Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu 6 dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.37 KB, 5 trang )

6 dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng

Trước khi một loại bệnh nguy hiểm nào đó, cơ thể
thường có những dấu hiệu cảnh báo rất cụ thể,
trong đó có 6 dấu hiệu thường không rõ ràng và
biến mất rất nhanh.
Bạn cần hết sức chú ý nếu phát hiện ra 6 dấu hiệu này
để không sẽ ảnh hưởng đến tính mạng.
1. Đi tiểu ra máu nhưng không có cảm giác đau.
Nếu phát hiện máu trong nước tiểu, dù không đau
cũng phải đi khám. Đi tiểu ra máu thông thường ra do
sỏi thận, viêm nhiễm bàng quang hoặc tuyến tiền liệt.
Nghiêm trọng hơn có thể do ung thư một số bộ phận
như thận, đường tiểu, bàng quang, tuyến tiền liệt. Khi
bệnh mới khởi phát, người bệnh thường không có
cảm giác đau, nhưng cần phát hiện càng sớm càng tốt
ở giai đoạn này để có thể điều trị bệnh sớm.

Ảnh minh họa: Inmagine

2. Đau hoặc tức ngực, đau cánh tay, hàm, cổ; bị
lạnh đột ngột, suy nhược nặng, nôn ói, chóng mặt
hoặc khó thở là những dấu hiệu của bệnh tim.
Ngoài ra, một số người còn có thể mắc bệnh tim
“không đau” với các dấu hiệu chủ yếu là: đột nhiên
hoa mắt, nhịp tim tăng, thở gấp, buồn nôn, nôn, ra mồ
hôi lạnh. Nếu cơ thể xuất hiện đồng loạt các triệu
chứng trên bạn cần phải được cấp cứu kịp thời và
được điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ.

3. Đau bắp chân, đau ngực, thở gấp, ho ra máu là


dấu hiệu hình thành chứng máu đông ở chân.
Bệnh này cũng dễ xuất hiện sau khi ngồi lâu, nằm lâu
sau khi phẫu thuật và ai cũng có thể mắc bệnh này.
Sau khi ngồi lâu, máu tụ lại ở chân, máu đông lại ở
huyết quản, bắp chân sưng đau, lúc này nếu đột nhiên
đau ngực hoặc thở gấp thì rất có thể máu đông đã rời
ra và theo máu đi vào phổi. Hiện tượng này hết sức
nguy hiểm, bạn cần phải đến bệnh viện để được bác
sĩ tư vấn ngay lập tức. Thông thường, chứng máu
đông được chữa trị tốt nhất trong vòng 3 giờ kể từ khi
xuất hiện.
4. Tay chân tê, buốt, tinh thần căng thẳng, chóng
mặt, nói năng lắp bắp… Các triệu chứng này cho
biết có thể bạn đã bị trúng gió hoặc là dấu hiệu cảnh
báo chứng tắc hoặc vỡ động mạch cung cấp oxy cho
não. Nếu như động mạch chủ gặp trục trặc, phần lớn
não sẽ chịu ảnh hưởng, dẫn đến liệt nửa người, đồng
thời mất đi khả năng nói. Nếu như mạch máu nhỏ
trục trặc thì dẫn đến tê cánh tay hoặc chân.
5. Hen suyễn không đỡ hẳn cũng không nặng hơn.
Bệnh hen suyễn khi phát tác thường kèm theo khó
thở hoặc thở khò khè. Nếu triệu chứng không thuyên
giảm, cũng không xấu đi thì bạn cũng cần đi khám
ngay. Nếu để bệnh hen phát triển dai dẳng kéo dài, có
thể khiến cơ ngực mỏi mệt triền miên, thậm chí dẫn
đến tử vong.
6. Trầm uất và có ý định tự tử. Một số người khi bị
trầm cảm thường không tìm sự giúp đỡ, vì lo sợ
người khác cho rằng thần kinh họ không bình thường.
Trên thực tế, một số hợp chất hóa học trong não

những người này đã mất đi sự cân bằng. Đây cũng là
một loại bệnh. Bệnh trầm cảm bao gồm u buồn, mệt
mỏi, lãnh đạm, lo lắng, thay đổi thói quen ngủ, không
có cảm giác thèm ăn. Khi xuất hiện những triệu
chứng này cần phải chú ý sớm và tiến hành chữa trị
tâm lý cũng như bồi bổ thể chất.

×