác.
Nói như vậy để thấy rằng, trong mọi lĩnh vực của xã hội và cuộc sống, thì giao tiếp
luôn hiện diện một cách khách quan và là phương tiện truyền tải, tiếp nhận thông

Ảnh minh họa

tin giữa từng cá thể với nhau hay với cộng đồng. Và tất nhiên, kinh doanh cũng
không thể là ngoại lệ. Người ta biết rằng, trong hoạt động của một DN, thì thương
thảo hợp đồng với đối tác là điều rất quan trọng. Đây là một kỹ năng phức tạp,
mang nhiều tính nghệ thuật, mà trong đó, giao tiếp nói chung và giao tiếp phi ngôn
ngữ nói riêng có ý nghĩa vô cùng lớn.
Hãy tưởng tượng xem bạn có muốn nghe hay có cảm tình với một cách nói nhanh
như điện, hay rất nhiều yếu tố “xen ngôn” như ậm ừ, hắng giọng… không? Đó là
các biểu hiện của “Cận ngôn ngữ” - một phần cấu thành nên giao tiếp phi ngôn


ngữ. Lại nữa, trong một cuộc thương thảo, một đối tác ngồi “cẩu thả” (như dựa
người vào ghế quá mức, hay khoanh tay trước ngực, hoặc đút hai tay vào túi
quần…), chắc chắn sẽ gây ra cho người đối diện một tâm lý không thoải mái.
Những điều này thuộc về “ngôn ngữ thân thể”, nằm trong thành phần “Ngoại ngôn
ngữ” của giao tiếp phi ngôn từ. Cũng trong thể loại này, thì ánh mắt (nhãn giao) -
tức là giao tiếp bằng mắt luôn được đánh giá là hình thức đặc biệt hiệu quả. Bởi vì,
sự chân thành hay giả dối, sự tin tưởng hay ngờ vực… chắc chắn sẽ được ánh mắt
“nói thật”.
Để cuộc thương thuyết thành công, bạn lại càng không thể bỏ qua sự chuẩn bị chu
đáo về trang phục. “Ngôn ngữ vật thể” này làm cho bạn thấy thoải mái hơn, tạo
một tâm lý vững hơn. Một nhà kinh doanh với trang phục phù hợp, lịch lãm đã là
lợi thế về “ngoại lực”. Tuy thế, điểm mấu chốt trong thành bại, lại chính là “nội
lực”. Đó là sự chuẩn bị kỹ lưỡng các kiến thức liên quan, xác định rõ mục đích cần
đạt tới, hay việc ứng phó đối với các tình huống có thể lường trước…
Tất cả những điều đó, có thể coi là “văn hóa giao tiếp phi ngôn từ” trong đàm
phán, thương thảo.


×