Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Gan- chế độ dinh dưỡng potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.29 KB, 6 trang )





Gan- chế độ dinh dưỡng
Gan
Gan nặng khoảng 1.5kg và ở nửa bên phải của vùng bụng trên. Ở thùy gan
phải có một hõm nhỏ chứa túi mật. Túi mật là "túi chứa" dịch mật do gan tiết
ra. Dịch mật rất quan trọng trong sự tiêu hóa các thức ăn béo. Gan chứa hàng
tỉ các tế bào gan hoạt động.
Một lượng lớn dòng máu từ tim bơm đi được hệ tuần hoàn đưa đến gan để
gan thực hiện chức năng chuyển hóa. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng mỗi
phút có khoảng 1-1.5 lít máu được vận chuyển đến gan qua hệ thống tĩnh
mạch cửa. Máu giàu oxy được động mạch gan đưa đến gan và đồng thời hệ
thống tĩnh mạch cửa mang máu giàu chất dinh dưỡng đến gan. Máu trong
tĩnh mạch cửa đã chảy qua ống tiêu hóa và lấy được rất nhiều chất dinh
dưỡng.


1 Các chức năng của gan
Gan là cơ quan chính đảm nhiệm chức năng chuyển hóa trong cơ thể. Gan
tạo ra các đơn vị xây dựng protein (amino acid), các proteins, dịch mật,
cholesterol và chất béo. Các chức năng khác có thể kể đến là dự trữ chất
dinh dưỡng và khử độc cho cơ thể. Gan là nơi cất giữ các carbohydrates và
các vitamins cũng như chuyển hóa các chất dinh dưỡng hấp thu được từ thức
ăn.

1.1 Proteins
Trong cơ thể, proteins là chất liệu xây dựng các loại mô, các nội tiết tố, vách
của tất cả các loại tế bào. Protein có nghĩa là "hàng đầu" hoặc "quan trọng
nhất". Ðiều này nhấn mạnh tầm quan trọng của proteins. Không có protein


thì không có cuộc sống. Cơ thể không thể tồn tại mà không cần đến các
amino acids. 1 gram protein cung cấp 4 kilocalories (4 kcal) cho cơ thể.
Thức ăn có nhiều protein
Thịt, xúc xích, thịt gia cầm, cá, trứng, sữa và các thức ăn chế biến từ sữa.
Thức ăn có ít hoặc không có protein
Trái cây, rau, đường, dầu, tinh bột, bơ, bơ thực vật.

Tại ruột non, proteins trong thức ăn bị "bẽ gãy" ra thành các mảnh nhỏ nhất
gọi là amino acids và sau đó các mảnh này được đưa đến gan. Gan sẽ tổng
hợp các amino acids này thành các proteins chuyên biệt của cơ thể. Proteins
không dự trữ tại gan. Thông thường thì proteins được dùng để tạo ra các chất
của cơ thể (ví dụ, nội tiết tố, albumin) và chỉ dùng để tạo năng lượng khi có
tình trạng khẩn cấp (chuyển hóa khi bị đói).

1.2 Carbohydrates
Chức năng chính của carbohydrates là tiếp tế và cung cấp năng lượng cho cơ
thể. Nếu tính theo số lượng thì carbohydrates là chất dinh dưỡng quan trọng
nhất của cơ thể người. Các chất xơ không được cơ thể tiêu hóa cũng xếp vào
nhóm carbohydrates. 1 gram carbohydrates cung cấp 4 kilocalories (4 kcal)
cho cơ thể.
Thức ăn có nhiều carbohydrates
Ðường, đồ ngọt, bánh mì, bột, tinh bột, trái cây, sữa, rau.

Thức ăn có ít hoặc không có carbohydrates
Bơ, bơ thực vật, dầu, thịt, cá, thịt gia cầm, trứng, xúc xích và phô mai.
Carbohydrates trong thức ăn bị "bẽ gãy" ra thành các loại đường (các
đường đơn: glucose [đường lấy từ trái nho], galactose và fructose [đường
trái cây]), được hấp thu vào máu rồi đưa đến gan. Glycogen carbohydrates
dự trữ là những carbohydrates được tích trữ tại gan và tại bắp cơ. Chức năng
của glycogen như là một năng lượng dự trữ dành để sử dụng trong một thời

gian ngắn. Các carbohydrates còn lại ở trong chất đường của máu và là
nguồn năng lượng cho các tế bào. Nếu lượng carbohydrates hấp thu vào
nhiều hơn nhu cầu của cơ thể thì sẽ được chuyển thành các chất béo và dự
trữ tại mô mỡ.


1.3 Chất béo
Các chất béo chủ yếu cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng cao, là nguồn
dự trữ năng lượng và là thành phần của các vách của tế bào. Cơ thể chúng ta
cũng cần chất béo để hấp thu các vitamins hoà tan trong mỡ (vitamin A, D,
E và K). Khi bị rối loạn chuyển hoa mỡ (ví dụ: tăng cholesterol) cần hạn chế
tổng lượng chất béo ăn vào. Hơn nữa nên sử dụng các loại chất béo chất
lượng cao (như các loại bơ thực vật ăn kiêng, bơ hoa hướng dương, lúa
mạch, thistle, hoa hướng dương, dầu olive hoặc dầu đậu nành). Chất béo từ
cá cũng có tác dụng "giảm mỡ trong máu". 1 gram chất béo tạo ra 9
kilocalories (kcal).
Thức ăn có nhiều chất béo
Dầu, mỡ, bơ động vật, bơ thực vật, sốt mayonnaise, xúc xích, phô mai, thịt,
kem, bánh ngọt.

Thức ăn có ít hoặc không có chất béo
Trái cây, thực vật, bột, bánh mì, đường.
Chất béo và các cholesterol được hấp thu tại ruột non, và vận chuyển theo hệ
bạch huyết đến gan. Các thành phần của chất béo (acid béo và glycerol)
chuyển hóa tại gan rồi chuyển đến các cơ và là một nguồn năng lượng hoạt
động của cơ. Lượng chất béo dư thừa được tích trữ trong các mô mỡ. Gan
giúp cho quá trình tiêu hóa và hấp thu chất béo từ ruột non bằng cách tiết ra
dịch mật.

1.4 Vitamins

Có 2 nhóm vitamin: tan trong mỡ và tan trong nước. Các vitamin tan trong
mỡ A, D, E và K dự trữ trong gan. Gan cũng liên quan tới quá trình chuyển
hoá các vitamin nhóm B và vitamin K. Các muối khoáng như sắt cũng dự trữ
tại gan.

1.5 "Phòng xử lý chất độc" của cơ thể
Cùng với thận, gan là cơ quan khử độc của cơ thể. Các chất độc được cơ thể
tạo ra trong quá trình chuyển hóa hoặc được đưa từ bên ngoài vào cơ thể
(thuốc, các chất độc hại và rượu) đều được khử độc tại gan.

×