Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.18 KB, 4 trang )
Những việc cần làm khi trẻ bị chấn thương đầu
Trẻ em đang ở lứa tuổi hiếu động, thích nô đùa chạy nhảy, dễ bị vấp ngã và
hay bị đập đầu vào các vật cứng, hay xuống đất hoặc nguy hiểm hơn là vào
các vật sắc nhọn, gây chấn thương ở đầu. Với lứa tuổi còn non nớt, một chấn
thương ở đầu sau ngã, đập mạnh đầu xuống đất hay bị xoay giật mạnh vào
đầu… có thể gây biến chứng sọ não nặng nề, cần được đặc biệt quan tâm theo
dõi và điều trị kịp thời.
Tình trạng nhẹ sau chấn thương ở đầu
Cha mẹ hoặc người thân của trẻ nên bình tĩnh, chú ý quan sát tư thế trẻ sau khi bị
tai nạn để xác định rõ chỗ va đập chấn thương trên cơ thể trẻ. Nhẹ nhàng bế trẻ lên
giường nằm nghỉ, tránh giận dữ quát mắng trẻ.
Cần quan sát kỹ một số triệu chứng ban đầu ở trẻ nếu có như: Trẻ có bị bất tỉnh
không? Có nôn ói không? Nếu có thì nôn như thế nào, nôn vọt hay chỉ oẹ ra nước
miếng? Chất nôn có cái gì? Chảy máu ở đầu, mắt, mũi…? Có gãy xương như tay,
chân…?
Chú ý theo dõi các triệu chứng bất thường có thể xảy đến trong những ngày tiếp
theo như: trẻ kêu nhức đầu, chóng mặt, hay lừ đừ…Đôi khi trẻ hay quấy khóc, khó
ngủ, khi ngủ hay bị giật mình la hoảng.
Trẻ nhỏ chơi một mình rất dễ bị té ngã.
Tình trạng nặng cần đến bệnh viện ngay
Biến chứng chấn thương sọ não sau chấn thương ở đầu xảy đến khoảng 36-48 giờ
sau khi bị chấn thương: gãy lún xương sọ và chảy máu, tụ máu dưới màng cứng.
Khi trẻ có một số triệu chứng bất thường như: đau đầu tăng dần; nôn ói nhiều lần