Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bé trớ sữa: Dấu hiệu ‘gõ cửa’ bác sĩ ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.67 KB, 6 trang )



Bé trớ sữa: Dấu hiệu ‘gõ
cửa’ bác sĩ

Nôn trớ là hiện tượng phổ biến trong những tuần đầu khi
mới ra đời của trẻ. Bé trớ sữa có thể là sau khi ăn no, sau
mỗi lần rướn người, vặn mình hoặc thay đổi tư thế đột
ngột.
Đây là hiện tượng sinh lý bình thường diễn ra ở trẻ nhỏ, do
cấu tạo sinh lý của dạ dày: dạ dày trẻ nằm ngang, cơ thắt tâm
vị yếu hơn cơ thắt môn vị, mỗi khi dạ dày co bóp thức ăn sẽ
dễ bị trào ra ngoài.
Từ ngoài 6 tháng khi trẻ biết ngồi dạ dày chuyển sang tư thế
thẳng đứng thì tình trạng nôn trớ sẽ giảm.
Việc ép trẻ ăn quá nhiều, ăn quá no cũng gây nôn trớ, vì vậy
các bà mẹ cho trẻ ăn đúng phương pháp cũng góp phần làm
giảm nôn trớ ở trẻ.

Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư
vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế.
Trẻ trớ sữa là hiện tượng rất phổ biến. (Ảnh minh họa).
Hạn chế nôn trớ ở trẻ
- Chia ngắn thời gian các cữ bú của trẻ làm nhiều lần trong
ngày, mỗi cữ không cho trẻ bú no quá.
- Trẻ bú mẹ: Nên cho trẻ bú bầu bên trái trước vì lúc này
lượng sữa trong dạ dày ít có thể nằm nghiêng bên phải, sau
đó chuyển sang bú bầu bên phải, lúc này lượng sữa trong dạ
dày trẻ đã nhiều hơn nên cần nằm nghiêng trái.
Với cách cho bú lần lượt này sẽ giúp sữa dễ dàng xuống dạ
dày nên khó trào ngược gây trớ cho trẻ.


Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến
thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình,
những bài thuốc chữa bệnh nhân gian.
- Trẻ bú bình: Luôn giữ bình sữa hơi nghiêng để đầu núm
sữa luôn đầy sữa, không để bình sữa nằm ngang. Khi bú
xong, không được đặt trẻ nằm mà phải bế trẻ cao đầu trong
15 – 20 phút, vỗ lưng để trẻ ợ hơi, sau đó đặt trẻ nằm nghiêng
bên trái và kê gối hơi cao.
- Ngừng cho trẻ bú khi quấy khóc.
- Không nên để trẻ nằm bú vì tư thế này sữa không xuống
được dạ dày mà thường trào ngược lên thực quản, rất dễ
khiến trẻ bị sặc và trớ sữa.
- Không đùa giỡn, tâng bồng trẻ sau khi bú.
Cách xử lý sau khi trẻ nôn
- Bổ sung nước cho bé: Khi nôn trớ, cơ thể trẻ sẽ dễ bị mất
nước, vì vậy nên bổ sung để bù vào lượng nước đã trớ của
trẻ.
Khi trẻ ngừng trớ, cho trẻ nhấm một chút nước lọc, hoặc
nước điện giải (nếu có thể) hoặc nếu bé đã đỡ mệt có thể cho
trẻ bú một lượng sữa nhỏ. Và khi trẻ đã chơi đùa trở lại có
thể cho trẻ ăn uống như bình thường.
- Thay đổi chế độ ăn của mẹ: Với trẻ bú mẹ hoàn toàn mà
trẻ thường xuyên bị trớ bạn cũng nên xem lại chế độ ăn của
mẹ xem có gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho trẻ không.
- Kiểm tra lại sữa của trẻ: Có một số trẻ không dung nạp
được sữa ngoài nên cũng xuất hiện hiện tượng trớ.
Những dấu hiệu cần phải đưa trẻ đi khám
- Nếu trong vòng 1 tháng sau khi chào đời, trẻ bị trớ liên
tục sau mỗi bữa ăn nên cho trẻ đi khám bác sĩ.
- Trẻ ngủ không ngon giấc, tóc rụng vành khăn, khóc

đêm… đây có thể là trẻ bị còi xương cũng gây nôn trớ.
- Trẻ mọc nanh sữa: Lợi của trẻ mọc nốt trắng khiến trẻ
chảy nhiều dãi dớt, khó chịu khi ăn và ngủ. Đưa trẻ đi khám
để bác sĩ trích bỏ nanh sữa.
- Trẻ đau bụng hoặc trướng bụng khiến trẻ quấy khóc, trớ
sữa: đây có thể là biểu hiện của tình trạng dị ứng sữa.
- Trẻ nôn kèm theo sốt cao, co giật.
- Co giật, liên tục trớ, có dấu hiệu mất nước như khô môi,
đi tiểu ít.
- Xuất hiện tía máu hay mật (màu xanh) khi nôn trớ.
- Trẻ lên cân chậm.

×