Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Khó nhận biết bệnh lồng ruột ở trẻ nhỏ ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.76 KB, 7 trang )




Khó nhận biết bệnh lồng
ruột ở trẻ nhỏ

Nhiều phụ huynh thấy trẻ đau bụng cứ lầm tưởng con bị
đầy hơi hoặc tiêu chảy mà không biết đó có thể là triệu
chứng của bệnh lồng ruột.
Bệnh viện (BV) Nhi Trung ương cho biết thời gian gần đây,
BV tiếp nhận nhiều bệnh nhi cấp cứu do lồng ruột. Gần đây
nhất là bé Nguyễn Quang Lâm (1 tuổi, ở TP Hải Phòng),
nhập viện trong tình trạng sốt, nôn, đau bụng dữ dội, khóc
ngặt từng cơn. Tuy nhiên, do bé không được chẩn đoán và
phát hiện kịp thời nên đoạn ruột lồng đã chui sâu vào nhau
gây sưng nề, tắc nghẽn mạch máu. Các bác sĩ (BS) đã phải
phẫu thuật để tháo lồng cho bé.
Gặp nhiều hơn ở trẻ bụ bẫm
Trước đó, Khoa Cấp cứu BV Nhi Trung ương cũng tiếp nhận
bé Nguyễn Hồng Minh (8 tháng tuổi, ở quận Thanh Xuân –
Hà Nội) nhập viện trong tình trạng mặt lờ đờ, môi khô, bụng
trướng to, đi ngoài ra máu nhiều. Mẹ Minh cho biết bé có
biểu hiện sốt, quấy khóc từng cơn, đến khám tại một phòng
khám tư được BS kê đơn thuốc hạ sốt, men tiêu hóa và thuốc
chống đầy bụng nhưng 2 ngày sau vẫn không đỡ nên gia
đình đưa vào BV. Tại đây, bệnh nhi được chẩn đoán bị lồng
ruột cấp, nếu không phẫu thuật gấp, tính mạng có thể bị đe
dọa.

Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư
vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế.


Trẻ nhỏ có biểu hiện đau bụng nên được khám, chẩn đoán
sớm bệnh lồng ruột
Theo TS-BS Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc BV Nhi Trung
ương, lồng ruột là một cấp cứu ngoại nhi thường gặp và là
nguyên nhân hàng đầu gây tắc ruột ở trẻ, thường gặp ở các
cháu 3-12 tháng tuổi, khi một đoạn ruột phía trên lồng vào
đoạn kế tiếp. Bệnh gặp ở trẻ trai nhiều hơn trẻ gái và ở trẻ bụ
bẫm nhiều hơn trẻ nhẹ cân, trẻ lớn hơn vẫn có thể bị.
Bệnh diễn tiến nhanh
PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nhi BV Bạch
Mai – Hà Nội, cho biết nếu phát hiện sớm khi đoạn ruột bị
lồng ít và mới, việc bơm hơi từ hậu môn trực tràng sẽ giúp
đoạn lồng được thoát ra và chỉ 1-2 ngày sau, trẻ có thể xuất
viện. Tuy nhiên, đáng tiếc là nhiều bậc cha mẹ còn chưa nhận
biết các dấu hiệu cơ bản của bệnh lồng ruột nên không đưa
trẻ đến BV sớm. Nhiều trường hợp trẻ nhập viện đã có những
biến chứng như hoại tử, tắc ruột, nhiễm trùng, nguy hiểm đến
tính mạng.
PGS-TS Dũng cho rằng dấu hiệu dễ nhận biết nhất là trẻ
đang chơi đùa khỏe mạnh bỗng khóc thét từng cơn, mỗi cơn
cách nhau vài ba phút do đau bụng quằn quại, tiếp đó là nôn.
Khoảng 7-8 giờ sau, trẻ đi ngoài ra máu. Ở trẻ càng nhỏ, dấu
hiệu đại tiện ra máu càng sớm. Tuy nhiên, không phải trẻ nhỏ
nào bị lồng ruột cũng có biểu hiện trên. Thực tế, có bé trong
ngày đầu tiên, các cơn đau chỉ xuất hiện nhanh, thoáng qua,
sau đó trẻ lại chơi nên rất dễ khiến cha mẹ nhầm lẫn, chủ
quan.
Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến
thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình,
những bài thuốc chữa bệnh nhân gian.

BS Lê Thanh Hải khuyến cáo do diễn biến của bệnh rất
nhanh nên khi thấy các dấu hiệu của bệnh lồng ruột, cha mẹ
cần đưa con đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời. Với thiết bị
siêu âm, BS dễ dàng phát hiện khối ruột lồng để xử lý kịp
thời. Đến BV chậm dễ khiến trẻ bị tắc ruột, ứ đọng, gây
nhiễm trùng, rối loạn nước điện giải trầm trọng, nhiễm trùng
huyết, hoại tử ruột, thủng ruột… Khi đã xuất hiện các triệu
chứng trên ở trẻ, BS bắt buộc phải phẫu thuật. Trường hợp
trẻ đã bị thủng ruột, các BS sẽ phải cắt bỏ cả đoạn ruột. Cũng
theo TS-BS Hải, lồng ruột không phải chỉ xảy ra một lần mà
có thể tái mắc.
Chưa rõ nguyên nhân gây bệnh
Một số BS cho biết theo nhiều phụ huynh, con họ lồng ruột là
do bị tung hứng nhưng các nghiên chưa bao giờ thấy nói đến
nguyên nhân này. Hiện vẫn chưa xác định chính xác được
nguyên nhân gây bệnh lồng ruột, do vậy cũng chưa có cách
phòng ngừa. Tuy nhiên, những trẻ nhiễm khuẩn đường hô
hấp, đường ruột, tai mũi họng có mối liên hệ với bệnh lồng
ruột. Trẻ bị tiêu chảy do virus và vi khuẩn, nhu động ruột
tăng có thể dẫn đến lồng ruột. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu
cho thấy do chế độ ăn giặm, thay đổi sữa đột ngột làm nhu
động ruột của trẻ thay đổi dễ gây bệnh lồng ruột.
Các BS khuyến cáo cha mẹ cần giảm các nguy cơ trên cho
trẻ. Trường hợp đổi sữa hoặc thay đổi chế độ ăn thì nên thực
hiện từ từ. Với trẻ dưới 1 tuổi, các BS khuyên không nên làm
các cháu cười quá nhiều hoặc tung lên cao, rung lắc mạnh…

×