Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

MỨC ĐỘ THÍCH ỨNG XÃ HỘI CỦA HỌC SINH THCS ỨNG HÒA – HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TÂM LÝ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (608.76 KB, 104 trang )

MỤC LỤC
3. Quản lý căng thẳng 96
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, sự bùng nổ
thông tin và toàn cầu hóa đã kéo theo sự thay đổi không ngừng mọi mặt đời sống xã
hội. Một mặt điều đó đem lại cho con người một cuộc sống tiện nghi, hiện đại hơn
nhưng mặt khác đòi hỏi các hoạt động của con người phải đa dạng và phức tạp, đáp
ứng những yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Bởi vậy, sự thích ứng có ý nghĩa quyết
định đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân.
Khái niệm “thích ứng” được phát triển ở thế kỉ 19 trong sinh học, lí thuyết
tiến hoá; sau đó được mở rộng, sang lĩnh vực xã hội học và tâm lí. Nếu dưới góc độ
sinh học, thích ứng có vai trò như một nhân tố không thể thiếu đối với sự tồn tại và
phát triển của cá thể thì dưới góc độ tâm lý học sự thích ứng nói chung và TƯXH
-khả năng biến đổi của cá nhân trong quá trình tương tác với môi trường xã hội nói
riêng - giúp con người thu nhận được những tri thức mới, kỹ năng, kỹ xảo mới, làm
cho các phẩm chất tâm lý, năng lực và kỹ năng hoạt động cá nhân ngày càng phát
triển: con người có thể hoạt động tốt hơn trong những hoàn cảnh biến đổi và chính
trong hoạt động đó nhân cách con người cũng được thể hiện và phát triển.
Nhà Tâm lý học Liên Xô Đ.A.Andreeva cho rằng “ thích ứng là tiền đề cho
hoạt động thành công của mỗi cá nhân trong một vai trò xã hội này hay một vai trò xã
hội khác”. Thực tế con người buộc phải không ngừng thích ứng để tồn tại, phát triển
trong suốt quá trình sống của mình ngay từ những giây phút đầu tiên của cuộc đời.
Những công trình nghiên cứu khác đã khẳng định: nếu một đứa trẻ không phát triển
đầy đủ các kỹ năng TƯXH cần thiết, điều đó báo trước rằng đứa trẻ này có thể gặp
những khó khăn như kém thích nghi học tập, mắc một số rối nhiễu hành vi dẫn đến
thất bại học đường. Bởi vậy việc phát hiện sớm những thiếu hụt về khả ăng TƯXH và
khắc phục những thiếu hụt đó rất quan trọng, đặc biệt là ở lứa tuổi vị thành niên.
Ở lứa tuổi học sinh THCS là lứa tuổi chuyển tiếp giữa thời thơ ấu sang tuổi
trưởng thành, diễn ra sự phát triển mạnh mẽ, không đồng đều, thiếu cân đối tạm thời
về cả sinh lý và tâm lý. Những thay đổi cả về thể chất và tâm lý tạo ra sự “khủng


hoảng” tạm thời. Sự khủng hoảng này diễn ra nhanh hay chậm, hậu quả của nó như
thế nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau trong đó các KNXH của học sinh là
3
quan trọng, nhất là đối với quá trình TƯXH của các em. Trong điều kiện thay đổi
của môi trường xã hội: sự thay đổi về vị thế của các em trong gia đình, những yêu
cầu mới của hoạt động học tập, sự mở rộng các mối quan hệ giao tiếp với bạn bè,
thầy cô…và rất nhiều thay đổi phức tạp khác đòi hỏi sự TƯXH cao độ mới có thể
tạo nên sự phát triển trong nhân cách.
Trên thực tế, những năm gần đây, việc trẻ vị thành niên phạm tội không
những không được hạn chế mà còn có xu hướng gia tăng. Đặc biệt, xuất hiện những
vụ án giết người, cố tình gây thương tích mà đối tượng gây án là học sinh và nạn
nhân chính là bạn học và thầy cô của họ. Bên cạnh đó là sự bùng phát hiện tượng
học sinh phổ thông hút thuốc lá, uống rượu, tiêm chích ma túy, quan hệ tình dục
sớm , nhiều học sinh rất lúng túng trong việc tìm cách thoát khỏi tình trạng khủng
hoảng và vượt qua stress hay khúc mắc về tình cảm, thậm chí là tự sát khi gặp vướng
mắc trong cuộc sống hay học tập. Các chuyên gia, nhà giáo dục đã phân tích và cho
rằng những điều đó đều là kết quả của việc các em học sinh còn thiếu hụt nghiêm
trọng những KNXH cần thiết, dẫn đến việc lúng túng trong việc ứng phó với những
thay đổi của môi trường xung quanh, những yêu cầu mới trong cuộc sống.
Trước tình hình đó, giáo dục KNXH nhằm giúp các em học sinh TƯXH tốt
hơn đã và đang trở thành một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm của toàn
xã hội.Từ năm học 2009 - 2010 , Bộ Giáo dục và đào tạo đã đưa chương trình giáo
dục kỹ năng sống thực hiện thí điểm tại một số địa phương. Đến năm 2010 - 2011 đã
đưa vào đại trà tất cả các trường từ bậc tiểu học, THCS và THPT dạy tích hợp trong
các môn học và hoạt động trong các nhà trường phổ thông. Nghiên cứu về vấn đề
TƯXH của học sinh THCS trở thành hướng nghiên cứu trọng điểm.
Tuy nhiên cho tới nay những công trình nghiên cứu có tính chất hoàn thiện và
hệ thống về vấn đề này chưa nhiều.
Từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài : Mức độ TƯXH của học sinh
THCS Ứng Hòa, Hà Nội.

2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát mức độ TƯXH của học sinh THCS , phân tích những yếu
tố ảnh hưởng tới khả năng TƯXH của các em để đề xuất một số biện pháp giúp học
sinh THCS TƯXH tốt hơn.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Mức độ và các yếu tố ảnh hưởng đến TƯXH của học sinh THCS.
3.2. Khách thể nghiên cứu
- Học sinh các khối lớp 6, 7, 8, 9 THCS Ứng Hòa, Hà Nội và một số giáo viên
trực tiếp giảng dạy tại các lớp có học sinh trên.
4. Giả thuyết khoa học
Chúng tôi giả định rằng TƯXH trong nhà trường của học sinh THCS Ứng
Hòa – Hà Nội còn ở mức độ trung bình, có sự khác biệt giữa các khối lớp, giữa nam
và nữ. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức độ TƯXH của học sinh THCS như sự
phát triển trí tuệ, tính tích cực hoạt động của cá nhân, hoàn cảnh gia đình…trong đó
những tác động sư phạm trong nhà trường đóng vai trò quan trọng. Nếu giáo viên có
biện pháp tác động phù hợp sẽ giúp học sinh THCS TƯXH tốt hơn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về TƯXH, TƯXH của học sinh THCS, vai
trò của TƯXH, các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ TƯXH.
- Khảo sát thực trạng mức độ và các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ TƯXH của
học sinh THCS.
- Đề xuất và bước đầu thực nghiệm một số biện pháp tác động nhằm giúp học
sinh THCS TƯXH tốt hơn.
6. Giới hạn nghiên cứu
6.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu mức độ TƯXH của học sinh THCS trong nhà trường
trên cơ sở đo lường 5 KNXH cơ bản: kỹ năng thiết lập mối quan hệ xã hội, kỹ năng
hợp tác, kỹ năng đồng cảm, kỹ năng ứng phó với căng thẳng và kỹ năng giải quyết

xung đột. Đây là những kỹ năng cơ bản giúp học sinh THCS TƯXH.
6.2. Giới hạn khách thể nghiên cứu
Do điều kiện vật chất và thời gian có hạn nên chúng tôi chỉ giới hạn trên
những khách thể sau:
- Điều tra bằng bảng hỏi được thực hiện trên 193 học sinh đang học lớp 6, 7,
8, 9 Trường THCS Quảng Phú Cầu - Ứng Hòa - Hà Nội.
- Phỏng vấn sâu 8 giáo viên chủ nhiệm lớp và 10 học sinh.
- Thực nghiệm tác động đối với 24 học sinh có mức độ TƯXH thấp.
- Nghiên cứu điển hình3 học sinh có mức độ TƯXH khác nhau.
5
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu văn bản
Thu thập, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu TƯXH của học sinh
THCS làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu thực tiễn.
7.2. Phương pháp quan sát
Trực tiếp quan sát và ghi chép trong điều kiện tự nhiên của lớp học và trong
khi học sinh tham gia các hoạt động khác trong trường học.
7.3. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Xây dựng bảng hỏi thu thập biểu hiện và các yếu tố chính ảnh hưởng đến khả
năng TƯXH của học sinh THCS.
7.4.Phương pháp trắc nghiệm
Sử dụng thang đo TƯXH để xác định mức độ TƯXH của học sinh THCS.
7.5. Phương pháp phỏng vấn
- Phỏng vấn một số học sinh có mức độ TƯXH cao và một số học sinh gặp
khó khăn trong việc TƯXH.
- Phỏng vấn một số giáo viên trực tiếp giảng dạy tại các lớp có những học sinh
trên.
7.6. Phương pháp nghiên cứu điển hình và mô tả chân dung
Mô tả một số trường hợp TƯXH tốt và một số trường hợp chưa tốt nhằm làm
rõ hơn về các tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng TƯXH của học sinh.

7.7 Phương pháp thống kê toán hoc
Phương pháp được sử dụng để phân tích, xử lí các dữ liệu thu thập được.
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN TÂM LÝ HỌC VỀ THÍCH ỨNG XÃ HỘI
CỦA HỌC SINH THCS
1.1.Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề TƯXH
Để có thể tồn tại và phát triển, con người buộc phải biết cách thích ứng và chủ
động thích ứng, cũng vì vậy, việc nghiên cứu sự thích ứng của con người cũng luôn
được các nhà khoa học trên nhiều lĩnh vực khác nhau quan tâm nghiên cứu.
Trong Tâm lý học, vấn đề thích ứng nói chung và TƯXH nói riêng được
nhiều nhà khoa học cả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu, ứng dụng ở nhiều
chuyên ngành khác nhau như: Tâm lý học đại cương, Tâm lý học lao động, Tâm lý
học sư phạm
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Như đã nói, vấn đề thích ứng nói chung được nghiên cứu trong Tâm lý học từ
6
khá sớm, những nghiên cứu ở nước ngoài có thể chia thành hai nhóm lớn: những
nghiên cứu lý luận về thích ứng và nghiên cứu thích ứng ở bình diện thực tiễn. Các
công trình nghiên cứu những vấn đề lý luận về thích ứng tập trung vào làm rõ khái
niệm thích ứng, phân biệt với khái niệm thích nghi; xã hội hóa cũng như phân loại,
mức độ, các yếu tố ảnh hưởng tới sự thích ứng. Trong khi đó các nghiên cứu thích
ứng ở bình diện thực tiễn rất nhiều, chủ yếu tập trung vào ba hướng chính đó là:
nghiên cứu sự thích ứng với hoạt động học tập, nghiên cứu sự thích ứng nghề nghiệp
và nghiên cứu sự thích ứng với điều kiện sống mới.
Trước hết là những nghiên cứu về sự thích ứng với hoạt động học tập. Có thể
nói đây là hướng nghiên cứu nhận được sự quan tâm của nhiều nhất.
- Tại trường đại học Tomsk, Liên Xô từ những năm 1970 đã tiến hành nghiên
cứu thực trạng kỹ năng học tập của sinh viên từ đó nhằm tìm ra biện pháp giúp họ
nhanh chóng thích ứng với quá trình học tập, đạt được kết quả cao trong học tập.
Một nghiên cứu khác tại Đại học BaCu lại tập trung vào kỹ năng làm việc ở thư viện
của sinh viên nhằm giúp sinh viên thích ứng với kỹ năng làm việc ở thư viên một

cách hiệu quả.
- Năm 1971, công trình nghiên cứu thích ứng với hoạt động học của sinh viên
của V.Ia Laudic và A.I. Mêsêracôv ở Trường đại học tổng hợp Lômônôxôv đã đưa
ra kết luận: để có được các kỹ năng học tập cần thiết, sinh viên phải thích nghi với
học tập trong thời kỳ đầu, đồng thời các tác giả cho rằng điều kiện quyết định quá
trình thích ứng với hoạt đông học chính là việc tổ chức hoạt động học.
- Tác giả B.P.Allen (đại học tổng hợp California, Mỹ) trong nghiên cứu của
mình năm 1990 cho rằng: sinh viên muốn thích ứng với việc học tập ở trường đại
học cần hình thành các kỹ năng như: kỹ năng sử dụng quỹ thời gian cá nhân, kỹ
năng học tập, kỹ năng chế ngự cảm xúc tiêu cực để vượt qua khó khăn trong học tập,
thi cử, kỹ năng chủ động lựa chọn các hình thức học tập và kỹ năng hình thành các
thói quen hành vi nghề nghiệp. Trong khi tác giả L.J Naoson lại cho kỹ năng chuẩn
bị nghe giảng và làm việc độc lập với sách là quan trọng nhất để sinh viên có thêm
tri thức bổ ích và hoàn thiện cách học, nâng cao chất lượng học tập.
Tiếp đến là những nghiên cứu về sự thích ứng với nghề nghiệp. Theo hướng
nghiên cứu này, các tác giả tập trung vào làm rõ mức độ cũng như các yếu tố ảnh
7
hưởng tới sự thích ứng của con người với những nghề nghiệp cụ thể. Những nghiên
cứu này mang tính ứng dụng rất lớn trong việc thúc đẩy quá trình làm việc của con
người.
- Năm 1969, E.A. Ermolaveva tiến hành nghiên cứu “Đặc điểm của sự TƯXH
và nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp trường sư phạm” đã cho rằng: thích ứng là
một quá trình thích nghi của người mới lao động với đặc điểm lao động trong một
tập thể nhất định và các chỉ số đặc trưng của sự thích ứng nghề.
- Năm 1979, A.E. Golomostoc trong tác phẩm “Quan niệm về giáo dục và lý
thuyết về sự thích ứng nghề nghiệp” đã đề cập đến vấn đề thích ứng nghề nghiệp nói
chung và coi thích ứng nghề nghiệp như một thuộc tính nhân cách.
- Tác giả N.I. Klalughin cho rằng sự thích ứng nghề nghiệp là giai đoạn cuối
cùng cho việc hướng nghiệp, quá trình này diễn ra từ khi học phổ thông và bao gồm
việc nắm vững kỹ năng, kỹ xảo cần thiết, kỹ năng định hướng nhanh chóng trong

quá trình hoạt động.
Ngoài ra còn các công trình nghiên cứu sự thích ứng với điều kiện sống mới.
Theo hướng nghiên cứu này, các công trình nghiên cứu tập trung vào làm rõ sự thích
ứng tâm lý đối với sự thay đổi các điều kiện mới trong môi trường sống: thích ứng
với đời sống tập thể, thích ứng với môi trường làm việc mới.
Như vậy, khi nghiên cứu lý luận về vấn đề thích ứng, các nhà tâm lý học nước
ngoài đã phân biệt giữa thích ứng và thích nghi đồng thời cũng chỉ ra các loại thích
ứng khác nhau. Theo cách phân chia của hai nhà tâm lý học Ia.P. Colominski và
E.A. Panco thích ứng được chia làm hai loại:
- Thích ứng sinh lý diễn ra như là một sự tự động hóa khi môi trường thay đổi.
Sự thay đổi này không kèm theo một hành động có mục đích của chủ thể.
- TƯXH - tâm lý là một quá trình biến đổi tích cực mà để có được nó, chủ thể
cần biểu hiện những nỗ lực chuyên biệt. Trong đó thể hiện mối quan hệ hai chiều:
hoàn cảnh tác động vào con người và con người tác động trở lại, tự thay đổi hoàn
cảnh.
Các nghiên cứu về vấn đề TƯXH thường gắn liền với các nghiên cứu về
KNXH cần thiết cho từng lứa tuổi. Các nhà nghiên cứu cho rằng các KNXH vừa
là điều kiện để TƯXH, vừa là kết quả của sự TƯXH, người ta muốn TƯXH thì
phải rền luyện các KNXH. Từ đó những kỹ năng này được nhiều quốc gia như:Ấn
8
Độ, Thái Lan, đưa vào lồng ghép trong chương trình giáo dục nhằm mục đích
giúp học sinh có sự TƯXH cao.Tính cấp thiết của nó nằm ở chỗ mọi người nhận ra
rằng xã hội luôn có những biến chuyển phức tạp về mọi mặt, mỗi người phải thích
ứng với những biến chuyển đó không chỉ bằng những tri thức, kỹ năng nghề nghiệp
cơ bản mà phải có những KNXH. Từ đó các thuật ngữ “kỹ năng sống”, “KNXH”
được nghiên cứu và đưa vào các chương trình, dự án giáo dục trẻ em.
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
- Ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Thạc đã có nghiên cứu về sự thích ứng học tập
của sinh viên đại học từ năm 1985. Năm 2003, ông tiếp tục công bố kết quả nghiên
cứu “Sự thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm

nhà trẻ, mẫu giáo Trung ương 1” trên tạp chí Tâm lý học số 3, 2003.
- Năm 1996, tác giả Đỗ Mạnh Tôn nghiên cứu “Sự thích ứng với học tập và
rèn luyện của học viên các trường sỹ quan quân đội”. Theo tác giả, sự thích ứng với
học tập và rèn luyện của học viên thể hiện ở: động cơ và xu hướng nghề nghiệp; kỹ
năng và kỹ xảo học tập; thói quen và hành vi và các chỉ số cơ bản: hứng thú học tập,
kết quả học tập, tính kỷ luật trong học tập.
- Năm 2002, tác giả Lê Ngọc Lan trong công trình “ Nghiên cứu sự thích ứng
với hoạt động học của sinh viên đại học sư phạm Hà Nội” khẳng định: thích ứng với
cuộc sống và hoạt động ở môi trường mới có nhiều yêu cầu mới cao hơn là một quá
trình lâu dài; tốc độ và kết quả của quá trình đó phụ thuộc rất nhiều vào sự nỗ lực, ý
thức và khả năng của mỗi sinh viên. Từ đó tác giả đưa ra kiến nghị cần xây dựng cho
sinh viên phương pháp học tập phù hợp với nội dung học tập mới.
Trong công trình “Mức độ thích ứng với hoạt động học tập các môn chung
của sinh viên những năm đầu ở trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học quốc gia Hà
Nội” do nhóm nghiên cứu của TS. Đặng Thị Lan tiến hành năm 2011 không chỉ
khảo sát mức độ thích ứng trong hoạt động học tập của sinh viên mà còn chỉ ra
những yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng tới mức độ đó. Đồng thời nhóm tác
giả cũng đã tiến hành thực nghiệm những tác động sư phạm để có thể đưa ra những
kiến nghị nhằm nâng cao mức độ thích ứng trong học tập những môn chung của sinh
viên.
Qua các công trình kể trên, có thể thấy, việc nghiên cứu vấn đề thích ứng với
hoạt động học tập gắn liền với việc khảo sát mức độ thành thạo các kỹ năng học tập và
9
các yếu tố trực tiếp ảnh hưởng tới mức độ đó nhằm tìm ra những biện pháp tối ưu giúp
người học nhanh chóng đạt được kết quả học tập cao nhất.
Các công trình nghiên cứu về vấn đề thích ứng với nghề nghiệp chủ yếu tập
trung vào sự thích ứng với nghề giáo viên như:
- “Sự thích ứng nghề nghiệp của người giáo viên trẻ” - Luận văn thạc sỹ của
Nguyễn Thúy Bình (1984)
- “Tìm hiểu sự thích ứng với hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên

trường CĐSP Phú Yên” - Luận văn thạc sỹ của Hoàng Thị Thảo (1999).
- “Nghiên cứu sự thích ứng với hoạt động thực tập sư phạm của sinh viên
trường Đại học Hồng Đức Thanh Hóa” - Luận văn thạc sỹ của Dương Thị Thoan.
(2001).
- “Nghiên cứu sự thích ứng đối với việc giảng dạy của giáo viên tiểu học
huyện Gia Viễn - Ninh Bình theo nội dung chương trình sách giáo khoa cải cách” -
luận văn thạc sỹ của Lê Thị Thu Hương (2005).
Ngoài ra còn có các tác giả nghiên cứu thích ứng với các nghề nghiệp khác
như: Nguyễn Thị Thanh Huyền với đề tài “Nghiên cứu sự thích ứng với hoạt động
chuyên môn của hiệu trưởng tiểu học Thái Bình” (2002), Trần Thị Thu Hà với đề tài
“Nghiên cứu sự thích ứng với nghề hướng dẫn viên du lịch của học sinh khoa nghiệp
vụ du lịch trường Trung học Thương mại và Du lịch Hà Nội” (2005), Và nghiên
cứu thích ứng với điều kiện sống mới như tác giả Lã Văn Miến với công trình “Tìm
hiểu sự thích ứng với đời sống tập thể của sinh viên năm thứ nhất” (1987) đã nghiên
cứu sự thích ứng tâm lý của sinh viên năm thứ nhất đối với đời sống tập thể ở ký túc
xá, với những điều kiện, quy tắc, ứng xử, sinh hoạt xa gia đình
Vấn đề TƯXH cũng đã nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Cũng
giống như các nghiên cứu ở nước ngoài, các nhà nhiên cứu TƯXH thường gắn liền
với các nghiên cứu về KNXH cần thiết cho từng lứa tuổi. Có thể kể ra các công
trình được đánh giá cao như: đề tài khoa học công nghệ cấp bộ của nhóm nghiên cứu
do PGS.TS Nguyễn Công Khanh chủ trì mã số B2001 - 49 - 02TĐ, (2001 - 2004)
nghiên cứu, thích nghivà chuẩn hóa Bộ trắc nghiệm SSRT( Social Skill Rating
System - SSRT, Gressham & Elliott, 1990).Đây là bộ trắc nghiệm được thiết kế cho
đối tượng trẻ em Mỹ từ lớp 6 đến lớp 12 với mục đích đánh giá năng lực TƯXH trên
cơ sở đo lường các KNXH cơ bản, những khó khăn trong xử lý các mối quan hệ và
10
năng lực xã hội của đứa trẻ thể hiện ở gia đình và nhà trườnggồm 4 tiểu trắc nghiệm
đánh giá các kỹ năng: kỹ năng hợp tác; kỹ năng quyết đoán, tự khẳng định; kỹ năng
đồng cảm; kỹ năng kiềm chế tự kiểm soát.Đề tài đã đóng góp rất lớn trong việc
chuẩn hóa một bộ công cụ để đánh giá năng lực TƯXH của học sinh trung học.

Sử dụng bộ công cụ trên, năm 2004, TS Nguyễn Công Khanh đã tiến hành
nghiên cứu KNXH trên 3.607 học sinh THPT của sáu tỉnh : Bắc Cạn, Hà Nội, Nam
Định, Thừa Thiên Huế, TP. Hồ Chí Minh, Sóc Trăng. Kết quả nghiên cứu cho thấy,
có từ 17% đến 23% các em học sinh kém TƯXH, có rất ít sự khác biệt điểm số thích
ứng theo lứa tuổi, khối lớp, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ, giữa
học sinh thành thị và học sinh nông thôn những sự chênh lệch không lớn. Đồng thời,
tác giả cũng khẳng định: “nhà trường có vai trò quan trọng số một trong việc phát
triển các KNXH cho học sinh. Sự phát triển tốt các KNXH có ảnh hưởng rất lớn đến
hứng thú học tập, ảnh hưởng đáng kể đến sự thành công học đường” [8, 19]. Có thể
nói qua công trình nghiên cứu này, bức tranh chung về thực trạng TƯXH của học
sinh THPT đã hiện lên một cách rõ nét. Tác giả cũng tiến hành một nghiên cứu về
KNXH ở lứa tuổi học sinh THCS, kết quả nghiên cứu được công bố cũng cho thấy
20% đến 22.9% học sinh cơ sở có biểu hiện kém TƯXH, trẻ nào có KNXH tốt có
nhiều cơ hội thành hơn cho sự thành công học đường. [9,36].
Năm 2011, TS Nguyễn Thị Huệ đã nghiên cứu về TƯXH của lứa tuổi học
sinh THCS và chỉ rõ “TƯXH là điều kiện để con người tồn tại và phát triển trong xã
hội. Vai trò của TƯXH đối với tuổi thiếu niên lại càng quan trọng, vì đây là lứa tuổi
có nhiều biến đổi đột biến về tâm, sinh lý” [7, 54]. Tác giả cũng phân tích các
KNXH cần giáo dục cho học sinh THCS, biểu hiện cụ thể của các KNXH, ý nghĩa
của KNXH đối với hoạt động học tập và cuộc sống của các em, nhất là đối với vấn
đề TƯXH, làm rõ bản chất của sự TƯXH và những biểu hiện TƯXH của học sinh
THCS cũng như vai trò của nó, chỉ ra mối quan hệ giữa KNXH và quá trình TƯXH.
[8].
Ngoài những công trình trên, có thể kể đến các tác giả khác như: Huỳnh Minh
Như Hương với đề tài “KNXH của học sinh THCS thành phố Trà Vinh” (2011),
Nguyễn Thị Vân với đề tài “Nghiên cứu sự thích ứng xã hội của học sinh tiểu học
11
trong nhà trường” (2011). Trong các công trình này đã bước đầu phác họa thực trạng
KNXH, TƯXH của học sinh tiểu học, THCS trong nhà trường hiện nay.
Như vậy, cho tới nay, giáo dục KNXH cho học sinh phổ thông và các TƯXH

của học sinh THCS trở thành vấn đề cấp thiết được rất nhiều tác giả quan tâm
nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu đã cho thấy thực trạng thích ứng xã hội của
học sinh hiện nay và đề cập tới các biện pháp nhằm giúp học sinh thích ứng tốt hơn
nữa. Ở Việt Nam, bắt đầu từ năm học 2010-2011, Bộ GD-ĐT đã đưa nội dung giáo
dục kỹ năng sống vào chương trình học chính khóa trong các nhà trường phổ thông,
từ bậc tiểu học đến THPT. Nội dung này sẽ được lồng ghép vào một số môn học phù
hợp và chuyển tải trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Nhằm tiếp tục làm rõ những vấn đề trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Mức độ
TƯXHcủa học sinh trường THCS Quảng Phú Cầu - Ứng Hòa - Hà Nội” để nghiên
cứu.
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Khái niệm thích ứng
Giống như các khoa học khác, Tâm lý học cũng rất quan tâm nghiên cứu vấn
đề thích ứng. Điều này thể hiện rõ nét trong các lý thuyết của các trường phái khác
nhau. Có thể thấy trong khi đưa ra các phạm trù, khái niệm, quan điểm cơ bản của
mình, các trường phái có sự xem xét bản chất của sự thích ứng.
- Thuyết Tâm lý học hành vi với các đại diện J.Watson, E.Tolmen, B.F.
Skinner,…cho rằng con người là “tồn tại xã hội”, đó là cơ thể làm việc và nói năng
phải thích nghi với môi trường xung quanh; từ đó tạo ra một tổ hợp phản ứng phức
tạp, tổ hợp lại thành các tập hợp phản ứng, và với các nhà hành vi cổ điển thì các tập
hợp ấy được thực hiện chung bởi hệ thống chung của các kỹ xảo, việctạo ra môi
trường các kích thích, được sắp xếp theo logic cho phép hình thành các phản ứng
mong muốn, tức là quá trình “điều kiện hoá hành vi”. Họ có công lớn trong việc chỉ
ra mức độ thích ứng đầu tiên của con người: phản ứng trực tiếp đối với các kích
thích từ môi trường cũng như cơ chế hình thành hành vi thích ứng. Tuy nhiên, do
không có quan niệm biện chứng về bản chất con người và mối quan hệ giữa con
người với môi trường, nên thuyết hành vi vẫn chỉ dừng lại ở việc xem xét sự thích
ứng đó giống như thích ứng sinh lý ở động vật.
12
- Thuyết phân tâm do Sigmund Freudxây dựng cho rằngtâm lý con người

được cấu tạo bởi ba khối: vô thức , tiền ý thức, ý thức. Tương ứng với ba khối này,
S. Freud đã đưa ra ba thành phần cấu trúc nhân cách: cái nó(id), cái tôi(ego) và cái
siêu tôi(superego) gọi là bộ máy tâm thần.Nhiệm vụ của cái tôi là làm cho cái ấy
thoả mãn mà không làm tổn hại đến cơ thể, làm giảm sự căng thẳng một cách tốt
nhất. Cái tôi có tính chất tự chủ, nó tự chủ về nguồn năng lượng từ trong cấu trúc
riêng của nó hoặc trong thùng năng lượng của bản năng tình dục được trung hoà. Nó
còn tự chủ với môi trường chọn ra những kích thích của môi trường. Cái tôi và cái
nó tồn tại không tách rời, cái tôi tìm kiếm nguốn sức mạnh trong cái nó. Nó hướng
vào việc tạo thuận lợi cho việc thực hiện cái nó. Cái nó phải được điều chỉnh , kiểm
soát nếu không cái tôi lý tính sẽ bị vứt bỏ và dẫm nát.Cái siêu tôi (superego) là nhân
tố đạo đức trong nhân cách bao gồm mọi khái niệm xã hội về cái đúng, cái sai, cái
tốt, cái xấu. Nó được hình thành từ cái tôi, nó là hiện thân của những lý tưởng, và cố
gắng đạt tới sự hoàn thiện thay vì sự thoả mãn hay thực tại. Cái siêu tôi là các chuẩn
mực bên ngoài được phóng chiếu vào bên trong do kết quả nhập tâm của những lời
dạy bảo của gia đình, của nền giáo dục, nền văn hoá. Nó hoạt động theo nguyên tắc
kiểm duyệt, nó là một cỗ máy ngăn chặn không cho con người bộc lộ những bản
năng tính dục và hiếu chiến theo cách có thể gây ra ảnh hưởng xấu đến xã hội và trật
tự xã hội. Chức năng chủ yếu của cái siêu tôi là giám sát cái tôi, đảm bảo cái tôi
không vi phạm quy tắc đạo đức. Cái siêu tôi luôn có ý đồ áp chế hoàn toàn những
dục vọng của cái ấy.
Chính sự đòi hỏi tức thì, mạnh mẽ của cái nó và sự trấn áp không khoan
nhượng của cái siêu tôi tạo ra trạng thái căng thẳng lo âu của cái tôi: gồm hàng loạt
các xung đột giữa một bên là cá nhân luôn mong muốn được thoả mãn các thúc đẩy
bản năng với một bên là xã hội – cái thường xuyên kiềm hãm, hạn chế những mong
muốn đó của cá nhân. Để giải toả trạng thái này trong cái tôi xuất hiện các cơ chế tự
vệ: cơ chế chèn ép, cơ chế phóng chiếu, cơ chế thay thế, cơ chế hợp lý hoá, cơ chế
hành động đối nghịch, cơ chế thoái lui, cơ chế phủ nhận, cơ chế thăng hoa. Những
cơ chế này để dung hoà hai lực, kiểm soát sự sợ hãi để quay về trạng thái cân bằng.
Trong sự phát triển, cá nhân tìm ra những phương thức vừa thoả mãn được những
13

mong muốn của bản thân vừa chịu sự kiềm hãm của xã hội. Đó được coi là chiến
lược thích nghi của cá nhân.
Sau S. Freud, những đại diện tiêu biểu của trường phái phân tâm mới như:
Carl Jung (1875 - 1961), Alfred Adler ( 1807 - 1937), Erich Fromm( 1900 - 1937),
Erik Erikson ( 1902 - 1994) cho rằng cái Tôi có vai trò quan trọng trong sự thích ứng
cá nhân, là chủ thể của hành vi chứ không phải là phương thức thỏa mãn cái nó. Bản
thân đứa trẻ khi sinh ra đã được đặt trước các đòi hỏi của xã hội, nhờ đó mà trưởng
thành, hòa nhập xã hội. Nói cách khác sự trưởng thành của đứa trẻ chính là quá trình
thích ứng về mặt tâm lý. Ngược lại, sự không thích ứng có thể tạo ra những căng
thẳng, lo hãi - căn nguyên của bệnh tâm lý.
- Tâm lý học nhân văn với hai đại diện tiêu biểu nhất là Abraham Maslow
(1808 - 1970) và Carl Roger (1902 - 1987) với tư tưởng tôn trọng con người, tôn
trọng giá trị sáng tạo, các giá trị nhân văn của con người, các nhà tâm lý học nhân
văn coi con người là một thực thể với hệ thống các nhu cầu được sắp xếp theo thứ
bậc. Hệ thống các nhu cầu này là tiền đề tạo ra sự thích ứng, trong đó nhu cầu “tự
thể hiện” là yếu tố quyết định sự thích ứng của con người.
Theo A. Maslow, thích ứng là những ứng xử tích cực của cá nhân với tư cách
là chủ thể với thế giới xung quanh và với bản thân, thích ứng là sự thể hiện cái vốn
có - tự thể hiện của cá nhân trong những điều kiện sống nhất định và sự không thích
ứng cũng chính là sự không tự thể hiện.
C. Roger cũng coi “tự thể hiện” là yếu tố cơ bản quyết định sự thích ứng của
cá nhân, ông đưa ra khái niệm “cái tôi quan niệm” để chỉ sự tự đánh giá của nhân
cách. Những người có khả năng thích ứng tốt là những người hình thành được “cái
tôi quan niệm” mềm dẻo, phù hợp với đánh giá của xã hội. Do đó, thích ứng chính là
tạo được “cái tôi quan niệm” phù hợp với giá trị xã hội và tiềm năng cá nhân. Như
vậy C. Roger xem xét hành vi thích ứng trong mối quan hệ giữa nhu cầu, sự đánh
giá bản thân - quan hệ xã hội.
- Tâm lý học chức năng với hai đại diện tiêu biểu đó là Herbert Spencer (1820
- 1903) và William James (1842 - 1910) quan niệm thích ứng là chức năng của tâm
lý, của ý thức, cuộc sống là sự thích ứng liên tục giữa các mối quan hệ bên trong và

bên ngoài. Hành vi cá thể có bản chất thích ứng, đó là việc cá thể biến đổi hành vi
14
loài một cách thích hợp trước những yêu cầu của môi trường xung quanh. Các hiện
tượng tâm lý, ý thức là hình thức của sự thích ứng được biểu hiện bằng hệ thống
hành vi.
Theo H. Spencer,thích nghi sinh học và thích ứng tâm lý có cùng bản chất, cả
hai đều tuân theo quy luật của thích nghi sinh học đó là “biến dị di truyền”, “chọn
lọc tự nhiên”. Chính quan điểm này đã cho thấy H. Spencer áp dụng một cách máy
móc các quy luật và cơ chế của sự thích nghi sinh vật lên con người, đánh đồng con
vật với con người mà không thấy được bản chất xã hội của thích ứng của con người.
W. James đã phát triển lý thuyết thích ứng của H. Spencer thành một trường
phái tâm lý học về thích ứng. Trong đó tư tưởng chủ đạo là tâm lý, ý thức có chức
năng thích ứng và là công cụ để con người thích ứng. Do đó, nguyên tắc cơ bản của
việc nghiên cứu tâm lý là nghiên cứu chức năng thích ứng của tâm lý và cách thức
để cá nhân thích ứng trước sự thay đổi của môi trường. Đồng thời, tâm lý học trở
thành khoa học nghiên cứu về ý thức, đời sống tinh thần và sự vận hành của ý thức
và chức năng của nó trong việc giúp con người thích nghi với thế giới.
Trường phái này nghiên cứu thích ứng một cách khách quan, đồng thời cũng
tạo nên hạn chế lớn nhất - không thấy được bản chất xã hội của thích ứng tâm lý con
người.
- Tâm lý học nhận thức đại diện tiêu biểu là Jean Piaget (1896 - 1980)giải
thích sự tiến hóa của cơ thể là quá trình thích nghi. Ông định nghĩa thích nghi là
quá trình tạo lập sự cân bằng giữa hành động của cơ thể lên môi trường sống xung
quanh. Đó là quá trình tác động qua lại giữa cơ thể và môi trường. Nói cách khác
đó là sự cân bằng giữa đồng hóa và điều ứng - sự cân bằng động, thường xuyên bị
phá vỡ và tái thiết lập ở mức độ cao hơn, phức tạp hơn, tinh tế hơn .
Đồng hóa là quá trình chủ thể tiếp nhận khách thể vào cấu trúc hoạt động, tức
là xử lý các tác động bên ngoài nhằm đạt một mục tiêu nào đó. Điều ứng là quá trình
chủ thể đem cấu trúc hoạt động đã được tạo ra trước đó thích ứng theo khách thể. Có
hai loại điều ứng: thay đổi cấu trúc cho phù hợp với kích thích, tạo ra cấu trúc mới

phù hợp với kích thích. Đồng hóa và điều ứng tạo nên trí thông minh con người.
Trong sinh vật học thì cá thể luôn "đồng hoá" các yếu tố của môi trường vào bên
trong "cấu trúc" vốn có của cơ thể, đồng thời luôn phải " điều ứng" "cấu trúc" ấy sao
15
cho phù hợp với môi trường. Khi hai quá trình ấy "cân bằng" thì cơ thể đã thích nghi
và phát triển.
Đi sâu vào nghiên cứu sự phát triển trí tuệ, J. Piaget cho rằng có 4 giai đoạn
phát triển tri thức đó là giai đoạn cảm giác vận động, giai đoạn tiền thao tác tư duy,
giai đoạn tư duy cụ thể, giai đoạn phát triển tư duy trừu tượng.Ông cho sự xuất hiện
và phát triển của trí khôn tương tự như sự thích nghi của yếu tố sinh học của động
vật với môi trường. Ông khẳng định trí tuệ có vai trò quyết định sự thích nghi của
con người với ngoại cảnh, đảm bảo duy trì sự cân bằng của cá nhân đối với người
khác và đối với môi trường xung quanh. Nói cách khác, tùy theo trình độ phát triển
trí tuệ con người cao hay thấp mà người đó duy trì được sự cân bằng với hoàn cảnh
sống, thích nghi tốt hay không tốt với môi trường xung quanh.
Nói tóm lại, quan điểm của J. Piaget đã tuyệt đối hóa vai trò của trí tuệ. Coi đó
là yếu tố quyết định sự thích ứng của con người mà không thấy được vị trí của hoạt
động và tính tích cực cá nhân trong quá trình thích ứng.
- Tâm lý học hoạt độvới những tên tuổi lớn như: L.S. Vygotsky (1896 - 1934),
A.N. Leonchev (1903 - 1979), A.R. Luria(1902 - 1977), X.L. Rubinstein (1889 -
1960), Theo L.S. Vygotsky, trong sự phát triển của trẻ em có sự thống nhất biện
chứng giữa tự nhiên và văn hóa xã hội, chúng thâm nhập lẫn nhau, hòa nhập vào
nhau tạo nên nhân cách trẻ. Nói về sự thích nghi, ông cho rằng: con người có một
hình thức thích nghi mới - cơ chế cân bằng chủ yếu của cơ thể với môi trường, nảy
sinh trên cơ sở các tiền đề sinh vật, nhưng đã vượt qua phạm trù sinh vật, tạo nên
một hành vi có chất lượng khác theo một tổ chức mới. Để thích ứng với môi trường,
con người đã biến đổi rất nhiều các công cụ, đặc biệt là khả năng tạo ra các kích
thích tác động vào chính bản thân mình. Các kích thích tự tạo này còn dùng để làm
chủ hành vi của chính mình và cùng với các công cụ tâm lý giúp con người thích
ứng. Trong học thuyết lịch sử văn hóa về sự phát triển các chức năng tâm lý cấp cao

của mình, L.S. Vygotsky cho tín hiệu (phản xạ có điều kiện) là loại thích nghi ứng
chung ở cả ngời và động vật. Nhưng ở người, nguyên tắc tín hiệu không phải là
phương thức chủ đạo mà phải là nguyên tắc dấu hiệu (hệ thống tín hiệu thứ hai - tín
hiệu của tín hiệu). Đây là điểm khác biệt giữa thích nghi sinh học ở động vật với thíc
ứng tâm lý - xã hội ở người. Quá trình con người lĩnh hội nền văn hóa xã hội một
16
mặt hình thành nên những dạng thức cấp cao của hành vi, mặt khác hình thành các
chức năng tâm lý cấp cao - cũng chính là quá trình thích ứng trong quá trình phát
triển của trẻ.
Nối tiếp trên cơ sở kế thừa những tư tưởng của L.S. Vygotsky, A.N. Leonchev
đã phân tích sự khác biệt cơ bản giữa sự thích ứng trong quá trình phát triển của con
người với sự thích nghi của cá thể sinh vật. Trong khi sự thích nghi của sinh vật là
sự thay đổi các thuộc tính của loài và năng lực của cơ thể thì sự phát triến là sự lĩnh
hội để tái tạo những năng lực và chức năng người đã hình thành trong quá trình lịch
sử. Các nhà nghiên cứu cho rằng bằng việc vạch rõ sự khác biệt trên, A.N. Leonchev
đã đặt nền móng cho việc nghiên cứu sự thích ứng tâm lý - xã hội ở người cả về lý
luận và thực tiễn.
Nói tóm lại, mỗi trường phái tâm lý học dưới góc độ tiếp cận và quan điểm
riêng của mình đều chú ý tới sự thích ứng tâm lý của con người và có kiến giải
riêng. Song có thể dễ dàng nhận thấy điểm chung của các học thuyết, các nhà tâm lý
học đó là đều sử dụng thuật ngữ “thích nghi” trước khi đề cập đến “thích ứng”.
Thích nghi mang đậm bản chất sinh học, trong khi thích ứng mang bản chất xã hội,
chỉ có ở con người. Chúng tôi nhận thấy rằng quan điểm của tâm lý học hoạt động
về thích ứng là khá toàn diện và khoa học hơn cả, qua đó đã đề cập đến bản chất của
sự thích ứng nói chung và thích ứng tâm lý xã hội nói riêng của con người.
Trong khi mỗi trường phái tâm lý học có quan niệm riêng về sự thích ứng của
con người, mỗi nhà nghiên cứu cũng đồng thời đưa ra một khái niệm khác nhau về
thích ứng.
Một số tác giả đưa ra khái niệm thích ứng dựa trên khái niệm thích nghi, như:
E.A. Ermolaeva cho rằng “Thích ứng là quá trình thích nghi của con người mới lao

động với các đặc điểm, điều kiện lao động trong một tập thể nhất định”. Hay trong
Từ điển Tâm lý học , xuất bản năm 1982 tại Liên Xô giải thích “Thích ứng là một
trong những khái niệm trung tâm của sinh học đã được vận dụng vào tâm lý học để
giải thích mối quan hệ tương quan giữa cơ thể và môi trường sống như là những quá
trình cân bằng”
Trong cuốn từ điển Bách khoa toàn thư, nhà xuất bản Từ điển Bách khoa năm
2005, thích ứng và thích nghi được xếp chung một mục, trong đó có hai mức độ
17
thích nghi tâm lý và thích nghi xã hội.
Theo GS.TS Vũ Dũng, thích ứng là phản ứng của cơ thể với những thay đổi
của môi trường. Về nguyên tắc, có hai phương thức thích ứng khác nhau của cơ thể
đối với những thay đổi của các điều kiện môi trường:
- Thích ứng bằng cách thay đổi cấu tạo và hoạt động của các cơ quan; đây là
phương thức phổ biến đối với động vật và thực vật.
- Thích ứng bằng cách thay đổi hành vi mà không thay đổi tổ chức; phương
thức này chỉ đặc trưng cho động vật và gắn liền với sự phát triển tâm lý; phương
thức thích ứng này được phân chia thành hai hướng khác nhau:
+ Thay đổi chậm những hành vi được kế thừa - bản năng, mà sự tiến hóa của
những bản năng này diễn ra dưới ảnh hưởng của những thay đổi môi trường với tốc
độ chậm.
+ Phát triển năng lực học tập của cá nhân, năng lực “ hành động hợp lý” -
những thay đổi nhanh của hành vi, “sáng tạo” ở mức độ nhất định những phương
thức hành vi mới để đáp lại những thay đổi nhanh của môi trường mà bản năng bị
bất lực; những hoạt động này không nhất thiết phải cố định, phải di truyền, vì sự ưu
việt của chúng là tính mềm dẻo cao; vì vậy, chỉ có những khả năng hành động quy
định thứ bậc cao của tổ chức tâm lý của sinh vật mới được di truyền.
Như vậy, thích ứng là một quá trình tâm lý phức tạp và nhiều mặt, trong đó
chủ thể tích cực, chủ động thay đổi bản thân, cải tạo hoàn cảnh sống, tạo ra sự phù
hợp tối ưu để đạt hiệu quả cao trong hoạt động.
Thích ứng tâm lý là quá trình con người tạo nên những biến đổi trong đời

sống tâm lý của mình trước những điều kiện mới của cuộc sống và hoạt động. Sự
biến đổi này là kết quả của quá trình con người hoạt động tích cực, chủ động và
sáng tạo để hình thành những phương thức hành vi, hoạt động đáp ứng các yêu cầu
của môi trường và hoạt động sống; hình thành những cấu tạo tâm lý mới đảm bảo
cho con người hoạt động có kết quả.
1.2.2. Khái niệm thích ứng xã hội
∗ Khái niệm
- Quan điểm của Tâm lý học hoạt động với các phạm trù cơ bản: hoạt động, ý
thức và nhân cách, đã giải quyết lý luận về vấn đề thích ứng xã hội. Theo đó bản
chất của sự thích ứng tâm lý - xã hội của con người có thể đề cập trong các khía
18
cạnh sau:
+ Sự thích ứng tâm lý- xã hội của con người gắn liền với quá trình hình thành
và phát triển nhân cách: sự thích ứng là biểu hiện của quá trình tương tác biện chứng
giữa nhân cách với môi trường xã hội mà cả hai phía đều có sự thay đổi để trở nên
phù hợp với nhau, đặc biệt là về phía nhân cách. Do đó sự hình thành và phát triển
nhân cách và mức độ của nó không tất yếu quyết định mức độ thích ứng của cá
nhân, nhưng sẽ không có sự thích ứng nếu không có sự hình thành nhân cách ở mức
độ nhất định.
+ Sự thích ứng tâm lý - xã hội của con người có quan hệ chặt chẽ với quá
trình hoạt động. Hoạt động là phương thức hình thành, tồn tại, phát triển và biểu
hiện tâm lý người. Sự thích ứng tâm lý chính là quá trình con người hình thành các
năng lực hoạt động, các cấu tạo tâm lý mới. Thích ứng là quá trình cá nhân bằng
hoạt động của chính mình, với tư cách là chủ thể nắm lấy các công cụ, phương tiện
đã được xã hội tạo ra, hình thành, phát triển thêm năng lực người mới để có những
ứng xử đáp ứng được đòi hỏi cuộc sống và hoạt động trong những điều kiện xã hội -
lịch sử cụ thể. Con người phải thích ứng với bản thân hoạt động và hoạt động là
phương thức và biểu hiện khách quan của sự thích ứng tâm lý con người.
+ Sự thích ứng của con người gắn với hoạt động giao tiếp: là một thành viên
trong một xã hội nhất định, mỗi cá nhân tiếp nhận những yêu cầu, nội dung và cách

thức hoạt động; tiếp nhận các chuẩn mực, các giá trị, quan hệ xã hội, quan hệ người -
người. Có thể nói, cá nhân chỉ thích ứng với hoạt động, với xã hội, hình thành những
năng lực người bằng hoạt động giao tiếp. Cũng tương tự như với hoạt động, giao
tiếp là phương thức, là biểu hiện đồng thời cũng chính là mục đích của sự thích ứng
tâm lý của con người.Vì vậy, có thể nói cá nhân thích ứng với xã hội, hình thành
những năng lực người thông qua giao tiếp.
- Chúng tôi tiến hành tham khảo định nghĩa TƯXH trong những tài liệu khác
nhau, theo đó:
+ Từ điển Bách khoa toàn thư , khái niệm TƯXH tương đương với thích nghi
xã hội, và được hiểu là: “quá trình thích ứng diễn ra một cách chủ động và tích cực
của con người với điều kiện của môi trường xã hội mới. Nội dung của thích nghi xã
hội là những phù hợp, tương ứng về mục đích, định hướng giá trị, về mức sống, lối
19
sống và phương thức hoạt động của các cá nhân đối với nhóm, tập đoàn và môi
trường XH của mình. Thích nghi xã hội yêu cầu mỗi cá nhân của nhóm rèn luyện ý
thức hòa nhập với các chuẩn mực, phong tục, tập quán, các giá trị của nhóm và
tuân theo một cách có chủ định và tự động”.
+ Trong cuốn Từ điển Tâm lý học của tác giả Vũ Dũng cũng giải thích khái
niệm TƯXH tương đương với thích nghi xã hội và cùng được hiểu theo hai nghĩa:
thứ nhất đó là quá trình thích ứng liên tục của cá nhân đối với những điều kiện của
môi trường xã hội; Thứ hai là kết quả của quá trình trên. Tác giả còn cho rằng “Mặc
dù có tính liên tục, thích nghi xã hội thường gắn với những giai đoạn có sự thay đổi
quan trọng nhất trong hoạt động của cá nhân và môi trường xã hội của cá nhân.”
“Việc cá nhân tiếp nhận vai trò xã hội là điểm quan trọng của thích nghi xã hội.
Đây là nguyên nhân chuyển thích nghi xã hội thành một trong những cơ chế tâm lý
xã hội chủ yếu của xã hội hóa cá nhân. Hiệu quả của thích nghi xã hội tùy thuộc rất
nhiều vào việc cá nhân chấp nhận bản thân và các mối quan hệ xã hội của mình
mình một cách thích hợp đến mức độ nào. Quan niệm về bản thân bị sai lệch hoặc
chưa phát triển đầy đủ sẽ dẫn đến phá vỡ thích nghi xã hội với biểu hiện cực đoan
là tự kỷ”.

+ Tác giả Nguyễn Khắc Viện trong từ điển tâm lý lại định nghĩa TƯXH –
Adaptation Sociale, đó là việc “Một cá nhân tiếp nhận được các giá trị của một xã
hội, hòa nhập được vào xã hội ấy (thí dụ một người di tản hòa nhập được vào xã hội
lúc đầu còn xa lạ). Không thích nghi biểu hiện qua những hành vi “gàn dở”, trái
với tập tục, sống ngoài “rìa” (marginal), có thể dẫn đến hành động phạm pháp.
Mỗi xã hội đều đặt ra những mục tiêu chung và đề ra những biện pháp thực hiện.”
- Dựa trên những định nghĩa trên có thể thấy, TƯXH là mức độ thích ứng cao
nhất chỉ có ở con người, đặc trưng của TƯXH đó là việc con người sống trong môi
trường xã hội, tiếp nhận các giá trị xã hội, hòa nhập vào xã hội, có khả năng đáp
ứng những yêu cầu của xã hội. TƯXH diễn ra ngay từ những giây phút đầu tiên của
cuộc đời con người, nó tác động đến mọi mặt đời sống của cá nhân và là cầu nối
giữa bản chất xã hội của con người với hiện thực xã hội.
TƯXH là quá trình con người lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội lịch sử
20
bằng cách thâm nhập vào các vai trò xã hội khác nhau. Trong quá trình này, con
người biến các kinh nghiệm lịch sử xã hội thành kinh nghiệm riêng của cá nhân,
từ đó điều khiển, điều chỉnh hành vi cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, giá
trị, chuẩn mực xã. TƯXH có liên quan chặt chẽ với quá trình lao động và xã hội
hóa cá nhân.TƯXH là khả năng con người đối mặt với các hoàn cảnh xã hội mà
không bị căng thẳng, mệt mỏi,…Là khả năng sống, hoạt động và phát triển trong
môi trường xã hội đầy biến động.
Nói tóm lại, TƯXH là biểu hiện của sự phát triển và hoàn thiện nhân cách,
đảm bảo cho cá nhân đáp ứng yêu cầu của xã hội, là điều kiện cho sự phát triển
tâm lý cá nhân.
∗ Vai trò của TƯXH
Do đặc điểm của xã hội hiện đại có sự thay đổi toàn diện về kinh tế xã, văn
hóa, xã hối và lối sống đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với con người đồng
thời làm này sinh những vấn đề mà trước đây con người chưa từng gặp phải, chưa
trải nghiệm, ứng phó. Xã hội luôn biến đổi không ngừng và những yêu cầu của nó
trở thành những thách thức không ngừng với con người. Nói cách khác, để thành

công tồn tại và phát triển trong xã hội hiện đại con người phải đương đầu với rất
nhiều thách thức và để làm được điều đó, con người phải kịp thời thích ứng. Chính
vì thế nghiên cứu sự TƯXH của con người có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và
thực tiễn, nhằm tạo cơ sở khoa học để xây dựng các cơ chế xã hôi mới, từ đó điều
chỉnh hành vi thích ứng của con người trong điều kiện mới.
TƯXH là quá trình con người thâm nhập vào điều kiện hoạt động mới nhằm
lĩnh hội những yêu cầu, đòi hỏi của hoạt động, những nội dung và kinh nghiệm hoạt
động ngay trong môi trường mới để có phương thức hành vi ứng xử phù hợp với yêu
cầu, đòi hỏi đó. Trong quá trình này, con người phải huy động chức năng tâm lý của
mình để khắc phục khó khăn khi gặp phải, đồng thời rèn luyện các chức năng đó để
đạt hiệu quả cao trong hoạt động.
Để tồn tại và phát triển, con người phải tham gia lao động trong một môi
trường nghề nghiệp nhất định, buộc phải hoàn thành các vai trò mà xã hội giao
phó. Việc thích ứng không chỉ làm cho con người phù hợp với những vị trí xã hội
21
mình theo đuổi, đáp ứng các yêu cầu xã hội đề ra mà còn tạo ra định hướng đúng
đắn cho cả cuộc đời. Bên cạnh dó sẽ giúp cá nhân an tâm, phấn khởi, say mê dồn
hết tâm trí, sức lực vào hoạt động của mình, làm cho khả năng sáng tạo được
nâng cao; cá nhân tích cực, chủ động trong công việc và do đó thực hiện công
việc một cách dễ dàng, tạo hiệu quả, năng suất lao động cao.
Đối với học sinh nói chung, học sinh THCS nói riêng - những cá nhân đang
phát triển, hoàn thiện các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo trước khi tham gia vào quá trình
lao động xã hội thì việc TƯXH có vai trò lớn lao giúp các em hòa nhập và đáp ứng
những thay đổi của xã hội, xác định được vị trí của bản thân trong xã hội và nhận ra
được yêu cầu của xã hội đối với chính mình để từ đó phấn đấu, rèn luyện.
Nói tóm lại, TƯXH có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của
mỗi cá nhân và cộng đồng trong điều kiện xã hội thay đổi không ngừng. bởi vậy,
việc chú trọng nghiên cứu các khía cạnh biểu hiện cũng như các biện pháp nhằm
nâng cao khả năng TƯXH luôn nhận được sự quan tâm lớn cả a nhiều nhà nghiên
cứu cũng như trở thành một trong nhưng mục tiêu của giáo dục hiện nay.

1.2.3. Mức độ TƯXH
- Khái niệm mức độ, mức độ thích ứng:
+ Mức độ: Theo Từ điển Tiếng Việt, “Mức độ” là từ ghép để chỉ phạm vi
được xác định theo chuẩn mực (nội dung, hình thức) cụ thể của các sự vật, hiện
tượng làm cơ sở để đánh giá và phân loại chúng.
+ Mức độ thích ứng:
Dựa vào cách hiểu về mức độ và những quan điểm về thích ứng đã nói ở trên,
trong phạm vi đề tài này, chúng tôi sử dụng khái niệm mức độ thích ứng của nhóm
tác giả Đặng Thị Lan, Nguyễn Thị Huệ, Đỗ Thị Châu như sau:
“Theo nghĩa hẹp: Mức độ thích ứng là phạm vi biến đổi cấu trúc đời sống tâm
lý cá nhân (nhận thức, thái độ, hành động) đáp ứng với yêu cầu hoạt động mới; bảo
đảm cho cá nhân thực hiện hoạt động có hiệu quả”
+ Mức độ TƯXH:
Mức độ TƯXH là phạm vi biến đổi về mặt nhận thức, thái độ và hành động
của cá nhân đáp ứng những chuẩn mực, giá trị, những yêu cầu của xã hội với vai xã
hội mà cá nhân đang thâm nhập vào.
Mức độ TƯXH được thể hiện trong suốt quá trình con người tham gia vào các
22
mối quan hệ xã hội, thâm nhập và thực hiện các vai xã hội khác nhau. Mức độ
TƯXH được đánh giá bằng việc cá nhân có làm tròn vai xã hội đó hay không, sự
linh hoạt, mềm dẻo khi có sự thay đổi các vai xã hội, kiểm soát hành vi của mình
trước những thay đổi của hoàn cảnh, khả năng hòa nhập vào các mối quan hệ xã hội,
ứng phó với những căng thẳng, khó khăn khi tham gia vào các mối quan hệ liên cá
nhân Trong đề tài này, chúng tôi đánh giá các mức độ TƯXH thông qua việc khảo
sát các KNXH cần thiết cho lứa tuổi.
1.3. TƯXH của lứa tuổi học sinh THCS
1.3.1. Một số đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh THCS
Học sinh THCS có tuổi đời ứng với tuổi thiếu niên, do vậy các em còn có tên gọi
khác là thiếu niên. Đây là thời gian xảy ra rất nhiều các biến đổi ở các mức độ khác
nhau trong cơ thể trẻ; sự hình thành nhân cách được hoàn thiện.

Về thể chất, sự họat hóa của tuyến yên, của các tuyến sinh dục, của tuyến
thượng thận được tăng cường, dẫn đến sự tăng trưởng mạnh về chiều cao, trọng
lượng cơ thể, các dấu hiệu sinh dục phụ xuất hiện. Cách đây khoảng 20 năm, theo
kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, học sinh đầu bậc THCS, về phát triển cơ
thể không có gì khác so với trẻ cuối bậc Tiểu học; Các em chỉ “lớn vọt” lên ở các
năm tiếp theo. Nhưng đến thời điểm hiện nay, quy luật trên không còn tồn tại trong
số đông trẻ em Việt Nam cả ở thành phố lẫn nông thôn, bởi lẽ, tuổi dậy thì của các
em đã được “kéo xuống” ở đầu bậc THCS (em trai thường chậm hơn em gái 2
năm) Tuy nhiên, người lớn (cha mẹ, thầy, cô giáo, người nuôi dưỡng trẻ) phải ý
thức rằng, những phát triển trong cơ thể trẻ lúc này diễn ra chưa đồng bộ và với diện
mạo “to cao” bên ngoài như vậy, các em vẫn chưa là người lớn thực thụ về tất cả các
chức năng trong cơ thể.
Về trí tuệ, ở giai đoạn lứa tuổi này, tiếp tục diễn ra sự phát triển của trí nhớ,
đặc biệt trí nhớ ý nghĩa, chú ý có chủ định, và vận động, tư duy lôgic và trừu tượng
cũng phát triển mạnh. Trẻ- thiếu niên hoàn toàn có khả năng tiếp thu các khái niệm
Toán học, Vật lý học và Triết học trừu tượng. Trẻ càng lớn lên, hoạt động học tập
càng có vị trí quan trọng trong cuộc sống của trẻ và vai trò của nó trong sự phát triển
của trẻ ngày càng to lớn.
Ở trường trung học cơ sở, việc học tập của các em phức tạp hơn một cách
đáng kể. Các em chuyển sang nghiên cứu có hệ thống những có sở của các khoa học,
23
các em học tập có phân môn… Mỗi môn học gồm những khái niệm, những quy luật
được sắp xếp thành một hệ thống tương đối sâu sắc. Điều đó đòi hỏi các em phải tự
giác và độc lập cao. Quan hệ giữa giáo viên và học sinh cũng khác trước. Các em
được học với nhiều giáo viên. Các giáo viên có cách dạy và yêu cầu khác nhau đối
với học sinh, có trình độ nghề nghiệp và phẩm chất, uy tín khác nhau. Quan hệ giữa
giáo viên và học sinh “xa cách” hơn so với bậc tiểu học. Sự thay đổi này tạo ra
những khó khăn nhất định cho các em nhưng nó cũng tạo điều kiện cho các em phát
triển dần phương thức nhận thức người khác.
Hoạt động giao tiếp được nhiều nhà nghiên cứu cho rằng là hoạt động chủ đạo

ở lứa tuổi thiếu niên. Giao tiếp với bạn bè cùng lứa tuổi chiếm vị trí quan trọng trong
đời sống tinh thần của thiếu niên. Các em có nhu cầu giao tiếp với bạn bè để thỏa
mãn, học hỏi nhiều hơn đồng thời tự ý thức cũng phát triển mạnh mẽ hơn. Thiếu
niên giao tiếp với bạn bè cùng lứa tuổi phức tạp hơn, đa dạng hơn so với lứa tuổi
trước. Các em hình thành nên nhiều mối quan hệ khác nhau về mức độ gần gũi mà
các em phân biệt thành: bạn học, bạn thân, bạn riêng. Tình bạn trở thành một dạng
quan trọng nhất của sự gắn bó cảm xúc và quan hệ liên nhân cách ở tuổi này, nó
vượt ra khỏi phạm vi học tập, trường lớp để mở rộng ra những hứng thú mới, việc
làm mới, những quan hệ, những thay đổi mới mẻ trong đời sống của các em. Giao
tiếp với bạn bè trở thành một khao khát, một mặt các em khao khát được giao tiếp,
cùng hoạt động chung với nhau, có nguyện vong được sống trong tập thể, có những
bạn bè đáng tin cậy. Mặt khác, đó còn là biểu hiện của nguyên vọng được bạn bè
thừa nhận, công nhận và tôn trọng mình.
Trong mối quan hệ với người lớn, do cảm giác về sự trưởng thành của thiếu
niên xuất hiện và ngày càng mạnh mẽ, thiếu niên mong muốn được mở rộng quyền
hạn, được tôn trọng và đối xử bình đẳng, được tin tưởng và mở rộng tính độc lập của
mình. Chính những mong muốn đó thúc đẩy các em tích cực hoạt động, chấp nhận
những yêu cầu đạo đức của người lớn và phương thức hành vi trong thế giới người
lớn, khiến các em xứng đáng với vị trí xã hội tích cực. Mặt khác nó cũng dễ khiến
cho thiếu niên có biểu hiện chống đối, không phục tùng, làm căng thẳng mối quan
hệ với người lớn nếu người lớn không đáp ứng nguyện vọng của mình.
Về nhân cách ở lứa tuổi này cũng có sự thay đổi đáng kể. Thiếu niên đang
24
trong quá trình hình thành những vấn đề lớn của nhân cách như: ý thức, tự ý thức,…
Tự ý thức là một loại đặc biệt của ý thức trong đời sống cá nhân, có chức năng tự
điều chỉnh nhận thức và thái độ của bản thân. Đó là quá trình tự quan sát, tự phân
tích, tự kiểm tra, tự đánh giá về hành động và kết quả hành động của bản thân, về tư
tưởng, tình cảm, phong cách, hứng thú,…Tự ý thức là điều kiện để phát triển và
hoàn thiện nhân cách, hướng nhân cách theo yêu cầu của xã hội. Thiếu niên đã có
thể tự ý thức về những phẩm chất đạo đức, tính cách và khả năng của mình. Do sự

phát triển mạnh mẽ của cơ thể đặc biệt do sự phát triển của các mối quan hệ xã hội
và sự giao tiếp trong tập thể mà ở các em có biểu hiện nhu cầu tự đánh giá, so sánh
mình với người khác. Các em đã bắt đầu xem xét mình, vạch cho mình một nhân
cách tương lai, muốn biết mặt mạnh, mặt yếu trong nhân cách của mình.
Mức độ tự ý thức của các em có sự khác nhau. Về nội dung, không phải tất cả
những phẩm chất của nhân cách đều được ý thức hết. Ban đầu các em chỉ nhận thức
hành vi của mình, sau đó là nhận thức những phẩm chất đạo đức, tính cách, năng lực
của mình trong những phạm vi khác nhau, cuối cùng các em mới nhận thức những
phẩm chất phức tạp thể hiện nhiều mặt của nhân cách ( tình cảm trách nhiệm, lòng
tự trọng…). Về cách thức, ban đầu các em còn dựa vào đánh giá của những người
gần gũi, có uy tín với mình. Dần dần các em hình thành khuynh hướng độc lập phân
tích và đánh giá bản thân. Nhưng khả năng tự đánh giá của học sinh THCS còn hạn
chế, chưa đủ khách quan. Từ đây làm nảy sinh những xung đột không cần thiết giữa
các em với chính mình, với nhóm bạn và với người lớn.
Ý nghĩa quyết định nhất để phát triển tự ý thức ở lứa tuổi này là cuộc sống tập
thể của các em - nơi mà nhiều mối quan hệ giá trị đúng đắn sẽ giúp các em hình
thành lòng tự tin vào sự tự đánh giá của mình, là những yêu cầu ngày càng cao đối
với hành vi, hoạt động của các em…cũng đồng thời giúp cho sự phát triển tự ý thức
của các em. Thiếu niên có nhu cầu hiểu biết những đặc điểm của bản thân, suy nghĩ
của chính mình và tự đánh giá về mình để đi đến chỗ hài lòng hay không hài lòng
với chính mình. Thiếu niên thường tự phân tích nhân cách của mình và coi sự phân
tích đó như là một phương tiện cần thiết để điều chỉnh, tổ chức những mối quan hệ.
Việc nhận thức mình còn thông qua việc đối chiếu, so sánh mình với người khác,
25
các em còn chủ quan, nông cạn, nhiều khi chỉ dựa vào một vài hình tượng không rõ
ràng các em đã vội kết luận hoặc chỉ chú ý vào một vài phẩm chất nào đó mà quy kết
toàn bộ. Và khi đã có kết luận đánh giá về một người nào đó, các em thường có ấn
tượng “dai dẳng”. Vì thế, người lớn rất dễ mà cũng rất khó gây uy tín với thiếu niên.
Sự phát triển tự ý thức ở thiếu niên có ý nghĩa lớn lao ở chỗ nó thúc đẩy các
em bước vào một giai đoạn mới. Kể từ tuổi thiếu niên trở đi, khả năng tự giáo dục

của các em được phát triển, các em không chỉ là khách thể mà còn là chủ thể của quá
trình giáo dục. Do mong muốn được trở thành người lớn và muốn được cư xử như
người lớn, thiếu niên có khuynh hướng sống trong hai thế giới: thế giới nội tâm và
thế giới bên ngoài.
Về sự hình thành tình cảm, đời sống tình cảm của học sinh THCS phong phú
và đa dạng hơn so với lứa tuổi trước đó. Tình cảm của các em sâu sắc và phức tạp
hơn so với học sinh tiểu học. Đặc điểm nổi bật ở lứa tuổi này là dễ xúc động, vui
buồn chuyển hóa dễ dàng, tình cảm còn mang tính chất bồng bột, hăng say,sôi nổi,
dễ kích động và dễ thay đổi. Điều này do ảnh hưởng của sự phát dục và sự thay đổi
của hoạt động thần kinh (sự không cân bằng giữa hưng phấn và ức chế). Tâm trạng
của thiếu niên thay đổi nhanh chóng thậm chí là thất thường, vì vậy thái độ của các
em với những người xung quanh cũng có nhiều mâu thuẫn.
Một nét đặc biệt trong đời sống tình cảm của học sinh THCS đó là sự xuất
hiện của những rung cảm đầu đời - những rung động với bạn khác giới. Đó là những
tình cảm nhẹ nhàng, thú vị, bắt đầu bằng sự e ấp, bối rối, sự hồn nhiên, vô tư, trong
sáng mà không phải tất cả các em đều có. Tuy nhiên những rung cảm này một mặt
có thế làm cho các em có động lực hoàn thiện mình hơn, mặt khác cũng có thể gây
ảnh hưởng tiêu cực tới học tập nói riêng và cuộc sống của các em nói chung.
Nói tóm lại, lứa tuổi học sinh THCS hay còn gọi lứa tuổi thiếu niên là giai
đoạn lứa tuổi cố ý nghĩa vô cùng quan trọng. Do sự chi phối của sự dậy thì, sự phát
triển cả về tâm, sinh lý lứa tuổi này diễn ra mạnh mẽ, không đồng đều và mất cân
bằng tạm thời. Tính chất chuyển tiếp giữa tuổi thơ sang tuổi trưởng thành biểu hiện
rõ nét nhất trong tính cách không còn trẻ con nhưng cũng chưa hẳn là người lớn do
ảnh hưởng của những mối quan hệ giữa thiếu niên với thiếu niên, thiếu niên với
người lớn. Đây cũng là giai đoạn quan trọng để hình thành tính cách nói riêng và
26

×