Mách mẹ cách tăng
cường hệ miễn dịch cho
con
Cho trẻ ăn những loại thực phảm có chứa nhiều protein,
kẽm và tránh đồ ăn chứa nhiều đường… là một trong
những phương pháp giúp tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ
nhỏ.
Cân bằng dinh dưỡng
Cho con bú là yếu tố miễn dịch đầu tiên. Trong sữa mẹ có
chứa sữa nồng độ globulin cao. Các chất này có thể giúp hình
thành yếu tố kháng thể giúp trẻ không còn bị viêm họng hay
viêm đường tiêu hóa. Mặt khác, nó còn có thể giúp ngăn chặn
virus hiệu quả.
Ngoài ra, trong sữa còn có chứa lactoferin được kết hợp với
nguyên tố sắt sẽ giúp ngăn chặn vi khuẩn, gây cản trở trong
sự trao đổi chất của vi khuẩn và đóng vai trò như một chất
kháng khuẩn hiệu quả giúp phòng ngừa hiện tượng nhiễm
trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư
vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế.
Bổ sung đầy đủ Protein
Trong thực đơn hàng ngày của trẻ nên có sữa, trứng, cá thịt
và đậu nành. Trẻ trên 1 tuổi có thể dùng sữa chua, acid lactic
có trong sữa chua có thể làm tăng men vi sinh đường ruột
giúp phòng chống tiêu chảy. Trẻ từ 2 đến 3 tuổi có thể bổ
sung trứng, cá, thực phẩm từ thịt…
Bổ sung kẽm
Thiếu kẽm là một trong những nguyên nhân khiến suy giảm
hệ miễn dịch, chán ăn và còn hạn chế sự phát triển trí não.
Kẽm được chứa nhiều trong hải sản, thịt đỏ hoặc quả hồ đào.
Tránh đồ ăn chứa nhiều đường
Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến
thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình,
những bài thuốc chữa bệnh nhân gian.
Thực phẩm chứa nhiều đường là nguyên nhân gây ra cảm
giác không ngon miệng ở trẻ. Thực phẩm chứa hàm lượng
đường cao sẽ khiến dạ dày bị yếu, làm giảm chức năng miễn
dịch của cơ thể. Đường có tác dụng giúp lợi tiểu, vì vậy nó sẽ
gây ra triệu chứng khô miệng và có thể gây nhiễm trùng
đường hô hấp. Nếu cho trẻ thường xuyên dùng thực phẩm
chứa nhiều đường sẽ làm tăng sự hấp thụ của canxi và
vitamin B1, vì vậy trẻ thường ra nhiều mồ hôi và dễ bị cảm
lạnh.
Cho trẻ ngủ đủ giấc
Ngủ đủ giấc giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ nhỏ.
Thông thường, thời gian ngủ ở trẻ cần phải căn cứ vào độ
tuổi. Cụ thể là như sau:
Trẻ sơ sinh ngủ từ 18 đến 22 giờ mỗi ngày.
Trẻ từ 2 đến 5 tháng ngủ khoảng từ 15 đến 18 giờ mỗi ngày.
Trẻ từ 6 đến 12 tháng cần ngủ khoảng từ 14 đến 16 giờ mỗi
ngày.
Trẻ từ 12 đến 36 tháng ngủ khoảng 10 đến 12 giờ mỗi ngày.
Để đảm bảo chất lượng của giấc ngủ, đối với trẻ sơ sinh,
không gian ngủ cần yên tĩnh, nhiệt độ và độ ẩm phải phù
hợp. Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên ít bú sữa mẹ hơn nên tránh
ôm trẻ khi ngủ, tránh cho trẻ ngậm núm vú và giảm tần suất
ăn đêm.
Đối với trẻ từ 7 đến 12 tháng tuổi, tần suất cho trẻ ăn đêm
không nên quá 2 lần, không nên thêm thức ăn bổ sung vào
ban đêm để tránh kích thích tiêu hóa trong giấc ngủ.