Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Món ăn ngày Tết với người bệnh thận pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.39 KB, 5 trang )




Món ăn ngày Tết với
người bệnh thận
Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe cũng như
chất lượng cuộc sống của người bị bệnh thận. ăn uống điều độ, đủ chất đúng
theo chế độ ăn kiêng, vừa giữ cho cơ thể có sức khỏe vừa giữ cho bệnh tật
không bị nặng lên. Đặc biệt trong những ngày tết, các món ăn truyền thống
của dân tộc như thịt mỡ, dưa hành, giò chả, bánh chưng rất hấp dẫn nhưng
người bệnh thận phải luôn luôn ý thức bảo vệ sức khỏe, phòng chống bệnh
tật mà thực hiện chế độ ăn kiêng theo bệnh.


Thận là cơ quan bài tiết quan trọng của con người, có chức năng bài tiết
nước tiểu và những chất cặn bã, độc hại ra khỏi cơ thể. Khi bị bệnh, chức
năng bài tiết của thận bị suy giảm, các chất cặn bã và độc hại không được
thải trừ ra ngoài mà tồn đọng trong cơ thể gây nên những rối loạn nguy
hiểm. Nếu ăn phải các loại thức ăn không phù hợp, không những cơ thể
không hấp thu được các chất dinh dưỡng mà còn tăng thêm gánh nặng cho
thận phải làm việc quá sức nên bệnh thận ngày một nặng lên. Chẳng hạn
người bệnh thận không nên ăn thức ăn giàu albumin vì nếu thận bị bệnh,
không bài tiết được sản phẩm chuyển hóa của albumin, thì sản phẩm độc hại
này sẽ gây độc cho cơ thể và cho thận, làm bệnh thận thêm nặng. Hoặc nếu
người bệnh thận ăn nhiều dưa muối chua do trong đó có nhiều axit oxalic và
canxi, hai chất này đọng lại tại thận tạo ra sỏi rất nguy hiểm cho những
người thận suy. Người bệnh thận cũng cần kiêng nhiều loại thức ăn khác
như: các chất đạm có nguồn gốc thực vật, các loại nấm, đường, các loại rau
quả có chất chua, muối ăn, rượu bia, nước ngọt, thuốc lá Vì vậy dù vui
mấy ngày Tết, người bệnh thận cũng nên thực hiện chế độ ăn kiêng theo
bệnh dưới đây:


Chế độ ăn của người bệnh viêm cầu thận cấp: Thực hiện chế độ ăn
nhạt, hạn chế nước trong khẩu phần ăn, tránh các thức ăn lạnh như thịt
đông, kem, nước đá
Những thực phẩm nên dùng: Chất bột đường. Số lượng một ngày từ 100 -
150g gạo tẻ; 200 - 300g khoai lang, khoai sọ. Không nên sử dụng loại ngũ
cốc có nhiều đạm như gạo nếp, mì Chất béo: Nên sử dụng 30-35g/ngày,
chủ yếu là dầu, không nên dùng mỡ động vật (lợn, gà, bò ). Chất đạm:
Giảm đạm, số lượng tùy thuộc vào cân nặng. Nên sử dụng đạm có nguồn
gốc từ động vật như thịt nạc, giò nạc lợn, bò, cá, sữa, trứng. Không nên sử
dụng các loại đạm có nguồn gốc thực vật: sữa đậu nành, đậu phụ, xôi đậu
các loại; Số lượng dùng một ngày: thịt nạc hoặc cá 50 - 100g, trứng gà, vịt
ăn 1 quả/một lần, ăn 2-3 quả/tuần. Các loại rau quả: Trong giai đoạn vô niệu
thì không được ăn rau quả. Nếu tiểu được nhiều thì ăn rau quả như bình
thường. Số lượng rau khoảng 200-300g, trái cây 200-300g. Nước uống nên
dùng nước nấu chín để nguội, nước canh, nước rau. Số lượng bằng số
lượng nước tiểu hằng ngày cộng thêm từ 300-500ml. Tuyệt đối không uống
rượu bia, không nên uống các loại nước ngọt có ga. Lưu ý, trong giai đoạn
phù phải ăn nhạt hoàn toàn, hết phù có thể ăn 2 thìa cà phê nước mắm mỗi
ngày, hạn chế ăn muối.
Chế độ ăn của người viêm cầu thận có hội chứng thận hư, chưa suy
thận: Thực hiện chế độ ăn nhạt tương đối hay tuyệt đối tùy theo giai
đoạn của bệnh.
Những thực phẩm nên dùng: Chất bột đường như các loại gạo, mì, khoai các
loại. Số lượng gạo tẻ khoảng 300-350g/ngày. Chất béo: nên ăn giảm về số
lượng, dùng khoảng 20-25g ngày, chủ yếu là dầu thực vật, không nên dùng
mỡ động vật. Chất đạm: Ăn thịt nạc, cá, sữa, trứng, đậu đỗ; Lượng đạm 1,5-
2g/kg/ngày. Nên sử dụng sữa bột tách bơ để tăng cường đạm và canxi. Số
lượng thịt nạc, cá các loại 200g/ngày. Không nên ăn phủ tạng động vật như
tim, gan, thận, hạn chế ăn trứng, chỉ nên ăn 1-2 quả/tuần. Các loại rau quả:
Ăn rau quả như bình thường, số lượng rau 300-400g/ngày, trái cây 200-

300g/ngày. Nếu tiểu ít thì cần hạn chế. Nếu vô niệu hoặc thiểu niệu thì
không nên ăn rau quả. Chú ý, trong giai đoạn phù phải ăn nhạt hoàn toàn, hết
phù có thể ăn 2 thìa cà phê nước mắm mỗi ngày.
Chế độ ăn của người suy thận: Khẩu phần ăn đảm bảo là ăn nhạt, giảm
lượng đạm, giảm lượng nước để không tăng gánh nặng cho thận, tuyệt
đối không uống rượu bia.
Những thực phẩm nên dùng: Chất bột đường, gồm các loại đường, mật ong,
khoai sọ, khoai lang, miến dong, bột sắn dây. Hạn chế gạo, mì, chỉ nên ăn
dưới 150g/ngày. Chất béo: dầu, bơ. Số lượng dùng 35-40g/ngày, chỉ nên
dùng dầu thực vật, không ăn mỡ động vật. Chất đạm: ăn giảm đạm; Số
lượng dùng: thịt nạc, cá 50g/ngày, sữa 100-200ml/ngày, trứng gà, vịt: 2-3
quả/tuần. Không nên ăn đậu đỗ, lạc, vừng. Các loại rau quả: ăn loại ít đạm,
nên dùng loại ngọt, hàm lượng kali thấp, nên tránh các loại rau quả có vị
chua như chanh, khế, me, sấu Lưu ý ăn nhạt hoàn toàn, hết phù có thể ăn 2
thìa cà phê nước mắm mỗi ngày.

×