Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nhân trần, ích mẫu đi đâu - Để cho gái đẻ đớn đau thế này! docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.45 KB, 7 trang )






Nhân trần, ích mẫu đi đâu - Để cho gái đẻ đớn đau
thế này!




Nhân trần và ích mẫu là hai cây thuốc quý trong Y học cổ truyền dân tộc chữa
được nhiều bệnh cho phụ nữ, đặc biệt là đối với phụ nữ sau khi đẻ, giúp chị em ăn
ngon miệng, chóng hồi phục sức khoẻ, chữa máu ứ tích tụ, rong huyết sau đẻ, vàng
da…

Ích mẫu

Chính vì vậy nhân dân ta đã có câu: “Nhân dân, Ích mẫu đi đâu, để cho gái đẻ ốm
đau thế này” để nói lên tác dụng tốt đối với sức khoẻ phụ nữ khi sinh đẻ như thế
nào.

ÍCH MẪU

Cây Ích mẫu còn có tên là Sung uý (tên khoa học: Leonurus heterophyllus Sweet,
thuộc họ Hoa môi Lamiacear), là một loại cây nhỏ, thân vuông mọc đứng, màu
xanh, có lông nhỏ, cao khoảng 0,80 – 1m, lá mọc đối, cả hai mặt đều có lông. Cụm
hoa mọc ở kẽ lá, gồm rất nhiều hoa màu trắng, hồng nhạt hoặc hồng đỏ. Quả nhỏ
cứng, có ba cạnh, trong có nhiều hạt. Cây ra hoa, kết quả từ tháng 5 đến tháng 7.

Ích mẫu mọc hoang và được trồng ở khắp nơi trong nước để làm thuốc. Trong dân


gian Ích mẫu được coi là một vị thuốc quý dùng để chữa bệnh phụ nữ. Cây Ích
mẫu cho ta hai vị thuốc: Ích mẫu và Sung uý tử.

- Ích mẫu (hay Ích mẫu thảo) là toàn cây Ích mẫu (trừ rễ) thu hái vào lúc cây đang
ra hoa và một phần hoa đã thành quả, phơi khô hoặc sấy khô.

- Sung uý tử là quả Ích mẫu chín phơi khô hoặc sấy khô. Nhân dân ta vẫn quen gọi
là hạt Ích mẫu vì quả này nom rất giống hạt.

Theo Đông y, Ích mẫu vị đắng, mùi thơm, tính mát, có tác dụng hoạt huyết, điều
kinh, tiêu máu ứ, sinh máu mới, hành khí, an thai, giảm đau, được dùng rất phổ
biến để chữa kinh nguyệt không đều, máu ứ tích tụ, rong huyết sau khi đẻ… Sung
uý tử vị cay, ngọt, hơi ấm, cũng có tác dụng điều kinh hoạt huyết như Ích mẫu,
ngoài ra còn thêm tác dụng bổ gan, bổ thận, làm sáng mắt.

Qua nghiên cứu về Ích mẫu người ta thấy trong cây có các thành phần như :
ancaloit (leonurin, leonuridin), tinh dầu, tanin, chất đắng, những flavonoxit… Về
dược lý, Ích mẫu có tác dụng kích thích tử cung và làm giảm tác dụng của
adrénalin trên tim mạch, do đó làm giảm huyết áp. Ngoài ra Ích mẫu còn có tác
dụng tốt đối với hoạt động của tim, thần kinh và thận.

Ích mẫu là một vị thuốc chữa bệnh phụ nữ tốt được dùng phổ biến trong dân gian.
Nó có mặt trong hầu hết các bài thuốc bổ huyết điều kinh, chữa kinh nguyệt không
đều và các bệnh thai tiền, sản hậu. Có thể dùng riêng hoặc dùng phối hợp với nhiều
loại thuốc khác. Liều dùng trung bình mỗi ngày 6 – 12g dưới dạng thuốc sắc, thuốc
cao hoặc thuốc viên.

NHÂN TRẦN

Tên khoa học: Adenosma glutinosum (L.) Druce), họ Hoa Mõm chó

(Scrophulariaceae).

Nhân trần là một cây nhỏ, sống hằng năm, cao khoảng 30cm đến 1m, thân màu
tím, có lông trắng mịn. Lá mọc đối, hình trứng, đầu lá dài và nhọn, mép có răng
cưa, hai mặt lá có nhiều lông mịn, toàn thân và lá có mùi thơm. Hoa mọc thành
chùm dạng bông ở kẽ lá, tràng hoa màu tím xanh, môi trên hình lưỡi, môi dưới xẻ
thành năm thuỳ đều nhau. Quả nang có nhiều hạt nhỏ.

Cây Nhân trần mọc hoang ở đồi núi, bờ ruộng, bãi trống vùng trung du, nhất là ở
các tỉnh Phú Thọ, Bắc Giang… và được trồng ở nhiều nơi để làm thuốc. Cây ra
hoa, có quả từ tháng 4 đến tháng 7. Bộ phận được dùng làm thuốc là cả cây (trừ
rễ), thu hái về mùa hè, phơi khô.

Theo Đông y, Nhân trần vị đắng, tính bình, hơi hàn, vào kinh bàng quang, được
dùng để chữa bệnh vàng da, bệnh gan mật, thông tiểu tiện (mỗi ngày 8 – 16g, sắc
uống) và là một vị thuốc quý rất quen thuộc của chị em phụ nữ sau khi đẻ, giúp sản
phụ ăn ngon, chóng hồi phục sức khoẻ, thường dùng cho phụ nữ đẻ xong bị suy
nhược, kém ăn, sốt, ho (sắc uống với Mần tới, Mạch môn, Ngải cứu, Rẻ quạt, vỏ
Bưởi đào khô).

Tuy nhiên cần phân biệt rõ Nhân trần và Bồ đề bởi Nhân trần là danh từ được dùng
để chỉ hai cây thuốc khác nhau nhưng có tác dụng gần giống nhau đó là cây

Nhân trần và Bồ đề. Cả hai cây đều thuộc họ Hoa môi.

Bồ đề là cây thảo, sống hàng năm, cao khoảng 20 – 60cm, thân tròn, có lông. Lá
mọc đối, có lông, cụm hoa hình cầu mọc ở ngọn thân và đầu cành, gồm nhiều hoa
nhỏ màu lục lam hoặc lục tím. Quả nang, có nhiều hạt nhỏ. Toàn cây có tinh dầu
thơm. Có thể trồng bằng hạt.


Trong nhiều trường hợp Bồ đề được dùng làm thuốc thay cho Nhân trần. Tác dụng
chủ yếu của bồ đề là kích thích tiêu hoá, sát khuẩn, điều kinh. Liều dùng mỗi ngày
5 – 10g, sắc uống.


×