Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tác dụng chữa bệnh của cây ngũ trảo pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.88 KB, 3 trang )




Tác dụng chữa bệnh của
cây ngũ trảo

- Cây ngũ trảo còn gọi là mẫu kinh, hoàng kinh, ngũ trảo phong, chân chim (là do
hình dáng của lá, trông như 5 cái móng chim)…, Là loại cây gỗ nhỏ, cao từ 3 –
5m, cành non hình vuông có lông mịn màu xám. Lá mọc đối, 3 – 5 lá chét, hình
trái xoan hoặc mũi mác, mặt trên nhẵn màu lục sẫm, mặt dưới có lông mịn màu
trắng bạc, hơi khía răng ở phần đầu lá. Cụm hoa mọc ở đầu cành, có màu tím nhạt
hoặc lam tía, mùa hoa tháng 11. Quả hạch hình cầu, có đài tồn tại bao bọc. Mùa ra
quả từ tháng 5 đến tháng 7, cây thường mọc hoang và trồng làm hàng rào, làm
cảnh vì lá đẹp, thơm, dùng làm thuốc.
Theo Đông y, ngũ trảo có vị đắng the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng thanh nhiệt,
giảm sốt, làm lưu thông huyết mạch, trừ thấp, kích thích tiêu hóa

Công dụng của cây ngũ trảo:
- Hỗ trợ chữa đau lưng do gai cột sống: Lá cây đại tướng quân, lá ngũ trảo, bồ công
anh. Cả 3 loại đem giã thật nhỏ với ít muối, sau đó trộn với ít rượu trắng (khoảng
40 độ) và xào nóng lên rồi đắp vào vùng cột sống bị đau.
Đại tướng quân là vị thuốc chữa đau lưng do gai cột sống.
- Trị đau nhức khớp xương, bầm tím do va đập: Lá ngũ trảo tươi, sao nóng, để vừa
ấm 37 độ C bó chỗ sưng đau. 20 phút sau thuốc nguội sao lại và bó tiếp ngày 3 lần.
Dùng liền 5 ngày.
- Hỗ trợ điều trị ho do viêm phế quản, suyễn: Lá ngũ trảo 2g sắc uống lúc còn
nóng, có thể thêm 6g cam thảo sắc cùng. Một liệu trình 10 ngày.
- Trị phụ nữ đau bụng khi có kinh, hoặc kinh bế đau bụng. Lá ngũ trảo 16 – 40g
rửa sạch, đổ 500ml nước sắc còn 200ml nước chia 2 lần uống trong ngày, dùng liền
10 ngày trước chu kỳ kinh.
- Trị cảm mạo, sốt, nhức đầu, sổ mũi: Lá ngũ trảo 100g, lá bưởi, lá cam 40g, lá


chanh, lá sả, ngải cứu mỗi thứ 20g. Tất cả rửa sạch, cho vào nồi nấu trong 5 lít
nước để xông.
- Kích thích tiêu hóa, làm ăn ngon, dễ tiêu: Vỏ cây ngũ trảo 12g rửa sạch cắt khúc,
cho vào ấm sắc uống lúc còn nóng, dùng trước bữa ăn 30 phút.
Không sử dụng ngũ trảo cho bệnh nhân suy nhược, gầy yếu, táo bón không được
sử dụng hoặc khi sử dụng phải có sự chỉ định của thầy thuốc.

×