Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

10-dieu-tuoi-tre-thuong-lang-phi potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.12 KB, 14 trang )

10 Điều tuổi trẻ thuong lãng phí
Trong hành trình tạo dựng một cuộc đời có ý nghĩa, nếu bạn lỡ coi thường một trong 10 điề u
thiết yếu dưới đây, coi như bạn đã tự đánh mất một phần nhựa số ng củ a chính mình.
Sức khoẻ: Lúc còn trẻ, người ta thường ỷ lại vào sức sống tràn trề đang có. Họ làm việc như
điên, vui chơi thâu đêm, ăn uống không điều độ…. Cứ như thế, cơ thể mệt mỏi và lão hoá nhanh.
Khi về già, cố níu kéo sức khoẻ thì đã muộn.
Thời gian: Mỗi thời khắc “vàng ngọc” qua đi là không bao giờ lấy lại được. Vậy mà không hiếm
kẻ ném 8 giờ làm việc qua cửa sổ. Mỗi ngày, hãy nhìn lại xem mình đã làm được điều gì. Nếu
câu trả lời là “không”, hãy xem lại quỹ thời gian của bạn nhé!
Tiền bạc: Nhiều người hễ có tiền là mua sắm, tiêu xài hoang phí trong phút chốc. Đến khi cần
một số tiền nhỏ, họ cũng phải đi vay mượn. Những ai không biết tiết kiệm tiền bạc, sẽ không bao
giờ sở hữu được một gia tài lớn.
Tuổi trẻ: Là quãng thời gian mà con người có nhiều sức khoẻ và trí tuệ để làm những điều lớn
lao. Vậy mà có người đã quên mất điều này. “Trẻ ăn chơi, già hối hận” là lời khuyên dành cho
những ai phí hoài tuổi thanh xuân cho những trò vô bổ.
Không đọc sách: Không có sách, lịch sử im lặng, văn chương câm điếc, khoa học tê liệt, tư
tưởng và suy xét ứ đọng. Từ sách, bạn có thể khám phá biết bao điều kỳ thú trên khắp thế giới.
Thật phí “nửa cuộc đời” cho nhưng ai chưa bao giờ biết đọc sách là gì!
Cơ hội: Cơ hội là điều không dễ dàng đến với chúng ta trong đời. Một cơ may có thể biến bạn
thành giám đốc thành đạt hay một tỷ phú lắm tiền. Nếu thờ ơ để vận may vụt khỏi tầm tay, bạn
khó có thể tiến về phía trước.
Nhan sắc: Là vũ khí lợi hại nhất của phụ nữ. Có nhan sắc, bạn sẽ tự tin và chiếm được nhiều ưu
thế hơn so với người khác. Tuy nhiên, “tuổi thọ” của nhan sắc có hạn. Thật hoang phí khi để sắc
đẹp xuống dốc. Hãy chăm sóc mình ngay từ bây giờ.
Sống độc thân: Phụ nữ ngày nay theo trào lưu “chủ nghĩa độc thân”. Thực tế là khi sống một
mình, bạn rất cô đơn và dễ cảm thấy thiếu vắng vòng tay yêu thương của chồng con. Bận bịu gia
đình chính là một niềm vui. Sống độc thân, bạn đã lãng phí tình cảm đẹp đẽ ấy.
Không đi du lịch: Một vĩ nhân đã từng nói: “Khi đi du lịch về, con người ta lớn thêm và chắc
chắn một điều là trái đất phải nhỏ lại”. Vì thế, nếu cho rằng đi du lịch chỉ làm hoang phí thời
gian và tiền bạc, bạn hãy nghĩ lại nhé!
Không học tập: Một người luôn biết trau dồi kiến thức sẽ dễ thành công hơn người chỉ biết tự


mãn với những gì mình biết. Nếu không học hành, bạn đang lãng phí bộ óc đấy!
Cọp chết để da, người ta chết để tiếng.
Con cò mày đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi, ông vớt tôi vào
Tôi có lòng nào, ông hãy xào măng.
Có xào thì xáo nước trong
Đừng xào nước đục, đau lòng cò con.
Người chết nết còn”
Tốt danh hơn lành áo.
- Aên một miếng, tiếng một đời
- Đói miếng hơn tiếng đời.
Người đời hữu tử hữu sinhSống lo xứng phận, thác dành tiếng thơm. Thi sĩ Nguyễn
công Trứ
là con người có chí khí hào hùng, luôn ca tụng chí nam nhi, luôn thôi thúc thanh
niên phải tiến lên, phải vượt khó, phải làm được cái gì cho đời, đừng để phí phạm
cuộc đời trai tráng :
Đã mang tiếng trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông
Đi không chẳng lẽ về không ?
Trăm năm bia đá thì mòn Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.
24dieu nen nho
Hãy đọc chậm dãi, và ghi nhớ những điều sau đây, trong sổ tay cá nhân hay trong
tiềm thức của bạn. Bạn hãy nhớ rằng
1. Sự hiện diện của bạn là món quà của cả thế giới.
2. Bạn là duy nhất và không ai giống bạn cả.
3. Cuộc sống của bạn hoàn toàn phụ thuộc theo mong muốn của bạn.
4. Hãy biết tận hưởng trọn vẹn một ngày.
5. Hãy đếm những điều mà bạn hạnh phúc, đừng đếm những điều phiền muộn.
6. Bạn sẽ vượt qua được tất cả mọi thứ, dù có khó khăn đến đâu.

7. Có hàng tá câu hỏi và câu trả lời trong chính bạn.
8. Hãy trở nên có hiểu biết, can đảm và mạnh mẽ.
9. Đừng tự tạo những giới hạn cho chính bản thân bạn.
10. Có nhiều giấc mơ đang chờ được thực hiện.
11. Những quyết định cũng không kém phần quan trọng như những cơ hội mà bạn có.
12. Hãy vươn đến đỉnh cao của chính bạn, vươn tới ước mơ và khát vọng.
13. Không gì làm lãng phí năng lượng của bạn hơn là ngồi một chỗ và lo lắng về hàng
tá chuyện.
14. Một người kiên nhẫn có thể chấp nhận một việc thậm chí còn hơn cả bản chất của
sự việc đó.
15. Đừng biến bất cứ điều gì trở nên trầm trọng.
16. Hãy sống một cuộc sống thanh bình, đừng sống một cuộc đời tiếc nuối.
17. Hãy nhớ rằng một tình yêu nhỏ có thể đi cả một quãng đường dài.
18. Cũng hãy nhớ rằng nhiều thứ sẽ ra đi mãi mãi và không bao giờ quay trở lại.
19. Hãy nhớ rằng tình bạn là một sự đầu tư khôn ngoan.
20. Cuộc sống thật quý giá khi người ta ở bên nhau.
21. Hãy nhận ra rằng mọi thứ không bao giờ là trễ cả.
22. Hãy thực hiện những điều bình dị theo những cách phi thường nhất.
23. Hãy luôn nhớ về gia đình, luôn có những ước mơ, hy vọng và niềm hạnh phúc
trong cuộc sống.
24. Thời gian luôn chuyển động và hãy ước rằng, một lúc nào đó, ta sẽ vươn tới
những vì sao.
10lí do thúc đẩy chúng ta đọc sách
1) Bồi đắp sự thông minh.
2) Tạo ra sự tưởng tượng phong phú.
3) Tăng sự hiểu biết.
4) Có thể đi du lịch qua đọc sách.
5) Cho phép độc giả tự đánh lừa giữa khoảng cách của sự sống và cái chết giúp độc giả chấp
nhận sự hiện hữu - những ước muốn không thể thực hiện được.
6) Mang lại những điều tốt đẹp nhất, cho độc giả hiểu rằng bản thân con người không phải là một

cái máy, mà là một thực thể văn hóa.
7) Đời sống đầy những nghịch lý. Đọc và viết xóa bỏ những nghịch lý ấy.
8) Đọc có khuynh hướng dẫn đến viết, là một trong những "sở thích và thú vui” đẹp nhất của con
người.
9) Đọc và viết là hành động tự do, không bi ép buộc, là hành động “cho không". Điều “cho
không biếu không” này trong đời sống rất khó xảy ra!
10) Từ đọc -> viết -> có thể mang lại cho tác giả một quyền lực khi chính mình tạo dựng cốt
chuyện và nhân vật.
Cách đọc một cuốn sáh khó
Trong khi đọc một cuốn sách khó lần đầu tiên, cứ đọc nó một mạch không dừng lại. Hãy chú ý
đến những gì anh có thể hiểu, và đừng dừng lại vì những gì anh chưa nắm bắt được ngay lập tức.
Cứ làm như vậy. Đọc một mạch cuốn sách không nản lòng vì những đoạn, những chú thích,
những luận điểm, những tham khảo mà anh không nắm bắt được. Nếu anh dừng lại ở bất kỳ
những chướng ngại này, nếu anh cứ trì hoãn, anh sẽ thất bại. Trong hầu hết các trường hợp, anh
sẽ không thể giải đáp được sự việc bằng việc bám lấy nó. Anh có cơ hội hiểu nó nhiều hơn qua
lần đọc thứ hai, nhưng điều đó đòi hỏi anh phải đọc cuốn sách một mạch trong lần đầu.
Cáh đọc nhanh
Quy tắc 1: Đọc không lùi lại. Dù bài về khoa học kỹ thuật khó đến đâu cũng chỉ đọc một
lần. Không được chuyển động mắt trở lại. Chỉ khi đã đọc xong và suy nghĩ về những điều
đã đọc, mới có thể đọc lại bài nếu như thật cần thiết.
- Quy tắc 2: Đọc và hiểu thông tin theo khối thuật toán tích hợp. Phải thường xuyên nhớ
nội dung của từng khối. Trong quá trình đọc, hãy tìm cách trả lời những câu hỏi tiêu
chuẩn đề ra cho mỗi khối của thuật toán.
- Quy tắc 3: Đọc không phát thành tiếng. Đọc mà phát âm là kẻ thù của việc đọc nhanh.
Hãy thực hiện các bài tập và gõ nhịp để nhịn phát âm. Khi thấy tốc độ đọc bị giảm cần
phải luyện lại.
- Quy tắc 4: Chuyển động mắt theo chiều thẳng đứng khi đọc. Khi đọc, mắt di chuyển
theo chiều thẳng đứng từ trên xuống dưới, theo dòng tưởng tượng đi từ giữa trang giấy.
Hãy tập phát triển thói quen nhìn ngoại vi. Hãy đọc báo có cột hẹp, rồi đọc sách, sơ bộ
vạch đường ở giữa trang bằng bút chì. Phấn đấu đọc một trang chỉ trong 10 – 15 giây, cố

hiểu được nội dung chung. Tuỳ mức độ thành thục trong việc di chuyển mắt mà chuyển
sang đọc hiểu cả trang sách chỉ trong 30 giây.
- Quy tắc 5: Tập trung tư tưởng thật cao độ khi đọc. Tập trung là chất xúc tác của quá
trình đọc. Đọc nhanh lại càng đòi hỏi tập trung trí não với cường độ cao hơn để tư duy và
nắm bắt vấn đề nhanh hơn.
- Quy tắc 6: Hiểu những điều đã đọc trong quá trình đọc. Khi đọc cần làm rõ các từ khoá,
các điểm tựa suy lý, tức là các điểm tựa để hiểu bài và nhận thức vấn đề. Nhớ rằng khi
đọc là quá trình tìm kiếm và xử lý ý tưởng và ý nghĩa.
- Quy tắc 7: Áp dụng các cách nhớ chủ yếu trong khi đọc. Mục đích của việc đọc để nhớ.
Nhớ cái gì tuỳ theo mục đích đọc cần thiết của mình và chỉ nên nhớ những gì hiểu được.
Không cần nhớ từng câu, từng chữ nhưng phải nhớ ý tưởng và ý đồ của tác giả cuốn sách.
- Quy tắc 8: Đọc với tốc độ biến đổi. Biết đọc với các tốc độ khác nhau cũng rất quan
trọng. Có chỗ chỉ cần đọc lướt qua, song có trang thì nên đọc chậm lại để hiểu được thực
chất vấn đề. Hãy biết chọn cách đọc cần thiết, đúng lúc và đúng chỗ.
- Quy tắc 9: Phải thường xuyên luyện tập, củng cố không ngừng thói quen đọc.
- Quy tắc 10: Đặt tiêu chuẩn đọc mỗi ngày 2 tờ báo, 1 tờ tạp chí và khoảng 50 đến 70
trang sách.
Làm được 10 điều như vậy, sau một thời gian ngắn chắc chắn bạn sẽ là người đọc sách
báo nhanh hơn và hiệu quả hơn rất nhiều người.
Đọc sáh là fuong tiện bồi duong trí nhớ và tư duy
Trí nhớ và tư duy có liên quan khăng khít với nhau: không thể suy nghĩ một cách nhất
quán nếu quên khuấy mất những ý nghĩ lúc trước và không nhớ những điều cần thiết để
xây dựng các phán đoán và suy lý của mình. Đọc sách một cách tự lực và có nghiền
ngẫm kỹ chẳng những cho phép ta tiếp thu được tư tưởng của tác giả mà còn giúp ta đối
chiếu tư tưởng đó với tư tưởng của các tác giả khác về vấn đề đó, và ta sẽ đi tới một phán
đoán riêng của mình về những điều đọc được.
Phán đoán của người đọc có thể đúng hay sai. Phán đoán là đúng nếu người đọc vận dụng
những luận cứ chắc chắn cho phán đoán của mình, người đọc am hiểu vấn đề hơn tác giả,
phán đoán có thể sai nếu người đọc không tán thành ý kiến tác giả, không chịu nhượng
bộ tác giả một ly nào trong khi tranh luận chỉ vì không muốn suy nghĩ, hoặc vì suy nghĩ

“đồng bóng”, vì suy nghĩ “tùy tiện” hay vì không chịu vận dụng đến suy luận, đến lý trí
mà chỉ thuần dựa vào cảm giác, vào ý thích chứ không đếm xỉa đến các luận cứ mà tác
giả đưa ra để chứng minh cho luận đề nêu lên.
Phán đoán cũng có thể sai trong trường hợp người đọc vi phạm các luật lôgic và phép
biện chứng trong quá trình tư duy.
Như đã nói ở trên, trong khi đọc sách, độc giả cần đọc, hiểu, đào sâu, phân tích kỹ, ghi
chép, nhớ, lĩnh, hội.
Tất cả các việc đó, không việc nào có thể tiến hành được nến không có sự tham gia của
trí nhớ vả tư duy, cho nên trong quá trình đọc sách đương nhiên sẽ rèn luyện, phát triển
hoàn thiện được trí nhớ và tư duy.
Đọc sách là một sự liên hệ qua lại giữa người đọc và tác giả, tựa hồ như người đọc và tác
giả trao đổi, đàm đạo với nhau. Không phải vô cớ mà người ta thường nói: “Đọc những
cuốn sách hay khác nào đàm đạo với những bậc hiền nhân quân tử”.
Đôi khi đọc sách biến thành một cuộc tranh luận thầm lặng với tác giả, khi đó người đọc
sẽ biểu lộ kỹ năng tranh luận của mình, tức là biết tư duy đúng cách theo logic. Trong
việc này, để đạt kết quả tốt, người đọc nên nghiên cứu các tài liệu dạy cách chứng minh
quan điểm của mình nếu các quan điểm đó là đúng, là chân thực, và bác bỏ những luận
cứ sai, vạch trần những lầm lẫn trong tư duy của bản thân mình và người khác
(2)
Nhờ “trao đổi”, “đàm đạo” với những cuốn sách nội dung quý báu, người đọc sẽ ngày
càng trở nên thành thạo, giàu kinh nghiệm hơn trong việc phân tích những con đường
phức tạp, ngoắt ngoéo của tư tưởng con người trong mối liên hệ qua lại giữa ý nghĩ, tình
cảm, rung động của con người.
Một là, trong khi đọc phải hiểu rõ ràng trong bất cứ bài văn nào cũng đều thể hiện hai
Bao giờ cũng cần phải tự mình nhận ra trong mỗi câu, mỗi đoạn, mỗi tiết, mỗi chương
đang nói về cái gì và nói gì rồi sau đó hình dung rõ ràng và hiểu trong toàn bộ bài báo,
toàn bộ cuốn sách nói về cái gì và nói gì, rồi sau đó hình dung rõ ràng và hiểu trong toàn
bộ bài báo, toàn bộ cuốn sách nói về cái gì và nói gì…
Chẳng hạn như trong đoạn:
“… Những người lao động trí óc cỡ lớn cũng là những bậc thầy lỗi lạc trong công tác,

những người tổ chức tuyệt diệu lao động cá nhân. Đó là những nghệ sĩ điêu luyện trong
nghệ thuật hợp lý hóa, lựa chọn kỹ thuật và cách thức làm việc cá nhân. Chính các vị đó
đã từng nhiều lần nhấn mạnh rằng nguyên nhân chủ yếu của thành công của mình chỉ một
phần là ở năng lực làm việc thể lực hay ở thiên bẩm tự nhiên, còn phần chính là ở phương
pháp làm việc được áp dụng thường xuyên và thực hiện kiên trì”
(4)
Có xét đến vấn đề nguyên nhân thành công trong sáng tác của những người lao động trí
óc cỡ lớn.
Người ta đã nói những gì để giải đáp câu hỏi ấy?
Người ta khẳng định rằng nguyên nhân chủ yếu của thành công, đó là ở phương pháp làm
việc được áp dụng thường xuyên và thực hiện kiên trì. Cách thứ hai để bồi dưỡng kỹ xảo
lôgic trong đọc sách là người đọc chẳng những phải chăm lo tiếp thu cái ý mà còn phải đi
sâu vào ý nghĩa của cái “ý” đó, tùy thuộc vào xu hướng của cái “ý” đó, vào việc tác giả,
rồi sau đó độc giả xác định từ then chốt (trọng điểm logic) như thế nào.
Chẳng hạn, trong câu: “Tinh thần ham đọc sách được trau dồi ngay từ tuổi nhỏ”
(5)
thì
trọng điểm logic rơi vào từ “tuổi nhỏ”.
Trong chính văn, từ này không được làm nổi bật bằng cách gạch dưới hay bằng một cách
khác (bằng kiểu chữ riêng ), nhưng người đọc tự mình phải hiểu cái “ý” câu mình đang
đọc, và trong đầu mình phải nhấn mạnh từ ấy khi tiếp thu ý của cả câu này.
Đọc xong phần kết luận của cuốn sách, người đọc cần phát biểu ngắn gọn cho bản thân
mình rõ ý chính của phần đó, mà chính vì để khẳng định cái ý ấy tác giả đã viết phần này.
Trong việc đó, người đọc cần hiểu rõ qua chương này mình đã thu hoạch được điều gì
mới, và đọc cuốn sách này mình đã nảy ra những ý nghĩ và tình cảm gì mới.
Nghiền ngẫm, quán triệt ý chính trong quá trình đọc sách có liên quan không tách rời với
bồi dưõng trí nhớ và tư duy, bởi vì người đọc phải nhớ lại những điều đọc được và hiểu
thấu ý nghĩa của chúng. Còn ghép những điều mới mẻ vừa đọc được vào vốn tri thức sẵn
có trong trí nhớ và ý thức của mình sẽ có tác dụng mở mang tầm mắt và hình thành thế
giới quan khoa học của độc giả.

)
Một việc có tác dụng tốt, giúp rèn luyện các kỹ xảo lôgic trong đọc sách, đồng thời củng
cố và bồi dưỡng trí nhớ người đọc là nêu bật những ý chính tìm ra được, bằng cách gạch
dưới các từ hay các câu trong chính văn nếu sách là của mình hoặc bằng cách ghi chép
dưới hình thức một dàn ý lôgic nêu rõ cuốn sách nói về vấn đề gì, và theo trình tự nào.
Dĩ nhiên, không phải tự nhiên độc giả có thể phân tích lôgic bài văn và ghi lại ý chính,
mà đó là kết quả của việc đọc sách tự lực ta có nghiền ngẫm.
Không có lao động tự lực thì không thể tìm ra được chân lý trong một vấn để nghiêm túc
nào hết, cho nên người nào ngại lao động thì người ấy tự tước đoạt khả năng tìm ra chân
lý.
Trong khi rèn luyện, bồi dưỡng trí nhớ và tư duy người đọc cần lưu ý thường xuyên đem
mối liên hệ khăng khít giữa hai cái đó.
Có thể vì ý nghĩ như đầu mũi tên, còn trí nhớ là đuôi mũi tên: hai cái đó trợ giúp lẫn nhau trong
lúc tên bay đến đích.
Nhà y học kiêm nhà giáo dục học Nga lỗi lạc N.I.Pigô-rôp đặt câu hỏi: “Học thuộc một các
thông minh nghĩa là thế nào? Phải chăng đó không thể là công việc của trí nhớ đơn thuần, mà là
một sự lĩnh hội các tri thức bằng lý trí Mọi người đều biết một mình lý trí, mà thiếu trí nhớ, thì
không làm được trò trống gì. Không tài nào xây dựng được một suy luận ba đoạn (suy lý, suy
diễn – A.P) và thậm chí một biểu thức rút gọn của suy luận ba đoạn nếu thiếu trí nhớ. Ai quên
mất tiền đề thứ nhất hoặc tiên đề thứ hai thì không thể đi đến kết luận được”
(8)
Học thuộc nhẩm trong óc một số đoạn chọn lọc cũng có tác dụng củng cố trí nhớ và làm giàu vốn
hiểu biết. Nhờ được các châm ngôn, tục ngữ, các đoạn chọn lọc trong các tác phẩm cổ điển và
tác phẩm thơ văn khác, chẳng những làm giàu ngôn ngữ viết và nói, mà còn giúp trau dồi hoạt
động trí óc, chứ chưa nói đến giáo dục thẩm mỹ cho độc giả.
Ghi chép, đến lượt nó lại giúp người đọc nhìn và nghe, vì nó có tác dụng trau dồi cái gọi là “văn
hóa cảm giác” (tức là văn hóa của hoạt động của các giác quan), văn hóa cảm giác có liên quan
không tách rời với bồi dưỡng trí nhớ và tư duy
(9)
Ông khuyên “lúc nào cũng nên mang theo một cây bút chì và một quyển sổ để ghi lại tất cả

những tài liệu, những quan sát, những ý nghĩ và những quy tắc bổ ích, lý thú thu lượm được
trong lúc đọc sách, trong lúc trò chuyện hay ngẫm nghĩ và tối đến sẽ chép lại những cái đó vào
một quyển sách riêng, theo từng mục
(11)
Ghi chép giúp ích ta nhiều nhất về mặt trau dồi trí nhớ và tư duy trong trường hợp các ghi chép
có hình thức phức tạp, chẳng hạn khi ta không chỉ ghi lại những điều đọc được vào một quyển vở
riêng hay một phiếu riêng, mà còn viết lời chú vắn tắt, còn ghi lại những nhận định (phán đoán)
của mình về cuốn sách kèm với những lập luận làm cơ sở cho nhận định đó và không chỉ nhận
xét về từng cuốn sách mà nhận xét về từng đề tài, từng vấn đề.
Một cách tốt để bồi dưỡng tư duy, đồng thời cũng giúp dễ nhớ những điều đọc được là tự mình
tập hợp các khái niệm và thuật ngữ, các sự kiện và định nghĩa vụ đọc được trong sách, sắp xếp,
phân loại chúng vào những bảng, những sơ đồ…
10 bí quyết để có giọng nói hay
Giọng nói là đại sứ của bạn đối với thế giới bên ngoài. Nó thể hiện tính
cách và cảm xúc của bạn. Mọi người có thể đánh giá bạn dựa trên giọng
nói, vì vậy việc giữ giọng cũng rất quan trọng.
Giáo sư Norman Hogikyan và cộng sự tại Đại học Michigan, Mỹ, đã tập hợp 10 bí quyết để giữ
giọng nói của bạn luôn đẹp.
1. Uống nhiều nước, tránh chất cồn và caffeine. Dây thanh quản của bạn rung động rất nhanh,
lượng nước đầy đủ sẽ giúp nó luôn trơn tru. Những thức ăn chứa nhiều nước sẽ giúp bạn chống
háo nước rất tốt như táo, lê, dưa hấu, đào, nho, mận
2. Tự cho phép giọng nói của mình nghỉ ngơi đôi chút mỗi ngày, đặc biệt vào những lúc bạn phải
sử dụng nhiều. Chẳng hạn, các giáo viên nên nghỉ nói vào giờ giải lao và tìm một chỗ ăn trưa yên
tĩnh thay vì nói chuyện ầm ĩ với đồng nghiệp.
3. Không hút thuốc. Nếu bạn đã trót rồi thì hãy từ bỏ. Hút thuốc gia tăng nguy cơ bị ung thư vòm
họng, hít khói thuốc hay hút thuốc thụ động cũng làm sưng tấy dây thanh quản.
4. Không lạm dụng hay phá giọng. Tránh gào thét, la hét và không nên nói to trong khu vực ồn
ào. Nếu họng bạn khô hay giọng bạn bị khàn, nên nghỉ nói. Giọng khàn là dấu hiệu cảnh báo dây
thanh quản của bạn đang bị sưng tấy.
5. Giữ họng và các cơ ở cổ thư giãn ngay cả khi bạn hát ở nốt cao hoặc nốt thấp. Một số ca sĩ

vươn cao cổ khi hát nốt cao và lại cúi mặt xuống khi hát nốt thấp. Dần dần, nó không chỉ làm
căng cơ thanh quản mà còn hạn chế âm vực của bạn.
6. Chú ý đến cách nói chuyện hằng ngày. Kể cả những nghệ sĩ có thói quen hát tốt cũng không
biết giữ giọng khi nói. Mọi người nên có luồng thở mạnh hơn hơn khi nói.
7. Đừng hắng giọng nhiều quá. Khi bạn hắng giọng, bạn đã xô các dây thanh quản vào nhau.
Làm nhiều quá sẽ làm chúng tổn thương và khiến bạn bị khản giọng. Cố gắng nhấp một ngụm
nước hoặc nuốt khan thay vì hắng giọng. Nếu bạn nhận thấy mình phải hắng giọng nhiều thì nên
đi khám bác sĩ vì bạn có thể bị bệnh dị ứng hay xoang.
8. Khi ốm, đừng để giọng bị lây. Ngừng nói chuyện khi bạn bị khản giọng do cảm lạnh hay viễm
nhiễm. Hãy lắng nghe giọng nói của mình.
(asp.wlv.ac)
9. Khi bạn cần phải nói trước công chúng, hay nói ngoài trời, hãy sử dụng loa để tránh phải căng
giọng.
10. Giữ ẩm phòng ở và nơi làm việc. Nhớ rằng độ ẩm tốt cho giọng của bạn.

×