Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tiêm vaccine thế nào để đảm bảo an toàn cho trẻ? docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.51 KB, 7 trang )



Tiêm vaccine thế nào để
đảm bảo an toàn cho trẻ?

Sự cố tiêm vaccine đã quá “đát” cho trẻ 2,5 tháng tuổi tại
Trung tâm dịch vụ 131 Lò Đúc (Hà Nội) khiến không ít
các bậc cha mẹ lo lắng về việc đảm bảo an toàn tiêm
chủng cho trẻ nhỏ.
Các chuyên gia khuyên rằng, khi đưa con đi tiêm, cha mẹ
cũng cần góp phần cùng nhân viên y tế thực hiện tiêm an
toàn cho trẻ.
TS. Đỗ Sĩ Hiển, nguyên Chủ nhiệm Chương trình Tiêm
chủng mở rộng quốc gia cho biết: “Tất cả các loại thuốc và
vaccine, sinh phẩm y tế phải được tiêm đúng hạn sử dụng ghi
trên bao bì. Thuốc đã hết hạn tuyệt đối không được tiêm cho
trẻ”.
Với trường hợp hộp vaccine tại Trung tâm dịch vụ 131 Lò
Đúc có tới hai hạn sử dụng. Theo TS. Nguyễn Trần Hiển,
Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, Thông tư 04/2008 của
Bộ Y tế đã quy định rõ, trong trường hợp nhãn gốc bằng
tiếng nước ngoài ghi ngày sản xuất và ngày hết hạn theo dạng
tháng/năm (tháng 2.2012) thì ngày hết hạn được tính trên
nhãn phụ (nhãn bổ sung ghi bằng tiếng Việt) nghĩa là ngày
đầu tiên của tháng (tức 1.2.2012). Nhân viên y tế tiêm cho trẻ
đã sai sót không thực hiện đúng quy định này.

Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư
vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế.
Tiêm vaccine cho trẻ cần đảm bảo an toàn tiêm chủng.
Dù nhà sản xuất cho biết là thuốc hết hạn là ngày 29.2.2012


nhưng do nhà phân phối không đăng ký ngày hết hạn cụ thể
mà chỉ ghi tháng chung chung thì phải thực hiện hạn dùng
theo nhãn phụ tiếng Việt của Bộ Y tế. Do đó, cách hiểu của
cán bộ y tế tại trung tâm là sai, là lỗi của cán bộ y tế. Sau
tiêm, một số trẻ sau tiêm có biểu hiện sốt nhẹ, đau tại chỗ
tiêm… là phản ứng hết sức thông thường của trẻ sau tiêm để
tạo ra miễn dịch, không có gì đáng lo ngại.
Tuy nhiên, đề cập đến câu hỏi tiêm vaccine đã quá “đát” có
khiến trẻ gặp nguy cơ gì về sức khỏe hay không thì nhiều
chuyên gia lại từ chối bàn luận. Theo lời một chuyên gia
dược, vaccine hết hạn sẽ không còn hoạt tính nên vô tác dụng
đối với người được tiêm. Trong thực tế, có thể một số loại
thuốc, sinh phẩm y tế vẫn còn hoạt lực sau hạn dùng nhưng
nếu muốn được tiếp tục sử dụng cho người, sản phẩm đó phải
được kiểm nghiệm lại xem có còn sử dụng được không và
dùng trong thời gian bao lâu. Tuy nhiên, việc này thường rất
tốn kém và mất thời gian. Tốt nhất là các thuốc hết hạn phải
tiến hành tiêu hủy theo quy định.
Để tránh các sai sót không đáng có, các chuyên gia khuyến
cáo, cha mẹ khi đưa con đi tiêm cần quan sát, đọc kỹ thông
tin trên lọ vaccine có đúng với loại vaccine mình cần tiêm
hay không. Đồng thời, đọc kỹ bảng tiêm chủng được dán ở
nơi tiêm và theo dõi cán bộ y tế thực hiện có đúng không để
nhắc nhở. Cán bộ y tế cũng nên cởi mở trong việc cung cấp
thông tin để người dân nắm được.
Các bước thực hành và đảm bảo an toàn tiêm chủng:
Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến
thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình,
những bài thuốc chữa bệnh nhân gian.
- Khám phân loại trước khi tiêm chủng: hoãn tiêm khi trẻ bị

sốt, bị nhiễm khuẩn cấp tính. Không tiêm cho trẻ có phản
ứng mạnh với vaccine cùng loại tiêm trước. Tuân thủ theo
đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Kiểm tra nhãn, hạn sử dụng, chỉ thị nhiệt độ lọ vaccine.
- Đối với vaccine pha hồi chỉnh: Dùng đúng loại dung môi
của nhà sản xuất cho mỗi vaccine. Sử dụng bơm kim tiêm vô
khuẩn cho mỗi lần pha. Vaccine đã pha hồi chỉnh chỉ sử dụng
trong vòng 6 giờ.
- Rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi tiêm.
- Sử dụng một bơm kim tiêm vô khuẩn còn hạn sử dụng
cho mỗi mũi tiêm.
- Giữ trẻ đúng tư thế khi tiêm.
- Lắc đều lọ vaccine trước khi sử dụng.
- Tiêm đúng vị trí, đúng kỹ thuật.
- Không lưu kim tiêm ở nắp lọ vaccine.
- Không hút sẵn vaccine vào bơm tiêm.
- Không đậy nắp kim tiêm sau khi sử dụng.
- Bỏ ngay bơm kim tiêm đã dùng vào hộp an toàn.
- Theo dõi trẻ trong vòng 30 phút sau tiêm.
- Ghi sổ và phiếu tiêm chủng sau khi tiêm.
Tất cả các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng đến cơ sở y
tế đều phải được xử trí kịp thời theo đúng quy định và ghi
vào sổ “Theo dõi các phản ứng bất thường sau tiêm chủng”.
Kết thúc buổi tiêm chủng:
- Các lọ vaccine chưa mở cần bảo quản ở nhiệt độ dương 2
độ C đến dương 8 độ C cho đến buổi tiêm chủng lần sau.
- Các lọ vaccine đã mở không được sử dụng nữa.
- Lưu giữ lọ vaccine và dung môi đã sử dụng trong vòng 2
tuần.
- Đốt hộp an toàn khi đầy bơm kim tiêm


×