Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

1 số câu hỏi nghiệp vụ khi phỏng vấn ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.62 KB, 7 trang )

MỘT SỐ VẤN ĐỀ QUAN TÂM
- Cac loai giay to co gia ma NHTM co the phat hanh:
1) Chứng chỉ tiền gửi (Certificate of deposit / CDs/ CD) là một loại Giấy tờ có giá do ngân hàng
phát hành để huy động vốn từ các tổ chức và cá nhân khác.
2) Trái phiếu:
+ Đối tượng phát hành có thể là doanh nghiệp (trái phiếu doanh nghiệp), một tổ chức chính
quyền như Kho bạc nhà nước (trái phiếu kho bạc), chính quyền (công trái hoặc trái phiếu chính
phủ). Đối tượng phát hành sẽ qui định về thời hạn và lãi suất,
+ Đối tượng mua trái phiếu, hay trái chủ, có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp hoặc chính phủ.
Tên của trái chủ có thể được ghi trên trái phiếu (trường hợp này gọi là trái phiếu ghi danh) hoặc
không được ghi (trái phiếu vô danh).
+ Thời hạn: có thể dưới 1 năm (trái phiếu ngắn hạn) hay lâu hơn (5, 7 hay 10 năm, )
3) Tín phiếu:
+ Là một giấy chứng nhận nợ của cá nhân, của công ty, trong đó các điều kiện hai bên tự thõa
thuận với nhau (ghi rõ thời gian trã lại vốn và tỹ lệ lời trên vốn)
+ Là giấy tờ có giá do chính phủ , ngân hàng nhà nước hay doanh nghiệp phát hành, mục đích là
huy động vốn trong ngắn hạn (dưới 1 năm)
+ Ngành ngân hàng dùng chữ chứng nhận tiền gởi định kỳ của khách hàng
4) Kỳ phiếu:
+ Là một loại chứng khoán, trong đó người ký phát cam kết sẽ trả một số tiền nhất định vào một
ngày nhất định cho người hưởng lợi được chỉ định trên lệnh phiếu hoặc theo lệnh của người
hưởng lợi trả cho một người khác.
+ Trả một số tiền nhất định một cách vô điều kiện & ghi rõ tên người thụ hưởng
+ Nếu xét về bản chất kỳ phiếu là một loại trái phiếu ngắn hạn với thời gian đáo hạn là khoảng
trên dưới 1 năm nhưng không quá 7,8 năm và thường do các ngân hàng thương mại phát hành.
+ Thời hạn thanh toán ngắn hơn là điểm khác biệt chính giữa kỳ phiếu và trái phiếu
+ Kỳ phiếu (và hối phiếu) nó dùng thanh toán cho các bên xuất nhập khẩu
- Mot so giay to co gia khac:
- Hối phiếu (Bill of exchange, draft):
+ Là mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện dưới dạng văn bản do một người ký phát (người ký phát hối
phiếu: drawer) cho một người khác (người thụ tạo: drawee), yêu cầu người này ngay khi nhìn


thấy hối phiếu hoặc vào một ngày cụ thể nhất định hoặc vào một ngày có thể xác định trong
tương lai phải trả một số tiền nhất định cho người đó hoặc theo lệnh của người này trả cho người
khác hoặc trả cho người cầm phiếu (gọi chung là người được trả tiền: payee).
+ Người nhìn thấy hối phiếu sẽ trả tiền ngay hay trả sau số ngày đã thỏa thuận (ví dụ như sau 30
ngày kể từ ngày nhìn thấy hối phiếu, )
+ Không có thời hạn lâu như kỳ phiếu
- Thương phiếu:
+ Do các công ty lớn phát hành nhằm đảm bảo trả những khoản vay ngắn hạn cho ngân hàng.
+ Là loại công cụ không được đảm bảo và luôn bán với giá chiết khấu.
- Chấp phiếu:
+ Là một chấp nhận ngân hàng, thực chất là một thương phiếu trong đó có quy định ngày và số
lượng tiền cần thanh toán.
+ Lý do đối tượng đi vay thường sử dụng loại chấp nhận ngân hàng này vì qui mô tài chính của
họ quá hạn chế hoặc quá mạo hiểm khi tự mình phát hành thương phiếu
- Phan loai no và trich lap du phong
1. Căn cứ vào thực trạng tài chính của khách hàng và/hoặc thời hạn thanh toán nợ gốc và lãi vay,
tổ chức tài chính quy mô nhỏ thực hiện phân loại nợ theo năm (05) nhóm như sau:
a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ trong hạn; Các khoản nợ quá hạn dưới 10
ngày.
b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới 30 ngày; Các
khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.
c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã
được cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả
năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180
ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo
thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên; Các
khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được

cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả
nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả
chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.
2. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ quy định tại Khoản 1 Điều này như sau:
a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): 0%;
b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): 2%;
c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): 25%;
d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn): 50%;
đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): 100%.
- cac rui ro NH gap phai ( RR TD, RR LS, RR TK, RR tỷ gia, nguyen nhan va cac bien phap
khac phuc, )
1) Rủi ro tín dụng (Credit risk): Nguy cơ bên đi vay không thể thanh toán cản gốc lẫn lãi theo
thời hạn đã ấn định trong hợp đồng tín dụng.
Rủi ro tín dụng là thuộc tính vốn có của hoạt động cho vay và góp vốn, phát sinh trong trường
hợp việc thanh toán bị trì hoãn, hoặc tồi tệ hơn là mất khả năng thanh toán. Điều này gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến dòng luân chuyển tiền tệ và ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản của
ngân hàng.
Nguyên nhân:
- Khách quan: Rủi ro do môi trường kinh tế không ổn định(Sự biến động quá nhanh và không
dự đoán được của thị trường thế giới, Rủi ro tất yếu của quá trình tự do hóa tài chính, hội nhập
quốc tế, Sự tấn công của hàng nhập lậu, Thiếu sự quy hoạch, phân bổ đầu tư một cách hợp lý đã
dẫn đến khủng hoảng thừa về đầu tư trong một số ngành), Rủi ro do môi trường pháp lý chưa
thuận lợi (Sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương, Sự thanh tra, kiểm tra, giám
sát chưa hiệu quả của NHNN, Hệ thống thông tin quản lý còn bất cập)
- Chủ quan: Rủi ro do các nguyên nhân từ phía khách hàng vay (Sử dụng vốn sai mục đích,
không có thiện chí trong việc trả nợ vay, Khả năng quản lý kinh doanh kém, Tình hình tài chính
doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch), Quản lý rủi ro tín dụng của các NHTM (Lỏng lẻo
trong công tác kiểm tra nội bộ các ngân hàng, Bố trí cán bộ thiếu đạo đức và trình độ chuyên
môn nghiệp vụ, Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay, Sự hợp tác giữa các NHTM quá lỏng
lẻo, vai trò của CIC chưa thực sự hiệu quả).

2) Rủi ro lãi suất: câu 15
3) Rủi ro thanh khoản: Rủi ro thanh khoản là tình trạng ngân hàng không đáp ứng được nhu
cầu sử dụng vốn khả dụng (nhu cầu thanh khoản). Tình trạng này nhẹ thì gây thua lỗ, hoạt động
kinh doanh bị đình trệ, nặng thì làm mất khả năng thanh toán dẫn đến ngân hàng phá sản.
Nguyên nhân: NHTM buông lỏng chính sách quản lý rủi ro làm mất cân đối một số tương quan
cơ bản trong cơ cấu tài sản, không đảm bảo đúng các tỷ lệ an toàn theo tiêu chuẩn của Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam; Do tính chất hệ thống đặc biệt chặt chẽ của ngành trong quan hệ vốn giữa
các ngân hàng, chỉ cần một vài ngân hàng mất khả năng thanh khoản sẽ gây hiệu ứng dây
chuyền, nhanh chóng lan toả trong toàn hệ thống ngân hàng. Rủi ro thanh khoản cũng là rủi ro tài
chính do tính lỏng của tài sản không ổn định. Một tổ chức tài chính (ngân hàng) có thể mất khả
năng thanh khoản nếu chỉ số tín nhiệm tín dụng của tổ chức này giảm sút, tổ chức này đối mặt
với tình trạng lượng tiền ra ồ ạt không dự kiến được trước hay một sự kiện nào đó khiến cho các
đối tác không muốn giao dịch hoặc cho vay đối với tổ chức đó. Tổ chức này cũng đối mặt với rủi
ro thanh khoản nếu thị trường hoạt động của tổ chức này có nguy cơ mất khả năng thanh khoản.
Rủi ro thanh khoản thường đi kèm với nhiều rủi ro khác. Nếu một đối tác vay tiền của ngân hàng
có nguy cơ vỡ nợ thì ngân hàng sẽ phải huy động tiền từ những nguồn khác để thanh toán khoản
đi vay của ngân hàng, bù đắp vào chi trả này. Nếu ngân hàng không có khả năng huy động tiền từ
các nguồn khác để thanh toán khoản nợ thì chính ngân hàng này cũng phải đối mặt với rủi ro vỡ
nợ. Như vậy, rủi ro thanh khoản gắn liền với rủi ro tín dụng.
4) Rủi ro tỷ giá: Rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh do sự biến động tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá
trị kỳ vọng trong tương lai. Rủi ro tỷ giá phát sinh khi NH kinh doanh mua bán cho chính mình,
hay nói một cách khác, rủi ro tỷ giá là rủi ro xuất hiện khi có sự dịch chuyển tỷ giá của các ngoại
tệ mà NHTM giữ dưới dạng tài sản Có, tài sản Nợ hoặc cả hai.
Nguyên nhân:
- Nguyên nhân chủ quan dẫn đến rủi ro tỷ giá của các NHTMVN là do trạng thái ngoại hối
không cân xứng, tức là có sự chênh lệch giá trị tài sản Có và tài sản Nợ ngoại hối hoặc chênh
lệch giữa doanh số mua vào và bán ra của đồng tiền nước ngoài.
- Nguyên nhân khách quan khác là do sự biến động tỷ giá theo chiều hướng bất lợi đối với ngân
hàng. Nguyên nhân của sự biến động này là : cung - cầu ngoại tệ trên thị trường, cán cân thanh
toán quốc tế, chính sách thuế quan, năng suất lao động, tình hình kinh tế chính trị của mỗi nước,

lãi suất đồng ngoại tệ và nội tệ.
- phan tich TCDN nen hoc ky( cac loai BCTC, y nghia, cac HS chi tieu TC can tham dinh, )
- Tai sao khi tham dinh cho vay TDung lai can co bang cham diem tin dung, dieu J quan
trong nhat khi quyet dinh cho vay Tdung ( Tư cách khách hàng QT nhất)
- Bảo lãnh (KN, các loại BL, )
- Nghiệp vụ chiết khấu ( phan biet hối phiếu, lệnh phiếu, rủi ro của NH khi CK : bên thanh
toán mất kn thanh toán, phá sản, bị bên thụ hưởng chủ động lừa, hoặc bên thanh toán và bên
thụ hưởng hợp tác lphats hành thương phiếu khống ma không có giao dịch thương mại tồn
tại, Các biện pháp phòng ngừa rủi ro, )
Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển
nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán.
Hối phiếu và lệnh phiếu thường được dùng trong quan hệ tín dụng thương mại giữa người mua
và người bán, khi người mua chưa trả tiền cho người bán ngay mà nợ lại về sau. Lúc đó người
cho vay là người bán, và người đi vay là người mua.
Hiểu nôm na thế này:
Hối phiếu do người Bán kí phát,gửi cho người mua , yêu cầu người mua khi nhìn thấy nó thì phải
trả nợ cho người bán.
Lệnh phiếu do người Mua kí phát, đưa người cho vay giữ, chứng nhận là có nợ của người cho
vay 1 khoản tiền và sẽ trả vào 1 ngày nào đó.
Về thời điểm kí phát :
Với hối phiếu thì lúc nào cần đòi tiền, người bán sẽ kí phát, thường là sau khi hàng đã được
chuyển đến người mua.
Với lệnh phiếu thì người mua phải kí phát và đưa cho người bán giữ (kiểu như làm thế chấp ấy )
rồi mới được lấy hàng.
1. Quy trình tín dụng ?
Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả công việc của ngân hàng từ khi tiếp nhận hồ sơ vay
vốn của một khách hàng cho đến khi quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng
tín dụng.
Việc xác lập một quy trình tín dụng và không ngừng hoàn thiện nó đặc biệt quan trọng đối với
một ngân hàng thương mại.

Về mặt hiệu quả, một quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng nâng cao chất lượng tín
dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng.
Về mặt quản lý, quy trình tín dụng có tác dụng:
* Làm cơ sở cho việc phân định quyền, trách nhiệm cho các bộ phận trong hoạt động tín dụng.
* Làm cơ sở để thiết lập các hồ sơ, thủ tục vay vốn.
2. Các công việc cần làm sau khi giải ngân của chuyên viên tín dụng.
Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng, hiện
trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng, để đảm bảo khả năng thu nợ.
3. Trong giai đoạn hiện nay, lãi suất đang có xu hướng giảm. Em sẽ làm gì để huy động vốn
cho ngân hàng Công thương. Những thuận lợi và khó khăn của Ngân hàng Công thương
trong việc huy động vốn.
Việc làm huy động vốn:
- Tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
- Thu thập thông tin về khách hàng.
- Tiến hành tiếp cận khách hàng.
- Tiến hành mời chào khách hàng về những sản phẩm huy động vốn của ngân hàng. Cùng với đó
đưa ra những cam kết tốt nhất có thể mà ngân hàng có thể cung cấp cho khách hàng về dịch vụ,
giá cả.
Thuận lợi của Vietinbank:
- Là ngân hàng lớn, lâu năm, có uy tín, được nhiều khách hàng tin tưởng.
- Có mạng lưới rộng khắp. Đảm bảo cung cấp cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng tốt
nhất.
Những khó khăn:
- Lãi suất thấp, KH tìm đến những cơ hội đầu tư có lợi nhuận cao hơn.
- Chịu sự cạnh tranh từ các ngân hàng khác ngày càng khốc liệt.
4. Hiện nay nếu Ngân hàng cho vay thì áp hụng hình thức lãi suất (cố định hay thả nổi) để
có lợi cho ngân hàng.
Hiện nay nên áp dụng cố định.
5. Những khó khăn mà các Ngân hàng gặp phải trong hoạt động tín dụng hiện nay.
- Tình hình kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, hàng tồn kho

lớn, sản xuất của các khách hàng đang suy giảm nghiêm trọng, các ngân hàng khó khăn trong thu
nợ (gốc, lãi), nợ xấu có xu hướng tăng cao.
- Một số lĩnh vực cho vay cần ưu tiên như cho vay nông nghiệp, nông thôn gặp nhiều khó khăn
do khách hàng vay không đủ điều kiện để ngân hàng xem xét cho vay (không có phương án sản
xuất - kinh doanh có hiệu quả không có hoặc không đủ tài sản bảo đảm, tình hình tài chính
không minh bạch, nợ xấu phát sinh do không tiêu thụ được sản phẩm ).
- Sự mất cân đối kỳ hạn vốn của ngân hàng hiện nay cũng là một trong những nguyên nhân khiến
nhiều ngân hàng không thể đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh
nghiệp nhỏ và vừa, do các doanh nghiệp này chủ yếu vay vốn trung và dài hạn để đầu tư mở rộng
sản xuất kinh doanh.
- Việc thẩm định khách hàng gặp nhiều khó khăn dẫn đến việc đánh giá khách hàng đôi lúc còn
thiếu chính xác.
6. 'Nếu 1 dự án có tính khả thi thì Ngân hàng ko cần xem xét các dự án khác mà tập trung
vào cho vay dự án đó thôi'' Đúng/Sai, giải thích?
Sai:
- Thứ nhất, “không nên bỏ trứng vào 1 rổ”
- Thứ hai, Dự án có khả thi chưa chắc dự án đó có thể đáp ứng những yêu cầu về tài chính của
NH và khả năng trả nợ.
- Thứ ba, việc xem xét các dự án khác là cần thiết để có thể so sánh với dự án đang xem xét. Từ
đó làm cơ sở để đưa ra quyết định cuối cùng.
7. Khi thẩm định tài chính doanh nghiệp người ta đánh giá những chỉ tiêu tài chính nào?
Các hệ số chỉ tiêu TC cần quan tâm:
+ Nhóm chỉ tiêu thanh khoản ( thanh toán hiện hành TSLĐ/NNH, thanh toán nhanh (TSLĐ-
HTK)/NHH, thanh toán tức thời = Tiền và các khoản tương đương tiền/NNH.
+ Nhóm HS chỉ tiêu hoạt động:Số ngày phải thu bình quân, số ngày tồn kho bình quân, chu kỳ
kinh doanh, số ngày phải trả bình quân, VLD ròng….
+ Nhóm hs chỉ tiêu nợ: NPT/ tổng TS, NPT/ VCSH
+ Nhóm hs chỉ tiêu lợ nhuận: ROA, ROE, ROS,…
+ Nhóm hs chỉ tiêu tăng trưởng: HS tăng trưởng DT, hs tăng trưởng NV, TTS,…
8. Làm thế nào để tìm kiếm khách hàng?

Về khách hàng cá nhân thì chủ yếu là dựa trên các mối quan hệ, đi tiếp thị,…Câu này là câu hỏi
tương đối mở, có thể tóm tắt một số ý TL cơ bản ( dành cho tìm kiếm KHDN) sau:
B1:Tìm hiểu thị trường về ngành nghề, quy mô, số lượng, tình trạng kinh doanh,…
B2:Xác định đâu là khách hàng hướng đến ( phù hợp với tiêu chí của từng Bank),
B3: Dựa vào các mối quan hệ để có được danh sách các khách hàng tiềm năng ( Data dữ liệu
Kh), cứ chém là có người quen bên thuế, bên phòng Công thương, thương mại các sở, UBND địa
bàn.
B4: Sau khi chốt được DS kh tiềm năng, mục tiêu thì chuẩn bị lên kế hoạch tiếp cận và tiếp thị
SP. ( đối với từng khách hàng phải chuẩn bị những sp phù hợp và phải làm thế nào để cho họ
thấy được sự vượt trội của SP so với SP của các đối thủ khác)
B5: Tận dụng các mối quan hệ để tiếp cận khách hàng ( hẹn di café, nhậu,…)
B6: Nếu họ chưa có nhu cầu sử dụng ngay SP thì cũng đừng nản, hãy lưu lại số điện thoại và thi
thoảng gọi hỏi thăm, sẽ có một ngày đẹp trời nào đó họ sẽ gọi điện cho mình để sử dụng SP hoặc
giới thiệu cho bạn bè.
9. Khách hàng muốn giải ngân trong hạn mức thì cần những giấy tờ gì? Trường hợp hợp
đồng đầu ra quy định sau 3 tháng trả tiền thì như thế nào (ý là cho vay bao lâu vì có đưa ra
phương án 3 tháng và 6 tháng)
Các giấy tờ cần thiết: PAKD, Khế ước nhân nợ (theo mẫu NH), hợp đồng, hóa đơn (đơn đặt
hàng) cho phương án nhận nợ lần này.
Thời hạn cho vay thường đã được quy định trong hợp đồng cho vay hạn mức mà ngân hàng đã
ký với khách hàng.
10. Bảo lãnh là gì? Kể tên các loại bảo lãnh? Thẩm định gì khi cấp bảo lãnh?
Khái niệm về bảo lãnh: Bảo lãnh là việc bên thứ ba cam kết với bên cho vay (người nhận bảo
lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên đi vay (người được bảo lãnh) nếu khi đến thời
hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ.
Các loại bảo lãnh ( dựa trên mục đích phát hành): Bảo lãnh dự thầu, BL Thực hiện HĐ, bảo lãnh
tạm ứng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh nợ vay, bảo lãnh thuế,…kể ra được
từng ấy tên là OK rùi
Thẩm định khi cấp bảo lãnh : Về lý thuyết thì bảo lãnh cũng là một hình thức cấp TD của Bank,
chính vì vậy việc thẩm định cấp bảo lãnh cũng tuân thủ như việc thẩm định cho vay, đầy đủ các

bước trong quy trình thẩm định cho vay ( Tư cách,Pháp lý, năng lực tài chính, mục đích,
TSBĐ, trừ trường hợp ký quỹ 100% thì có thể không cần thẩm định chi tiết về tài chính và
TSBĐ)
11. Cho vay tiêu dùng? Cho vay tiêu dùng khác gì so với cho vay dự án?\
Cho vay tiêu dùng là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng
bao gồm các cá nhân và hộ gia đình. Đây là nguồn tài chính quan trọng giúp họ trang trải cho
nhu cầu về nhà ở, đồ dùng gia đình, xe cộ Bên cạnh đó cho vay tiêu dùng còn đáp ứng những
chi tiêu cho nhu cầu giáo dục, y tế, du lịch
Sự khác nhau của cho vay tiêu dùng và cho vay dự án : Quy mô nhỏ hơn, lãi suất cao hơn, cho
vay TD thì quan trọng nhất là tư cách khách hàng còn cho vay dự án thì quan trọng nhất là tính
khả thi và một loạt các yếu tố khác, nguồn trả nợ của cho vay TD thường được đánh giá dựa trên
dòng thu nhập hiện tại còn cho vay dự án là dòng thu nhập trong tương lai, cho vay tiêu dùng là
hình thức hỗ trợ các khách hàng CN, hộ cá thể có thể mua sắm, chi tiêu phục vụ nhu cầu sinh
hoạt -> không đánh giá về tính sinh lời của PAV, cho vay dự án thì đối tượng KH là các công ty,
quan tâm hàng đầu của Bank là lợi nhuận mang lại của dự án và các ảnh hưởng tích cực của DA
đến kinh tế xã hội, các bạn bổ sung thêm nhé.
12. Một doanh ngiệp làm ăn có lãi thì chắc chắn trả được nợ, đúng hay sai, giải thích?
Sai, việc trả được nợ hay không phụ thuộc vào dòng tiền vào của DN có đúng thời điểm trả nợ
hay không, lợi nhuận trên báo cáo chỉ là con số chốt tại một thời điểm nhất định, còn tiền thực có
để thanh khoản của DN phụ thuộc và dòng tiền vào - ra (báo cáo lưu chuyển tiền tệ), tại thời
điểm đáo hạn ngân hàng nếu DN đang có nhiều khoản phải thu chưa thu được ( do chính sách
bán chịu, do khó khăn thị trường ,…) thì cũng không thể có tiền để trả NH.
13. Quy trình thẩm đinh? Ý nghĩa?
“Quy trình thẩm định tín dụng là một quá trình quy định các bước, các nguyên tắc và nội dung
thẩm định khách hàng vay một cách cụ thể nhằm đưa ra những đánh giá về khách hàng phục vụ
cho việc ra quyết định tín dụng.”
- Giúp đánh gía được mức độ tin cậy của phương án sản xuất hoặc dự án đầu tư mà khách hàng
đã lập và nộp cho ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn.
- Phân tích và đánh giá được mức độ rủi ro của dự án khi quyết định cho vay.
- Giúp cho cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có thể mạnh dạn quyết định cho vay và giảm

được xác suất hai loại sai lầm trong cho vay: cho vay dự án tồi và từ chối cho vay đối với một dự
án tốt.
14. Thẩm định dự án đầu tư thì thẩm định những cái gì? Đánh giá hiệu quả tài chính của
dự án?
Thẩm định 6 nội dung ( 1. Tính cần thiết và mục tiêu DA, 2 Phương diện Thị trường DA, P diện
ký thuật, 4 PD cơ cấu, tổ chức, nhân sự, 5 PD tài chính, 6 Phương diện ảnh hưởng đến KT-XH)
Đánh giá hiệu quả TC của dự án ( xem xét các chỉ tiêu NPV, IRR, PI, thời gian hoàn vốn, tổng
mức đầu tư, các một số các yếu tố #,….Để nghị bạn nào hiểu rõ về tài trợ dự án bổ sung
15. Rủi ro lãi suất? Nguyên nhân gây ra rủi ro lãi suất?
Rủi ro LS là sự biến động của thị trường LS hoặc các yếu tố liên quan đến LS khiển cho NH bị
tổn thất về TS, mất thêm chi phí để khắc phục,…
Nguyên nhân: sự biến động của LS thị trường, sự mất cân đối kỳ hạn giữa huy động và cho vay,
sự cạnh tranh không lành mạnh của đối thủ,…

×