Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường trên sông Thị Vải- Đồng Nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (549.53 KB, 20 trang )

Đề tài: “Giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường trên sông Thị Vải-Đồng Nai”
1.1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI NGỌAI TÁC:
1.1.1. Khái niệm:
Ngoại tác là những hành động của các cá nhân hoặc doanh nghiệp làm ảnh
hưởng đến người khác, doanh nghiệp khác mà các cá nhân và doanh nghiệp này
không phải trả tiền hoặc không được trả tiền về những ảnh hưởng kia.
Ngoại tác là một trong những thất bại của thị trường.
1.1.2. Phân loại:
Ngoại tác tích cực: là ngọai tác có lợi đối với người khác.
Ví dụ: chủng ngừa ngăn chặn bệnh truyền nhiễm, phòng cháy, giáo dục, nâng
cấp nhà ở,…
Ngoại tác tiêu cực: là ngoại tác có hại đối với người khác.
Ví dụ: chất thải công nghiệp, khói thuốc lá, ô nhiễm và ùn tắc ôtô, hàng xóm ồn
ào,…
1.2. HẬU QUẢ CỦA NGOẠI TÁC:
- Việc phân bổ nguồn lực sẽ không hữu hiệu.
- Mức sản xuất và chi tiêu cho việc kiểm soát ngoại tác khó thực hiện đúng.
Ví dụ: Doanh nghiệp có thể bỏ ra chi phí để làm giảm bớt ô nhiễm môi trường.
Điều này có lợi cho xã hội nhưng lợi ích cá nhân không cao.
- Khi có ngoại tác tiêu cực thì chi phí xã hội biên lớn hơn chi phí cá nhân cận
biên và cân bằng thị trường sẽ làm gia tăng quá mức hàng hóa. Trong vấn đề nguồn
lực chung thì lợi ích xã hội cận biên nhỏ hơn lợi ích cá nhân cận biên.
1.3. KHẮC PHỤC NGOẠI TÁC TIÊU CỰC:
1.3.1. Nội bộ hóa ngoại tác:
Đây là giải pháp không cần có sự can thiệp của Chính phủ. Có nghĩa là hình
thành các đơn vị kinh tế có quy mô thích hợp để phần lớn hậu quả của hành vi ngoại
tác diễn ra trong khuôn khổ đơn vị đó.
Ví dụ: Chủ vườn táo trở thành người nuôi ong. Điều này chỉ có thể làm được
khi vườn táo đủ lớn để ong chỉ ở trong vườn táo.
1.3.2. Tổ chức hoạt động hợp tác của các cá nhân với nhau:
Trong một số trường hợp, mọi người có thể tự giải quyết được vấn đề ảnh


hưởng ngoại tác. Định đề Coase cho rằng các bên tham gia có thể thương lượng với
nhau và nhất trí về một giải pháp có hiệu quả. Tuy nhiên, đôi khi họ không thể đạt
được kết cục có hiệu quả do có quá nhiều bên liên quan và điều đó làm cho quá trình
thương lượng trở nên khó khăn.
Ví dụ: Việc bồi thường hay đền bù; sự trừng phạt của xã hội,..
1.3.3. Sự can thiệp của Chính phủ:
Khi mọi người không tự giải quyết được vấn đề ảnh hưởng ngoại tác và khi một
ảnh hưởng ngọai tác khiến cho thị trường không đạt được sự phân bổ có hiệu quả, thì
chính phủ xuất hiện.
Chính phủ có thể phản ứng theo một trong hai cách:
GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng 1 / 20
Đề tài: “Giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường trên sông Thị Vải-Đồng Nai”
+ Một là, thực hiện các chính sách có tính chất chỉ huy và kiểm sóat để điều
chỉnh hành vi một cách trực tiếp.
+ Hai là, thực hiện các chính sách dựa trên thị trường để tạo ra những kích thích
sao cho các nhà ra quyết định tư nhân tự chọn cách giải quyết vấn đề.
Chính sách công có thể đưa ra các lọai giải pháp sau để quyết vấn đề ngọai tác
tiêu cực:
a. Điều chỉnh:
Chính phủ có thể sữa chữa ảnh hưởng ngoại tác bằng cách quy định rằng một số
hành vi mang tính bắt buộc hoặc bị cấm. Ví dụ: hành động thải hóa chất độc hại
xuống nguồn nước bị coi là tội phạm. Trong trường hợp này, chi phí ngoại tác đối với
xã hội lớn hơn rất nhiều so với ích lợi mà người gây ô nhiễm nhận được. Do vậy,
chính phủ thiết lập một chính sách mang tính chỉ huy và kiểm soát nhằm ngăn cấm
hành động này.
Song hầu hết các trường hợp gây ô nhiễm, tình huống không phải đơn giản như
vậy. Bất chấp những mục tiêu được một số nhà môi trường công bố, việc ngăn cấm tất
cả các hoạt động gây ô nhiễm là điều không thể thực hiện. Ví dụ: hầu như phương tiện
giao thông đều gây ra tình trạng ô nhiễm mà chúng ta không muốn thấy. Chính phủ
không thể cấm mọi phương tiện giao thông. Do vậy, thay vì việc loại bỏ hoàn toàn

tình trạng ô nhiễm, xã hội phải so sánh giữa chi phí và ích lợi để quyết định loại hình
và mức độ ô nhiễm cho phép.
b. Đánh thuế Pigou:
Chính phủ ngăn cản các hoạt động không có hiệu quả về mặt xã hội bằng cách
điều chỉnh hành vi. Hoặc có thể ảnh hưởng ngoại tác thông qua sử dụng thuế Pigou.
Chính phủ có thể khắc phục ngọai tác tiêu cực bằng cách đánh thuế. Thuế đóng
vai trò là công cụ sửa chữa các ngọai tác tiêu cực gọi là thuế Pigou.
Các nhà kinh tế thường thích sử dụng thuế Pigou hơn so với việc sử dụng các
quy định khi giải quyết các vấn đề ô nhiễm, bởi vì nó có thể làm giảm ô nhiễm với chi
phí thấp nhất cho xã hội.
Thứ nhất, họ chỉ ra rằng thuế có tác dụng như một quy định điều chỉnh việc cắt
giảm tổng mức ô nhiễm. Họ có thể đạt bất kỳ mức ô nhiễm nào họ muốn bằng cách áp
mức thuế thích hợp. Thuế càng cao, mức ô nhiễm càng thấp. Trên thực tế, nếu thuế
cao đến mức nhất định, các nhà máy sẽ đóng cửa và không còn gây ra ô nhiễm môi
trường nữa.
Lý do làm cho các nhà kinh tế thích sử dụng thuế là nó cắt giảm mức ô nhiễm
theo các hiệu quả hơn. Chính sách điều tiết thường yêu cầu mỗi nhà máy phải cắt
giảm sản lượng như nhau, nhưng việc cắt giảm ô nhiễm một lượng bằng nhau không
nhất thiết là biện pháp ít tốn kém nhất để làm sạch nguồn nước
• Ưu điểm việc đánh thuế:
Việc đánh thuế ô nhiễm làm cho giá tăng và buộc người sản xuất phải giảm sản
lương đến mức hiệu quả.
Lợi về hiệu quả xã hội với gỉa định rằng mức thuế được định đúng.
Lợi về công bằng cho những người bị ảnh hưởng.
Làm tăng nguồn thu cho chính phủ.
GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng 2 / 20
Đề tài: “Giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường trên sông Thị Vải-Đồng Nai”
• Nhược điểm việc đánh thuế:
Chúng không phổ biến.
Chúng đòi hỏi nhiều thông tin để định đúng mức thuế.

Việc đánh thuế làm giảm ô nhiễm nhưng không thể xóa bỏ ô nhiễm do sản xuất
gây ra.
Chúng đôi khi gây ra gánh nặng không cân xứng lên các hộ thu nhập thấp.
c. Giấy phép xã thải chuyển nhượng được: (Định lý Coase và chính sách
công)
Đây là một ứng dụng của định lý Coase vào chính sách công, là sự thiết lập các
giấy phép gây ra ô nhiễm có thể chuyển nhượng. Đôi khi được gọi là quyền gây ô
nhiễm.
Ví dụ: Có 2 nhà máy sản xuất thép và sản xuất giấy. Cục Bảo vệ môi trường
quy định mức thải là 5 tấn cho mỗi nhà máy. Nhà máy thép muốn tăng chất thải lên 1
tấn, nhà máy giấy đồng ý giảm chất thải xuống 1 tấn với điều kiện nhà máy thép sẵn
sàng trả cho nhà máy giấy 1 triệu USD.
Tóm lại giấy phép xả thải là
Ấn định mức ô nhiễm được cho phép.
Tạo ra quyền gây ô nhiễm có thể đàm phán trên thị trường.
Cho phép thị trường về quyền gây ô nhiễm tìm giải pháp hiệu quả nhất.
Doanh nghiệp có thể cắt giảm dễ dàng nhất sẵn sang bán bất kỳ giấy phép nào
họ có.
Doanh nghiệp phải cắt giảm ô nhiễm với chi phí cao sẵn sàng mua bất kỳ giấy
phép nào khi họ cần. Sự phân bổ cuối cùng sẽ có hiệu quả.
1.3.4. Các biện pháp khác:
Chính phủ có thể khắc phục ngoại tác tiêu cực bằng cách chế tài bằng phạt tiền
và hình sự, tăng chi phí sản xuất và ngưỡng giá để nhập ngành, phí thải đánh trên mỗi
đơn vị thải.
GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng 3 / 20
Đề tài: “Giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường trên sông Thị Vải-Đồng Nai”
2.1.VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ LỢI ÍCH KHAI THÁC TÀI NGUYÊN TRÊN SÔNG
THỊ VẢI:
2.1.1. Vị trí địa lý sông Thị Vải:
Sông Thị Vải có độ dài gần 50 km bắt nguồn từ huyện Long Thành tỉnh Đồng

Nai đổ ra Vịnh Gành Rái chảy qua Tp.Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Có độ
rộng 300-600m, nhưng độ sâu lớn (10-30m), ít bị bồi lắng nên rất thuận lợi cho việc
xây dựng các cảng nước sâu và hoạt động của tàu từ 10.000 đến 50.000 DWT.
Dòng sông có khả năng pha loãng và phân hủy chất ô nhiễm, làm sạch nước
thải. Quá trình này được gọi là sự “đồng hóa” hoặc “tự làm sạch”. Phụ thuộc vào khả
năng tự làm sạch tự nhiên các dòng sông có khả năng bị ô nhiễm với mức độ khác
nhau khi tiếp nhận khối lượng chất ô nhiễm như nhau.
Từ nghiên cứu mô hình chất lượng nước kết hợp số liệu phân tích Nguyễn Tất
Đắc và CTV (1994, 1997, 2001) đã kết luận sông Thị Vải có hệ số tự làm sạch là 1,0 –
5,0. (Theo tính toán trong tài liệu nước ngoài dòng sông có hệ số tự làm sạch trong
khoảng 2,0 – 4,0 là có khả năng tự làm sạch ở mức trung bình, và nếu hệ số này trên
4,0 -10 là có khả năng tự làm sạch tốt).
Trạm H
max
H
min
V
max
+
(m/s)
V
max
-
(m/s)
€Q
+
(m
3
/s)
€Q

-
(m
3
/s)
€Q
(m
3
/s)
€Q
bq
(m
3
/s)
Thị Vải 378 11 0.937 0.589 40555 26642 13913 284
Nguồn: Huỳnh Bình An – Trung Tâm KTTV phía Nam, 2000.
2.1.2. Lợi ích khai thác tài nguyên trên sông Thị Vải:
Sông Thị Vải tuy không có ý nghĩa về mặt cung cấp nước, nhưng sông thuộc
địa bàn 3 tỉnh, thành (Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, TP.Hồ Chí Minh) rất quan trong
về mặt sinh thái và môi trường. Sông có hệ sinh thái rừng ngập mặn, khu dự trữ sinh
quyển Cần Giờ rất phong phú, có thể xem là lá phổi thanh lọc tự nhiên.
Dòng sông mang nguồn nước mặn, lợ với chế độ bán nhật triều và hệ thống
động thực vật từ thượng nguồn đến hạ nguồn rất phong phú, đa dạng.
Sông Thị Vải có hệ sinh thái đất ngập nước có giá trị rất quan trọng về mặt
môi trường và kinh tế - xã hội:
- Đây là nơi cơ trú, sinh trưởng của các loài tôm, cá. Hoạt động đánh bắt cá ven
bờ và khai thác ngoài khơi công suất khoảng 12 sức ngựa, trong đó khoảng 10% số
tàu có khả năng đánh bắt ở các vùng nước sâu trên 30m.
- Rừng ngập mặn là vùng đệm bảo đảm chống xói lở bờ biển, bờ sông và gia
tăng bồi lấp vùng cửa sông.
- Rừng ngập mặn với cảnh quan thiên nhiên và nơi cư trú của động vật hoang

dã là điểm du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học lý thú đặc biệt là khu Dự trữ sinh
quyển Cần Giờ.
- Rừng ngập mặn và các bãi lầy ngập mặn góp phần vào việc xử lý nguồn nước
ô nhiễm từ Đồng Nai, TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An, bảo vệ môi trường
nước cho các khu du lịch và khu nuôi trồng thuỷ sản ở Cần Giờ (TP.Hồ Chí Minh),
Tân Thành (Bà Rịa-Vũng Tàu), Cần Giuộc (Long An).
GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng 4 / 20
Đề tài: “Giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường trên sông Thị Vải-Đồng Nai”
Sông Thị Vải nằm trong vùng ven biển lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn có
trên 220 km bờ biển và có độ sâu cao nên có điều kiện phát triển một hệ thống cảng
biển làm nhiệm vụ tiếp nhận, xuất và trung chuyển hàng hóa quốc tế.

2.2. THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRÊN SÔNG THỊ VẢI ĐỒNG
NAI:
Tuy nhiên, đến nay hệ sinh thái con sông Thị Vải suy giảm mạnh. Việc chuyển
vùng đất ngập mặn ven sông Thị Vải thành đất công nghiệp và đô thị đã tác động xấu
đến môi trường tự nhiên và các ngành kinh tế mũi nhọn: thuỷ sản và du lịch của Bà
Rịa-Vũng Tàu, TP.Hồ Chí Minh.
Các KCN đang hoạt động hoặc đã được quy hoạch ở vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam và sông Thị Vải là nơi nhận nguồn nước thải cuối cùng:
Stt Khu công nghiệp Diện tích
(ha)
Loại hình khu
công nghiệp
Tỉnh Đồng Nai
1 Gò Dầu 184 Nhẹ
2 Nhơn Trạch I 430 Nặng / nhẹ
3 Nhơn Trạch II 350 Nhẹ
4 Nhơn Trạch III 368 Nặng / nhẹ
Cộng 1.332

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
1 Mỹ Xuân (A, A2, B1) 804 Nặng / nhẹ
2 Phú Mỹ I 1.300 Nặng / nhẹ
3 Phú Mỹ II 500 Nặng / nhẹ
4 Bắc Vũng Tàu 400 Nặng / nhẹ
Cộng 3.004
Tổng cộng 4.336
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo hiện trạng môi trường các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa –
Vũng Tàu năm 2001, 2002 và năm 2003.
Ghi chú: + Công nghiệp nhẹ: các ngành dệt may, da giày, điện tử, chế biến thực
phẩm.
+ Công nghiệp nặng: các ngành hóa chất, luyện kim, vật liệu xây dựng,
năng kượng, cơ khí, đóng tàu,…
Nhiều năm gần đây, sông gây mùi hôi thối, khó chịu, có những đoạn nghiêm
trọng tới mức thông số DO xấp xỉ bằng 0, thực vật và sinh vật phù du không có khả
năng sinh sống. Từ dòng sông có ý nghĩa “lá phổi” trở thành mối nguy hại khiến nhiều
người dân lẫn các công ty ven bờ bị ảnh hưởng về kinh tế, xã hội lẫn sức khoẻ.
2.2.1. Biểu hiện của sông Thị Vải:
Từ năm 1992 khu công nghiệp (KCN) Gò Dầu được xây dựng đến nay dòng
sông đã bị ô nhiễm nặng do ảnh hưởng của chất thải công nghiệp tại khu vực Gò Dầu.
GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng 5 / 20
Đề tài: “Giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường trên sông Thị Vải-Đồng Nai”
Nước sông có mùi hôi khó chịu, càng đi gần vào
những bờ đùng thì mùi càng nặng hơn. Nước ở giữa sông
còn có màu vàng nhưng đi vào trong thì chuyển sang màu
đen dần. Có những lúc màu nước sông đen như nước kẹo
đắng. Nước sông vào ban ngày đỡ hôi, vào ban đêm rất
hôi do ban đêm các nhà máy dọc sông Thị Vải mới xả
nước thải ra sông.
Theo báo cáo khoa học “Điều tra và lập phương

án xử lý ô nhiễm môi trường sông Thị Vải do các công
trình công nghiệp lân cận gây ra” được chủ trì thực hiện bởi Viện Sinh thái Tài
nguyên và Môi trường, Viện Sinh học Nhiệt đới, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và
Công nghệ Quốc gia (tháng 10-1997), ngoài lượng NH+4 (amoni), COD (nhu cầu ô
xy sinh hóa), BOD (nhu cầu ô xy hóa học) cao, nước thải còn chứa những hợp chất
hữu cơ có nguồn gốc từ thực vật.
Trong điều kiện dung dịch nước thải có chứa hàng
loạt gốc axít với vi sinh có trong tự nhiên sẽ chuyển thành
các hợp chất chứa lưu huỳnh. Qua các quá trình phân hủy, phản ứng hóa học tạo ra
các chất kết tủa có màu đen trong nước; đồng thời làm giảm lượng ôxy hòa tan trong
nước khiến các loài thủy sinh không thể sống được. Chưa hết, các sulfur kim loại
nặng kết tủa sẽ lắng xuống đáy sông lẫn trong bùn. Sự tích tụ này có hại cho chất
lượng môi trường. Qua hai đợt khảo sát mẫu bùn vào năm 1996 và 1997 ở cảng Gò
Dầu (gần nhà máy Vedan), kết quả cho thấy hàm lượng H2S rất cao. Khi hàm lượng
H2S trong nước tăng cao, không một sinh vật nào có thể tồn tại. Cụ thể, các mẫu
bùn lấy vào thời điểm tháng 9-1997 đã không tìm thấy loài động vật đáy nào sinh
sống. Theo kết luận điều tra của các nhà khoa học thuộc các cơ quan trên, sông Thị
Vải đã chìm sâu trong ô nhiễm hữu cơ với mức độ ô nhiễm tăng suốt từ năm 1994 đến
nay. Các nguồn chất hữu cơ xả vào sông Thị Vải đã biến một đoạn sông (ở trung lưu)
thành “nồi lên men vi sinh khổng lồ” và thành “bể nuôi cấy các loại tảo thích nghi ô
nhiễm bẩn”. Điều đáng lưu ý là các sinh vật gây bệnh tiết ra nhiều loại chất độc như
một số tảo lam. Cảng Gò Dầu được xác định là trung tâm ô nhiễm. Từ đây chất bẩn
phát tán đi khắp chiều dài sông.
+ Thiệt hại về kinh tế:
- Trước đây sông Thị Vải cá tôm nhiều vô kể mỗi lần kéo được cả trăm ký lô và
người dân ven khu vực sông sống nhờ vào nghề nuôi tôm, cá.
Nên đời sống khá giả. Nhưng vài năm gần đây, cá tôm bị tuyệt
chủng, nhiều hộ dân nuôi cá, tôm ở vùng ven sông Thị Vải, điêu
đứng vì cá, tôm của họ chết hàng loạt, nổi và dạt trắng cả bờ.
Nhiều người khẳng định hiện tượng cá, tôm chết như vậy là do

nguồn nước ở sông Thị Vải bị ô nhiễm nặng.
Ví dụ: Đùng rộng 30 ha của ông Ngô Văn Lượng, Phạm
Văn Lạng, Vũ Văn Quý, Vũ Văn Mộng,… do nước thủy triều lên
GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng 6 / 20
Một lọat khu công nghiệp mọc lên bên sông
Thị Vải (Ảnh: T.L/báo Bà Rịa-Vũng Tàu)
Đề tài khoa học từ năm 1997
Cống nước ông Lượng đã mở để
lấy nước từ sông Thị Vải vào
đùng làm cá chết hàng loạt hôm
14/12/2005
Đề tài: “Giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường trên sông Thị Vải-Đồng Nai”
ông Lượng mở cống cho nước từ sông Thị Vải vào đùng của mình. Sáng sớm hôm
sau, ông Lượng phát hiện cá trong đùng chết hàng loạt (khoảng 1 tấn) thiệt hại gần
100 triệu đồng.
Ông Ba Hùng nghề nuôi tôm trên đìa
rộng 10.000 m
2
ở sát rạch Bàu Riêu, ông phải
bỏ ¼ diện tích để làm hồ chứa nước, lắng
khoảng 10 ngày và dùng nhiều hóa chất khử
độc mới bơm vào ao nuôi. Mỗi vụ tôm ông
phải tốn khoảng 20 triệu đồng tiền bơm nước
và hóa chất. Thế nhưng ông vẫn trắng tày 3 vụ
tôm thiệt hại hơn 250 triệu đồng.
Nước ô nhiễm, vón cục chen vào các
đùng tôm, cá vẫn còn trơ ra đó. Có khoảng 560
hộ dân ở 2 xã Phước An, Long Thọ huyện
Nhơn Trạch phải bỏ nghề, đi nhiều nơi tìm kế mưu sinh.
Xã đảo Thạnh An huyện Cần Giờ - Tp.Hồ Chí Minh cũng bị ảnh hưởng gián

tiếp từ dòng sông Thị Vải. Xã có khoảng 1.000 hộ với hơn 70% người dân sống bằng
nghề đánh bắt thuỷ hải sản, làm muối và nuôi tôm sú. Nhưng 2-3 năm gần đây ít nhất
50% hộ dân lỗ từ 7-8 triệu đồng hoặc mất trắng khi lấy nước từ sông vào để nuôi tôm.
- Sông Thị Vải không chỉ ô
nhiễm nước bề mặt, mà nguồn nước
ngầm cũng bị ô nhiễm. Do nước
giếng người dân khoan dùng hàng
ngày gần đây có mùi tanh, múc lên
để qua đêm nước đổi màu đen.
- Tình trạng ô nhiễm trên sông
Thị Vải cũng ảnh hưởng trì trệ đến
hoạt động sản xuất kinh doanh của
các doanh nghiệp trong KCN Gò
Dầu. Ông Shinya Kajita - Tổng giám đốc – Công ty phân bón Việt Nhật, ông Nguyễn
Hữu Hiếu – Giám đốc Nhà máy Shell đều phản ánh nhiều hãng tàu Nhật Bản từ chối
vận chuyển hàng hóa cũng như nguyên vật liệu cho công ty qua cảng Gò Dầu, do
nước sông ô nhiễm ăn mòn thân tàu. Các hãng tàu Singapore cũng từ chối vận chuyển
qua sông Thị Vải. Theo báo cáo của Công ty cổ phần cảng Đồng Nai số lượt tàu
Singapore cập cảng chiếm 34% (200/600 lượt).
- Chi phí làm sạch dòng sông cao. Hơn 10 năm qua,
số nước thải chưa qua xử lý khoảng hơn 10 triệu m
3
. Theo
ông Nguyễn Tôn, Chủ tịch Hội Cấp thoát nước VN, việc
tính toán chi phí xử lý nguồn nước thải từ sản xuất công
nghiệp được căn cứ vào chất lượng nước thải, nồng độ ô
nhiễm và công nghệ xử lý. Với mức độ ô nhiễm trung
bình, giá thành xử lý 1m
3
nước thải sau khi làm sạch sẽ

GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng 7 / 20
Hệ thống xử lý nước thải của ông Ngâm mỗi vụ
tôm "ngốn" mất 20 triệu đồng.
Những đầm tôm giờ chỉ còn là... kỷ niệm. Ảnh: Thái Ngọc
Chất thải công nghiệp "phủ
trắng" nhiều đoạn sông Thị
Vải.
Đề tài: “Giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường trên sông Thị Vải-Đồng Nai”
gần gấp đôi giá nước sạch đầu vào. Nếu giá nước sạch hiện nay là từ 4.000 - 5.000
đồng/m
3
thì giá 1m
3
nước sau khi xử lý sẽ ít nhất là 8.000 - 10.000 đồng/m
3
. Tức là để
làm sạch lượng nước thải đó, phải tốn tới hàng trăm tỉ đồng
+ Thiệt hại về xã hội:
Hầu hết cán bộ công nhân viên của các công ty làm việc tại khu vực Gò Dầu
đều mắc các bệnh viêm xoang, nhức đầu,.. đau ốm liên tục mà nguyên nhân là do
nhiễm mùi hôi thối, mùi hóa chất thải ra hằng ngày của các công ty, xí nghiệp.
Hơn 10 năm nay, số người mắc bệnh
viêm xoang tại khu vực xung quanh Nhà máy
Vedan và dọc theo sông Thị Vải tăng đột biến.
Theo thống kê của cơ quan chức năng có đến
90% số người dân ở đây mắc các căn bệnh
mãn tính như viêm xoang, nhức đầu, khó thở,
nếu da tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm bị
nổi mẫn ngứa rất khó chịu, gây đau nhức và
còn biểu hiện một số triệu chứng khác.

Sông Thị Vải bị ô nhiễm dẫn đến rừng
ngập mặn bị mất. Mất rừng ngập mặn sẽ dẫn tới suy giảm ngành thuỷ sản, đặt biệt là
nghề nuôi tôm cá của nhân dân Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu và TP. Hồ Chí Minh.
2.2.2. Nguyên nhân ô nhiễm môi trường trên sông Thị Vải:
- Các thông số oxy hoà tan (DO) và nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) đực sử dụng
để đánh giá mức độ ô nhiễm nguồn nước do các chất hữu cơ kém bền vững. Sông Thị
Vải đang bị ô nhiễm hữu cơ với các mức độ khác nhau:
+ Khu vực Gò Dầu - Cảng Vedan về thượng lưu: ô nhiễm nghiêm trọng giá trị
DO thường <2,0 mg/l và giá trị BOD là 10-20 mg/l, có thời điểm lên trên 50 mg/l.
+ Từ cảng Vedan về hạ lưu (Cái Mép) mức độ ô nhiễm giảm nhanh với giá trị
DO tăng dần từ 3,0 mg/l đến 5,5 mg/l và giá trị BOD giảm rõ rệt từ 4-8 mg/l từ Phú
Mỹ đến Gò Da.
Sông Thị Vải có lượng phù sa thấp: hàm lượng chất rắn lơ lửng ở Cái Mép chỉ
khoảng 20-50 mg/l vào mùa khô và 100-150 mg/l vào mùa mưa. Tuy nhiên do ảnh
hưởng của chất thải công nghiệp tại khu vực Gò Dầu –Vedan có nhiều thời điểm
lượng chất thải lên đến 200 mg/l.
Hàm lượng tổng coliform sông Thị Vải vượt giá trị 10.000 MPN/100ml (Tiêu
chuẩn cho phép đối với nguồn loại B).
Nguyên nhân cơ bản việc ô nhiễm sông Thị Vải do việc xả thải của các khu
dân cư, cơ sở sản xuất công nghiệp từ các khu công nghiệp:
* Tại khu công nghiệp Mỹ Xuân A, huyện Tân Thành đã phát hiện DNTN
Liêm Chính (hoạt động từ năm 2001) trong lĩnh vực luyện và kéo cán thép xây dựng
với nguyên liệu là sắt, thép phế liệu nhưng không đấu nối vào hệ thống thoát nước thải
của khu công nghiệp. Lúc kiểm tra doanh nghiệp ngừng hoạt động nhưng các thùng
phuy chứa dầu, giẻ lau nhiễm dầu, thùng đựng hoá chất (chất thải nguy hại) để bừa
bãi, không có mái che theo quy định.
GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng 8 / 20
Váng vàng dày đặc mặt sông Thị Vải. (Ảnh: CTV)

×