Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Chế biến, bảo quản rơm bằng phương pháp (bánh/kiện) để sử dụng nuôi bò thịt tại đồng bằng sông cửa long potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.18 KB, 8 trang )

PHẠM HỒ HẢI & NGUYỄN THỊ MÙI – Chế biến, bảo quản rơm
1
CHẾ BIẾN, BẢO QUẢN RƠM BẰNG PHƯƠNG PHÁP (BÁNH/KIỆN) ĐỂ SỬ DỤNG
NUÔI BÒ THỊT TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Phạm Hồ Hải, Nguyễn Thị Mùi và Lê Hà Châu
Bộ môn Dinh dưỡng, thức ăn chăn nuôi và đống cỏ
Viện Chăn Nuôi – Thụy Phương – Từ Liêm – Hà Nội
*Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Mùi – Bộ Môn dinh dưỡng, Thức ăn và Đồng cỏ
Viện Chăn nuôi -Thụy Phương - Từ Liêm - Hà Nội
Tel: (04) 38.386.130; Fax: (04) 38.389.775; Email:
ABSTRACT
Treating, reserving rice straw by bales technique and use it for feeding cattle in Mekong River Delta
The study was carried out at three places: (i) Lieu Tu commune, Long Phu district, Soc Trang province; (ii)
Research Centre for Agriculture in Dong Thap Muoi and in Long An province from 01/07/2006 to 31/12/2007.
The results showed that: in the Lab, all of treatments for improving quality of rice straw appeared to be good in
colour, smell and nutrition components. However two treatments, the CT2 and CT4, were promising for treating
fresh rice straw. For dry rice straw, the CT8 treatment could be applied for practice. The combination of dry rice
straw with dry high protein foliage or legume (CT10) was easily processing in the production. At the prese nt
practice, suitable procedure for producing rice straw bales is a machine with capacity of 5 tonnes/day and
working by a group with 4 labours. Rice straw bale products have size of 60 x 40 x 50 cm and the weight was 25
kg. The price for producing 1 kg of product (including collecting rice straw and processing without
transportation) was ranged from 616 to 689 VND. Using machine for tie the bales resulted in reducing the losses
during transportation. After processing, rice straw product was keft in normal condition until 60 days without
effect on quality and colour. Replacing 50% fresh grasses by treated rice straw bales and storing after 2 months
in the diet for fattening cattle improved live weight gain and saved 30% of feed cost compared to control diet of
grasses and concentrate. Research result should be introduced into practices for making better use of by -products
as ruminant feeds
Key words: Rice straw, treatment, urea, processing, procedure, price, feeding, cattle
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rơm lúa được sử dụng phổ biến trong chăn nuôi trâu bò ở các nước nhiệt đới. Ở Thái Lan,
75% rơm lúa rẫy và 82% rơm lúa nước dùng cho chăn nuôi trâu bò (Wanapat, 1990);


Bangladesh tỷ lệ này là 47% (Saadullah và cs, 1991). Ở nước ta hàng năm có khoảng 25 triệu
tấn rơm (Lê Xuân Cương, 1994; Lê Viết Ly và Bùi Văn Chính, 1996), theo ước tính khoảng
70% số hộ chăn nuôi sử dụng rơm cho trâu bò. Vì đây là nguồn thức ăn thô quan trọng, đặc
biệt là vào mùa khô ở các tỉnh phía Nam. Đồng bằng sông Cửu Long được coi là vựa lúa lớn
nhất cả nước, điều đó có nghĩa là lượng rơm rất dồi dào. Trước đây rơm chỉ để đốt đồng hoặc
phủ liếp dưa Gần đây, rơm được nông dân tận dụng trồng nấm rơm, nấm bào ngư và hình
thành một số chợ rơm tại Chợ Mới (An Giang) và Phụng Hiệp (Cần Thơ) với số lượng mua
bán rất lớn 200-300 tấn rơm/ngày. Tuy nhiên, giá trị dinh dưỡng của rơm thấp, chủ yếu là xơ
thô (34%), tỷ lệ tiêu hoá kém (<45%) và nghèo dinh dưỡng (protein: 2 – 3%) đặc biệt là rơm
tươi (rơm mới thu hoạch) lại dễ bị nấm mốc. Ngoài ra, rơm lại rất cồng kềnh khó vận chuyển
và bảo quản. Việc ứng dụng các giải pháp kỹ thuật, nâng cao giá trị dinh dưỡng, sử dụng rơm
mang lại hiệu quả trong chăn nuôi gia súc nhai lại đã được các tác giả nghiên cứu: Lê Viết Ly
và Bùi Văn Chính, (1996); Đoàn Đức Vũ, (2000); Nguyễn Thạc Hoà, (2004) . Các công trình
trên chỉ dừng ở mức độ chế biến và sử dụng rơm ở qui mô nông hộ hoặc trang trại, vấn đề
biến rơm thành sản phẩm hàng hóa mang lại hiệu quả kinh tế cao còn hạn chế. Trên cơ sở đó
chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu này.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 15-Tháng 12-2008
2
Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được tiến hành tại tại Xã Liêu Tú, huyện Long Phú tỉnh Sóc
Trăng và Trung tâm Thực nghiệm Nông nghiệp Đồng Tháp Mười, Long An.,
Thời gian nghiên cứu: từ 01/07/2006 đến 31/12/2007.
Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp kỹ thuật nâng cao gía trị dinh dưỡng của rơm tươi và
rơm khô qui mô phòng thí nghiệm
Rơm sau thu hoạch (tươi và khô) được ép thành khối có trọng lượng 5kg/khối, xử lý theo các
biện pháp khác nhau (Bùi Văn Chính va cs, 1992; Lê viết Ly và cs, 1996; Đoàn Đức Vũ,
2000; Nguyễn Thạc Hòa, 2004), sau đó cho vào bao nylon buột chặt miệng, dự trữ trong điều
kiện bình thường. Mỗi công thức (CT) nghiệm thức được lặp lại 03 lần; các biện pháp xử lý
được trình bày qua Bảng 1
Bảng 1. Các công thức (CT) ứng dụng để nghiên cứu nâng cao giá trị dinh dưỡng cho rơm lúa

Rơm khô (ẩm độ khoảng 10-15%).
Rơm tươi sau thu hoạch (ẩm độ 40-50%)
1. Xử lý hoá học
1. Xử lý hoá học
CT 7
Ủ rơm với 4% urê + 30% nước,
CT 1
2% urê, 10% nước
CT 8
Ủ rơm với 4% urê + 50% nước
CT 2
2% urê, 20% nước
CT 9
Ủ rơm với 4% urê + 80% nước,
CT 3
4% urê, 10% nước
CT 4
4% urê, 20% nước
2. Phối hợp với cây giầu đạm và cỏ họ đậu
2. Xử lý sinh học
CT 10
Sử dụng 2 loại:
(i) Cây trà lá lớn và (ii) Dây lá đậu
CT 5
Men lactic với tỷ lệ 0,5% + 0,5%
muối ăn (NaCl) + 3% cám gạo
-
-
CT 6
Men lactic với tỷ lệ 0,5% + 1% muối

ăn + 5% cám gạo
Vào các thời điểm: 7-10 ngày sau khi ủ; 1 tháng , 2 tháng và 3 tháng sau ủ sẽ lấy mẫu gửi
phân tích các chỉ tiêu : vật chất khô (DM), đạm thô (CP), Xơ thô (CF) và khoáng tồng số tại
Phòng phân tích Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam.
Nghiên cứu ứng dụng kết quả từ phòng thí nghiệm vào dây chuyền sản xuất rơm đóng
bánh/kiện tại địa phương. Kết quả trình bày tại Sơ đồ 1.
Sơ đồ 1. Hệ thống nghiên cứu tổng thể
Thu thập các mẫu thiết bị đóng bánh rơm trong và ngoài nước qua các Catalogue xem các
thiết bị nào thoả mản yêu cầu: Giá cả phù hợp với Việt Nam; Công suất thiết kế đáp ứng cho
qui mô SX vừa và nhỏ (5- 6 tấn/ngày); Dễ dàng vận chuyển đến từng địa bàn khác nhau; Thao
tác vận hành thuận tiện cho người sử dụng có trình độ không cao (tốt nghiệp PTCS); Có thể
lắp đặt thêm các linh kiện phụ trợ để giảm lao động cho QT vận hành.
Phương án thu gom rơm lúa/nguyên liệu ngoài đồng ruộng: theo 02 hình thức (i) Thu gom
trực tiếp: bằng cách đến các nông hộ mua trực tiếp và thuê công vận chuyển về nơi chế biến.
(ii) Khoán gọn cho người trung gian thu gom rơm đến nơi đóng bánh.
Rơm lúa
(tươi,
khô)
Thu
gom:
Trực tiếp
Hợp
đồng
Chế biến
nâng cao
chất
lượng
Ép
bánh/kiện
công

nghiệp
Bảo quản
sản phẩm
sau chế
biến
Xây dựng
mô hình
hoàn thiện
QT
Sản xuất
thử và
TN nuôi
gia súc
Hội thảo
đánh giá
kết quả
SX hàng
hoá
PHẠM HỒ HẢI & NGUYỄN THỊ MÙI – Chế biến, bảo quản rơm
3
Cải tiến thiết bị và công nghệ ép bánh rơm theo hướng công nghiệp: Thay đổi một số chi
tiết máy từ t/khảo ý kiến chuyên gia nhằm gia tăng khối lượng (KL) rơm đóng bánh; Bổ sung
các thiết bị hỗ trợ cho quá trình (QT) vận hành thiết bị; thử nghiệm qui trình (SX) rơm tươi.
Quy trình: Thu gom rơm ngoài đồng > phơi khô (sản xuất rơm khô); phun, tưới urê theo tỷ
lệ 2%, 4% + 20% nước (rơm tươi) > ép khối, trọng lượng 25-30 kg/khối (rơm khô); 45-50
kg/khối (rơm tươi), buột chặt bằng dây đai > cho vào bao ny lon (2 khối rơm/bao), bao gai
phía ngoài, may miệng bao (rơm tươi) > dự trữ ở nhiệt độ bình thường
Đánh giá chất lượng sản phẩm sau khi chế biến, bảo quản: (i) Cảm quan: màu sắc, mùi, độ
ẩm của 2 nghiệm thức 2% và 4% theo các thời điểm 7-10 ngày; 45 ngày và 60 ngày của rơm
không ủ và rơm ủ urê 2% và 4%, (ii) Đánh giá chất lượng (CL) bằng phương pháp (PP) lấy

mẫu phân tích thành phần dinh dưỡng (DD) vật chất khô (VCK) (DM); đạm thô (CP); Xơ thô
(CF) và khoáng tổng số (KTS) vào các thời điểm 0, 7, 14, 21, 30, 45, 60 ngày bảo quản.
Nghiên cứu sử dụng sản phẩm rơm sau chế biến đến khả năng sinh trưởng của bò thịt ở
trang trại ông Nguyễn Thanh Bình, xã Liêu Tú, huyện Long Phú, Sóc Trăng. Thời gian thí
nghiệm: 03 tháng từ 15/08/2007 đến 15/11/2007. trên 30 bò ta vàng, trọng lượng (BQ) 125
kg, tháng tuổi 16-18 tháng, được phân làm 03 lô đồng đều về tuổi và KL.
Thí nghiệm bố trí với 3 khẩu phần (KP) khác nhau: KP đối chứng (T1): sử dụng cỏ và cám
0,5-1kg/con/ngày. KP thí nghiệm 1 (T2): lượng cỏ trong KP sẽ được thay thế bằng 50% lượng
rơm tươi ủ 2% urê (tính theo VCK) và cám 0,5-1kg/con/ngày. KP thí nghiệm 2 (T3) lượng cỏ
trong khẩu phần sẽ được thay thế bằng 50% lượng rơm tươi ủ 4% urê (tính theo VCK) 0,5-
1kg/con/ngày. Cỏ xanh thu cắt hàng ngày tại địa phương, cám hỗn hợp mua tại địa phương có
15% CP và ME 2.600 kcal cho bò ăn 0,5-1kg/con/ngày và đá liếm bổ sung khoáng treo trong
chuồng cho bò liếm tự do.
Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm: (i) Trọng lượng hàng tháng (được cân bằng cân đại gia súc 1
tháng/lần), (ii) Lượng cỏ tự nhiên, rơm ủ ăn được (theo vật chất khô), theo dõi hàng ngày/lô
thí nghiệm trong suốt thời gian thí nghiệm và (iii) Các bệnh tật xảy ra (nếu có).
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Các biện pháp kỹ thuật nâng cao gía trị dinh dưỡng của rơm tươi và rơm khô
Về mặt cảm quan: Đối với rơm tươi (rơm sau thu hoạch): kết quả thấy các CT đạt yêu cầu về
mặt cảm quan: màu sắc, mùi vị, khả năng bảo quản trong SX. Đối với rơm khô: Ở tỷ lệ nước
30% thích hợp trong điều kiện (đk) sản xuất hơn cả về cảm quan (màu sắc, mùi vị và KN bảo
quản). CT phối trộn với các loại cây họ đậu đều tỏ ra thích hợp vì dễ dàng thực hiện trong SX.
Giá trị dinh dưỡng: Số liệu Bảng 2 cho thấy, khi xử lý rơm tươi với urê 2% và 4% ở các tỷ lệ
nước khác nhau các thành phần (TP) như xơ thô, KTS không có sự thay đổi lớn. Trong khi đó,
hàm lượng (HL) đạm thô gia tăng khi tỷ lệ urê gia tăng nhưng đạt cao nhất là ở công thức
(CT) 3 sau 10 ngày ủ (CP đạt 11,82%); Sau 30 ngày bảo quản HL đạm thô ở CT 2 và 4 gia
tăng nhưng ở CT1 và 3 HL đạm thô có khuynh hướng giảm. Như vậy, trong đk thực tiển SX
CT2 và CT4 có thể khả thi hơn CT1 và CT3; có lẽ là do với tỷ lệ nước phù hợp, quá trình ép
đã phá vỡ cấu trúc xơ của tế bào làm lượng nitơ phi protein từ urê đi vào các tế bào của rơm
giữ lại và không bị bốc thoát theo lượng hơi nước (Saadullah và cs, 1991).

Đối với 02 CT ủ men, đều cho gía trị DD khá tốt so với rơm tươi, HL đạm thô và khoáng
tăng, xơ thô lại giảm. Có lẽ, do quá trình lên men của vi khuẩn (VK) lactic đã phân hủy xơ
thành các dưỡng chất khác.
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 15-Tháng 12-2008
4
Bảng 2. Giá trị dinh dưỡng của rơm tươi sau khi xử lý ở mức độ phòng thí nghiệm
(%/DM)
TT
Công thức
DM (%)
CP
CF
Ash
1
Rơm tươi
34,50
4,02
33,10
14,75
2
CT 1 – sau 10 ngày ủ
32,87
9,01
33,27
13,40
3
CT 1 – 30 ngày ủ
48,60
8,26
34,00

14,80
4
CT 1 – 60 ngày ủ
36,60
12,20
37,20
14,90
5
CT 2 – sau 10 ngày ủ
30,10
8,36
33,83
14,17
6
CT 2 - 30 ngày ủ
43,90
9,76
34,70
14,20
7
CT 2 - 60 ngày ủ
32,20
12,40
48,30
14,20
8
CT 3 - 10 ngày ủ
35,80
11,82
33,57

13,97
9
CT 3 - 30 ngày ủ
45,80
9,01
33,60
14,50
10
CT 3 - 60 ngày ủ
35,20
14,40
36,30
14,80
11
CT 4 - 10 ngày ủ
32,27
9,51
34,17
13,33
12
CT 4 - 30 ngày ủ
45,80
10,10
34,50
14,70
13
CT 4 - 60 ngày ủ
33,20
11,40
48,10

15,50
14
CT 5 - 10 ngày ủ
45,70
8,32
31,90
16,07
15
CT 5 - 30 ngày ủ
54,60
8,71
30,40
15,00
16
CT 5 - 60 ngày ủ
38,00
10,40
30,00
17,10
17
CT 6 - 10 ngày ủ
48,73
9,48
29,77
17,07
18
CT 6 - 30 ngày ủ
54,80
8,97
28,20

17,00
19
CT 6 - 60 ngày ủ
42,50
10,30
27,70
16,40
Tuy nhiên, CT này sẽ khó thực hiện trong SX do quá trình ủ phức tạp và trong thời gian dự
trữ rất dễ bị chuột phá hoại do lượng cám trong rơm, 02 công thức này có thể thích hợp việc
sử dụng tại chỗ không phải vận chuyển
Bảng 3. Giá trị dinh dưỡng của rơm khô sau xử lý.
(%/DM)
T
T
Công thức
DM (%)
CP
CF
Ash
1
Rơm khô
82,70
5,38
29,60
14,20
2
CT 7 – 10 ngày ủ
79,80
9,74
33,60

15,90
3
CT 8 – 10 ngày ủ
64,90
10,20
34,20
14,80
4
CT 9 – 10 ngày ủ
46,10
9,31
32,10
15,50
5
CT 7 - 60 ngày ủ
65,40
12,10
37,10
17,00
6
CT 8 – 60 ngày ủ
49,90
9,83
38,70
16,30
7
CT 9 - 60 ngày ủ
47,80
8,97
36,80

16,30
Đối với rơm khô: Số liệu Bảng 3 cho chúng ta thấy, CT 7 tỏ ra thích hợp trong đk thực tiễn
SX vì sau 60 ngày bảo quản HL đạm thô đạt 12,1% và VCK xấp xỉ 70% đây là giá trị lý
tưởng cho gia súc. CT10 chỉ dựa trên cơ sở tính toán lý thuyết mà không lấy mẫu phân tích và
bằng nhận xét cảm quan, CT này phù hợp với đk SX và dễ dàng vận chuyễn và bảo quản
Ứng dụng kết quả phòng thí nghiệm vào dây chuyền sản xuất rơm đóng bánh/kiện tại
địa phương - Phương án thu gom rơm lúa/nguyên liệu ngoài đồng ruộng
PHẠM HỒ HẢI & NGUYỄN THỊ MÙI – Chế biến, bảo quản rơm
5
Bảng 4. Khó khăn, thuận lợi và giá thành thu gom nguyên liệu rơm lúa từ đồng ruộng
Thu gom trực tiếp từ nông dân
Khoán gọn cho người trung gian thu gom rơm đến
nơi đóng bánh
Giá mua vào 250.000 đồng/ha
Ưu điểm/thuận lợi dễ dàng thu mua với
SL lớn; giá cả hợp lý; chủ động được
nguồn nguyên liệu; CL rơm đồng nhất
Hạn chế: chí phí lao động cho thu gom
vận chuyển, phơi, phóng cao; diện tích
sân, bãi lớn; thời gian SX ngắn không
kéo dài
Giá mua vào 400.000-500.000 đồng/tấn rơm khô
Ưu điểm/thuận lợi: Tiết kiệm được lao động,
không đòi hỏi diện tích sân, bãi nhiều; bộ phận
quản lý tinh, gọn, nhẹ.
Hạn chế: không chủ động được nguồn nguyên
liệu; chất lượng rơm không đồng nhất; Tỷ lệ hao
hụt cao.
Mua và vận hành trang thiết bị đóng bánh.
Ưu điểm

Nhược điểm
Có thể sử dụng cho mọi địa hình.
Dễ dàng bảo trì, sửa chửa khi có
sự cố.
Vận hành đơn giản, không đòi hỏi
kỹ thuật cao
Tiêu thụ nhiên liệu thấp.
Cấu trúc bánh xe thép nên khi vận hành máy bị rung,
thời gian bảo trì ngắn.
Chưa bảo đảm an toàn cho người lao động do bộ phận
lấy rơm từ trên xuống.
Kích thước khối rơm ép chưa đúng qui cách do sự ước
lượng của người vận hành.
Tính cơ động chưa cao do sử dụng bánh xe bằng thép.
Các trang thiết bị của nước ngoài, của Trung Quốc giá cả tương đối phù hợp, tính cơ động
không cao, máy phải đặt cố định, vận hành bằng mô tơ nên không thể đưa vào vùng sâu vùng
xa. Máy ép tại ruộng của Hà Lan SX giá thành cao, khó di chuyển trong ĐK đồng ruộng ở
miền Nam. Vì vậy, máy ép rơm do nhà máy Z755 SX được chọn là giá cả phù hợp, KL
1.250kg, động cơ chạy xăng/dầu, công suất thiết kế 6-8 tấn/ngày. Trong quá trình vận hành,
chúng tôi nhận thấy máy có những ưu, khuyết điểm sau:
Sản xuất thử nghiệm, cải tiến, hoàn thiện qui trình công nghệ ép bánh và hạch toán giá thành
sản phẩm
Hình 1. Rơm khô thành phẩm
Kết quả SX TN cho thấy với kích thước (60x40x50)cm, KL bánh rơm khô thấp từ 12-15 kg,
rất dễ bị bung tróc khi vận chuyển và dự trữ, tỷ hao hụt khá cao từ 10-15% nên rơm đóng
bánh SX không đạt như công suất thiết kế. Khắc phục tình trạng này, chúng tôi đã cải tiến các
khâu: Hạ thấp mỏ ăn rơm của máy xuống gần đáy; thay miếng chặn rơm trước đây bằng ván
ép rất dễ bị bể trong QT vận hành bằng gổ ghép từ thân cây bạch đàn; hạ thấp lổ thứ hai nơi
buộc khối rơm xuống 1cm; Thay dây buộc bằng dây nylon bằng dây đai và sử dụng thêm một
máy ép dây. Từ đó, KL của bánh rơm khô đã tăng đáng kể, với kích thước như cũ, KL rơm

tăng gấp đôi (28-30kg). Chính điều này đã nâng KN SX rơm khô đóng bánh của thiết bị này
lến 7-8 tấn/ngày, cao hơn so công suất TK 1,1-1,2 lẫn mà không thay đổi QT (Hình 1). Với
cải tiến trên và từ KQ phòng TN, chúng tôi đã SX rơm tươi ủ với urê theo CT2, CT4. Kết quả
theo dõi màu sắc, mùi và hiện tượng mốc của rơm lúa tươi; rơm lúa (Bảng 5)
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 15-Tháng 12-2008
6
Bảng 5: Đánh giá cảm quan mẫu ủ ở thời điểm sau khi ủ
Nghiệm thức
Màu sắc
Mùi
Lượng nước
Nấm mốc
Rơm tươi
Rơm xử lý: 2%ure
Rơm xử lý 4% ure
Nâu
Vàng sẫm
Vàng sẫm
Thối ít
Amoniac nhẹ
Amoniac nồng
Nước nhiều
Nước ít
Nước ít
Mốc trắng
Ít mốc trắng
Không có mốc trắng
Về màu sắc, rơm ủ ure nói chung có màu vàng sẫm, có mùi hắc nồng đặc trưng của amoniac
rất mạnh, còn rơm không ủ có màu nâu đen, có mùi ẩm mốc. Kết quả khẳng định, ure trong
QT ủ đã giải phóng amoniac và amoniac này có tác dụng tốt trong việc ức chế nấm mốc phát

triển (Nguyễn Xuân Trạch, 2005).
Bảng 6. Chất lượng rơm theo thời gian bảo quản.
%/DM
TT
Chỉ tiêu
Vật chất
khô (%)
CP
CF
Khoáng
1
Rơm tươi
19,65±0,64
a
7,98±0,25
a
35,08±0,76
15,73±0,78
2
Ủ 2% urê sau 7 ngày
20,07±0,40
a
15,24±0,37
b
34,34±0,42
16,16±0,76
3
Ủ 2% urê sau 14 ngày
20,12±1,34
a

16,04±0,93
b
34,80±0,52
15,74±0,61
4
Ủ 2% urê sau 21 ngày
20,12±0,52
a
16,06±1,00
b
33,97±0,96
16,22±0,43
5
Ủ 2% urê sau 30 ngày
21,43±0,95
a
15,84±0,18
b
32,52±0,33
16,24±0,81
6
Ủ 2% urê sau 45 ngày
23,49±0,92
b
16,64±0,28
b
32,39±0,47
16,30±0,63
7
Ủ 2% urê sau 60 ngày

24,92±0,50
b
15,80±0,98
b
32,47±0,38
16,40±0,54
8
Ủ 4% urê sau 7 ngày
20,79±0,57
a
16,18±0,77
b
34,97±0,56
15,18±0,40
9
Ủ 4% urê sau 14 ngày
20,97±0,51
a
17,31±1,12
b
35,25±0,59
16,42±0,40
10
Ủ 4% urê sau 21 ngày
20,22±1,94
a
17,95±0,23
b
35,05±1,21
16,17±0,08

11
Ủ 4% urê sau 30 ngày
21,03±0,92
a
16,84±0,12
b
33,10±0,93
16,17±0,22
12
Ủ 4% urê sau 45 ngày
20,23±1,73
a
16,94±0,08
b
33,14±1,21
16,15±0,79
13
Ủ 4% urê sau 60 ngày
24,33±1,58
b
16,88±0,79
b
32,28±1,56
16,09±0,69
Theo cột dọc, các chử cái khác nhau sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Quan sát ở các thời điểm 14, 21, 30, 45, 60 ngày tiếp theo: Lô đối chứng (100% rơm tươi)
lượng nước tiếp tục tăng, mùi thối tăng lên, màu sắc chuyển màu nâu đen. Các lô còn lại:
lượng nước tăng không nhiều, chưa nhũn nát, mùi amoniac tăng lên nhiều theo lượng ure bổ
sung vào, màu sắc không đổi, chưa có mốc trắng. Đối với CT 2% urê có hiện tượng bị mốc
trắng sau 45 ngày ủ. Kết quả này tương tự như Nguyễn Xuân Trạch, (2005). Cho rằng mẫu ủ

đạt CL tốt có màu vàng sẫm, mùi amoniac đặc trưng. Như vậy, theo dõi sự biến đổi về màu
sắc, mùi và độ mốc, nhận thấy các CT ủ có thể áp dụng để bảo quản rơm lúa làm TĂ cho trâu
bò; đặc biệt là rơm tươi ủ urê 4% đạt cảm quan tốt sau 60 ngày ủ (Hình 2).
Hình 2. Rơm tươi thành phẩm
Số liệu Bảng 6. cho thấy HL đạm thô đã gia tăng đáng kể ở cả 02 CT chế biến, trong khi đó
các chỉ tiêu khác gần như không thay đổi. Lượng VCK tăng sau 45 và 60 ngày bảo quản
(P<0.05) ở cả 2 nghiệm thức. Điều này là do hiện tượng bốc, thoát hơi nước do bảo quản làm
ẩm độ của khối ủ giảm sút. Theo Kayouli, 1996; Wanapat, 1999 và Wiltorsson, 2001 ghi nhận
sự gia tăng HL đạm thô trong rơm xử lý so với rơm không xử lý ure. Mức tăng này tùy thuộc
PHẠM HỒ HẢI & NGUYỄN THỊ MÙI – Chế biến, bảo quản rơm
7
vào VCK của rơm trước khi ủ và tỷ lệ urê sử dụng. Kết quả NC của chúng tôi phù hợp với
công bố của các tác giả trên.
Bảng 7. Giá thành sản xuất rơm đóng bánh Đơn vị : 1000đ
TT
Nội dung
Số lượng
Giá thành**
1
Công lao động thu gom rơm , Công
1-1,2
45-50
2
Công phơi rơm, Công
1-1,2
40-45
3
Công vận chuyển rơm, Công
1,2-1,4
40-50

4
Công ép rơm thành khối (tính cho 1 tấn rơm khô), Công
0,8-0,9
70-80
5
N/iệu chạy máy (4 giờ, SX 3-4 tấn rơm đóng bánh), Lít
5-6
45-54
6
Dây buột (1 tấn rơm đóng bánh), Kg
1-2
40-50
7
Mua rơm tại ruộng, Tấn
1
250-300
8
Đạm urea, kg/tấn
20
56-60
Cộng
616-689
Ghi chú : (*) NS rơm 4-5 tấn/ha; (**): Giá tính thời điểm 04/2007
Giá thành SX rơm bao gồm các chi phí sau (tính cho 1 tấn rơm thành phẩm) trình bày ở Bảng
7, theo hình thức thuê khoán gọn (2) giá thành cho 1kg rơm 476-515đ/kg. Trong khi đó nếu
thuê mướn toàn bộ (1) thì giá thành 1kg rơm SX tại chỗ từ 616-689đ/kg. Giá này thay đổi tùy
theo mùa vụ và công lao động tại các địa phương với mức 15%. Công vận chuyển tính toán
bằng 20% đến 25% so với vân chuyển rơm thô chưa chế biến từ Sóc trăng về TP.HCM.
Sử dụng sản phẩm rơm sau chế biến đến khả năng sinh trưởng của bò thịt
Bảng 8. Khẩu phần và giá trị dinh dương của khẩu phần

Chỉ tiêu
ĐVT
T1
T2
T3
Khẩu phần ăn Cỏ tự nhiên
Kg/con/ngày
14,2±0,4
7,8±0,2
7,9±0,1
Rơm ủ urê 2%
Kg/con/ngày
0
7,0±0,2
0
Rơm ủ urê 4%
Kg/con/ngày
0
0
7,2±0,2
Cám hỗn hợp
Kg/con/ngày
0,7
0,7
0,7
Thành phần: Tổng khối lượng
Kg
14,9
15,5
15,6

Tổng vật chất khô (DM)
Kg
3,35
3,58
3,66
Tổng năng lượng (ME)
Mcal
6,41
7,10
7,22
Tổng protein thô (CP)
Gam
365,1
482,3
490,7
Bảng 8 cho thấy, mức năng lượng KP đạt từ 6.41-7.22 Mcal, HL protein thô từ 365-490gam,
phù hợp với TC NRC, 2000 cho bò sinh trưởng với mức tăng trọng BQ 300-500 g/con/ngày.
Bảng 9. Kết quả trọng lượng và tăng trọng bò thí nghiệm
Khẩu phần
Chỉ tiêu
T1
T2
T3
SE
P
P đầu thí nghiệm, kg/con
125
127
124
1,74

0,6
P cuối thí nghiệm, kg/con
141
a
154
b
154
b
2,57
0,03
BQ. tăng trọng, kg/con/ngày
0,158
a
0,303
b
0,325
b
0,02
0,008
Tăng trọng trong 3 tháng, kg/con
16
27
29
-
-
Tiêu tốn CK thức ăn, kgDM/kgP
20,42
a
12,98
b

11,77
b
1,3
0,02
Tiêu tốn NL thức ăn, Mcal/kgP
40,6
23,4
22,2
-
-
Chi phí thức ăn, đ/kgP*
23,164,6
16,897,7
15,969,2
-
-
Các chử cái khác nhau sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0.05) * Giá được ước tính vào cuối tháng 12/2007.
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 15-Tháng 12-2008
8
Với KP trên mức tăng trọng BQ của bò 3 tháng thấp nhất là KP T1 đạt 158gam/con/ngày; ở
T2 đạt 303gam/con/ngày và cao nhất là ở T3 đạt 325 gam/con/ngày (P<0,05). Tiêu tốn năng
lượng trao đổi cho 1 kg tăng trọng cao nhất là ở T1 (40.6 Mcal/KgP), kế đến là T2 23.4
Mcal/kgP và thấp nhất là ở T3 chỉ có 22.2 Mcal/kgP (Bảng 9). Kết quả cho thấy, chi phí thức
ăn cho 1kg tăng trọng, thấp nhất là T3 (15.969 đ/kgP), sau là T2 là 16.897 đ/kgP và cao nhất
là T1 23.164 đ/kgP. Như vậy, sử dụng bánh rơm ủ urê trong KP nuôi sinh trưởng bê, sẽ cải
thiện tăng trọng, làm giảm chi phí thức ăn; đây là một hướng mở ra cho khả năng PT chăn
nuôi bò ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận: Ở qui mô Phòng thí nghiệm, hầu hết các CT xử lý rơm tươi và rơm khô đều cho kết
quả khá tốt về mặt cảm quan và giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, CT2 (2% urê, 20% nước) và

CT4 (4% urê và 20% nước) tỏ ra có ưu thế hơn trong thực tiển SX rơm tươi. Đối với rơm khô
CT 7 (4% urê và 30% nước) có khả năng sử dụng tốt cho SX, tốt hơn cả là CT 10 phối trộn
rơm khô với cây họ đậu vì dễ dàng thực hiện trong thực tiển SX. Thiết bị ép rơm là phù hợp
với điều kiện SX hiện nay, với công suất BQ 5tấn/ngày với 01 tổ SX gồm 4 người. Giá thành
SX 1kg rơm đóng bánh khoảng 616-689đ/kg là chấp nhận được trong điều kiện hiện tại. Cải
tiến một số thông số kỹ thuật trên máy ép rơm đã gia tăng khôi lượng rơm đóng bánh lên gấp
đôi so với trước đây, trong khi chi phí SX không thay đổi. Sử dụng dây đai và máy buộc dây
đã giảm tỷ lệ hao hụt khi vận chuyển, giúp khối rơm chắc chắn không bị bung, sốc. Qui trình
xử lý rơm tươi đóng bánh với urê 4% là khả thi và hiệu quả trong thực tiển SX. Giá trị dinh
dưỡng của SP rơm sau chế biến/rơm đóng bánh không thay đổi sau 60 ngày bảo quản. Thay
thế 50% cỏ xanh bằng rơm tươi ủ urê đóng bánh (tính trên VCK) trong KP nuôi bò sinh
trưởng giúp cải thiện tăng trọng và tiết kiệm 30% chi phí khi sử dụng KP chỉ có cỏ và cám.
Đề nghị: Công nhận kết quả nghiên cứu khoa học của đề tài và ứng dụng trong sản xuất
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
Bui Van Chinh, Le Viet Ly, Nguyen Huu Tao, Pham Van Thin and T.R Preston, 1992. Ammoniated rice straw or
untreated straw supplemented with a molasses-urea block for growing Sindi x Local cattle in Vietnam.
Livestock Research for Rural Development 4 (3).
Bui Van Chinh, Nguyen Huu Tao, Vo T Phan, 1993. Effect of molasses urea block as supplements for milking
cattle fed rice straw and maize stover. Proceedings regional workshop in Increasing livestock by making
better use of local feed resources, FAO/MAFI/SAREC, Hanoi, Ho Chi Minh.
Đoàn Đức Vũ, 2000. Nghiên cứu sử dụng một số phụ phế phẩm vào xây dựng khẩu phần ăn cho bò sữa trên
nguồn thức ăn sẵn có ở một số tỉnh phía Nam. Luận án Tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp, năm 2000.
Lê Viết Ly và Bùi Văn Chính, 1996. Phát triển chăn nuôi trong hệ thống nông nghiệp bền vững. Nhà xuất bản
Nông nghiệp, Hà Nội.
Lê Xuân Cương, 1994. Biến rơm cỏ thành thịt sữa. Nhà xuất bản Nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh.
Nguyễn Thạc Hòa, 2004. Kết quả nghiên cứu bảo quản rơm tươi bằng phương pháp ủ chua làm thức ăn chăn
nuôi bò sữa. Báo cáo Khoa học phần Dinh dưỡng và Thức ăn vật nuôi. Hà Nội 8-9/12/2004. Nhà Xuất bản
Nông nghiệp. Trang 83-88.
Nguyen Xuan Trach, 1998. The need for improved utilisation of rice straw as feed for ruminants in Vietnam: An
overview. Livestock Research for Rural Development 10 (2).

Saadulah, M. and Siriwardene, J.A. de S. 1993. Reasons for success and failure of straw treatment and straw
feeding in Bangladesh and Sri Lanka. In: Singh, K. and Schiere, J.B. (eds.). Feeding of Ruminants on
Fibrous Crop Residues. Proceedings, International Workshop. National Dairy Research Institute. Karnal
(India). 4-8 February 1991. IARC, Delhi (India). Pp. 277-288.
Wanapat M, 1990. Nutritional Aspects of Ruminant production in Southeast Asia with special Reference to
Thailand. University of Khon Kaen, Thailand.
* Người phản biện: TS. Đỗ Viết Minh; TS. Đinh Văn Tuyền

×