Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

ÁP PHÍCH VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG PHỐ THỤY SĨ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.45 KB, 7 trang )





ÁP PHÍCH VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG PHỐ
THỤY SĨ



Tựa đề phim "Em tôi cưới vợ" là một câu chuyện có thật về một cậu bé Việt Nam
được một gia đình Thụy Sĩ nhận làm con nuôi. Cậu bé Vinh (tên nhân vật) hàng
năm vẫn gửi thư về cho mẹ ở Việt Nam kể về hạnh phúc được sống trong tình
thương yêu ở gia đình bố mẹ, anh chị nuôi. Kinh tế gia đình bố mẹ nuôi sa sút,
hạnh phúc tan vỡ do sự chia tay của bố mẹ, Vinh cũng giữ kín. Được tin con cưới
vợ, mẹ đẻ và cậu từ Việt Nam sang (do diễn viên Mẫn Thu và Thanh An đóng) thế
là kịch tính xảy ra. Gia đình họp lại bàn luận và thống nhất vì hạnh phúc của Vinh,
bà mẹ kế của bố nuôi phải sách valy rời nhà và bà mẹ nuôi (đã ở chỗ khác) trở về
như gia đình vẫn hạnh phúc để đón mẹ của Vinh từ Việt Nam sang. Đám cưới
được tổ chức rất vui, nhưng bằng linh cảm của người mẹ và cậu đã nhận ra sự thật
trớ trêu. Với diễn xuất tâm lý, tình cảm sâu sắc của các nhân vật trong gia đình bố
mẹ nuôi và sự chân thật, mộc mạc của người mẹ và cậu đã tạo nên sự xúc động
cuốn hút người xem. Tính nhân văn và quan niệm về hạnh phúc trong cuộc sống
hiện đại là điều mà đạo diễn Jean - Stéphane Bron và êkíp làm phim muốn gửi
gắm.
Đến Thụy Sĩ sau hai ngày nghỉ ngơi, mỗi họa sĩ được về một thành phố để vẽ:
Genève, Lausanne, Montreux và Fribourg. Hãng phim bố trí một sinh viên mỹ
thuật phụ giúp kiêm nhiệm vụ nhiếp ảnh gia; cứ 1 tiếng chụp một kiểu ảnh để làm
tư liệu về tiến độ công trình. Mỗi chúng tôi còn được bố trí một người Việt thông
thạo ở thành phố đó làm phiên dịch và liên hệ công việc. Tranh được vẽ khuôn khổ
lớn: 2,20m x 5,7m. Thông thường khổ lớn chỉ được phép lm2 x 2,4m) Tranh vẽ
theo gợi ý của Hãng nhưng dành cho các họa sĩ toàn quyền vẽ theo kiểu Việt Nam


với cảm xúc của người nghệ sĩ (vì phim nói về Việt Nam). Cũng xin nói thêm hiện
nay những tranh quảng cáo (áp phích) thường ỷ lại vào kỹ thuật đồ hoạ vi tính
(lồng ghép ảnh) và kỹ thuật in khổ lớn được sử dụng "tràn lan" "dễ dãi" "vô hồn"
và "ít tính nghệ thuật" đã tạo nên sự nhàm chán. Trở lại với lối vẽ "bằng tay" trực
tiếp của người họa sĩ với rung cảm nghệ thuật là một việc làm quý. Hơn nữa việc
họa sĩ vẽ trước người xem để tiếng nói Hội Hoạ được giao lưu, đồng thời góp phần
nâng cao cảm thụ thẩm mỹ của khán giả. Vì vậy chúng tôi vừa làm một hoạ sĩ vẽ
tranh và kiêm luôn cả "Nghệ thuật trình diễn". Đó là một ý tưởng hay, chúng tôi
nói với nhau rằng đây quả là: "một cách chơi nghệ thuật sang trọng".
Thời gian theo kế hoạch phải hoàn thành trong 8 ngày để đúng vào ngày công
chiếu bộ phim. Công việc vẽ ngoài trời, chất liệu vẽ lại là Acrilic, thời tiết hanh,
nhanh khô nên cũng gây trở ngại lớn cho chúng tôi. Tôi và Hoạ sĩ Đoàn Hồng lại
phải vẽ tranh trên giàn giáo ở độ cao 4m (không có chỗ lùi để ngắm). Những khó
khăn trở ngại làm tăng nỗi lo lắng trong mỗi hoạ sĩ, bởi vừa phải lo chất lượng
nghệ thuật lại vừa phải lo thời gian không cho phép "lùi". Sự quan tâm chu đáo của
hãng phim cũng như những cộng sự nhiệt tình của chúng tôi đã làm vơi đi nỗi lo
trong mỗi người. Chúng tôi động viên nhau làm hết sức mình để hoàn thành đúng
thời gian, vì danh dự của người nghệ sĩ.
Lịch làm việc hàng ngày của chúng tôi: sáng từ 9h - trưa ăn tại chỗ và vẽ luôn đến
18h, 18h 30 (vì trời bên này còn sáng chưa tối). Theo dõi lao động nghệ thuật
nghiêm túc với tinh thần trách nhiệm cao trong sáng tạo, nhiều người xem ngồi
hàng giờ, ngắm nghía bày tỏ cảm tình quý mến, trân trọng với các hoạ sĩ Việt
Nam.
Các bà sơ ở Fribourg đã mang hoa quả, bánh trái, cà phê ra tận chỗ hoạ sĩ Anh
Dũng mời với tình cảm mến phục. ở Genève một khán giả ngắm tranh thích thú,
khen đẹp rồi ông lên ôtô, lúc sau trở về với hộp sôcôla đắt tiền tặng hoạ sĩ Dân
Quốc với tấm thiếp: "Chúc mừng, cảm ơn hoạ sĩ Việt Nam" trong niềm vui quý
trọng. Thái độ làm việc nghiêm túc, cẩn trọng, khẩn trương, chúng tôi đã hoàn
thành tác phẩm với chất lượng nghệ thuật sớm hơn dự định 3 ngày. Có được kết
quả này có sự đóng góp động viên của bà con người Việt và đặc biệt là các chị Mỹ,

Hạnh, Trinh và Anh Khánh. Thật thiếu sót nếu không nói đến sự giới thiệu của báo
chí dành cho các hoạ sĩ Việt Nam. Mới vẽ được 2 ngày 2 tờ báo ở Genevơ: Tribune
de Genevơ và 20 minuter đã đến phỏng vấn Hoạ sĩ Dân Quốc.
Sáng hôm sau trên xe buýt hoạ sĩ có cảm giác nhiều người nhìn với ánh mắt thân
quen, mỉm cười chào và nhường chỗ ngồi. Một cô gái người Phi nhìn tờ báo rồi
nhìn hoạ sĩ, cô ta đã nhận ra ông hoạ sĩ Việt Nam "Râu bạc đội mũ Bê rê (mũ nồi)
đúng với ảnh ở Báo. Với nụ cười thiện cảm, chào và tặng hoạ sĩ tờ báo. Anh Dũng
và Đoàn Hồng cũng được các báo đưa tin liên tiếp cùng với ảnh chụp đang làm
việc. Chúng tôi luôn gặp những ánh mắt chứa chan tình cảm yêu mến, quý trọng
khi được biết chúng tôi đến từ thủ đô Hà Nội lại được trực tiếp xem các hoạ sĩ vẽ.
Chúng tôi càng cảm động hơn khi hoàn thành xong tranh vẽ tại Genève, Fribourg,
Hãng phim tổ chức tiệc đứng chúc mừng và cảm ơn các hoạ sĩ. Đại sứ Việt Nam
và Đại sứ Thuỵ Sĩ ở Việt Nam mới về cũng đến dự cùng với Truyền hình và các
báo chí: Giám đốc và đạo diễn phim trong phát biểu đã rất vui mừng về thành công
mà các họa sĩ Việt Nam đã đạt được: Tranh vẽ đẹp, gây ấn tượng, chất lượng nghệ
thuật cao. Đặc biệt khán giả Thụy Sĩ được thưởng thức phong cách nghệ thuật áp
phích Việt Nam, thông qua các họa sĩ vẽ trực tiếp. Sự trân trọng quý mến dành cho
chúng tôi vượt ra khỏi việc xã giao thông thường, nhường chỗ cho tiếng nói nghệ
thuật của người nghệ sĩ. Hình ảnh Việt Nam với người Thuỵ Sĩ được biết đến
thông qua cuộc chiến đấu thì giờ đây họ được chứng kiến tiếng nói nghệ thuật của
các hoạ sĩ Việt Nam đã tạo nên sự cởi mở, thân thiện và gần gũi. Chúng tôi rất
mừng và vui vì đã góp phần vào chiếc cầu nối, hữu nghị bằng chuyên môn nghệ
thuật. Niềm vui của chúng tôi được nhân lên đúng vào dịp khi hai nước Việt Nam
và Thuỵ Sĩ long trọng kỷ niệm 35 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao hữu nghị
giữa hai nước vào ngày 11 - 10.
Qua chuyến đi chúng tôi cũng hiểu biết thêm và học tập được những điều mới lạ.
Một đất nước không hề biết đến chiến tranh mà chúng tôi trước đây chỉ biết đến
với đặc sản là: Ngân Hàng, Đồng Hồ, Dao Díp, Phô Mai và Sôcôla. Thuỵ Sĩ hôm
nay với mức sống và dân trí cao, dân chủ, tôn trọng luật pháp, môi trường hài hoà
với thiên nhiên đó là những điều tốt đẹp mà lợi ích xã hội đã mang lại cho người

dân.
Những điều mà đất nước Thuỵ Sĩ hôm nay đạt được trong mỗi chúng tôi đều có
câu hỏi: Bao giờ" Bao giờ để cùng nhắc nhở nhau mỗi người phải cố gắng làm
hết sức mình trong mỗi công việc cụ thể để xây dựng đất nước Việt nam giàu về
tiền của và sang về nghệ thuật.

×