Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Chuẩn bị vào lớp 1, đừng dạy con nhường nhịn bạn bè pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.83 KB, 4 trang )







Chuẩn bị vào lớp 1, đừng dạy con nhường nhịn bạn bè

Cô giáo phát kẹo cho học sinh trong lớp nhưng cố tình “quên” một em. Thấy
tất cả bạn có kẹo riêng mình thì không, em rụt rè nói nhỏ với cô "con không
có kẹo''. Cô giáo vờ không nghe, thế là cô bé chấp nhận nhìn các bạn ăn.
Câu chuyện này được Tiến sĩ Trần Thị Hương, chuyên gia về tâm lý giáo dục trẻ
mầm non chia sẻ tại hội thảo “Chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1” ngày 18/5 ở TP
HCM. Tiến sĩ khuyên: "Đừng bao giờ dạy con nhường nhịn bạn bè".
"Trẻ phải biết tự bảo vệ mình trước người khác và được quyền đòi hỏi quyền lợi
chính đáng của bản thân. Nhường nhịn là tốt, nhưng không phải nhường nhịn một
cách vô điều kiện, khi gặp người xấu bé sẽ bị thua thiệt, bị lợi dụng. Hãy dạy con
biết cách thỏa thuận và nhân nhượng thay vì nhường nhịn vô điều kiện", bà Hương
nói.
Có rất nhiều sai lầm của các bậc cha mẹ khi chuẩn bị tâm lý cho con vào lớp 1. Ví
dụ theo tiến sĩ Hương, cha mẹ đã làm thay con hết tất cả mọi công việc vì thấy con
mình còn nhỏ. Điều này sẽ khiến trẻ phụ thuộc. Thay vào đó, cha mẹ hãy cho con
tự lập, dạy con biết sắp xếp đồ chơi sau khi chơi xong, dạy con tự mặc áo quần, tự
thu xếp sách vở để đi học. Sau 5 tuổi trẻ đã có thể tham gia các hoạt động liên tục,
hãy để cho con mình được tự lựa chọn, tự quyết định, điều đó sẽ giúp bé tự tin, tự
lập hơn.
Việc cấm tiệt trẻ dùng các đồ vật nguy hiểm cũng không đúng, vì bất kể một lúc
nào đó người lớn sơ ý thì chúng sẽ dùng tới loại đồ này. Theo bà Hương: "Hãy dạy
con cách sử dụng đồ dùng một cách an toàn. Ví dụ cách dùng kéo, dao như thế
nào, không được dùng cao cắt vào người khác ra sao, và nói rõ tác dụng của từng
loại đồ dùng để cảnh báo trẻ".


Một lời khuyên khác là không so sánh con với những đứa trẻ khác. Điều này sẽ gây
áp lực cho bé và làm nó cảm thấy thua kém bạn bè, tạo cho bé cảm giác mất tự tin.
Hãy so sánh bé với chính bản thân nó, để tự nó biết mình đã làm được những gì,
chưa làm được những gì.
Khen bé quá mức như con quá tuyệt vời, con quá tốt… sẽ dẫn đến việc trẻ tự hào
quá về bản thân, cho rằng mình đã tốt ở tất cả mọi thứ nên dễ tự phụ, tự tin thái
quá. Hãy khen khi con làm được việc gì đấy, nhưng khen đúng chừng mực và cụ
thể. Con đã làm tốt việc gì, như thế nào chứ không khen chung chung, điều này
giúp trẻ tự nhận thức được khả năng của mình.
La mắng khi bé phạm bất cứ lỗi nào sẽ khiến cho con cảm giác sợ hãi và đề phòng,
hạn chế tính năng động, sáng tạo của con. Hãy để cho trẻ mắc lỗi và cùng con tìm
hướng giải quyết, như vậy sẽ dạy cho trẻ biết cách biết khắc phục khi mắc lỗi.
Một trong những sai lầm ảnh hưởng rất nhiều tới trẻ hiện nay là tình trạng cha mẹ
bắt ép con trẻ học quá sớm, dẫn tới việc trẻ chủ quan, khi đến lớp sẽ không tập
trung. Chưa kể, phương pháp dạy ở nhà không đúng sẽ hình thành nên một thói
quen tư duy sai lầm sau này ăn sâu vào tiềm thức trẻ rất khó để thay đổi, sửa chữa
lại.
Anh Nguyễn Thế Đồng (quận Bình Thạnh, TP HCM) nói, biết rằng cho trẻ học quá
sớm, học thêm trước là không tốt, thế nhưng hiện hầu hết các bé đều được cha mẹ
cho học từ rất sớm. Nếu như anh không cho con mình học sợ rằng bé sẽ thua kém
bạn bè. Đây cũng chính là băn khoăn của rất nhiều phụ huynh khác.
Theo tiến sĩ Trần Lan Hương thì đây là vấn đề xã hội. Cho con học sớm nhưng
phải xét đến khả năng của con mình và xét cả mục tiêu học của các trung tâm dạy
học. Nếu như con có đủ khả năng học, mục tiêu của các trung tâm dạy phù hợp thì
vẫn có thể cho trẻ theo học nhưng phải có phương pháp đúng.


×