Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Báo cáo chuyên đề:PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ NGUYÊN NHÂN LÀM XUẤT KHẨU TĂNG CHẬM, NHẬP SIÊU TĂNG CAO SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC ĐỂ TĂNG XUẤT KHẨU, GIẢM NHẬP SIÊU TRONG THỜI KỲ TỚI NĂM 2020 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (509.62 KB, 41 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
DỰ ÁN HỖ TRỢ THƯƠNG MẠI ĐA BIÊN
EU – VIỆT NAM
HOẠT ĐỘNG CB - 2A “HỖ TRỢ BỘ CÔNG THƯƠNG
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN XUẤT
NHẬP KHẨU THỜI KỲ 2011 - 2020”






BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ NGUYÊN NHÂN LÀM
XUẤT KHẨU TĂNG CHẬM, NHẬP SIÊU TĂNG CAO
SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO VÀ CÁC GIẢI PHÁP
KHẮC PHỤC ĐỂ TĂNG XUẤT KHẨU, GIẢM NHẬP SIÊU
TRONG THỜI KỲ TỚI NĂM 2020





ThS. Nguyễn Thanh Bình













Hà Nội, 9 - 2010


1
MỞ ĐẦU

Nhận thức rõ vai trò của xuất nhập khẩu (XNK) trong quá trình phát triển
nền kinh tế, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chủ trương và quyết sách
lớn để XNK phát triển nhanh chóng, ổn định và đúng hướng. Sự điều chỉnh về
quan điểm và chính sách kinh tế đã đem lại những tác động tích cực trên thị
trường hàng hoá, dịch vụ.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (KTQT), tự do hoá thương mại và phát
triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đã tạo hiệu ứng mạnh đối với sự lưu
chuyển hàng hoá xuất, nhập khẩu. Độ “mở” của nền kinh tế ngày càng rộng,
nếu như năm 2001, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (KNXNK) hàng hoá mới
bằng 90% giá trị tổng sản phẩm trong nước (GDP) thì đến năm 2007 chỉ số này
đã là khoảng 160%. Thị trường quốc tế của Việt Nam phát triển nhanh hơn theo
hướng đa dạng hoá, đa phương hoá. Việt Nam đã có mối quan hệ buôn bán với
221 nước và vùng lãnh thổ của cả 5 Châu lục, trong đó xuất khẩu (XK) tới 219
thị trường, nhập khẩu (NK) từ 151 thị trường. Mặt hàng xuất khẩu được đa dạng
hoá về chủng loại; tăng qui mô và chất lượng; và chuyển dịch cơ cấu tích cực
theo hướng tỷ trọng của nhóm sản phẩm chế biến, chế tạo trong tổng kim ngạch
xuất khẩu tăng dần, tỷ trọng của nhóm sản phẩm thô và sơ chế giảm dần. Điểm
nổi bật trong xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam những năm qua là đã xuất

khẩu đến thị trường đích và nhập khẩu được từ thị trường nguồn. Một số mặt
hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đã có tiếng và chiếm thị phần khá lớn trên
thị trường thế giới.
Trong thời kỳ chiến lược 2001 -2010, sau khi ký hiệp định thương mại
song phương với Hoa Kỳ (BTA) năm 2001, tháng 11 năm 2006 nước ta đã gia
nhập WTO và tháng 10/2007 nước ta chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ
chức Thương mại Thế giới. Đồng thời, Việt Nam đã tiếp tục hội nhập thương
mại khu vực sâu hơn trong khung khổ của 6 FTA khu vực (AFTA, ACFTA,
AKFTA, AJFTA, AANZFTA, AIFTA). Tỷ trọng thương mại hai chiều giữa
Việt Nam với 15 đối tác đã ký FTA chiếm gần 60% tổng giá trị kim ngạch ngoại
thương cùa Việt Nam, trong đó chiếm gần 50% kim ngạch xuất khẩu và gần
70% kim ngạch nhập khẩu. Nhờ hội nhập quốc tế sâu rộng hơn, các rào cản
2
thương mại đã giảm đáng kể nên hàng Việt Nam đã mở rộng được thị phần sang
các thị trường lớn, tăng kim ngạch xuất khẩu. Từ năm 2007, nhờ hiệu ứng tích
cực của việc gia nhập WTO, lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt
Nam được cải thiện, dòng chảy FDI và FII vào Việt Nam tăng mạnh, sản lượng
các ngành kinh tế theo định hướng xuất khẩu cũng tăng, góp phần quan trọng
vào tăng trưởng xuất khẩu, tăng trưởng GDP.
Tuy nhiên, ngay sau khi gia nhập WTO, nhập khẩu và nhập siêu của Việt
Nam tăng cao, tăng trưởng xuất khẩu chậm lại tác động mạnh đến các cân đối
kinh tế vĩ mô, làm gia tăng tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai Năm 2006, tỷ
lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu chỉ ở mức 12,7%, năm 2007 tăng vọt
lên 29,1%, năm 2008 giảm nhẹ còn 28,7%, năm 2008 vẫn ở mức 21,36% và
năm 2010 còn khoảng 16,8%. Nhập siêu đồng hành với thâm hụt cán cân thu –
chi dịch vụ tạo ra thâm hụt “kép” cán cân thương mại và là thành tố chính gây ra
thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai. Sau khi gia nhập WTO, cán cân thanh
toán vãng lai của Việt Nam bị thâm hụt trầm trọng, từ 164 triệu USD năm 2006
lên xấp xỉ 7 tỷ USD năm 2007, vọt lên 12,1 tỷ USD năm 2008 (bằng 11,8%
GDP) và năm 2009 thâm hụt khoảng 8 tỷ USD (bằng 7,8%GDP). Đây là mức

rất cao so với ngưỡng an toàn chung của các nền kinh tế trên thế giới (thâm hụt
vượt ngưỡng 5% GDP được coi là trạng thái mất an toàn cán cân thanh toán).
Với lý do nêu trên, việc nghiên cứu để làm rõ nguyên nhân của hiện tượng
sau khi Việt Nam gia nhập WTO, tăng trưởng xuất khẩu chậm lại, nhập siêu
tăng cao nhằm đề ra giải pháp khắc phục để tăng xuất khẩu, giảm nhập siêu
trong thời kỳ chiến lược 2011 – 2020 là rất cần thiết, góp phần thực hiện mục
tiêu chiến lược cân bằng được cán cân thương mại vào năm 2020.
Báo cáo chuyên đề nghiên cứu khoa học này bước đầu giải đáp vấn đề
quan trọng nêu trên. Kết cấu nội dung chuyên đề gồm 3 phần:
I. Khái quát chung.
II. Phân tích, đánh giá một số nguyên nhân chủ yếu làm xuất khẩu tăng
chậm lại, nhập siêu tăng cao sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
III. Một số giải pháp để tăng xuất khẩu, giảm nhập siêu thời kỳ tới năm
2020.
3
I KHÁI QUÁT CHUNG
1. Tình hình tăng trưởng xuất nhập khẩu và nhập siêu của Việt Nam
từ khi gia nhập WTO đến nay
- Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá giai đoạn 2006-2010 tăng trưởng bình
quân 17%/năm, thấp hơn 2,15 điểm phần trăm so với giai đoạn 2001-2005
(19,15%/năm). Kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 2006-2010 tăng trưởng bình
quân 17,17%/năm, thấp hơn 1,48 điểm phần trăm so với giai đoạn 2001-2005,
nhưng vẫn cao hơn tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của giai đoạn 2008-2010 0,17
điểm phần trăm. Thời kỳ 2001-2010, kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân
17,3%/năm nhưng kim ngạch nhập khẩu đã tăng bình quân 18,2%/năm, nhanh
hơn 1,2 lần so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu (riêng giai đoạn 2006-2010
nhanh hơn 1,05 lần), nhập siêu tăng cao trong giai đoạn 2006-2010, đỉnh điểm là
năm 2007 và 2008.
- Nhập siêu từ khu vực thị trường ASEAN có xu hướng giảm xuống còn
từ Trung Quốc tăng nhanh. Năm 2009 Trung Quốc chiếm 89,72% giá trị nhập

siêu của Việt Nam. (Xem bảng 1)
Bảng 1: Tăng trưởng xuất nhập khẩu và tình trạng nhập siêu
của Việt Nam 2006-2010
Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 2009 Ứớc
2010
1.Xuất khẩu (FOB)

Tăng trưởng
Tr. USD
%
39.826

22,74

48.561

21,33

62.685

29,1

57.096

- 8,91

71.000

24,3


2.Nhập khảu (CIF)
Tăng trưởng
Tr. USD
%
44,891

22,1

62.682

39,8

80,714

28,6

69.949

-13,3

83.000

19,17

3.Nhập siêu
Tỷ lệ NS/XK
Tr. USD
%
-5.064


12,71

-14.204

29,24

-18.029

28,76

-12.853

22,51

-12.000

16,9

4.Nhập siêu từ
ASEAN
Tỷ lệ 4/3
Tr. USD

%
-5.913


116,74

-7.950



55,97

- 9.376


52,0

- 5.227


40,66

(8T)

-3.458

20,46
4
5.Nhập siêu từ
ASEAN + 3
Tỷ lệ 5/3
Tr. USD

%
-12.588


248,5


-
22.938
163,5
25.478


141,0

-16.567


128,9

(8T)

-13.340

111,16

6.Nhập siêu từ
Trung Quốc
Tỷ lệ 6/3
Tr. USD

%
-4.361


86,1


-
9.145
64,38
-11.117


61,66

-11.532


89,72

(8T)

-8.000

47,33

Nguồn: Cục công nghệ Thông tin và thống kê hải quan
2. Khái quát bối cảnh và nguyên nhân làm xuất khẩu tăng chậm,
nhập siêu tăng cao sau khi Việt Nam gia nhập WTO
(1) Về mặt chủ quan, việc xây dựng chiến lược xuất nhập khẩu thời kỳ
2001- 2010 chưa phù hợp với tính chu kỳ của nền kinh tế thế giới và trong nước,
chưa phù hợp với bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động và hội nhập quốc
tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam. “Chiến lược xuất nhập khẩu thời kỳ 2001-
2010” được xây dựng trong bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam đang ở đáy
của kỳ suy thoái để chuyển sang giai đoạn phục hồi và tăng trưởng. Kết quả 5
năm đầu thực hiện chiến lược, hầu hết các chỉ tiêu về qui mô và tốc độ tăng

trưởng xuất nhập khẩu đều không phù hợp (cao hơn) so với mục tiêu Chiến lược
đã đề ra.
Để phù hợp với bối cảnh mới khi Việt Nam gia nhập WTO, ký kết các
FTA khu vực, kinh tế thế giới và Việt Nam đang ở kỳ tăng trưởng cao ,
ngày30/6/2006 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 156/2006/QĐ-
TTg phê duyệt Đề án : “Phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2010”. Trong đó,
đã điều chỉnh một số chỉ tiêu cụ thể theo hướng nâng qui mô, tốc độ và chất
lượng tăng trưởng cao hơn so với các chỉ tiêu đã xác định trong chiến lược,
nhưng lại không phù hợp với trạng thái kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam sau
khi đạt ngưỡng tăng trưởng cao trong các năm 2007 -2008 đã bước vào kỳ suy
giảm mạnh trong các năm 2009 -2010. Vì thế, phần lớn các chỉ tiêu về qui mô
và chất lượng tăng trưởng xuất khẩu đã xác định trong Đề án đều cao hơn kết
quả thực hiện.
5
(2) Hội nhập WTO và hội nhập các FTA chưa thu được lợi ích quốc gia
như kỳ vọng, có những hiệu ứng bất lợi không mong muốn. Quá trình hội nhập
các FTA chưa phù hợp với định hướng điều chỉnh chiến lược thị trường. Hệ
thống luật pháp và năng lực quản lý Nhà nước trên một số lĩnh vực trực tiếp
liên quan đến hội nhập WTO và các FTA còn bất cập. Kết cấu hạ tầng, nhất là
hạ tầng phát triển thương mại và dịch vụ logistics còn yếu kém. Chất lượng
nguồn nhân lực tham gia hội nhập quốc tế, nhất là hội nhập các FTA còn nhiều
hạn chế, cả ở trong khâu đàm phán ký kết các điều ước quốc tế về thương mại
và thực hiện các cam kết. Sự thiếu đồng bộ giữa chiến lược phát triển xuất khẩu
và sự tham gia 6 FTA khu vực cũng là nguyên nhân chủ quan dẫn tới cơ cấu
xuất, nhập khẩu không chuyển dịch theo mong muốn của ta trong chiến lược và
đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006-2010.
(3) Những hạn chế, yếu kém trong phát triển xuất nhập khẩu 10 năm qua
do những tác động bất lợi của bối cảnh kinh tế thế giới và tình hình kinh tế trong
nước. Nổi cộm là sự biến động mạnh của thị trường nguyên, nhiên vật liệu thế
giới các năm 2007 – 2008, tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh

tế toàn cầu từ năm 2008 đến nay làm nhu cầu nhập khẩu của thị trường thế giới
sụt giảm, các điều kiện về tài chính trên thị trường toàn cầu trở nên khó khăn
hơn. Kinh tế thế giới tăng trưởng cao đạt ngưỡng vào năm 2008 sau đó sụt giảm
mạnh trong các năm 2009 – 2010. Sức ép cạnh tranh quốc tế mà nhất là cạnh
tranh với hàng xuất khẩu của Trung Quốc ngày càng gay gắt. Sự trỗi dậy của
chủ nghĩa bảo hộ và các rào cản thương mại ngày càng tinh vi hơn. Sự biến
động mạnh của tỷ giá giữa các đồng tiền mạnh, nhất là của đồng Nhân dân tệ và
đô la Mỹ dẫn đến rủi ro hối đoái ngày càng lớn Tình hình kinh tế trong nước
cũng phải đối mặt với những khó khăn, thách thức lớn do các yếu tố nội tại và
do tác động bất lợi của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Nổi
cộn là lạm phát tăng cao trong các năm 2006 – 2007, nền kinh tế từ trạng thái
tăng trưởng “nóng” trong các năm 2003 – 2007 chuyển sang suy giảm mạnh
trong các năm 2008 -2010, đầu tư trực tiếp của nước ngoài giảm, cán cân thanh
toán vãng lại bị thâm hụt lớn, tình trạng “bong bóng” của thị trường chứng
khoán và tình trạng “đô la hoá”, “vàng hoá” của nền kinh tế chậm được khắc
phục.
6
(4) Tốc độ và chất lượng tăng trưởng xuất khẩu thấp, chủ yếu do các
nguyên nhân nội tại của nền kinh tế. Tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng xuất khẩu
vẫn đang chủ yếu dựa vào tăng trưởng đầu tư nhưng hiệu quả đầu tư rất thấp, hệ
số ICOR tăng nhanh từ mức 4,4 trong giai đoạn 2001 – 2006 lên 5,3 trong năm
2007 và 6,55 trong năm 2008, xấp xỉ 7,0 trong năm 2009 – 2010, cao hơn 2 lần
các nước trong khu vực khi ở giai đoạn công nghiệp hoá tương tự như Việt
Nam. Cơ cấu đầu tư mất cân đối, thiên về đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu tư
hình thành tài sản vốn con người và khoa học công nghệ thấp. Tốc độ đổi mới
máy móc thiết bị và công nghệ toàn nền kinh tế chỉ đạt 6 – 7%/năm. Tỷ lệ đầu tư
cho R & D trong tổng doanh thu của các doanh nghiệp chỉ đạt bình quân 0,1 –
0,2%, riêng các ngành công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp mũi nhọn tỷ
lệ này cũng chỉ đạt 0,2 -0,25%. Trong các động năng tăng trưởng của nền kinh
tế thời kỳ 2001 – 2010, yếu tố năng suất lao động chỉ đóng góp gần 30%, yếu tố

vốn đóng góp khoảng 50% và yếu tố lao động đóng góp khoảng 20%. Chỉ số
tăng năng suất lao động tổng hợp (TFP) của nền kinh tế vẫn đang có xu
hướng giảm từ 2,56%/năm trong giai đoạn 1996 – 2000, còn khoảng 1,7%/năm
trong giai đoạn 2001 -2009. Chỉ số MVA/GO (giá trị gia tăng công nghiệp so
với giá trị tổng sản lượng công nghiệp) tiếp tục giảm từ 38,4% trong năm 2000
xuống 24,8% trong năm 2008 và 21,2% trong năm 2009. Chỉ số giá trị gia tăng
so với doanh thu của thương mại trong nước thời kỳ 2001 – 2009 không có xu
hướng tăng mà chỉ dao động ở mức 24 – 29%. Tỷ lệ khai thác năng lượng so với
thu nhập quốc dân vẫn đang có xu hướng tăng nhanh từ 9 – 12% trong giai đoạn
2000 -2004 lên 15 – 22% trong giai đoạn 2005 – 2009. Mức tiết kiệm năng
lượng của công nghiệp Việt Nam thấp hơn mức tiết kiệm điện trung bình của thế
giới, của khu vực (thời kỳ 1990-2005, mức tiết kiệm điện bình quân của Việt
Nam là – 3,4% của Trung Quốc là + 3,3%).
(5) Nhóm hàng công nghiệp chế biến tuy đang có lợi thế cạnh tranh về giá
nhân công rẻ, phát triển theo định hướng xuất khẩu, chiếm tới 43 – 45% tổng giá
trị sản phẩm công nghiệp nhưng chỉ chiếm dưới 30% tổng MVA toàn ngành
công nghiệp và đã có xu hướng giảm từ 30% trong năm 2000 xuống 23.5%
trong năm 2007 và còn 20% trong năm 2009, hoạt động gia công lằp ráp là chủ
yếu, phụ thuộc nặng nề vào nguyên liệu nước ngoài và thích ứng chậm với
7
những biến động của thị trường thế giới. Nhóm hàng thô và sơ chế còn chiếm tỷ
trọng lớn trong cơ cấu xuất khẩu (45 – 50%), độ co giãn về cung với thị trường
thế giới rất nhỏ, sản xuất trong nước chậm thích ứng với những biến động của
thị trường thế giới.
(6) Khu vực FDI là nhóm chủ thể chính đáng góp cho tăng trưởng xuất
khẩu, nhất là nhóm hàng chế biến xuất khẩu. Nhưng tỷ trọng vốn FDI đăng ký
vào công nghiệp chế biến trong tổng FDI đăng ký vào Việt Nam đã có xu hướng
giảm liên tục từ 70,4% trong năm 2005 xuống 68,9% trong năm 2006, 51,0%
trong năm 2007, 36% trong năm 2008 và còn 30% trong năm 2009, đã làm
giảm nguồn hàng chế biến xuất khẩu trong các năm cuối của thời kỳ chiến

lược 2001 – 2010. Ngay trước và sau khi gia nhập WTO, các nhà đầu tư nước
ngoài đã điều chỉnh cơ cấu đầu tư từ các ngành công nghiệp chế biến định
hướng xuất khẩu, sử dụng nhiều lao động, có giá trị sản lượng lớn nhưng tỷ suất
lợi nhuận thấp và gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ sang các ngành công
nghiệp khai thác và lĩnh vực bất động sản, tuy sử dụng nhiều vốn nhưng có tỷ
suất lợi nhuận cao hơn. Tỷ suất lợi nhuận (trước thuế) của những ngành thay thế
nhập khẩu, công nghiệp khai thác và kinh doanh tài sản cao hơn nhiều so với các
ngành định hướng xuất khẩu. Năm 2006, tỷ suất lợi nhuận của ngành dệt là
0,11%, may mặc là 0,61%, da giày là 0,05%, đồ gỗ là 0,19%. Mặt khác, trước
năm 2005, đa số vốn FDI được tập trung vào các ngành cơ khí, chế tạo có hệ
số bảo hộ cao (một số ngành có hệ số bảo hộ trên 80% như ô tô, xe máy, thiết
bị điện ) nhằm thay thế hàng nhập khẩu. Từ sau năm 2005, nhất là sau khi
Việt Nam gia nhập WTO, dòng vốn FDI đã có sự chuyển hướng mạnh từ các
ngành công nghiệp chế biến có hệ số bảo hộ giảm mạnh và có giá trị gia tăng
thấp, sang các ngành khai khoáng và khí đốt, lĩnh vực kinh doanh tài sản, khách
sạn, nhà hàng là những lĩnh vực có hệ số bảo hộ giảm ít nhưng hiệu quả đầu tư
cao. Tỷ lệ bảo hộ thực tế của các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã giảm
mạnh từ 40,38% năm 2005 xuống 28% năm 2009 (và dự ước còn 21,1% vào
năm 2015), tỷ lệ bảo hộ thuế quan của những ngành này cũng giảm từ 19,45%
năm 2005 xuống 13,7% năm 2009( và ước còn 10,65 vào năm 2015). Trong khi
đó, tỷ lệ bảo hộ thực tế của các ngành khai khoáng chỉ dao động từ 4,39% năm
2005 đến 4,43% năm 2009 (và còn 0,29 vào năm 2015); bảo hộ thuế quan trong
8
thời gian tương ứng là 3,85%, 3,38% (và 0,17%). Vì thế, ngay sau khi gia nhập
WTO, tỷ trọng vốn FDI đăng ký vaà công nghiệp khai thác tài nguyên đã tăng
vọt từ 1,2% năm 2007 lên 17,5% năm 2008 va khoảng trên 20% năm 2010, vào
lĩnh vực kinh doanh tài sản cũng tăng mạnh từ 15,2% năm 2006 lên 28,6% năm
2007 và hiện nay là khoảng 30%, riêng vào khách sạn, nhà hàng tăng từ 4,2%
năm 2006 lên 15,1% năm 2008. Đây là yếu tố quan trọng làm giảm nguồn hàng
xuất khẩu và tỷ trọng của khu vực FDI trong tổng kim ngạch xuất khẩu đã giảm

từ mức 57,9% trong năm 2006 xuống 57,5% trong năm 2007, 42,35 trong năm
2009 và khoảng 47% trong năm 2010.
(7) Công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển và chưa có nhiều tập đoàn đa quốc
gia thiết lập cơ sở sản xuất cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương ở Việt Nam.
Đây là điểm khác biệt giữa Việt Nam với các nước ASESN 6, các nước này đã
thu hút được nhiều tập đoàn đa quốc gia đặt cơ sở sản xuất cho khu vực tại nước
họ nên kim ngạch xuất khẩu linh kiện điện tử, máy móc thiết bị điện và cơ khí
chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của các nước này
sang Trung Quốc (được mệnh danh là công xưởng thế giới). Trong giai đoạn
2001 – 2007, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của nhóm sản phẩm này của Việt
Nam chỉ đạt 8,7% trong kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc, chỉ số tương
ứng của Philippin là 88,75, của Malaysia là 70%, của Thái Lan là 52,5%. Đây
cũng là một trong những nguyên nhân khách quan của việc nước ta chưa thể
cân bằng được cán cân thương mại với Trung Quốc, điều mà các nước ASEAN
đã làm được.
(8) Trong cấu trúc nhập khẩu giai đoạn 2000 – 2005, chúng ta đã có bước
thụt lùi về công nghệ : giảm nhập khẩu công nghệ Trung – cao (- 6,5%) để tăng
nhập khẩu công nghệ trung - thấp (+ 7,4%) đã tác động làm giảm sức cạnh tranh
của sản phẩm xuất khẩu trong giai đoạn 2006 – 2010 và các năm tiếp theo.
(9) Nhập khẩu và nhập siêu tăng cao có nguyên nhân chủ yếu từ các yếu
tố nội tại của nền kinh tế, mở cửa thị trường nội địa sau khi hội nhập WTO và
hội nhập các FTA, biến động của thị trường nguyên nhiên vật liệu thế giới Do
mong muốn đạt được mức tăng trưởng GDPcao trong khi hiệu quả đầu tư thấp
đã tạo ra vòng xoáy đầu tư tăng cao làm tăng nhu cầu nhập khẩu, nhưng hiệu
quả đầu tư thấp nên giảm nguồn hàng xuất khẩu, mất cân bằng xuất -nhập và
9
nhập siêu tăng cao. Trong giai đoạn 2006 -2007, tính theo giá so sánh 1994, tốc
độ tăng trưởng vốn đầu tư xã hội luôn ở mức cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP
(năm 2005 là 13%, năm 2006 là 13,7% và năm 2007 là 25,8%, gấp trên 4 lần tốc
độ tăng GDP). Tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội so với GDP đã tăng từ 29,6% trong

năm 2000 lên 45,6% trong năm 2007 và 43,1% trong năm 2008, nhưng hiệu quả
đầu tư thấp và chậm được cải thiện (Đài Loan đạt tốc độ tăng trưởng GDP ở
mức bình quân 10%/năm trong 18 năm liên tục nhưng tỷ lệ dtúv GDP chỉ ở mức
25%). Do hệ số ICOR cao (hiệu quả đầu tư thấp), đầu tư của khu vực Nhà nước
chiếm gần 50% tổng vốn đầu tư toàn xã hội nhưng lại kém hiệu quả hơn đầu tư
của khu vực tư nhân nên hệ số ICOR chung của nền kinh tế càng tăng cao.
Trong cơ cấu đầu tư xã hội, tỷ trọng vốn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh tài sản,
khách sạn, nhà hàng có xu hướng càng lớn từ năm 2005 đến nay, về cơ bản đã
không làm tăng năng suất (nhu cầu đầu tư máy móc, thiết bị ) cũng như không
tạo ra các sản phẩm xuất khẩu để cải thiện cán cân thương mại, nhưng lại làm
tăng nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu, nhất là vật liệu xây dựng cao cấp.
Do đầu tư tăng cao, năng suất, chất lượng, hiệu quả thấp, dẫn đến chi phí
sản xuất cao, làm cho sức cạnh tranh của sản phẩm và nền kinh tế thấp, làm
giảm năng lực xuất khẩu và tăng nhu cầu nhập khẩu. Khả năng cạnh tranh của
các doanh nghiệp còn hạn chế, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm còn cao
so với các nước trong khu vực, nhất là các chỉ số tiêu hao nguyên nhiên liệu, vật
tư cho sản xuất chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu giá thành sản phẩm làm tăng nhu
cầu nhập khẩu không hiệu quả. Do vậy, khí giá cả các loại nguyên nhiên vật liệu
thế giới tăng cao trong giai đoạn 2006 – 2008, càng làm cho chi phí sản xuất và
giá thành sản phẩm của ta tăng cao hơn các nước trong khu vực, dẫn đến song
trùng với lạm phát là nhập siêu tăng cao trong giai đoạn các năm 2007 – 2008.
(10) Từ cuối năm 2006 và đặc biệt là năm 2007, lượng vốn đầu tư tăng
cao, đặc biệt là FDI và FII chảy vào Việt Nam tăng đột biến, làm cho đồng Việt
Nam tăng giá so với các ngoại tệ khác. Trong bối cảnh nhập siêu lớn, kim ngạch
nhập khẩu gần bằng 90% GDP. giá nhập khẩu tăng “kép” do vừa tăng giá tính
bằng USD vừa tăng giá do tỷ giá giữa VNĐ với các ngoại tệ của 19 nước buôn
bán lớn với Việt Nam đã tăng khoảng 12%, tỷ giá USD/VNĐ tăng lên, gây ra
10
hiện tượng “nhập khẩu lạm phát”, khuyến khích nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu,
tăng nhập siêu trong các năm 2007-2008.

(11) Mức tiết kiệm thấp so với nhu cầu đầu tư trong nước, hiệu ứng tài
sản do tăng trưởng nóng của thị trường chứng khoán và tăng giá bất động sản
làm cho tiêu dùng, nhất là tiêu dùng của khu vực tư nhân tăng cao đột biến trong
các năm 2006 -2008, dẫn đến nhu cầu nhập khẩu hàng tiêu dùng xa xỉ tăng cao.
Mức tiết kiệm trung bình của nước ta chỉ tăng từ 8,5% trong giai đoạn 1995 -
2000 lên 8,6% trong giai đoạn 2001 – 2008, trong khi đó tổng chi tiêu quốc gia
đã tăng từ 9% lên 12% trong cùng thời kỳ, và nguồn vốn cố định cho đầu tư
cũng gia tăng trung bình từ 1,7% lên 2,3% trong thời gian tương ứng. Tiêu dùng
của dân cư tăng đột biến đã làm cho nhu cầu nhập khẩu và nhập siêu tăng cao.
Năm 2007 so với năm 2006, kim ngạch nhập khẩu xe ô tô nguyên chiếc tăng
171,8%, riêng xe dưới 12 chỗ ngồi tăng 408%; 6 tháng đầu năm 2008 so với
cùng kỳ năm 2007, kim ngạch nhập khẩu xe ô tô nguyên chiếc tăng 375%, xe
dưới 12 chỗ tăng 556%, linh kiện ô tô tăng 271%.
(12) Qui mô sản xuất trong nước một số ngành hàng còn nhỏ, năng lực
sản xuất chưa đạt qui mô thay thế hoàn toàn hàng nhập khẩu, cung trong nước
không đủ đáp ứng nhu cầu nội địa (ngành hàng giày dép: 83%, dầu mỡ động
thực vật : 68%, sản phẩm sữa: 78%, phương tiện vận tải: 50%, phân bón các
loại: 60% ) nên vẫn phải nhập khẩu số lượng lớn.
(13) Nhập khẩu tăng cao còn do nhu cầu đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nâng
cao năng lực sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp để đáp ứng
yêu cầu hội nhập quốc tế. Các ngành công nghiệp hỗ trợ, ngành công nghiệp dệt
của Việt Nam chưa phát triển nên ta vẫn phải nhập khẩu một khối lượng lớn
vải, sắt thép, phụ tùng, linh kiện, phụ kiện để phục vụ sản xuất trong nước, tạo
nguồn hàng xuất khẩu Dịch vụ logistics và dịch vụ bảo hiểm hàng hoá XNK
chậm phát triển, nhất là dịch vụ vận tải biển mới chiếm khoảng 22 -24% thị
phần hàng hoá xuất khẩu và chiếm khoảng 18-20% thị phần hàng hoá nhập
khẩu của Việt Nam, nên chi phí bảo hiểm và vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu
cao, chiếm gần 40% kim ngạch nhập dịch vụ, cũng tác động làm tăng nhập siêu
và thâm hụt cán cân vãng lai. Trong 3 năm 2005-2007, nước ta phải chi trả 6 tỷ
USD cho nước ngoài về chi phí bảo hiểm và vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu,

11
chiếm 35,7% tổng chi dịch vụ cùng giai đoạn và là thành tổ chính làm thâm hụt
cán cân dịch vụ, cán cân vãng lai của Việt Nam.
(14) Mức độ phụ thuộc của nền kinh tế vào bên ngoài về nguyên nhiên vật
liệu và máy móc thiết bị ngày càng lớn, nhất là từ năm 2006 đến nay, là nguyên
nhân chính làm tăng nhập khẩu, tăng nhập siêu. Trong giai đoạn 2006 -2010,
kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này chiếm khoảng 70% tổng kim ngạch nhập
khẩu và bằng khoảng 56 -57% tổng GDP cùng giai đoạn. Đến giữa năm 2009,
mức độ nhập khẩu đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước đối với xăng dầu
là 100%, công nghệ khoảng 90%, máy móc thiết bị khoảng 80%, nguyên phụ
liệu sản phẩm điện từ trên 90%, sản phẩm gỗ gần 80%, sản phẩm nhựa trên
60%, sản phẩm dệt may và da giầy khoảng 75%, sản phẩm hoá chất trên 80%,
sản phẩm thép trên 50%, sản phẩm thức ăn chăn nuôi trên 70%, sản xuất thuốc
chữa bệnh khoảng 80% Do mức độ phụ thuộc vào thị trường nước ngoài cao,
khi thị trường nguyên nhiên vật liệu thế giới biến động tăng giá mạnh trong các
năm 2007 – 2008, đã tác động mạnh làm tăng kim ngạch nhập khẩu, tác động
bất lợi đến sản xuất hàng xuất khẩu và làm tăng nhập siêu. Ước tính, năm 2007,
do tăng giá nguyên nhiên vật liệu nên kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam đã
tăng thêm 7,5 tỷ USD, chiếm 12% tổng kim ngạch nhập khẩu, các chỉ số tương
ứng của năm 2008 là 8,8 tỷ USD và chiếm 11%.
(15) Hội nhập quốc tế, nhất là hội nhập WTO và hội nhập các FTA là
nguyên nhân quan trọng dẫn đến nhập khẩu và nhập siêu tăng cao từ khu vực thị
trường châu Á. Từ năm 2007, thực hiện cam kết gia nhập WTO, chúng ta phải
giảm mức thuế suất bình quân toàn biểu thuế nhập khẩu từ mức hiện hành
17,2% xuống 13,4% trong vòng 7năm, riêng sản phẩm nông nghiệp giảm từ
mức thuế suất bình quân 25,2% xuống 21%, sản phẩm công nghiệp giảm từ mức
thuế suất bình quân 16,15% xuống 12,6%. Từ 01/01/2009 nước ta phải mở cửa
hoàn toàn thị trường dịch vụ phân phối. Cam kết thuế quan và mở cửa thị trường
trong 6 FTA đã tham gia đều có mức tự do hoá cao hơn mức cam kết gia nhập
WTO cuả Việt Nam. Khoảng 90% dòng thuế nhập khẩu với khung cắt giảm

xuống 0% trong vòng 10 năm, có một số ít tỷ lệ dòng thuế được kéo dài thêm 2 -
6 năm (cam kết trong FTA có 99% số dòng thuế, trong AJCEP có 88,6% số
dòng thuế). Mức độ bảo hộ thuế quan đối với nhóm hàng nhạy cảm thường được
12
giảm thuế suất xuống mức 5% chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch
nhập khẩu của Việt Nam từ các đối tác (trong ACFTA: 17,45%, trong AKFTA:
15,81%, trong AJCEP: 2,2%, AANZFTA: 4,7%, trong AIFTA: 10,25%). nhóm
hàng bảo hộ cao giảm thuế suất xuống mức khoảng 40 – 50% hoặc được phép
loại trừ cũng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu từ các đối tác
FTA (trong ACFTA: 9,1%, trong AKFTA: 5,71%, trong AJCEP: 5,495, trong
AANZFTA: 2,2%, trong AIFTA: 6,61%). Việt Nam bắt đầu lộ trình cắt giảm
thuế quan theo cam kết CEPT/AFTA từ năm 1999 đến 1/1/2006 đã hoàn thành
giảm 99% dòng thuế thuộc danh mục thông thường xuống dưới 5%. Bắt đầu lộ
trình giảm thuế theo cam kết ACFTA từ 01/07/2005, theo cam kết AKFTA từ
01/06/2007, theo cam kết AJCEP từ năm 2008, theo VJEPA từ 01/01/2009, theo
AANZFTA từ 01/01/2010 và theo AIFTA từ 01/06/2010.
Việc cắt giảm thuế, dỡ bỏ các rào cản phi thuế, thuận lợi hoá thương mại
theo các cam kết gia nhập WTO, các cam kết trong 6 FTA khu vực đã tác động
làm tăng nhập khẩu, nhất là tăng nhập khẩu từ khu vực thị trường các đối tác đã
ký FTA (trong giai đoạn 2007 -2010, giá trị nhập khẩu từ ASEAN +6 chiếm
khoảng 67% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam). Tỷ trọng của khu vực
thị trường châu Á trong tổng kim ngạch nhập khẩu của ta đã không giảm xuống
như mong muốn trong định hướng chiến lược thị trường mà ngược lại, đã có xu
hướng tăng lên trên 80% ở cuối thời kỳ chiến lược 2001 – 2010.
(16) Trung Quốc đã trỗi dậy nhanh, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên
thế giới, điều chỉnh chiến lược thị trường từ Tây sang Đông, thực hiện chiến
lược “Một trục hai cánh” và chính sách hướng Nam, tận dụng tốt các cơ hội từ
thuận lợi hoá thương mại trong ACFTA để đẩy mạnh xuất khẩu và tăng thị phần
ở Việt Nam, làm cho nhập siêu của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc tăng
cao.

II. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU
TÁC ĐỘNG LÀM TĂNG TRƯỞNG XUẤT KHẨU CHẬM LẠI, NHẬP
SIÊU TĂNG CAO SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO
1. Tác động của tính chu kỳ kinh tế thế giới và nền kinh tế Việt Nam
đến tăng trưởng xuất khẩu, nhập khẩu.
13
Tăng trưởng xuất khẩu có quan hệ đồng biến với tăng trưởng kinh tế. Chu
kỳ tăng trưởng xuất khẩu đồng biến với chu kỳ tăng trưởng kinh tế. Sự giảm
nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010 mang
tính tất yếu khách quan xét theo góc độ tính chu kỳ của nền kinh tế.
Trong 30 năm qua, chu kỳ tăng trưởng kinh tế thế giới thường 5 - 7 năm
(tăng trưởng cao khoảng 5 – 7 năm sau đó bước vào kỳ suy thoái khoảng 5 – 7
năm rồi tiếp sau lại bước vào kỳ tăng trưởng mới 5 – 7 năm ). Theo dõi chu kỳ
kinh tế từ năm 1990 đến nay cho thấy, tính theo giá thực tế, trong giai đoạn
1991 -1995 kinh tế thế giới đạt tốc độ tăng trưởng cao, ở mức bình quân
7,6%/năm, đạt đỉnh vào năm 1995 là 10,94%, sau đó chuyển vào kỳ suy giảm
trong giai đoạn 1996 – 2001 với tốc độ tăng trưởng bình quân chỉ 1,23%/năm,
đáy là năm 2001 với mức tăng trưởng – 0,6% so với năm 2000 (theo định nghĩa
của IMF thì tốc độ tăng trưởng ở ngưỡng dưới 3%/năm gọi là suy thoái). Trong
điều kiện hội nhập, kinh tế Việt Nam cũng gắn liền với tính chu kỳ của kinh tế
thế giới, sau khi đạt tốc độ tăng trưởng cao ở mức bình quân 8,2%/năm trong
giai đoạn 1991 – 1995, kinh tế Việt Nam đã bước vào kỳ suy giảm và chỉ đạt tốc
độ tăng trưởng bình quân 6,9%/năm trong giai đoạn 1996 – 2000.
Sau kỳ suy giảm nêu trên, kinh tế thế giới đã bước sang kỳ tăng trưởng
mới trong giai đoạn 2002 – 2008, tăng trưởng bình quân 9,7%/năm (theo giá
thực tế), đạt đỉnh vào năm 2007 và mức tăng trưởng 12,69% sau đó lại bước vào
kỳ suy giảm từ năm 2009 đến nay và rất có thể kéo dài đến sau năm 2012 mới
bước sang kỳ tăng trưởng mới, đáy của kỳ suy giảm hiện nay là năm 2009 tăng
trưởng – 5,4% so với năm 2008, năm 2010 dự ước tăng 2,5% so với 2009.
Tương tự, kinh tế Việt Nam sau kỳ suy giảm 1996 – 2000 đã bước vào kỳ tăng

trưởng cao trong giai đoạn 2001 -2007, tăng trưởng bình quân 7,7%/năm (theo
giá cố định 1994), đỉnh là năm 2007 tăng trưởng 8,5% so với năm 2007, sau đó
đã bước vào kỳ suy giảm từ năm 2008 đến nay và có thể sẽ kéo dài đến năm
2012 mới chuyển sang kỳ tăng trưởng mới (năm 2009 tăng trưởng 5,3%, năm
2010 tăng trưởng khoảng 6,7%, năm 2011 dự ước chỉ khoảng 7%).
Xuất khẩu toàn cầu và xuất khẩu của Việt Nam có quan hệ hữu cơ với
tính chu kỳ kinh tế. Xem bảng sau
14
Bảng 2: Quan hệ giữa tăng trưởng xuất khẩu với tăng trưởng
kinh tế theo tính chu kỳ kinh tế

I. Thế giới 1991-1995 1996-2001 2002-2008 2009-2010

1. Tăng trư
ởng kinh
tế. BQ %/năm
(giá thực tế)
7,6 1,23 9,7 1,5% (ước
2010 tăng
2,5%)
2. Tăng trưởng XK
BQ %/năm
8,1 3,0 14,6 - 8,5 (ước
2010 tăng
7%)
3. Tỷ lệ 2/1 (l ần) 1,065 2,44 1,505 - 5,66
II. Việt Nam
1991-1995 1996-2001 2002-2008 2008-2010

1. Tăng trưởng kinh

tế. BQ %/năm
(giá SS 1994)
8,2 6,9 7,75 5,8
2. Tăng trưởng XK
BQ %/năm
1,8 21,6 18,85 13,5
3. Tỷ lệ 2/1 (lần) 2,17 3,13 2,43 2,32
Nguồn: - Niên giám thống kê các năm từ 1990 đến 2009
- Cục Công nghệ thông tin và thống kê hải quan
- IMF, Ngân hàng ADB, WB: Thống kê kinh tế tài chính các nền
kinh tế, công bố hàng năm.
Tăng trưởng nhập khẩu cũng có quan hệ đồng biến với tăng trưởng kinh
tế và cũng có quan hệ hữu cơ với tính chu kỳ của nền kinh tế. Tuy nhiên, nhìn
vào bảng số liệu thống kê số 2 và 3 cho thấy, ở vào kỳ tăng trưởng của nền kinh
tế, so với tăng trưởng GDP, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu thường cao hơn so với
xuất khẩu, và ngược lại, ở vào kỳ suy thoái kinh tế, so với tốc độ tăng GDP thì
15
tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thường cao hơn so với nhập khẩu. Điều đó đúng
với cả nền kinh tế thế giới và nền kinh tế Việt Nam.
Bảng 3: Quan hệ giữa tăng trưởng nhập khẩu với tăng trưởng
kinh tế theo tính chu kỳ kinh tế
I. Thế giới 1991-1995 1996-2001 2002-2008

2009-2010

1. Tăng trư
ởng kinh
tế BQ %/năm
(giá thực tế)
7,6 1,23 9,7 2,25

2. Tăng trưởng NK
BQ %/năm
7,8 3,45 13,7 - 7,5 (ước
năm 2010
tăng 7%)
3. Tỷ lệ 2/1 (lần) 1,02 2,8 1,41 - 5,0
II. Việt Nam 1991-1995 1996-2000 2001-2007

2008-2010

1. Tăng trưởng kinh
tế (giá SS 1994)
BQ %/năm
8,2 6,9 7,75 5,8
2. Tăng trưởng NK
BQ %/năm
26,0 14,0 22,25 9,8
3. Tỷ lệ 2/1 (lần) 3,17 2,02 2,87 1,68
Nguồn: - Số liệu thống kê trong các Niên giám thống kê của Tổng cục
thống kê Việt Nam, công bố hàng năm
- Cục công nghệ thông tin và thống kê hải quan
- IMF, WB. ADB.
Mối tương quan giữa tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, nhập khẩu so với tốc
độ tăng GDP theo tính chu kỳ kinh tế qua hai bảng số liệu trên cho thấy, ở vào
kỳ tăng trưởng của nền kinh tế, nhập khẩu tăng cao hơn để đáp ứng nhu cầu
nguyên nhiên vật liệu, máy móc, thiết bị cho đầu tư tăng cao (điều này tể hiện rõ
nét đối với trường hợp mô hình Việt Nam). Ngược lại, ở kỳ suy thoái do đầu tư
sụt giảm mạnh nên nhu cầu nhập khẩu cũng giảm xuống nhiều hơn so với xuất
16
khẩu. Điều này càng phù hợp với trường hợp mô hình tăng trưởng kinh tế dựa

vào xuất khẩu và mô hình tăng trưởng xuất khẩu chủ yếu dựa vào các ngành sản
xuất hướng về xuất khẩu sử dụng nhiều lao động như Việt Nam. Bởi lẽ, ở kỳ suy
thoái kinh tế, quốc gia phải nỗ lực gia tăng xuất khẩu để tăng việc làm và thu
nhập, tăng thêm nhu cầu để kiến thiết sản xuất, góp phần phục hồi tốc độ tăng
trưởng kinh tế. Cũng trong kỳ suy thoái kinh tế, quốc gia phải hạn chế tiêu dùng
hàng ngoại để tiết kiệm ngoại tệ, hạn chế nhập khẩu, giảm nhập siêu để ổn định
kinh tế vĩ mô (trong kỳ suy thoái thì nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô được đặt
lên vị trí số 1 trong các nỗ lực của Chính phủ; ngược lại, trong kỳ tăng trưởng
thì mục tiêu tăng trưởng nhanh được đặt lên vị trí ưu tiên số 1).
Như vậy, có thể nhận định rằng, nhập khẩu và nhập siêu tăng cao so với
xuất khẩu trong các năm 2006 – 2008 (ngay trước và sau khi gia nhập WTO của
Việt Nam) không phải chủ yếu do việc gia nhập WTO tác động mà là do sự chi
phối của tính chu kỳ kinh tế là chủ yếu. Và đó là hiện tượng hợp qui luật kinh tế.
Sự gia tăng nhập khẩu và nhập siêu các năm đó là sự gia tăng tự nhiên của nền
kinh tế bước vào đỉnh của kỳ tăng trưởng. Mặt khác, việc giảm được tỷ lệ nhập
siêu trong 2 năm 2009 – 2010 do tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đạt bình quân
13,5%/năm trong khi tăng nhập khẩu chỉ đạt bình quân 9,8%/năm cũng là hiện
tượng hợp qui luật, do tính chu kỳ kinh tế chi phối một cách tự nhiên chứ không
phải chủ yếu do nguyên nhân tác động chủ quan của Nhà nước ta.
2. Tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu
đối với tăng trưởng xuất khẩu, nhập khẩu và nhập siêu
- Tác động đến sức mua và nhu cầu thế giới
Kinh tế Việt Nam chịu tác động của khủng hoảng tài chính thế giới đang
gây khó khăn cho Việt Nam thực hiện mục tiêu chiến lược. Quá trình hội nhập
của Việt Nam trên 10 năm qua kể từ khi Việt Nam gia nhập khối Các nước
Đông Nam Á – ASEAN, và đặc biệt là 4 năm sau khi Việt Nam trở thành thành
viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã mang lại những tác động tích
cực trong phát triển kinh tế. Tuy nhiên, tham gia quá trình hội nhập với kinh tế
toàn cầu, Việt Nam cũng không tránh khỏi các tác động tiêu cực mà đặc biệt là
tác động của cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ và lan rộng ra toàn

17
thế giới từ cuối năm 2007. Nếu như quá trình hội nhập trong những năm qua đã
có tác động tích cực vào phát triển kinh tế Việt Nam qua hai kênh chính yếu là
tăng xuất khẩu và đầu tư nước ngoài, thì khi kinh tế thế giới bị khủng hoảng,
chúng ta lại chịu ảnh hưởng ngược lại của hai nhân tố này. Hai nhân tố này có
đóng góp cao cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong những năm qua, vì vậy
khi khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng tiêu cực đến hai
nhân tố này đã tác động làm suy thoái tốc độ tăng trưởng GDP. Do đó, chúng ta
sẽ khó đạt được mục tiêu mong muốn. Bởi lẽ, trong bối cảnh kinh tế thế giới suy
thoái chung, đặc biệt là kinh tế Mỹ, hàng hoá ứ đọng chờ người mua, giá cả suy
giảm, đầu tư, sản xuất giảm làm tình trạng thất nghiệp thêm trầm trọng. Theo
đánh giá của IMF, do nhu cầu tiêu dùng của thế giới giảm, làm đầu tư giảm nên
mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm từ 3,7% năm 2008 xuống còn - 5,4%
năm 2009 và năm 2010 chỉ tăng 2,5% so với năm 2009. Khối lượng thương
mại, dịch vụ của thế giới cũng giảm từ 4,6% năm 2008 xuống còn 2,15 năm
2009, trong đó nhập khẩu vào các nền kinh tế phát triển là số âm (1,8% năm
2008 và âm - 0,1% năm 2009), và xuất khẩu của các nền kinh tế này giảm từ
4,1% năm 2008 xuống 1,2% năm 2009. Trong khi đó thị trường xuất khẩu của
Việt Nam chủ yếu vào các nền kinh tế phát triển gồm thị trường Mỹ năm 2007
là 21%, Nhật là 12,5%, các nước EU khoảng trên 15%, Úc là 7,3%, Trung Quốc
là 6,9%, Singapore là 4,6% Như vậy, việc tiêu thụ hàng hoá của các nước
này giảm mạnh trong các tháng cuối năm 2008 và kéo dài (nhập khẩu giảm mức
âm) vào năm 2009 cũng có ảnh hưởng mạnh đến kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam. Dù là qui mô kinh tế nhỏ, nhưng xuất khẩu đã đóng góp gần 34% (2009)
cho tăng trưởng GDP của Việt Nam, khi xuất khẩu giảm sẽ làm cho GDP giảm
tương ứng.
Tác động của yếu tố thứ hai là nguồn vốn nước ngoài vào Việt Nam qua
các kênh đầu tư trực tiếp, gián tiếp đã không giải ngân theo số đăng ký hoặc thời
gian cam kết. Tình hình thực hiện vốn FDI của Việt Nam gặp khó khăn, theo số
liệu thống kê công bố vốn FDI đăng ký năm 2008 đạt khoảng 64 tỷ USD và vốn

thực hiện là 11,5 tỷ USD, thấp hơn so với dự kiến là 0,5 tỷ USD. Đây là số vốn
FDI cao nhất từ trước đến nay, song đa số các dự án FDI lại đầu tư vào khu vực
bất động sản, chứ không phải đầu tư cho sản xuất. Vì vậy, về ngắn hạn tăng đầu
18
tư này sẽ ít tác động đến tăng trưởng. Trong khi đó do khủng hoảng tài chính thế
giới và lạm phát ở Việt Nam vẫn còn cao hơn các nước trong khu vực, thị
trường tín dụng hoạt động chựng lại, các doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn
ngân hàng với lãi suất cao. Một yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng tới giới đầu
tư quốc tế cũng như Việt Nam hiện nay đó là yếu tố tâm lý và lòng tin. Tình
hình giải ngân các dự án Chính phủ vay vốn ODA và các dự án FDI chậm cùng
với việc giảm lòng tin của nhà đầu tư trong và nước ngoài cũng làm hạn chế khả
năng tăng trưởng của kinh tế Việt Nam.
- Tác động tới tỷ giá và rủi ro hối đoái đến hoạt động XNK:
Trong nhiều năm trở lại đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) kiên trì chính
sách ổn định đồng tiền Việt Nam so với đồng đô là Mỹ. Diễn biến tỷ giá trong
năm 2009 là tương đối phức tạp. Mặc dù NHNN đã điều chỉnh nâng tỷ giá liên
ngân hàng và biên độ từ + 3% lên + 5% vào tháng 4/2009, trên thị trường tự do
giá ngoại tệ nhanh chóng áp sát mức 18.300 đồng/đô la Mỹ và đến tháng 11 đã
lên trên 19.000 đồng/đô la Mỹ, càng về cuối năm 2009 tỷ giá càng biến động và
mất giá mạnh, thị trường ngoại hối luôn có biểu hiện căng thẳng, đồng thời USD
tín dụng thì thừa, USD thương mại thì thiếu. Đến năm 2010 tỷ giá VNĐ/USD đã
vượt mức 20.000 đồng/1 USD. Các ngân hàng không có ngoại tệ để bán cho
doanh nghiệp và nếu có bán mức tỷ giá cũng cao hơn mức tỷ giá trần cho do
NHNN qui định. Những bất ổn trên thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái đã
tiếp tục gây ra những khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu. Hơn nữa, đồng
tiền mất giá còn ảnh hưởng đến lạm phát trong nước do giá hàng nhập khẩu tăng
mạnh. Trong bối cảnh lạm phát có xu hướng gia tăng (ước năm 2010 là 11 –
12%) và tính không ổn định trên thị trường tiền tệ, đòi hỏi cần phải có sự lựa
chọn linh hoạt cơ chế điều hành tỷ giá để đạt được mục tiêu kiềm chế lạm phát
và ổn định thị trường tiền tệ.

Từ tháng 11/2009 đến tháng 9/2010, tỷ giá chính thức đã được điều chỉnh
3 lần, tăng tổng cộng 11,17% lên mức 18,932 VND/USD. Tuy nhiên, dường
như sự điều chỉnh này vẫn chưa làm thoả mãn “cơn khát” của thị trường. Tỷ giá
giao dịch trên thị trường tự do vẫn luôn cao hơn thị trường chính thức. Vào ngày
02/11/2010, mức chênh lệch này đã lên tới 1.500 VND/USD, tức 7,69%, một
mức khá cao so với các đợt điều chỉnh tỷ giá trước đó. Tỷ giá thị trường tự do
19
sau hơn một tháng ổn định bỗng tăng trở lại từ ngày 27/9/2010, và bắt đầu vượt
xa mức niêm yết của ngân hàng. Diễn biến này trùng khít với đợt biến động của
thị trường vàng, giá vàng trong nước từ chỗ thấp hơn thế giới bỗng tăng mạnh
và cao hơn thế giới bắt đầu từ ngày 27/9/2010. Tỷ giá chợ đen phá đỉnh 19.900
đồng vào ngày 1/10/2010, vênh tới 400 đồng so với giá trong ngân hàng, khi
Ngân hàng Nhà nước phát đi thông điệp có thể cho nhập khẩu vàng. Bước sang
7/10, ngày các đầu mối được cấp quota nhập khẩu vàng, tỷ giá trên thị trường
liên ngân hàng cũng biến động mạnh, lên tới 19,860 đồng ăn một đô la, bỏ xa
mức trần qui định tới 360 đồng. Khi cấp quota nhập khẩu vàng với số lượng
không lớn (dưới 3 tấn)và yêu cầu thực hiện nhanh (từ 7 đến 12/10), Ngân hàng
Nhà nước muốn tạo ra liều thuốc vừa đủ giải toả tâm lý găm gữi vàng mà không
gây xáo trộn trên thị trường ngoại hối. Quả thực sau 7/10, giá vàng trong nước
đã thu hẹp đáng kể khoảng cách so với giá thế giới. Trên thị trường liên ngân
hàng, tỷ giá giảm 50 điểm về mức 19.800 đồng ngay khi các ngân hàng gom đủ
ngoại tệ nhập vàng. Nhưng từ hôm đó đến nay, tỷ giá tự do vẫn neo quanh
19,850 đồng, giữ khoảng cách khá xa mức trần 19.500 của ngân hàng mà chưa
có dấu hiệu co lại. Thậm chí có lúc tỷ giá ngoài thị trường tự do đã lên tới trên
21.000. Điều đó cho thấy, diễn biến tỷ giá những ngày đầu tháng 10 đến cuối
năm nay không phải ngắn ngày mà báo hiệu nhiều nguy cơ sẽ có những biến đổi
mạnh.
Thực tế, thị trường ngoại tệ được giữ ổn định trong vòng hơn một tháng
trước cuối tháng 9/2010 không chỉ vì quyết định tăng tỷ giá liên Ngân hàng
thêm hơn 2% vào ngày 17/8, mà chủ yếu do có nguồn ròng từ hoạt động xuất

khẩu vàng. Theo thống kê của hải quan, nhập khẩu vàng trong 9 tháng đầu năm
chỉ đạt 6 tấn, tương đương 208 triệu USD, trong khi xuất khẩu lên tới 65,8 tấn,
tương đương 2,52 tỷ USD. Đáng chú ý, đợt xuất tăng mạnh trong hai tháng 8 và
9 giúp cung ứng khoảng 1,2 tỷ USD.
Nhưng từ nay đến cuối năm, thị trường ngoại tệ không thể trông chờ
nhiều vào xuất khẩu vàng, vì giá trong nước khó có cơ hội thấp hơn nhiều so với
thế giới như trước và nguồn cung cũng không còn nhiều để có thể xuất đi ồ ạt.
Các nguồn cung ngoại tệ truyền thống hiện chưa có tín hiệu khởi sắc
mạnh mẽ. Dòng vốn gián tiếp vẫn ra vào ở mức cầm chừng do thị trường chứng
20
khoán ảm đạm. Ngay cả khi thế giới cảnh báo về dòng vốn nóng đổ vào trái
phiếu của các nước đang phát triển, thì với Việt Nam các nhà đầu tư ngoại mới
dừng lại ở sự quan tâm do lo ngại bất ổn tỷ giá cũng như sự quản lý chặt chẽ của
Việt Nam. Mặt khác, giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng chưa
có dấu hiệu khởi sắc. Kiều hối chuyển về nước cuối năm có thể tăng lên nhưng
khó có thể trở thành nguồn cung dồi dào cho thị trường khi người dân ngày càng
có xu hướng tích trữ đô la Mỹ. Số liệu cập nhật cuối tháng 9 của Ngân hàng
Phát triển châu Á (ADB) cho thấy dự trữ ngoại hối của Việt Nam tính tới cuối
tháng 6 đạt khoảng 13,5 tỷ USD, tương đương 9,6 tuần nhập khẩu hàng hoá và
dịch vụ, cao hơn so với mức 11,8 tỷ USD hồi tháng 3 nhưng vẫn thấp hơn so với
mức 14,1 tỷ USD vào cuối năm 2009. “Thâm hụt thương mại đáng kể và lạm
phát khá cao, đi đôi với việc người dân chuyển từ các tài sản bằng đồng nội tệ
sang đô la Mỹ và vàng, sẽ tiếp tục làm giảm giá đồng Việt Nam”, ngân hàng
ADB cảnh báo.
VND cũng đang bị mất giá khá mạnh khi so sánh với các đồng tiền khác
trong khu vực. Sử dụng tỷ giá 19,500 VND/USD để qui đổi chéo, từ đầu năm
đến tháng 11/2010 VND mất giá hơn 20% so với đồng Yên của Nhật Bản, hơn
17% so với đồng tiền của Thái Lan và Malaysia, gần 8% so với đồng Nhân dân
tệ của Trung Quốc. Nếu sử dụng tỷ giá thị trường tự do thì mức mất giá hiện nay
của VND đang rất cao so với các đồng tiền khác.

Sở dĩ xảy ra hiện tượng này là vì đồng nội tệ của hầu hết các quốc gia
Đông Nam Á đã lên giá so với USD, khi dòng vốn đầu tư gián tiếp đổ mạnh vào
khu vực này, trong khi đó VND lại mất giá so với USD.
Nguyên nhân khiến cho VND liên tục mất giá:
- Tài khoản vãng lai bị thâm hụt lớn: Việc đồng nội tệ luôn chịu áp lực
mất giá là do sự mất cân đối cung cầu ngoại tệ trong nền kinh tế. Bản chất là
một nền kinh tế nhập siêu lớn khiến cho cán cân tài khoản vãng lai (current
account) chênh lệch hàng chục tỷ USD.
Trong khi đó, cán cân tài khoản vốn (trong đó gồm vốn đầu tư trực tiếp
(FDI), vốn đầu tư gián tiếp (FPI), vốn vay (ODA), vay thương mại của Chính
21
phủ và doanh nghiệp) lại phụ thuộc vào diễn biến kinh tế toàn cầu và ổn định vĩ
mô trong nước.
- Vào trung tuần tháng 7 vừa qua, NHNN khẳng định tổng cán cân tài
khoản vãng lai và tài khoản vốn của Việt Nam vẫn thặng dư 3,4 tỷ USD. Tuy
nhiên, theo “Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2010” của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư vừa công bố, tính tổng thể, cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam
trong năm 2010 có thể thâm hụt khoảng 4 tỷ USD. Và đến đầu tháng 12/2010,
Ngân hàng Nhà nước đã thông báo năm 2010 cán cân thanh toán tổng thể của
Việt Nam ước thâm hụt khoảng 4 tỷ USD.
Việc chênh lệch trong hai báo cáo nêu trên chỉ có thể giải thích là do
khoản mục sai số trong cán cân thanh toán tổng thể đã tăng lên. Điều này cũng
đồng nghĩa với thực tế gia tăng tình trạng đô la hoá trong nền kinh tế, do người
dân tăng cường nắm giữ USD.
Mặc dù vậy, số liệu này vẫn chưa tính troán hết được một số dòng ngoại
tệ dịch chuyển ra khỏi nền kinh tế. Có thể kể đến là những khoản nợ đáo hạn
phải thanh toán mà không vay mới, lợi nhuận của các doanh nghiệp FDI chuyển
về nước mà không tiếp tục tái đầu tư, các dòng vốn gián tiếp chu chuyển sau
thông tin không thuận lợi về Vinashin, hay chỉ nhập khẩu phục vụ an ninh quốc
phòng.

- Theo chu kỳ cuối năm, việc mất cân đối cung cầu ngoại tệ càng dễ xảy
ra khi nhu cầu nhập khẩu tăng cao, các khoản tiền vay bằng ngoại tệ đến hạn
phải trả Trong khi đó, các nguồn thu từ giải ngân FDI và kiều hối không đáp
ứng kịp cũng khiến cho thị trường ngoại tệ xáo trộn. Lòng tin vào đồng nội tệ
suy giảm do lạm phát đang tăng cao trong quí IV./2010. Vì vậy, nhiều ý kiến
cho rằng nguyên nhân căng thẳng tỷ giá chủ yếu xuất phát từ lòng tin của người
dân vào đồng nội tệ bị suy giảm.
- Một nguyên nhân khác là dự trữ ngoại hối của Việt Nam giảm và đang ở
mức khá thấp. Không những vậy, nợ nước ngoài của Việt Nam cũng tăng lên
đáng kể (39% GDP vào cuối năm 2009), nợ công ở mức 56% GDP. Dù phần lớn
các khoản nợ này là nợ dài hạn nhưng đây vẫn là một mối đe doạ đến việc ổn
định tỷ giá.
22
- Lòng tin sụt giảm khiến người dân tăng cường tích trữ ngoại tệ. Điều
này có thể thấy được khi khoản mục sai số trong cán cân thanh toán năm 2009 bị
âm đến 9,4 tỷ USD và dự kiến năm 2010 cũng âm khoảng 6 tỷ USD.
- Cơ chế điều hành tỷ giá “nặng về ý chí”: Việc điều hành tỷ giá của Việt
Nam được thực hiện theo cơ chế “thả nổi có điều tiết”. Tỷ giá tham chiếu là tỷ
giá liên ngân hàng dao động trong biên độ +/-3%. Tuy nhiên, tỷ giá liên ngân
hàng thường thấp hơn nhiều so với tỷ giá giao dịch thực tế trên thị trường do
người mua phải trả thêm các khoản phí.
Không những vậy, những đợt điều chỉnh tỷ giá của NHNN thường khá
“đột ngột” và hầu như thị trường không thể dự báo trước. Điều này cũng khiến
cho thị trường phản ứng không tích cực đối với các lần điều chỉnh tỷ giá và lòng
tin vào sự ổn định tỷ giá càng suy giảm. thị trường dường như đang cần một cơ
chế điều hành tỷ giá chủ động, linh hoạt và minh bạch hơn.
Đánh giá khả năng VND tiếp tục mất giá
Với những phân tích trên, có thể thấy áp lực về tăng tỷ giá tiếp tục ỏ mức
khá cao trong thời gian tới. Dù áp lực ngoại tệ là khá lớn do nhu cầu thanh toán
nhập khẩu và trả nợ nhưng có thể được bù đắp bởi lượng kiều hối, FDI giải

ngân và vốn vay mới. Ngoài ra, và việc đang kỳ vọng dòng vốn đầu tư gián tiếp
(FPI) có thể chảy mạnh vào Việt Nam trong thời gian tới, khi giá cổ phiếu đang
rất hấp dẫn so với các nước trong khu vực có thể xảy ra.
Áp lực về việc thu gom ngoại tệ để nhập khẩu vàng không quá lớn vì
nhập khẩu chính ngạch được NHNN kiểm soát. Lượng nhập khẩu lậu vàng
không nhiều do giá vàng trong nước và trên thế giới chênh lệch không đáng kể
khi qui đổi theo tỷ giá thị trường.
Một lý do nữa cho thấy tiền Đồng khó giảm mạnh là do hiện nay VND đã
mất giá hơn 15% so với hầu hết các đồng tiền của các nước trong khu vực Đông
Nam Á. Điều này khiến VND không còn được định giá cao như trước. Tính tỷ
giá hối đoái thực hiệu dụng dựa trên tỷ giá trên thị trường tự do thì tiền Đồng
đang được định giá thấp hơn nhiều so với nhiều đồng tiền của các đối tác thương
mại.
23
Tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu
Về xuất khẩu: Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2008 đạt 62,7 tỷ USD, năm
2009 đạt 57,1 tỷ USD, giảm 9,0% so với năm 2008. Tình hình xuất khẩu như
vậy không đến nỗi quá xấu nếu chúng ta nhìn vào nguyên nhân của nó. Kim
ngạch xuất khẩu giảm là do giá cả thế giới giảm (riêng yếu tố giảm giá trong 9
tháng đầu năm 2009 làm kim ngạch xuất khẩu giảm trên 6 tỷ USD) - một yếu tố
ngoài tầm kiểm soát của chúng ta; trong khi đó khối lượng hàng hoá xuất khẩu
có sự tăng đáng kể giúp chúng ta giảm thiểu được đáng kể đến tốc độ tăng kim
ngạch xuất khẩu và xa hơn là giảm thiểu được tác động tiêu cực đến việc làm và
thu nhập của người lao động.
Từ quí II/2009 đến quí IV/2009, thâm hụt thương mại tiếp tục gia tăng, và
đến quí I/2010 bắt đầu có chiều hướng giảm dần và xu hướng này vẫn tiếp tục
duy trì trong cả 3 quí của năm 2010.
3. Tác động của việc gia nhập WTO đến tăng trưởng xuất khẩu của
Việt Nam
Trong hai năm 2007 và 2008, hội nhập kinh tế quốc tế có tác động tích

cực đến xuất khẩu - một động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế. Năm
2007, kim ngạch xuất khẩu đạt 48,6 tỷ USD, tăng 21,9% so với năm 2006.
Trong năm 2008, kim ngạch xuất khẩu đạt 62,7 tỷ USD, tăng tới 29,1% so với
năm 2007. Tuy nhiên do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kim ngạch
xuất khẩu năm 2009 đạt 57,1 tỷ USD, chỉ bằng 91,1% năm 2008, nhưng vẫn
cao hơn mức kim ngạch xuất khẩu năm 2006 là 45,8%.





24
Bảng 4: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng năm
thời kỳ 2004 -2009 (%)


2004


2005


2006


2007


2008



2009
Tăng
trưởng
BQ hàng
năm
2004-
2006
Tăng
trưởng
BQ
hàng
năm
2007-
2008
Tăng
trưởng
BQ
hàng
năm
2007 –
2009
ASEAN

37,3

41,6

15,5


22,3

25,7

-
12,4

31,0

24,0

10,4

Trung Quốc
54,0

11,3

0,5

12,4

33,0

1,2

19,9

22,3


14,8

Nh
ật Bản

21,8

22,5

20,7

16,2

39,0

-
25,7

21,7

27,1

6,3

Hoa K


27,6

17,9


32,4

28,8

17,8

-
4,6

25,8

23,
3

13,1

EU

29,0

9.0

31,0

28,2

20,8

-

14,6

22,6

24,4

9,8

T
ổng số

31,4

22,5

22,7

21,9

29,1

-
8,9

24,4

27,1

13,7


Nguồn: IMF, WB, Tổng cục thống kê Trung Quốc.
Nếu không tính năm 2009 (do tác động mạnh của khủng hoảng), tăng
trưởng xuất khẩu năm 2007 và 2008 tuy có tăng nhưng không thể hiện mức độ
bứt phá so với các năm trước và như kỳ vọng sau khi nước ta gia nhập WTO.
Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng năm giai đoạn sau khi gia
nhập WTO là 27,1% (từ 2007- 2008) và 13,7% (từ 2007 – 2009) trong khi tăng
trưởng xuất khẩu trung bình giai đoạn trước khi gia nhập WTO 2004 – 2006
cũng đạt 24,4%.
Kết quả xuất khẩu giai đoạn từ năm 2007 – 2008 lại chủ yếu nhờ giá trên
thị trường thế giới tăng cao. Thậm chí, một số mặt hàng như than đá, hạt tiêu,
gạo, giá năm 2008 tăng gấp 2 lần so với giá năm 2006, trong khi khối lượng
xuất khẩu của nhiều mặt hàng, đặc biệt là các mặt hàng nông sản và nhiên liệu
tăng thấp. Năm 2008, chỉ có ba mặt hàng trong số các mặt hàng nông sản chính
của Việt Nam là hạt tiêu, gạo, và hạt điều có khối lượng xuất khẩu tăng hơn so
với năm 2007. Sang đến năm 2009, tình hình đã thay đổi. Mặc dù khối lượng
xuất khẩu các mặt hàng gia tăng, nhưng do cuộc khủng hoảng toàn cầu giá của
nhiều mặt hàng nông sản đã giảm mạnh (giảm khoảng 1/4 so với năm 2008)nên
chỉ có hai mặt hàng nông sản là hạt điều và chè có kim ngạch xuất khẩu cao hơn
so với năm 2008. Năm 2010, mặc dù đã có một số mặt hàng nông sản có dấu
hiệu tăng giá trở lại nhưng phần lớn các mặt hàng xuất khẩu giá vẫn thấp hơn
đỉnh năm 2008.

×