Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

5 sai lầm về dinh dưỡng cho bé khiến các mẹ tin sái cổ pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.13 KB, 7 trang )




5 sai lầm về dinh dưỡng cho bé khiến
các mẹ tin sái cổ


Có những lời khuyên về dinh dưỡng cho bé được rỉ tai nhau và không ít mẹ
tin sái cổ.
Tiến sĩ Andrew Adesman (tác giả cuốn sách The baby facts – tạm dịch Những sự
thật về bé), sẽ giúp các mẹ biết cách chọn lọc những thông tin đúng về dinh dưỡng
cho bé.
1. Sữa mẹ và chuyện dị ứng
Quan niệm: Một số bé bị dị ứng sữa mẹ.
Thực tế: Không có bé nào bị dị ứng sữa mẹ.


Tiến sĩ Adesman giải thích: Thật dễ để hiểu sai những dấu hiệu, chẳng hạn bị trớ
sau bú mẹ lại nhầm là bị dị ứng sữa mẹ. Tất nhiên có một số bé có phản ứng dị ứng
với những gì mẹ ăn vào, bao gồm cả sữa bò nhưng nói chung, mẹ cứ yên tâm cho
bé bú trọn 6 tháng đầu đời.
2. Bé bú mẹ và chuyện uống nước
Quan niệm: Bé bú mẹ cần được bổ sung nước.
Thực tế: Sữa mẹ là nguồn chất lỏng duy nhất bé cần trong 6 tháng đầu.


Tiến sĩ Adesman khuyên: Cho con ti mẹ là tốt nhất và nên cho bé bú mẹ ngay khi
có thể. Bé bú mẹ không cần bổ sung nước hay thứ gì khác trong vòng 6 tháng đầu
đời. Trừ khi bé phát triển một điều kiện y tế, khi ấy, bác sĩ đề nghị bổ sung chất
lỏng khác cho bé bú mẹ. Sau 6 tháng, bé bước vào tuổi ăn dặm thì bạn có thể bổ
sung nước và nguồn chất lỏng khác cho con.


3. Bé thừa cân thì phải uống sữa ít béo
Quan niệm: Bé thừa cân dưới 1 tuổi nên chuyển sang sữa ít chất béo (hoặc sữa
gầy).
Thực tế: Bạn chỉ có thể chuyển cho bé sang dùng sữa có hàm lượng chất béo thấp
khi bé được hơn 2 tuổi vì dưới độ tuổi này trẻ cần rất nhiều chất béo để phát triển
não. Bạn không muốn con mình kém thông minh đấy chứ?


Tiến sĩ Adesman khuyên: Bé thừa cân nên bắt đầu chuyển sang sữa ít béo ở tuổi lên
2, nhất là những bé có tiền sử gia đình mắc bệnh tim hoặc các vấn đề về
cholesterol. Tất nhiên trước khi chuyển sữa cho con thì bạn nên hỏi bác sĩ dinh
dưỡng.
4. Dị ứng thực phẩm cũng di truyền
Quan niệm: Nếu bố mẹ bị dị ứng thức ăn thì con cũng thế.
Thực tế: Thực phẩm gây dị ứng cho bố mẹ chưa chắc đã gây dị ứng cho bé.
Tiến sĩ Adesman giải thích: Một số dị ứng có di truyền từ gia đình nhưng không
hẳn là nếu bố mẹ bị dị ứng thứ gì thì các con của họ cũng bị như thế.


5. Ăn nhiều đường và chứng hiếu động thái quá

Quan niệm: Đường là nguyên nhân gây hiếu động thái quá ở bé.
Thực tế: Đường không phải là nguyên nhân gây hiếu động thái quá ở bé.
Tiến sĩ Adesman khuyên: Dù vậy không có nghĩa là bạn để bé ăn thả phanh đồ
nhiều đường. Nên hạn chế đường để tránh cho bé khỏi béo phì, sâu răng


×