Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Sử dụng trâu đực giống ngoại hình to nhằm cải tạo tầm vóc và khả năng sinh trưởng của đàn trâu địa phương tại xã Ngọc Sơn - Thanh Chương - Nghệ An pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.93 KB, 8 trang )

MAI VĂN SÁNH – Sử dụng trâu đực giống ngoại hình to …
1
SỬ DỤNG TRÂU ĐỰC GIỐNG NGOẠI HÌNH TO NHẰM CẢI TẠO TẦM VÓC
VÀ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA ĐÀN TRÂU ĐỊA PHƯƠNG TẠI
XÃ NGỌC SƠN - THANH CHƯƠNG - NGHỆ AN
Mai Văn Sánh
1
*, Nguyễn Công Định
2
và Trịnh Văn Trung
2
1
Phòng Đào Tạo Và Thông tin - Viện Chăn nuôi
2
Bộ môn Di truyền - Giống vật nuôi
*Tác giả liên hệ: Mai Văn Sánh
Tel: (04) 38.386.125/ 0912.585.495; Fax: (04).38 389.775; Email:
ABSTRACT
Use of big size bulls to improve the body size and growth rate of local buffalo
in Ngoc Son - Thanh Chuong - Nghe An
Eight Swamp buffalo bulls (4 big size and 4 local bulls) and 240 buffalo cows (120 selected and 120 non -
selected) were used to evaluate the effects of bull size and selected buffalo cows on body weight and growth of
calves. Experimental animals were allocated into 4 groups: 1- big size bulls and selected cows; 2 - big size bulls
and non-selected cows; 3 – local bulls and selected cows and 4 – local bulls and non-selected cows (control
group). Each bull was used to breed with 15 selected cows and 15 non-selected cows.
Body weight of calves at 3, 6, 12, 24 and 36 months of age was highest in calves of group 1, following group 2
and group 3 and the lowest was found in control group. Body weight of calves in big size bull groups was higher
than that of calves in local bull groups at all ages. Calves weight of big size bulls and selected cows group was 9
- 20% higher than calves in local bulls and non-selected cows group at all ages. The figures of body sizes were
similar to that of body weight. It is concluded that use of big size bulls and selected buffalo cows are the good
solution for improving body size and growth of calves.


Key words: Big size bull, selected buffalo cows, birth weight, growth, body size.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nuôi trâu là một nghề truyền thống của nhân dân ta. Điều kiện sinh thái của nước nhiệt đới
nóng ẩm và nghề trồng lúa nước là cơ sở để hình thành và phát triển quần thể trâu nước ta.
Con trâu có tầm quan trọng đặc biệt trong nền sản xuất nông nghiệp, là nguồn cung cấp sức
kéo (cày bừa và vận chuyển ở nông thôn), cung cấp lượng lớn phân hữu cơ cho trồng trọt
đồng thời đóng góp một phần không nhỏ thịt cho nhu cầu con người, ngoài ra nó còn một số
sản phẩm phụ như da, sừng, lông cho chế biến đồ dùng gia dụng và hàng mỹ nghệ.
Trâu nội thích ứng và phát triển tốt trong điều kiện sinh thái nước ta, nhưng chúng có nhược
điểm là tầm vóc nhỏ, sinh trưởng chậm, thành thục muộn, khoảng cách lứa đẻ dài, khả năng
cho thịt thấp. Những năm qua, do công tác giống trâu của ta chưa tốt dẫn đến đàn trâu đang có
hiện tượng đồng huyết và bị chọn lọc ngược do trâu to bị bán đi giết thịt, trâu nhỏ được giữ lại
cho cày kéo đồng thời làm giống luôn và đàn trâu cái thì không được chọn lọc. Nhiều nơi tầm
vóc đàn trâu đã có chiều hướng giảm sút.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy tầm vóc trâu Việt Nam có thể được chia làm 3 loại hình là
trâu tầm vóc to (trâu Ngố) có khối lượng 450-500kg (đực), 400-450kg (cái); trâu tầm vóc
trung bình có khối lượng 400-450kg (đực), 350-400kg (cái) và trâu tầm vóc nhỏ (trâu Gié)
khối lượng 350-400kg (đực), 300-350kg (cái). Cũng qua các nghiên cứu về trâu loại hình to,
Nguyễn Đức Thạc (1983) đề xuất sử dụng trâu đực ngoại hình to làm giống sẽ góp phần cải
tạo tầm vóc và khả năng sản xuất của trâu ngoại hình nhỏ các địa phương. Xuất phát từ thực
tiễn trên chúng tôi tiến hành đề tài: “Sử dụng trâu đực giống ngoại hình to nâng cao tầm
vóc và khả năng sinh trưởng của đàn trâu địa phương tại xã Ngọc Sơn – Thanh Chương -
Nghệ An”.
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 15-Tháng 12-2008
2
VÂT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nội dung nghiên cứu
Điều tra, đánh giá chất lượng đàn trâu tại điểm nghiên cứu, tuyển chọn trâu đực giống ngoại
hình to làm giống. Theo dõi khối lượng và khả năng sinh trưởng đàn nghé sinh ra qua các
mốc tuổi.

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra
Điều tra chất lượng và tuyển chọn đàn trâu địa phương: cân khối lượng trâu bằng cân điện tử,
đo một số chiều đo chính của trâu (VN, DTC, CV) bằng thước dây, thước gậy. Phỏng vấn
nông dân về tình hình sinh sản, nuôi dưỡng đàn trâu bằng các bộ câu hỏi đã chuẩn bị trước.
Phương pháp thí nghiệm
Chọn lọc đàn trâu cái: chọn những trâu cái sinh sản có khối lượng trưởng thành trên trung
bình của đàn, tuổi đẻ lứa đầu và khoảng cách hai lứa đẻ từ trung bình trở lên.Tuyển trâu đực
ngố từ Tuyên Quang có đủ tiêu chuẩn của trâu đực giống (5-6 tuổi, đẹp về ngoại hình, đã có
nghé sinh ra), khối lượng cơ thể bình quân 528 kg. Đàn trâu đực địa phương cũng chọn những
con tốt nhất trong đàn theo tiêu chuẩn trên và có khối lượng trung bình là 400 kg để đưa vào
thí nghiệm. Thí nghiệm được tiến hành với hai yếu tố ảnh hưởng là trâu đực và trâu cái ở hai
mức độ khác nhau là chọn và không chọn, các lô TN được bố trí như sau:
Lô TN 1: trâu đực Ngố với trâu cái đã chọn
Lô TN 2: trâu đực Ngố với trâu cái đại trà
Lô TN 3: trâu đực đại trà với trâu cái đã chọn
Lô đối chứng: trâu đực đại trà với trâu cái đại trà
Tổng số trâu thí nghiệm là 8 trâu đực giống (trong đó có 4 trâu đực ngố ngoại hình to và 4
trâu đực đại trà), và 240 trâu cái sinh sản. Mỗi trâu đực sẽ cho phối với 15 trâu cái chọn lọc và
15 trâu cái đại trà. Trâu đực giống và trâu cái được đánh số, có sổ theo dõi từng nhóm, từng
lô. Khi trâu cái động dục được phối giống và giữ tại nhà đến khi hết động dục. Trâu thí
nghiệm được nuôi dưỡng theo điều kiện của dân là chăn thả kết hợp bổ sung thức ăn tại
chuồng vào ban đêm.
Trâu nghé thí nghiệm đều được tiêm phòng định kỳ, nghé sinh ra được tẩy giun theo quy trình
của thú y. Nghé được theo mẹ tự bú đến khi tự cai sữa. Theo dõi khả năng sinh trưởng phát
triển của đàn nghé sinh ra sau chọn lọc: cân khối lượng và đo kích thước cơ thể ở các mốc
tuổi sơ sinh, 3, 6, 12, 24 và 36 tháng tuổi bằng cân điện tử và thước dây, thước gậy.
Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý thống kê sinh vật học bằng chương trình Excel và Minitab.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Điều tra đánh giá chất lượng đàn trâu
Hiện trạng đàn trâu trước thí nghiệm
Kết quả điều tra đàn trâu tại xã Ngọc Sơn huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An như sau: Từ
402 trâu cái và 59 con trâu đực ở các lứa tuổi nuôi trong 350 hộ được điều tra cho thấy tỷ lệ
đẻ thấp, tuổi đẻ lứa đầu cao trung bình trên 4,5 tuổi (cao nhất là 72 tháng, thấp nhất là 36
tháng). Đàn trâu ở đây có khối lượng trung bình được thể hiện qua Bảng 1
MAI VĂN SÁNH – Sử dụng trâu đực giống ngoại hình to …
3
Có thể thấy rằng khối lượng trâu địa phương là loại trâu có khối lượng cơ thể thấp, thuộc loại
hình nhỏ (thường gọi là trâu Gié). Mặc dù đàn trâu ở đây vẫn tăng đều qua các năm nhưng
trâu cái không được chọn lọc, trâu đực giữ lại từ trong đàn sinh ra qua nhiều đời, trâu đực
giống vừa có tầm vóc bé vừa không có sự hoán đổi vì vậy có thể xảy ra hiện tượng đồng
huyết trong đàn: trâu đực lúc 12 tháng đạt 135,5 kg trâu cái 130,5 kg; lúc 24 tháng có khối
lượng ở trâu đực 218 kg, con cái 204 kg; trâu đực trưởng thành chỉ đạt 353 kg còn trâu cái đạt
327 kg.
Bảng 1. Khối lượng đàn trâu trước thí nghiệm
Trâu đực
Trâu cái
Tuổi (tháng)
n
(Mean SD)
n
(MeanSD)
6
15
80,14 ± 12,25
26
78,35 ± 19,27
12
9

135,50 ± 9,78
59
130,50 ± 11,15
24
6
218,43 ± 11,36
48
204,22 ± 23,33
36
6
298,12 ± 13,46
64
271,09 ± 10,29
48
15
330,50 ± 25,51
52
305,14 ± 14,25
60 trở lên
8
353,27 ± 35,87
153
327,89 ± 25,43
Theo Vũ Duy Giảng và cs, (1999) cho biết trâu Sóc Sơn có khối lượng lúc 12 tháng tuổi ở con
đực là 147 kg và con cái là 140 kg; khi ở 24 tháng tương tự là 234 kg và 183 kg, còn trâu ở
Hàm Yên lúc trưởng thành ở con đực và con cái là 397 kg ; 378 kg. Như vậy đàn trâu của
Ngọc Sơn có tầm vóc nhỏ hơn.
Qua điều tra ta thấy khối lượng cơ thể trâu cái chọn lọc bình quân là 366,5 kg và đàn đại trà
bình quân là 329,4 kg. Đã đưa 4 trâu đực giống có khối lượng cơ thể trung bình 580 kg (nhỏ
nhất 552 kg, lớn nhất 628 kg) từ Chiêm Hoá, Tuyên Quang chuyển về điểm nghiên cứu.

Qui mô và tập quán chăn nuôi trâu ở Ngọc Sơn
Qui mô chăn nuôi trâu: qua điều tra chúng tôi thấy 100% số trâu được nuôi trong các hộ gia
đình nông dân sản xuất nhỏ. Trâu ở đây được nuôi chủ yếu theo phương thức chăn thả tận
dụng, công việc chăm sóc hầu như chưa được quan tâm. chính vì lẽ đó mà chăn nuôi trâu ở
đây chưa mang lại hiệu quả cho người dân, mặc dù đây là vùng có nhiều bãi chăn thả. Theo số
liệu điều tra trong 350 hộ nông dân của xã Ngọc Sơn chúng tôi thấy chăn nuôi trâu chủ yếu là
lấy sức kéo và kết hợp với sinh sản nên có đến 283 hộ nuôi 1 trâu chiếm 80,85% và số hộ
nuôi 2 trâu chiếm 19,15%.
Tập quán chăn nuôi trâu ở đây do điều kiện tự nhiên, điều kiện sinh thái nên phương thức
chăn nuôi trâu chủ yếu là chăn nuôi quảng canh, tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên, chưa biết
sử dụng, chế biến phế phụ phẩm làm thức ăn có giá trị.
Khối lượng và khả năng sinh trưởng của đàn nghé qua các mốc tuổi
Khối lượng (kg) của đàn nghé thí nghiệm
Khối lượng cơ thể là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự sinh trưởng và phát
dục, đồng thời nó cũng biểu hiện khả năng sản xuất của chúng. Qua khối lượng cơ thể sẽ phản
ánh được tốc độ sinh trưởng của gia súc ở từng giai đoạn khác nhau.
Qua kết quả ở Bảng 2 trên ta thấy, khối lượng của nghé đực sơ sinh ở lô 1 là 25,3 kg, ở lô 2 là
24,8 kg và ở lô 3 là 22,7 kg còn ở lô đối chứng là 21,1 kg, sự sai khác này có ý nghĩa thống kê
(p < 0,05). Tương tự như vậy khối lượng nghé ở các mốc tuổi đều có xu hướng tăng dần: thấp
nhất là lô đối chứng, tiếp đó đến lô thí nghiệm 3, lô thí nghiệm 2 và cao nhất là nghé ở lô thí
nghiệm 1 (trâu đực giống ngoại hình to ghép phối với trâu cái được tuyển trọn). So với khối
lượng đàn trâu điều tra trước khi thí nghiệm thì khối lượng nghé của các lô thí nghiệm và đối
chứng đều cao hơn. Đó là do bà con nông dân đã có ý thức hơn trong việc lựa trọn và cho trâu
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 15-Tháng 12-2008
4
cái phối với trâu đực giống tốt, ngoại hình to. Bên cạnh đó các hộ chăn nuôi trâu đều được
tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi trâu nên đã áp dụng kỹ thuật chăn nuôi trâu
và các phương pháp chế biến dự trữ thức ăn mùa đông. Vì vậy, đã làm giảm đáng kể các ảnh
hưởng của ngoại cảnh và khối lượng đàn nghé được cải thiện rõ rệt.
Bảng 2: Khối lượng nghé từ sơ sinh đến 36 tháng tuổi

Tuổi và
tính biệt
nghé
Lô TN1
Lô TN2
Lô TN3
Lô ĐC
n
(MeanSD)
n
(MeanSD)
n
(MeanSD)
n
(MeanSD)
Sơ sinh
+ đực
40
25,3
a
 3,1
34
24,8
a
 1,8
24
22,7
b
 1,6
20

21,1
b
 2,3
+ cái
50
24,7
a
 1,9
53
23,9
a
 1,6
21
21,6
b
 2,1
22
20,4
b
 1,8
3 tháng
+ đực
40
61,1
a
 3,3
34
59,1
a
 4,9

24
53,3
b
 2,1
20
52,6
b
 3,2
+ cái
50
58,9
a
 3,8
53
57,6
a
 5,4
21
51,6
b
 3,2
22
49,1
b
 4,0
6 tháng
+ đực
40
89,2
a

 4,7
34
87,1
a
 5,7
24
82,2
b
 4,0
20
79,8
b
 3,3
+ cái
50
87,7
a
 5,9
53
85,3
a
 5,3
21
80,7
b
 3,9
20
78,4
b
 3,6

12tháng
+ đực
36
155,4
a
 9,8
31
150,5
ab
 9,8
24
144,5
bc
 9,4
20
140,3
c
 7,8
+ cái
46
152,1
a
 9,5
51
149,5
ab
10,1
21
142,3
bc

 8,1
20
137,2
c
 8,7
24tháng
+ đực
32
257,1
a
 9,5
24
250,6
a
 11,2
24
240,7
b
 9,8
19
234,4
b
 9,3
+ cái
41
252,7
a
 7,1
40
247,5

ab
 10,2
20
236,6
bc
9,1
20
229,6
c
 8,1
36tháng
+ đực
20
319,1
a
 12,4
14
312,4
a
 10,8
14
299,6
b
 13,4
11
291,1
b
 13,7
+ cái
26

312,4
a
 11,2
22
307,5
ab
 13,4
17
295,7
bc
14,7
16
287,8
c
 12,2
Mai Văn Sánh và cs, (1995). điều tra trâu ở Bình Sơn, Thái Nguyên cho thấy khối lượng trâu
vùng này thấp, trâu đực trưởng thành 326 kg, trâu cái trưởng thành 312 kg. Vũ Duy Giảng và
cs, (1999) điều tra đánh giá tình hình phát triển đàn trâu miền Bắc thấy rằng khối lượng đàn
trâu của nhiều địa phương ở 2 năm tuổi trâu đực chỉ đạt 234 kg, trâu cái 183 kg. Số liệu khảo
sát của Hà Phúc Mịch, (1985) là khối lượng nghé sơ sinh là 21 kg, lúc 6 tháng là 79,5 kg và
12 tháng là 132 kg chỉ tương đương với khối lượng nghé ở lô đại trà và thấp hơn các lô thí
nghiệm.
Mai Văn Sánh, (2005) cho biết, sử dụng trâu đực giống ngoại hình to làm giống cho phối với
trâu cái địa phương ở xã Vân Hoà, Ba Vì, Hà Tây đã cho kết quả nghé sơ sinh đực đạt 24,2 kg
và nghé cái đạt 23,3 kg; 24 tháng tuổi nghé đực đạt 254,8 kg, nghé cái đạt 248,4 kg. Nếu so
với các số liệu trên thì khối lượng nghé thí nghiệm ở Ngọc Sơn có phần cao hơn.
Tốc độ sinh trưởng và khối lượng tích luỹ là những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng
giống và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng.
Nhìn vào kết quả Bảng 3 ta thấy, khả năng tăng khối lượng của nghé giảm dần theo tuổi, ở
giai đoạn sơ sinh đến 12 tháng tuổi là cao nhất (tăng trọng tuyệt đối ở lô TN1 là 361,3 g/ngày,

lô TN2 349,1, lô TN3 338,7 so với lô ĐC là 330,9 g/ngày)
MAI VĂN SÁNH – Sử dụng trâu đực giống ngoại hình to …
5
Bảng 3: Tăng trọng của nghé qua các mốc tuổi (g/con/ngày)
Tăng trọng của nghé (g/con/ngày)
Tháng tuổi
Lô TN1
Lô TN2
Lô TN3
Lô ĐC
Đực
361,3
349,1
338,7
330,9
SS – 12
Cái
354,1
348,8
335,4
324,6
Đực
282,3
278,0
267,1
261,2
12 – 24
Cái
279,4
272,2

261,9
256,5
Đực
321,8
313,5
302,9
296,1
SS – 24
Cái
316,7
310,5
298,6
290,5
Đực
172,4
171,8
167,5
157,6
24 – 36
Cái
167,6
166,5
164,6
161,9
Đực
272,0
266,3
256,3
249,9
SS – 36

Cái
266,4
262,5
258,2
247,7
Kích thước một số chiều đo cơ thể của nghé thí nghiệm
Bảng 4: Kích thước một số chiều đo của nghé thí nghiệm
Lô TN1
Lô TN2
Lô TN3
Lô ĐC
Tính biệt và
tuổi nghé
(tháng)
n
(MeanSD)
n.
(MeanSD)
N
(MeanSD)
n
(MeanSD
Cao vây
Đực
40
63,8  2,1
34
63,5  2,9
24
60,9  1,6

20
58,2  2,3

sinh
Cái
50
63,3  1,8
53
62,9  3,3
21
59,2  2,1
22
57,9  1,9
Đực
36
97,5  3,0
31
96,8  2,1
24
95,8  2,2
20
95,5  1,1
12
tháng
Cái
46
96,9  2,9
51
96,6  2,6
21

94,6  2,1
20
93,9 2,4
Đực
32
111,5  3,3
24
109,9  3,4
24
109,2  3,9
19
108,3  2,3
24
tháng
Cái
41
111,1  2,9
40
109,3  2,3
20
108,1  2,9
20
107,6  3,0
Đực
20
119,3  2,7
14
119,1  2,9
14
118,9  2,3

11
116,1  2,3
36
tháng
Cái
26
118,5  3,0
22
117,3  3,1
17
116,9  3,7
16
115,3 3,1
Vòng ngực
Đực
40
68,9  4,4
34
67,0  3,5
24
67,6  5,3
20
65,2  5,8

sinh
Cái
50
68,6  3,2
53
66,6  4,8

21
65,3  3,7
22
64,6  3,2
Đực
36
130,8  4,7
31
129,9  4,5
24
127,9  5,0
20
125,3  4,3
12
tháng
Cái
46
128,5  5,1
51
127,8  5,9
21
125,0  5,1
20
123,1  4,6
Đực
32
158,2  3,2
24
156,9  5,3
24

152,9  4,1
19
151,5  6,4
24
tháng
Cái
41
157,5  4,0
40
156,0  4,7
20
151,5  4,8
20
150,7  4,2
Đực
20
172,4  3,5
14
171,6  4,4
14
169,4  4,8
11
169,2  3,1
36
tháng
Cái
26
170,9  3,0
22
170,8  5,4

17
168,3  5,3
16
167,6  4,1
Dài thân chéo
Đực
40
55,1  3,3
34
54,5  3,1
24
54,2  3,1
20
53,9  4,2

sinh
Cái
50
54,2  2,8
53
53,8  2,6
21
52,8  3,2
22
52,7  3,1
Đực
36
97,3  3,3
31
96,1  3,0

24
94,0  3,1
20
93,8  1,7
12
tháng
Cái
46
96,7  2,4
51
95,5  3,8
21
93,6  4,0
20
92,9  2,0
Đực
32
123,6  2,7
24
123,1  3,2
24
122,5  3,5
19
121,7  4,2
24
tháng
Cái
41
123,1  3,1
40

122,5  3,5
20
120,3  3,4
20
120,0  3,2
36
Đực
20
132,2  3,9
14
131,8  4,2
14
130,6  3,4
11
129,9  5,5
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 15-Tháng 12-2008
6
Lô TN1
Lô TN2
Lô TN3
Lô ĐC
Tính biệt và
tuổi nghé
(tháng)
n
(MeanSD)
n.
(MeanSD)
N
(MeanSD)

n
(MeanSD
tháng
Cái
26
131,6  4,1
22
130,1  4,5
17
129,4  3,8
16
126,8  4,8
Cùng với khối lượng cơ thể, kích thước các chiều đo cũng góp phần thể hiện tầm vóc của gia
súc. Kích thước các chiều đo có liên quan chặt chẽ đến hướng sản xuất của gia súc, sự biến
thiên các chiều đo là một trong những chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của gia súc.
Tầm vóc của gia súc được thể hiện qua khối lượng cơ thể và kích thước các chiều đo. Khối
lượng cơ thể luôn luôn có tương quan thuận với kích thước các chiều đo cơ thể. Khi kích
thước cơ thể tăng thì khối lượng tăng. Trong trường hợp thể trạng bình thường thì khối lượng
gia súc thể hiện tầm vóc. Tuy nhiên, ở từng giai đoạn sinh trưởng của gia súc non kích thước
các chiều đo cơ thể tăng nhưng khối lượng tăng không theo tỷ lệ của kích thước, đó là giai
đoạn phát triển xương, còn khi gia súc già thì có xu hướng ngược lại, khối lượng có thể tăng
nhưng kích thước không tăng theo tỷ lệ do chủ yếu là tích luỹ mỡ.
Cũng có kết quả tương tự như khối lượng cuả nghé, các chiều đo cao vây, vòng ngực và dài
thân chéo của nghé sơ sinh, 12, 24 và 36 tháng tuổi cũng cao nhất ở lô trâu đực Ngố ngoại
hình to phối với trâu cái được chọn lọc, tiếp theo là nghé của lô trâu đực ngoại hình to phối
với trâu cái đại trà, rồi đến nghé của lô trâu đực đại trà phối với trâu cái chọn lọc và cuối cùng
thấp nhất là nghé của lô trâu đực đại trà phối với trâu cái đại trà.
Trong thí nghiệm này, kích thước các chiều đo cơ thể nghé ở tất cả các lô được theo dõi từ sơ
sinh đến 36 tháng tuổi, kết hợp với khối lượng cơ thể thấy rằng nghé phát triển theo quy luật
sinh trưởng gia súc nói chung, đó là quy luật phát triển không đồng đều giữa các giai đoạn,

nghé phát triển mạnh nhất ở thời kỳ mới sinh, sau đó giảm dần, tương tự như những kết quả
thu được của Nguyễn Đức Thạc (1983), Lê Đăng Đảnh và cs (1995) trên trâu nội, của Mai
Văn Sánh (1996) trên trâu Murrah và trâu lai F1.
Qua kích thước 3 chiều đo chính là: Cao vây, vòng ngực, dài thân chéo ta thấy khi sơ sinh
vòng ngực là vòng lớn nhất, đến lúc 36 tháng tuổi trật tự này cũng vẫn không thay đổi. Nhưng
tốc độ phát triển của các chiều đo là khác nhau. Cùng với sự tăng lên về thể vóc và khối lượng
qua các lứa tuổi ta thấy chiều cao vây của trâu đực luôn cao hơn trâu cái cùng tuổi. Chiều dài
thân chéo nói lên sự phát triển của hệ xương trục (xương sống), cùng với sự phát triển của cao
vây chiều dài thân chéo nó liên quan chặt chẽ đến sự tăng trọng của trâu. Vòng ngực là chỉ
tiêu phản ánh sự phát triển chu vi của trâu và nó có tương quan chặt chẽ đến khối lượng của
trâu. qua bảng trên ta thấy những trật tự trên cũng không thay đổi, chứng tỏ trâu ở vùng Ngọc
Sơn phát triển cơ thể hoàn toàn theo qui luật sinh trưởng của trâu.
Khối lượng nghé của các lô thí nghiệm so với nghé lô đối chứng (%)
Bảng 5: Khối lượng nghé của các lô thí nghiệm so với nghé lô đối chứng (%)
Tuổi nghé
Lô TN1
Lô TN2
Lô TN3
Lô đối chứng
Nghé đực
Sơ sinh
119,4
117,3
107,1
100
3 tháng
116,1
112,4
105,6
100

6 tháng
113,0
110,3
104,1
100
12 tháng
110,7
107,4
103,1
100
24 tháng
109,7
106,9
102,7
100
36 tháng
109,5
105,3
102,0
100
Nghé cái
Sơ sinh
121,1
117,5
105,8
100
3 tháng
119,9
117,3
105,5

100
MAI VĂN SÁNH – Sử dụng trâu đực giống ngoại hình to …
7
Tuổi nghé
Lô TN1
Lô TN2
Lô TN3
Lô đối chứng
Nghé đực
6 tháng
112,8
109,8
103,8
100
12 tháng
110,8
108,9
103,7
100
24 tháng
110,1
107,8
103,5
100
36 tháng
108,5
106,8
102,5
100
Kết quả thí nghiệm này chứng tỏ nghé của trâu đực Ngố với trâu cái được chọn là tốt nhất,

tiếp theo là nghé của trâu đực Ngố với trâu cái đại trà, rồi đến nghé của trâu đực đại trà với
trâu cái chọn lọc và thấp nhất là nghé của trâu đực đại trà với trâu cái đại trà. Như vậy, ảnh
hưởng của trâu đực đến khối lượng con sinh ra lớn hơn so với ảnh hưởng của mẹ. Nói cách
khác sử dụng trâu đực Ngố làm giống đã cải thiện đáng kể khối lượng sơ sinh và sinh trưởng
của nghé.
So với nghé đại trà (lô ĐC) thì khối lượng sơ sinh, 3, 6, 12, 24 và 36 tháng tuổi của nghé lô
TN cao hơn hẳn. Cao nhất ở lô TN1 tiếp đó đến lô TN2 và cuối cùng là lô TN3 nghĩa là khối
lượng nghé hai lô có bố là đực Ngố cao hơn đại trà nhiều hơn so với nghé lô có mẹ được
chọn, qua đó ta có thể thấy được ảnh hưởng của trâu đực bố đến khối lượng con lớn hơn ảnh
hưởng của trâu cái mẹ.
Sự khác biệt giữa các lô thí nghiệm so với đối chứng có xu hướng giảm dần khi tuổi nghé
tăng lên là do ảnh hưởng của yếu tố ngoại cảnh tăng dần đã làm giảm ảnh hưởng của yếu tố di
truyền, tuy vậy sự khác biệt đó vẫn rất rõ rệt.
Tương quan về khối lượng nghé giữa các giai đoạn so với khối lượng nghé sơ sinh
Khối lượng sơ sinh của trâu cũng tương quan thuận với khối lượng cơ thể chúng ở những lứa
tuổi kế tiếp. Trong điều kiện nuôi dưỡng tốt và ổn định, người ta có thể dựa vào khối lượng sơ
sinh của nghé để đánh giá và dự đoán khả năng sinh trưởng giai đoạn sau, và nó cũng là chỉ
tiêu quan trọng trong chọn giống. Tương tự như vậy khối lượng ở các mốc tuổi khác cũng có
tương quan thuận và chặt chẽ với nhau P<0,01.
Hệ số tương quan giảm dần theo tuổi của nghé chứng tỏ nghé càng lớn ảnh hưởng của yếu tố
ngoại cảnh càng tăng và đã làm giảm ảnh hưởng của các yếu tố di truyền. Như trên đã nêu,
nghé thí nghiệm nuôi trong điều kiện của dân, không kiểm soát hết được điều kiện nuôi
dưỡng, nhiều trường hợp không đáp ứng được nhu cầu của nghé nên chúng sinh trưởng không
đúng như tiềm năng sinh học. Vì vậy để phát huy hết tiềm năng di truyền cần phải nuôi đủ
nhu cầu dinh dưỡng của nghé.
Bảng 6: Các phương trình hồi quy và hệ số tương quan giữa khối lượng nghé sơ sinh với
khối lượng nghé các giai đoạn sau
Tuổinghé(tháng)
Phương trình
Hệ số tương quan

Độ tin cậy
So với khối lượng nghé sơ sinh
3
Y = 19,2 + 1,58 PSS
r = 0,65
P<0,01
6
Y = 54,2 + 1,30 PSS
r = 0,51
P<0,01
12
Y = 108 + 1,74 PSS
r = 0,42
P<0,01
24
Y = 205 + 1,84 PSS
r = 0,38
P<0,01
36
Y = 270 + 1,63 PSS
r = 0,28
P<0,01
* Y là khối lượng nghé các tháng tuổi giai đoạn sau so với nghé sơ sinh.
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 15-Tháng 12-2008
8
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận
Sử dụng trâu đực giống ngoại hình to làm giống đã nâng cao được tầm vóc của đàn trâu địa
phương lớn hơn so với đàn trâu đại trà không được chọn lọc: nghé sơ sinh đực ở lô TN1 là
25,3 kg con đực, 24,7 con cái; đực 12 tháng tuổi là 155,4 kg, cái 152,1 kg, so với lô ĐC chỉ

đạt: sơ sinh đực 21,1 kg và cái là 20,4 kg; lúc 12 tháng đực 140,3 kg và cái là 137,2 kg.
Tượng tự như vậy ở mốc 36 tháng tuổi lô TN1 đực là 319,1 kg, cái 312,4 kg so với lô đối
chứng là 291,1 kg đực và 287,8 kg cái. Như vậy có thể thấy khối lượng nghé các mốc tuổi của
lô trâu đực giống ngoại hình to với trâu cái được chon lọc lớn hơn hẳn so với lô trâu đực đại
trà với trâu cái đại trà (9 – 20%), Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Kích thước các chỉều đo cơ thể nghé sơ sinh, 3, 6, 12, 24 và 36 tháng cũng tuân theo quy luật
tương tự như khối lượng nghé.
Tượng quan giữa khối lượng nghé giữa các giai đoạn sau so với khối lượng nghé sơ sinh là
thuận và chặt chẽ (r = 0,28 – 0,65) từ đó có thể căn cứ vào khối lượng nghé sơ sinh để dự
đoán khối lượng nghé ở các mốc tuổi tiếp theo.
Hiện nay việc sử dụng trâu đực giống ngoại hình to làm giống được coi là biện pháp tốt để
nâng cao tầm vóc trâu, nếu kết hợp với chọn lọc thường xuyên đàn trâu cái và có phương thức
chăm sóc nuôi dưỡng tốt thì hiệu quả từ chăn nuôi trâu sẽ cao hơn.
Đề nghị
Tiếp tục nghiên cứu và phổ biến rộng rãi trong sản xuất nhằm cải tạo và nâng cao tầm vóc đàn
trâu nội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hà Phúc Mịch, (1985). Một số nhận xét bước đầu về khả năng sinh trưởng của trâu lai F1 Murrah x Việt nam.
Khoa học và kỹ thuật nông nghiệp, 1985, trang 424-426
Le Đang Đanh, Chau Chau Hoang, Nguyen Kim Cuong, Pham Trong Nghia, Tran Van Chinh, Nguyen Van Phat
and John Perkins, (1995). Management and performance of village cattle and buffalo – a case study
from Phuoc Thanh village. Exploring Approaches to Research in the Animal Sciences in Vietnam.
A Workshop held in Hue, 31 Jul 3 Aug., 1995, pp 90-93.
Mai Van Sanh, Nguyen Duc Thac, Dao Lan Nhi and R. J. Petheram, (1995). Buffalo rearing in a mountainous
village of Vietnam. Exploring Approaches to Research in the Animal Sciences in Vietnam.
A Workshop held in Hue, 31 Jul 3 Aug., 1995, pp161-166.
Mai Văn Sánh, (1996). Khả năng sinh trưởng, sinh sản, cho sữa thịt của trâu Murrah nuôi ở Sông Bé và kết quả
lai tạo với trâu nội. Luận án PTS nông nghiệp.
Mai Văn Sánh, (2005). Ảnh hưởng của chọn lọc đàn trâu cái và sử dụng trâu đực có khối lượng lớn làm giống
đến khối lượng sơ sinh và sinh trưởng của nghé. TC Chăn nuôi số 11, tr 8-9.

Nguyễn Đức Thạc, (1983). Một số đặc điểm về sinh trưởng, cho thịt sữa của loại hình trâu to miền Bắc và khả
năng cải tạo nó với trâu Murrah. Luận án PTS khoa học NN.
Vũ Duy Giảng, Nguyễn Trọng Tiến, Nguyễn Xuân Trạch (1999). Báo cáo kết quả thực hiện đề tài: Điều tra đánh
giá và định hướng phát triển đàn trâu miền Bắc Việt nam.
* Người phản biện : TS. Nguyễn Văn Đức ; TS. Vũ Văn Nội

×