Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Những câu nói của bố mẹ dễ làm tổn thương bé. doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.14 KB, 4 trang )






Những câu nói của bố mẹ dễ làm tổn thương bé

Theo phân tích của các chuyên gia tâm lý và giáo dục trẻ em, 4 câu nói sau
đây có khả năng làm tổn thương tâm lý trẻ em nhất.
Sao con càng lớn càng bướng thế hả?
Nếu con bạn là một đứa bé 4 tuổi, cứ ngồi dính chặt vào cái ghế mà nhất quyết im
lặng không chịu nói gì thì dám chắc đến 99% là bạn sẽ quát, thậm chí là hét lên:
“Sao con càng lớn càng bướng thế hả?” hoặc “Càng ngày càng không biết nghe
lời”, “Càng lớn thì càng hư”…
Đừng vội cho rằng bé hư mà bạn nên hiểu rằng một đứa trẻ cần phải trải qua giai
đoạn có tính cách bướng bỉnh, nghịch ngợm, cho mình là trung tâm. Đó là điều cần
thiết cho sự phát triển tâm lý của trẻ em.
Các chuyên gia tâm lý trẻ em khuyên bạn thay vì hét lên với bé như vậy, trước hết
nên nói một vài câu thể hiện sự đồng cảm, sau đó nhẹ nhàng phân tích cho bé như
vậy là không ngoan. Bạn nên nhớ, thông thường với trẻ con phải vừa dạy vừa dỗ
mới đạt hiệu quả tốt nhất.
Đừng chạy như thế, ngã đấy con!
Dù xuất phát từ sự lo lắng cho con nhưng câu nói này đã truyền đến con bạn một
thông tin khẳng định: bé nhất định sẽ bị ngã. Điều đó chính là một sự đả kích và
phủ nhận nỗ lực tự bước đi trên đôi chân mình của một em bé. Và nếu sự cảnh báo
của bạn (thật may) không trở thành hiện thực thì dần dần bé sẽ nảy sinh tâm lý
phản ứng và không tin vào lời bạn nói.
Vậy phải làm thế nào trong trường hợp này? Các chuyên gia tâm lý trẻ em cho
rằng hãy hướng dẫn bé đi đôi giầy vừa vặn, chắc chắn để hạn chế khả năng bị ngã
là tốt nhất.


Trước khi nói điều gì với con, cha mẹ nên cân nhắc và đặt mình vào vị trí của trẻ.
(Ảnh minh họa)
Mẹ chỉ đùa con thôi!
Không ít người cho rằng nói đùa hoặc trêu chọc sẽ giúp bé phát triển khiếu hài
hước nhưng trẻ con khác với người lớn ở chỗ chúng tin một cách tuyệt đối những
lời bố mẹ chúng nói ra.
Vì vậy, không nên nói đùa, nói không rõ nghĩa, nói không đúng sự thật với bé. Đặc
biệt, đã hứa với bé điều gì thì bạn nên thực hiện đúng như vậy, trong trường hợp
bất đắc dĩ không làm được phải giải thích rõ cho bé.
Mẹ vừa nói với con như thế nào mà con lại…
Thêm một chút mỉa mai trong ngữ điệu thì câu nói này của bạn không khác nào lời
chỉ trích đối và làm tổn thương tâm lý trẻ. Nếu bạn thật sự muốn bé hiểu mình
không làm đúng yêu cầu của mẹ thì cách hữu hiệu là nên nói như thế này: “Mẹ rất
không vui vì việc này, mẹ đã nói với con ba lần rồi. Nhưng mẹ sẽ nói lại một lần
nữa nhé, nếu con không chơi nữa phải cất đồ chơi vào trong hộp”.
Đảm bảo với bạn rằng, với cách nói này, bé sẽ ngoan ngoãn đứng dậy và xếp dọn
đồ chơi ngăn nắp.

×