Tải bản đầy đủ (.doc) (127 trang)

Sự tham gia xây dựng quy chế cộng đồng về quản lý TNTN tại bản Lóng Lăn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 127 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp khoa kế hoạch và phát triển
LỜI MỞ ĐẦU
Nguồn tài nguyên thiên nhiên (rừng và đất) trong những năm vừa qua
tại Lào đang có nguy cơ bị cạn kiệt do nhiều nguyên nhân khác nhau. Độ
che phủ rừng của Lào giảm từ 67% xuống còn 47% tại thời điểm năm 1989.
Chương trình giao đất giao rừng nhằm đảm bảo quyền của người dân
trong quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên (đất và nước)
đã được Nhà nước Lào thực hiện từ thập niên 90 đến nay. Tuy nhiên, trên
thực tế cho thấy phương pháp tiếp cận của những chương trình này thiếu sự
phù hợp để huy động sự tham gia của người dân trong suốt quá trình. Kết
cục là, người dân không phải là chủ nhân của chính những hoạt động của
mình. Tài nguyên thiên nhiên, mặc dù trên giấy tờ đã có chủ, vẫn chưa thật
sự được quản lý một cách có hiệu quả trên thực tế.
Ngoài ra, các Chương trình giao đất giao rừng còn thiếu nghiên cứu kỹ
lưỡng những giá trị của cộng đồng như các qui định trong luật tục của cộng
đồng trong quản lý và qui hoạch sử dụng các dạng tài nguyên thiên nhiên.
Điều này dẫn đến tình trạng, sau khi kết thúc chương trình, tài nguyên thiên
nhiên vẫn không được quản lý và sử dụng một cách có hiệu quả.
Chương trình giao đất giao rừng tại bản Lóng Lăn, huyện
Luangprabang, tỉnh Luangprabang, Lào được thực hiện bởi sự hỗ trợ, tư vấn
của Chương trình CHESH tại Lào từ đầu năm 2004 đến nay. Chương trình
này đã phát huy một cách tối đa có hiệu quả sự tham gia của người dân vào
trong mọi hoạt động. Ngoài ra, chương trình còn nghiên cứu, kế thừa và
lồng ghép những kiến thức của người dân, các giá trị của cộng đồng (ví dụ,
luật tục truyền thống...) trong cả quá trình từ việc đào tạo thực hành các kiến
thức về luật tài nguyên thiên nhiên, giao đất trên thực địa, giải quyết các
vướng mắc về đất đai, xây dựng các loại bản đồ (hiện trạng, qui hoạch), xây
Noimaniphone Lorbliayao -1- Lớp Kinh tế phát triển 44A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp khoa kế hoạch và phát triển
dựng qui chế cộng đồng trong quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và
qui chế cộng đồng trong quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và qui


hoạch sử dụng đất. Vai trò của người dân được xem như chủ đạo trong mọi
hoạt động của chương trình. Những giá trị về kiến thức bản địa và qui chế
cộng đồng được xem như là phương pháp luận tiếp cận của chương trình
nhằm đảm bảo quyền của người dân và quản lý bền vững nguồn tài nguyên
thiên nhiên.
Nghiên cứu này tập trung về phương pháp tiếp cận của chương trình
giao đất giao rừng trong việc phát huy sự tham gia của người dân trong xây
dựng qui chế cộng đồng về việc quản lý tài nguyên thiên nhiên tại bản Lóng
Lăn. Đồng thời, nghiên cứu cũng đi tìm hiểu mối quan hệ giữa sự tham gia
của người dân trong xây dựng qui chế cộng đồng với tính hiệu quả và ảnh
hưởng ban đầu của phương pháp này trong việc đóng góp vào quản lý nguồn
tài nguyên thiên nhiên của bản, vào các chính sách quản lý tài nguyên thiên
nhiên của địa phương.
Nội dung chuyên đề bao gồm 3 chương chính sau đây:
Chương I: Lý luận về sự tham gia của cộng đồng trong quản lý
TNTN.
Chương II: Sự tham gia xây dựng quy chế cộng đồng về quản lý
TNTN tại bản Lóng Lăn.
Chương III: Những bài học rút ra và đề xuất nhằm duy trì sự tham
gia của người dân trong quản lý TNTN.
Do thời gian thực tập và nghiên cứu không nhiều. Đồng thời kinh
nghiệm tổng hợp, thu thập, phân tích…còn hạn có nhiều hạn chế nên nội
dung Chuyên đề tốt nghiệp chưa được sâu sắc. Kính mong các thầy cô giáo
xem xét và đóng góp ý kiến để bài viết được hoàn thiện hơn.
Noimaniphone Lorbliayao -2- Lớp Kinh tế phát triển 44A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp khoa kế hoạch và phát triển
Em xin chân thành cảm ơn:
- Giáo viên hướng dẫn TH.S. VŨ CƯƠNG- Khoa Kế hoạch và phát
triển - Trường đại học kinh tế quốc dân
- Các bác, các cô chú, anh chị trong Trung tâm Nghiên cứu sinh Thái

Nhân văn vùng cao (CHESH), đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp này
Noimaniphone Lorbliayao -3- Lớp Kinh tế phát triển 44A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp khoa kế hoạch và phát triển
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN VỀ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNGTRONG
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA
CỘNG ĐỒNG
1. KHÁI NIỆM SỰ THAM GIA
1.1. Căn cứ đưa ra khái niệm
Khái niệm này được đưa ra dựa trên các yếu tố sau:
- Chính sách của Đảng và Nhà nước về phát huy dân chủ cơ sở, phát
huy sức mạnh tổng hợp của người dân trong phát triển kinh tế - văn
hoá – xã hội của đất nước. Mọi hoạt động đều dựa vào sức mạnh
của người dân. Như câu nói của lãnh tụ Hồ Chí Minh nói rằng
“ Dễ trăm lân không dân cũng chịu
Khó vạn lần dân hiệu cũng xong.”
Sự tham gia chính là phát huy sức mạnh tổng hợp của người dân
- Tài nguyên thiên nhiên, môi trường và con người gắn chặt với
nhau, hoà quyện với nhau không thể tách rời được. Từ đây, môi
trường và điều kiện sống đã tạo cho các cộng đồng có những giá trị
bản sắc văn hóa riêng biệt, những luật tục truyền thống và kinh
nghiệm bản địa riêng biệt. Không ai hiểu mảnh đất, tài nguyên
thiên nhiên của mình bằng chính người dân địa phương. Không ai
hiểu những giá trị luật tục truyền thống bằng chính người dân địa
phương.
Sự tham gia của người dân chính là phát huy những giá trị truyền
thống văn hoá này của các dân tộc.
Noimaniphone Lorbliayao -4- Lớp Kinh tế phát triển 44A

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp khoa kế hoạch và phát triển
1.2. Thế nào là sự tham gia
Sự tham gia trong nghiên cứu này được hiểu như là một quá trình tự
nguyện, đồng trách nhiệm và đồng quyết định của từng thành viên và cả
cộng đồng trong công việc.
Tìm hiểu và xác định thứ tự ưu tiên các bức xúc, nhu cầu của từng
thành viên, gia đình và toàn cộng đồng để từ đó mới có thể tác động đúng
với nhu cầu thực tế của họ, sau khi có được chính xác những bức xúc trong
cộng đồng từ đó mới có thể tìm ra và xác định những thứ tự ưu tiên các
giải pháp có hiệu quả trên cơ sở những tiềm năng sẵn có trong cộng đồng
và cơ hội từ bên ngoài. Những kết quả nghiên cứu các bức xúc của cộng
đồng sẽ là cơ sở để xây dựng lập các kế hoạch hành động của từng thành
viên, gia đình và cộng đồng dựa trên thứ tự ưu tiên các giải pháp mà có
được từ nghiên cứu đó. Sau đó phải tổ chức triển khai các kế hoạch đã
được xây dựng lên. Kiểm tra và giám sát các kế hoạch được thực hiện bởi
từng thành viên, gia đình và cộng đồng. Quyết định đưa ra những chương
trình tiếp theo hoặc giải quyết những vướng mắc nảy sinh trong quá trình
thực hiện.
Sự tham gia được xem như là một quá trình nâng cao năng lực, nhận
thức và cuối cùng là tạo quyền cho người dân thông qua quá trình quyết
định những bước hoạt động đã nêu trên đây.
Sụ tham gia là một tiến trình, trong đó mọi người, mọi thành phần mọi
lứa tuổi, nam và nữ đều có tiếng nói và quyết định trong mọi hoạt động của
gia đình và cộng đồng.
Sự tham gia là một quá trình học hỏi, thực hành và đúc rút kinh nghiệm
của chính những người dân và các cán bộ dự án và cán bộ chính quyền cấp
cơ sở.
Noimaniphone Lorbliayao -5- Lớp Kinh tế phát triển 44A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp khoa kế hoạch và phát triển
Sự tham gia là một quá trình góp phần củng cố sức mạnh của từng thành

viên, cộng đồng. Đồng thời nó cũng góp phần vào việc cải thiện những
chính sách, chương trình và dự án đã, đang và sẽ thực hiện trong mọi lĩnh
vực.
1.3. Bản chất của sự tham gia
Bản chất của sự tham gia thể hiện qua hành vi mà không phụ thuộc vào
các điều kiện và áp lực nào (ví dụ thúc ép, áp đặt, cho tiền….)
Điều này có thể là một quá trình có thể biểu thị như sau:
Biết Hiểu Nhận thức Thái độ Hành vi Hành vi tự nguyện
2. KHÁI NIỆM CỘNG ĐỒNG
Trước khi đi tìm hiểu quy chế cộng đồng, định nghĩa về cộng đồng và
kinh nghiệm bản địa là hết sức cần thiết. Cộng đồng là một nhóm người
cùng sinh sống trong một vùng địa lý nhất định, có cùng ngôn ngữ tiếng nói,
có cùng bản sắc văn hóa, cùng quản lý và sử dụng chung nguồn tài nguyên
thiên nhiên và có cùng chung một sở thích và mối quan tâm.
3. THẾ NÀO LÀ QUI CHẾ CỘNG ĐỒNG
a) Khái niệm quy chế cộng đồng trong quản lý TNTN
Trước hết cần phải hiểu nguồn gốc của quy chế cộng đồng: Nó được
xuất phát từ những luật tục truyền thống của cộng đồng, đó chính là các qui
định bất thành văn được lưu truyền thông qua hệ thống giáo dục phi chính
thống từ người này sang người khác, từ bố mẹ sang con cái. Nói một cách
đơn giản, trong cộng đồng có những việc nên làm hay không nên làm đó
chính là luật tục. Qui chế cộng đồng là các giá trị chuẩn mực của cộng đồng
nhằm điều chỉnh các hành vi, cách ứng xử của con người, giữa người trẻ với
người già, giữa người sống và người chết, giữa con người với tự nhiên.
Noimaniphone Lorbliayao -6- Lớp Kinh tế phát triển 44A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp khoa kế hoạch và phát triển
Các khái niệm qui chế cộng đồng, kinh nghiệm bản địa và cộng đồng
được chương trình CHESH Lào hiểu như sau:
Kinh nghiệm bản địa chính là sự thích ứng và thích nghi qua nhiều thế
hệ của một cộng đồng và dân tộc trong các mối quan hệ giữa môi trường xã

hội và môi trường tự nhiên. Hay nói cách khác, kinh nghiệm bản địa chính
là sự kết tinh của sức sáng tạo của con người trong lao động, sản xuất. Kinh
nghiệm bản địa có thể được lưu giữ và thực hành bởi tất cả các thành viên
trong cộng đồng. Tuy nhiên, nó phản ánh được tính đặc thù của một nhóm
người, cộng đồng và một dân tộc trong một vùng địa lý nhất định. Nó được
lưu truyền từ đời này qua đời khác thông qua quá trình giáo dục phi chính
thống (giáo cụ thực hành).
Tính bền vững của qui chế cộng đồng được thể hiện qua nhận thức, ý
thức, thái độ và hành vi tự nguyện của từng thành viên trong quản lý và bảo
vệ rừng. Nhận thức của người dân bản Lóng Lăn thông qua luật tục bất
thành văn được giáo dục bằng nhiều hình thức khác nhau. Họ được giáo dục
từ bé đến lớn và trở thành ý thức trong quản lý, bảo vệ rừng.
b) Nội dung bản quy chế cộng đồng trong quản lý TNTN
Quy định chung về tài nguyên rừng và đất trong phạm vi bản, bao gồm
đất đai, rừng núi, động thực vật, nguồn nước, khoáng sản là tài sản của Nhà
nước, giao cho bản quản lý, bảo vệ, sử dụng hợp lý và phát triển trên cơ sở
các luật tục của cộng đồng kết hợp với các luật của Nhà nước. Tất cả mọi
Noimaniphone Lorbliayao -7- Lớp Kinh tế phát triển 44A
Những hành vi tự nguyện mà người Hmông bản Lóng Lăn đã thực hiện
trong luật tục của mình:
Người Hmông Lóng lăn với họ vùng rừng thiêng họ không bao giời vào
chặt phá.
Người Lóng Lăn quy định với rừng sử dụng mặc dù được quy định là
rừng sử dụng nhưng chỉ được khai thác gỗ làm nhà khi hộ gia đình đó đã
sống trong bản đến 10 năm
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp khoa kế hoạch và phát triển
người trong và ngoài bản có trách nhiệm bảo vệ, sử dụng hợp lý và pháp
triển rừng và nguồn tài nguyên này
Đối tượng áp dụng là tất cả những người có hộ khẩu tại bản, những
người không có hộ khẩu tại bản nhưng có đất truyền thống, đất chuyển

nhượng, đất thừa kế tại bản và những người không có hộ khẩu tại bản nhưng
có nhu cầu sử dụng đất, rừng trong bản, ví dụ cần sản xuất, canh tác trong
đất của bản.
Quy định về phân vùng và sử dụng đất trong đó bao gồm các quy định
về phân vùng và sử dụng đất nông nghiệp như vùng trồng cây ngắn ngày,
vùng đất vườn, vùng trồng cây ngắn ngày, cây ăn quả, vùng trồng cây công
nghiệp, cây lâm nghiệp, vùng chăn thả gia súc, vùng dự phòng đất nông
nghiệp trong các vùng này phải quy định mấy vùng, tên cụ thể của từng
vùng, nói rõ vị trí của từng vùng, từ đâu đến đâu, được phép trồng những
cây gì trong vùng đó. Phân vùng sử dụng đất lâm nghiệp gồm có vùng rừng
thiêng, rừng nghĩa địa, vùng rừng cấm riêng của cộng đồng, vùng rừng
phòng hộ đầu nguồn nước, vùng dự phòng đất lâm nghiệp. Quy định về đất
ở, trong đó có vùng đất ở, vùng dự phòng đất ở.
Quy định về săn bắt thú rừng, nghiêm cấm người trong bản và người
ngoài bản săn bắt thú rừng theo quy định hiện hành của pháp luật nhà nước.
Tại Việt Nam, nhà nước luôn tôn trọng các quy định của cộng đồng trong
việc xử phạt những người vi phạm việc săn bắt thú rừng, đặc biệt là săn bắt
những con vật thiêng của dòng họ, của cộng đồng.
Quy định quyền hạn, trách nhiệm của bản, hội đồng già làng là người
quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến việc thực hiện quy chế cộng đồng
của những người trong và ngoài bản. Trưởng bản là người tư vấn pháp luật
nhà nước và là người thực thi các quyết định của hội đồng già làng trong
việc thực hiện quy chế của người dân. Tổ bảo vệ rừng của bản có trách
Noimaniphone Lorbliayao -8- Lớp Kinh tế phát triển 44A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp khoa kế hoạch và phát triển
nhiệm theo dõi, kiểm tra quá trình thực hiện quy chế của những người trong
và ngoài cộng đồng. Bắt giữ, thu tang vật của những người vi phạm đưa về
bản để hội đồng già làng giải quyết.
Quy định phương thức quản lý sử dụng trong từng loại đất rừng Ví dụ
với rừng cấm, Nhà nước quy định là bảo tồn gen các loại cây, còn người

Hmông lại quan tâm xem rừng đó thần rừng có ở được hay không. Họ quan
tâm đến niềm tin nhiều hơn và đằng sau đó là bảo vệ rừng.
Họ quy định mặc dù đó là rừng sản xuất nhưng những người sống đến
10 năm mới được chặt cây làm nhà và mới được phép khai thác gỗ. Mục
đích đó để những người đến ở mới hiểu được các giá trị của rừng mới được
chặt, khai thác rừng. Còn trong luật Nhà nước thì quy định rừng sử dụng là
rừng được khai thác sử dụng được luôn không cần phải có thêm quy định gì
có liên quan đến giá trị của rừng.
Quy chế cộng đồng về quản lý, sử dụng và phát triển rừng và tài nguyên
rừng của bản được sự phê duyệt của chủ tịch UBND huyện, và được ký bởi
Hội đồng già làng, Trưởng bản và UBND huyện.
Nội dung của quy chế cộng đồng này phải được đưa kèm theo bản đồ
quy hoạch sử dụng đất của bản và quyết định của Uỷ ban Nhân dân huyện,
tỉnh. Trong đó nội dung quy chế, phải được cộng đồng bản, huyện, tỉnh
thống nhất về nội dung cũng như các điều trong quy chế.
c) Vai trò của quy chế cộng đồng trong quản lý TNTN
Là các luật tục của cộng đồng để cộng đồng dựa vào đó làm cơ sở để
quản lý sử dụng và phát triển bền vững các dạng nguồn TNTN của mình,
hoặc dựa vào đó để làm cơ sở ổn định sản xuất giữ gìn giá trị bản sắc văn
hóa truyền thống của dân tộc mình.
Noimaniphone Lorbliayao -9- Lớp Kinh tế phát triển 44A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp khoa kế hoạch và phát triển
Trong một Nhà nước đều có những luật riêng của mình để thực hiện
các chính sách chủ trương của Nhà nước nhằm giữ gìn an ninh trật tự và
phát triển kinh tế. Một tổ chức một cơ quan cũng có quy định quy chế riêng
để ổn định và phát triển cơ quan mình. Vậy cộng đồng cũng cần có các quy
chế cộng đồng nhằm giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc. Nói một cách
khác, quy chế cộng đồng có vai trò như là luật của cộng đồng.
Với luật tục của mình, cộng đồng tự quản lý, phần vùng sử dụng
TNTN mà nằm trong vùng quản lý của mình. Vai trò của luật tục mặc dù

rất mạnh trong cộng đồng và được cả cộng đồng biết và tuân thủ, nhưng
chắc chắn trong xã hội có tồn tại nhiều cộng đồng nhiều dân tộc khác nhau
cùng sinh sống. Trong mối quan hệ sinh thái nhân văn thì con người và tự
nhiên có quan hệ không biên giới, vì vậy nhu cầu sử dụng TNTN của cộng
đồng cũng sẽ không có giới hạn nếu các cộng đồng khác nhau không có
được một văn bản quy chế bảo vệ TNTN của mình thì khó có thể áp dụng
luật tục trong cộng đồng mình ra ngoài cộng đồng khác trong khi các luật
tục đó vẫn là luật tục bất thành văn. Vậy việc cụ thể các luật tục thành văn
bản là rất cần thiết và quan trọng trong việc áp dụng với các cộng đồng xung
quanh và các dân tộc khác cùng sinh sống trong một xã hội, để từ đó bảo vệ
được TNTN và đồng thời đảm bảo được sự đoàn kết giữa các cộng đồng với
nhau.
II. VAI TRÒ TÁC DỤNG CỦA SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN
TRONG XÂY DỰNG QUI CHẾ CỘNG ĐỒNG VỀ QUẢN LÝ TNTN
1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI CÓ SỰ THAM GIA TRONG XÂY DỰNG
QUY CHẾ CỘNG ĐỒNG.
a) Dựa vào các bộ luật của Nhà nước về việc tạo điều kiện và quyền
cho cộng đồng, các tổ chức cộng đồng, các hộ gia đình, cá nhân quản lý,
sử dụng và bảo vệ rừng.
Noimaniphone Lorbliayao -10- Lớp Kinh tế phát triển 44A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp khoa kế hoạch và phát triển
Nhà nước Lào đã có quyết định cụ thể về tăng cường sự tham gia của
cộng đồng trong quản lý các hoạt động phát triển tại cấp cở sở.
Căn cứ vào luật của Nhà nước Lào trong đó có các loại như: Luật đất
đai, Luật bảo vệ môi trường, Luật về rừng, Luật về nước và tài nguyên
nguồn nước. Ví dụ trong
*
Trong điều 63 - mục 6 - Luật Lâm nghiệp Lào ghi
rõ: Bản cần xây dựng quy chế riêng về quản lý, bảo vệ rừng, nguồn nước,
động vật dưới nước, thú rừng và môi trường thiên nhiên phù hợp với tình

hình thực tế của bản.
Trong mục 4 của quy định về việc quản lý, sử dụng đất nông nghiệp,
lâm nghiệp có các thành phần tham gia của tỉnh Luang Prabang có ghi:
Trước mắt không chỉ quản lý đất lâm nghiệp, đất nông nghiệp, nguồn nước
trong nội bộ của bản mà giúp cho việc quản lý các loại đất và nguồn nước
trên trong khu vực của các bản lân cận. Vì vậy cho nên, người dân các bản
lân cận ít nhất cũng phải thấu hiểu và cần có sự tham gia đóng góp trong
việc xây dựng quy chế đất lâm nghiệp, đất nông nghiệp. Từ đó việc hợp tác
và phối hợp giữa các bản mới có sáng kiến. Trong điều 4 của Luật đất đai đã
quy định về khuyến khích phát triển đất đai. Nhà nước khuyến khích mọi
thành phần kinh tế và xã hội tham gia vào việc phát triển đất bằng cách đề ra
những chính sách, phương pháp và biện pháp, để quản lý điều hành thật tốt,
để làm cho đất tốt lên và làm tăng giá trị của đất. Điều 63 Luật lâm nghiệp
đã quy định các cộng đồng cần xây dựng quy chế trong quản lý bảo vệ rừng
tại vùng quản lý của mình.
Căn cứ vào NĐ 09 của Nhà nước Lào ra ngày 08 tháng 06 năm 2004
của ban chấp hành Trung ương Đảng Nhân Dân Cách mạng Lào, về xây
dựng thôn bản và cụm bản phát triển.
Tóm lại: Các văn bản pháy lý của Nhà nước Lào đã quyết định rất rõ về
yêu cầu phải có sự tham gia của cộng đồng trong quản lý TNTN. Sưm tham
Noimaniphone Lorbliayao -11- Lớp Kinh tế phát triển 44A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp khoa kế hoạch và phát triển
gia của cộng đồng trong xây dựng quy chế chỉ là một bước cụ thể hoá việc
vận dụng chấp hành các văn bản pháp lý đó.
b) Dựa vào các quy định của Nhà nước về củng cố chính quyền cấp
cơ sở
Dựa trên tính cộng đồng, một dân tộc muốn tồn tại bền vững phải đoàn
kết với nhau, và chính tính cộng đồng này làm duy trì tính bền vững của
cộng đồng. Người dân tộc Hmông đã tuân thủ theo Hội Nao Sông của họ từ
hàng ngàn năm nay (Hội Nao Sông là hội cam kết với nhau trong cộng đồng

dân tộc để cùng nhau thực hiện một vấn đề nào đó có liên quan đến lợi ích
cộng đồng họ)
Dựa vào vai trò của Trưởng bản, vai trò của Bí thư chi bộ bản, vai trò
của Trưởng vùng, vai trò của Trưởng họ, vai trò của Hội phụ nữ bản, thanh
niên bản và các thành viên trong tổ chức Mặt trân bản
Trên thực tế rất nhiều hoạt động thiếu sự tham gia của người dân, nếu
có chỉ là hình thức, vì vậy sự tham gia không có hiệu qủa
Sự bền vững của một cộng đồng gắn liền với sự bảo tồn, duy trì và phát
huy những giá trị văn hoá truyền thống của họ. Đất đai, rừng núi gắn liền
với những giá trị văn hoá truyền thống này. Dựa vào cấu trúc truyền thống
trong xây dựng quy chế cộng đồng thể hiện sự tôn trọng cộng đồng, tôn
trọng thiên nhiên và thể hiện sự bền vững của quy chế cộng đồng đó. Dựa
vào cộng đồng trước hết là học từ cộng đồng. Học văn hoá truyền thống của
họ, học kiến thức bản địa của họ, học cách ứng xử của họ với thiên nhiên,
với các mối quan hệ xã hội, quan hệ gia đình.
Nếu các quyết định không xuất phát từ cộng đồng thì sẽ không hợp lòng
dân không phù hợp quyền lợi cho người dân. Như vậy, việc thực hiện các
quy chế cũng như các quy định từ cấp trên đưa xuống người dân không hiểu
Noimaniphone Lorbliayao -12- Lớp Kinh tế phát triển 44A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp khoa kế hoạch và phát triển
được, do việc thực thi quy chế không đạt hiểu quả. Chính vì vậy các hoạt
động xậy dựng quy chế cộng đồng mới rất cần đến sự tham gia đầy đủ và
thực sự của người dân và cộng đồng.
2. TRÌNH TỰ XÂY DỰNG QUI CHẾ CỘNG ĐỒNG
2.1. Những nguyên tắc chỉ đạo
a) Quá trình xây dựng qui chế cộng đồng về bảo vệ TNTN phải
được sự tham gia đầy đủ của người dân, phải kết hợp hài hoà
những ưu tiên của Nhà nước với nhu cầu và mong muốn của
dân địa phương
Trong việc quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp phải được sự

tham gia đầy đủ và tích cực của những người dự đích sẽ được giao đất lâm
nghiệp và được hưởng lợi từ mạnh đất của mình mà được Nhà nước giao.
Quá trình xây dựng quy chế cũng không khác gì với sự tham gia trong các
hoạt động GĐGR. Xây dựng quy chế cộng đồng phải được sự tham gia đầy
đủ của từng thành viên trong cộng đồng, những người dân sống trong các
làng và xã cũng phải được tham gia ngay từ khi bắt đầu quá trình.
Những phương pháp và công cụ cùng tham gia như đánh giá đói
nghèo có sự tham gia của người dân (PPA) và đánh giá nhanh nông thôn
(RRA) cần được sử dụng nhằm khuyến khích sự tham gia của mọi người
dân địa phương có liên quan. Sau đó việc chỉ đạo thực hiện cả quá trình sẽ
được chuyển sang những người có trách nhiệm ở cơ sở và cộng đồng với sự
hỗ trợ của tổ công tác thực hiện việc xây dựng quy chế cộng đồng về bảo
vệ TNTN.
Quá trình xây dựng quy chế cộng đồng về quản lý TNTN phải kết hợp
hài hoà những mục đích lâu dài của nhà nước để phát triển kinh tế và bảo vệ
môi trường với những nhu cầu và mong muốn của người dân địa phương.
Noimaniphone Lorbliayao -13- Lớp Kinh tế phát triển 44A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp khoa kế hoạch và phát triển
Quy chế cộng đồng trong quản lý TNTN được xem như là bước đầu tiên
cho việc bảo vệ TNTN tại vùng núi, nhằm mục đích dần dần từng bước ổn
định việc sử dụng TNTN phục vụ cho sản xuất ở vùng trung du và vùng núi
một cách hiệu quả và bền vững, để từ đó ổn định và phát triển kinh tế hộ gia
đình.
b) Phù hợp với luật pháp đã được Nhà nước ban hành
Quá trình xây dựng quy chế cộng đồng về bảo vệ TNTN cần được
triển khai và thực hiện trong khuôn khổ luật pháp và hành chính hiện hành ở
cấp Trung ương, tỉnh và huyện, xã.
c) Đảm bảo công bằng, người dân tự nguyện, không ép buộc
Quy trình xây dựng quy chế cộng đồng về quản lý TNTN cần triển
khai và thực hiện trong khuôn khổ cho phép của luật pháp và hành chính

hiện hành ở cấp Trung ương, tỉnh, huyện và xã.
Toàn bộ quá trình phải được thiết kế và thực hiện bình đẳng, khi thực
hiện phải chú ý đặc biệt tới những bộ phận dân cư cụ thể, những hộ gia đình
gặp nhiều khó khăn.
Phải đặc biệt chú ý quan tâm tới dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa, phụ
nữ, thông qua phổ cập, đào tạo hỗ trợ để họ có thể tham gia đầy đủ vào toàn
bộ quá trình xây dựng quy chế cũng như quy trình hướng dẫn thực hiện quy
chế, bởi vì đây là những đối tượng yếu thế dễ bị tổn thương. Tiếng nói của
họ thường dễ bị bỏ quan không được chú ý lắng nghe, hoặc do mặc cảm, tự
ti nên họ không tham gia chủ động tích cực. Vì thế nếu không đặc biệt quan
tâm đến họ thì sẽ rất dễ bỏ quan ý nguyện, nhu cầu của đối tượng này, khiến
họ trở nên càng yếu thế hơn nữa.
Noimaniphone Lorbliayao -14- Lớp Kinh tế phát triển 44A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp khoa kế hoạch và phát triển
d) Phát triển bền vững
Quá trình xây dựng quy chế phải đem lại sự bình đẳng và sự phát triển
bền vững cho các làng và xã. Không để lại ảnh hưởng xấu đến môi trường,
phải tăng cường được khả năng bảo vệ rừng hiện có và đất lâm nghiệp chưa
có rừng. Trong đó toàn bộ đất và rừng của làng bản và xã phải được xác
định mục đích sử dụng cụ thể trong quy chế bảo vệ rừng và quy hoạch sử
dụng đất một cách rõ ràng để nguồn TNTN thực sự được bảo vệ.
e) Quan tâm đến môi trường chung của cộng đồng
Phải gắn qui trình xây dựng quy chế bảo vệ TNTN với các hoạt đồng
GĐGR và gắn với các hoạt động phát triển của cộng đồng trong một tổng
thể. Qui trình này phải được phối hợp với những ngành có liên quan và được
xem xét tất cả các khả năng khai thác và tài nghuyên rừng và đất, đảm bảo
tăng khả năng bảo vệ rừng.
f) Quan hệ hợp tác
Quá trình xây dựng quy chế cộng đồng trong bảo vệ TNTN phải
nỗ lực phát triển quan hệ đối tác và hợp tác giữa dân địa phương với các cán

bộ và kỹ thuật viên của Nhà nước ở tất cả các cấp, khi xuống làng, xã làm
việc. Phải đảm bảo sự hợp tác liên ngành giữa lâm nghiệp, nông nghiệp, địa
chính và những đơn vị liên quan.
Tổ công tác ở cấp huyện và cán bộ chỉ đạo cần hỗ trợ cho dân ở các
làng, xã trong việc chuẩn bị kế hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp
cũng như xây dựng quy chế trong bảo vệ nguồn TNTN và đất nông nghiệp,
giúp người dân hiểu được những chính sách và cơ chế liên quan, tiến hành
hưỡng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ các thủ tục hành chính trong suốt quá trình thực
hiện.
Noimaniphone Lorbliayao -15- Lớp Kinh tế phát triển 44A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp khoa kế hoạch và phát triển
g) Quy chế cộng đồng trong bảo vệ TNTN phải được xây dựng sau
khi tiến hành GĐGR
Trước khi xây dựng quy chế cộng đồng trong quản lý bảo vệ TNTN
phái có hoạt động GĐGR của làng, xã trong đó đề ra những mục tiêu lâu dài
và định hướng xác định và trình bày những cách sử dụng đất khác nhau cho
một khu vực. Thông qua đó, những khu đất dành cho sản xuất nông nghiệp,
đất nông nghiệp trông cây hành năm, đất nông nghiệp trồng cây lâu năm và
các khu rừng bảo vệ, rừng phòng hộ … phải được xác định một cách rõ
ràng.
h) Tôn trọng các kinh nghiệm của địa phương
Mỗi một cộng đồng nhất là người dân tộc thiểu số đều có những luật
tục truyền thống trong việc sử dụng cũng như bảo vệ TNTN riêng của mình.
Phương pháp tiến hành phải linh hoạt khi thiết kế và thực thi để tôn trọng
tập quán địa phương và sử dựng kiến thức bản địa trong việc xây dựng quy
chế cho phù hợp và sát thực với đời sống thực tế của địa phương.
i) Đảm bảo sự phát triển cân bằng giữa hai phương pháp từ trên
xuống và từ dưới lên
Cần thể hiện đây đủ yếu cầu đổi mới của chính sách, quá trình xây
dựng quy chế cộng đồng phải được kết hợp giữa Trung ương và địa phương,

Nhà nước và nhân dân cùng làm.
Việc xây dựng quy chế cộng đồng bảo vệ TNTN cần phải xem xét cả
hai chiều. Đó là phối hợp giữa luật pháp cùng những nguyên tắc chỉ đạo và
sự hỗ trợ của những người có trách nhiệm từ trên xuống, hỗ trợ người dân
địa phương tham gia vào xây dựng quy chế, phổ cập, trình diễn và tham gia
vào giám sát ở các cấp cơ sở. Không nên thay thế phương pháp từ trên
Noimaniphone Lorbliayao -16- Lớp Kinh tế phát triển 44A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp khoa kế hoạch và phát triển
xuống bằng phương pháp từ dưới lên hoặc ngược lại, mà nên phối hợp đầy
đủ cả hai phương pháp này.
j) Nhu cầu phổ cập
Quy chế cộng đồng về quản lý TNTN cần hỗ trợ mạnh hoạt động phổ
cập để đảm bảo đây là một quá trình cung tham gia của người dân địa
phương không chỉ trong việc xây dựng quy chế mà còn có việc triển khai
thực hiện nữa.
2.2. Tiến trình xây dựng quy chế cộng đồng
Như đã nêu ở phần khái niệm của quy chế cộng đồng, đó là sự kết
hợp giữa luật tục truyền thống của cộng đồng và luật pháp chính thức của
Nhà nước, hoặc đó là các luật tục truyền thống đã được chính thức hoá
thành văn bản. Vì vậy, trước hết muốn xây dựng được quy chế cộng đồng
một cách có hiệu quả trước hết phải tuân thủ theo các trình tự xây dựng như
sau:
a) Cộng đồng bản chủ động xây dựng quy chế dựa trên các luật tục
truyền thống của chính họ.
Các già làng, những người có uy tín trong bản thảo luận và ghi lại các
luật tục, truyền thống của cộng đồng mình đã thực hiện từ trước đến nay
Tổ chức họp cộng đồng và lấy ý kiến của cả cộng đồng (có thể chia theo
nhóm, sau đó tổng hợp lại)
Trưởng bản hoặc thư ký tổng hợp và soạn thành 1 văn bản quy chế bảo
vệ tài nguyên thiên nhiên của bản (quy chế lân 1)

b) Các cán bộ chuyên môn, kỹ thuật cấp huyện, cấp tỉnh, những
người trực tiếp theo dõi, chỉ đạo bản. Những cán bộ này phải
Noimaniphone Lorbliayao -17- Lớp Kinh tế phát triển 44A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp khoa kế hoạch và phát triển
nghiên cứu, học hỏi và bổ sung vào bản quy chế trên cơ sở tôn
trọng những điều mà bản quy chế của bản đề ra.
c) Sau khi nghiên cứu, bổ sung, các cán bộ chuyên môn này xuống
bản để trao đổi, chia sẻ với các già làng, những người có uy tín
trong bản, nhằm:
Trao đổi, chia sẻ những vấn đề cần bổ sung trong quy chế của bản.
Lắng nghe những nhu cầu, bức xúc, mong muốn của cộng đồng về quản lý,
sử dụng rừng và tài nguyên thiên nhiên. Cùng dân tìm ra các nguyên nhân
và giải pháp và thống nhất bản quy chế quản lý, bảo vệ và sử dụng tài
nguyên thiên nhiên của bản (quy chế lần 2).
d) Các cuộc họp với các lãnh đạo, các già làng của các bản kề cận
nhằm:
Quy chế cộng đồng được xây dựng bởi sự tham gia của tất cả cộng
đồng có liên quan để đảm bảo được tính bền vững của quy chế, quy chế phải
xin ý kiến góp ý của các bản kề cận. Phải nắm bắt các nhu cầu, bức xúc của
các bản kề cận, từ đó cùng thống nhất các giải pháp giải quyết để thống nhất
được bản quy chế quản lý, bảo vệ, sử dụng TNTN của bản (quy chế lần 3)
e) Tổ chức cuộc họp giữa cộng đồng bản, đại diện các bản kề cận
với đại diện chính quyền huyện, kiểm lâm huyện, kiểm lâm tỉnh
Sau khi có được các ý kiến của người dân các bản kề cận, để đảm
bảo các ý kiến đó được bổ sung vào bản quy chế một cách bình đẳng, cần
phải tổ chức cuộc họp giữa cộng đồng bản, đại diện bản kề cận, với đại diện
chính quyền huyện, kiểm lâm huyện, kiểm lâm tỉnh, nhằm xin ý kiến đóng
góp vào bản quy chế của chính quyền huyện và cơ quan kiểm lâm huyện
cúng như của cơ quan kiểm lâm tỉnh. Cán bộ cấp huyện, cấp tỉnh hiểu được
những bức xúc của cộng đồng trong quản lý, bảo vệ và sử dựng TNTN. Đến

Noimaniphone Lorbliayao -18- Lớp Kinh tế phát triển 44A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp khoa kế hoạch và phát triển
đây phải thống nhất được bản quy chế bảo vệ, sử dụng TNTN của bản, sau
khi có ý kiến của cấp chính quyền và kiểm lâm (quy chế lần 4).
f) Trình và phê duyệt quy chế quản lý, bảo vệ và sử dụng TNTN của
bản từ các cấp có thẩm quyền.
g) Sau khi bản quy chế cấp trên phê duyệt, phải được photo ra nhiều
bản nhằm:
Bản quy chế cộng đồng sau khi đã được phê duyệt, không thể thiếu
được qui trình phổ biến tuyên truyền. Vì vậy, cần phải photo quy chế làm
nhiều bản để phổ biến, tuyên truyền một cách chính thức tại cộng đồng.
Ngoài ra phải được tuyên truyền tại các bản kề cận.
Trên đây là tiến trình xây dựng một bản quy chế cộng đồng về quản lý,
bảo vệ và sử dụng TNTN của một bản, dựa trên nền tảng các luật tục truyền
thống của cộng đồng, có lồng ghép hợp lý các luật chính thống của nhà
nước.
Những tiến trình này có thể sẽ có sự khác nhau tuỳ theo các quy định chỉ
thị của từng đất nước, nhưng điều quan trọng cần đảm bảo tôn trọng và phát
huy tối đa các luật tục, kinh nghiệm truyền thống của cộng đồng trong quản
lý, bảo vệ và sử dụng nguồn TNTN. Phát huy tối đa sự tham gia của mọi
thành phần có liên quan trong và ngoài cộng đồng, và của các cấp chính
quyền trực tiếp, cũng như các nhà chuyên môn. Cuối cùng, nó là phải đảm
bảo được tính khả thi của bản quy chế đã xây dựng.
Noimaniphone Lorbliayao -19- Lớp Kinh tế phát triển 44A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp khoa kế hoạch và phát triển
III. ĐÁNH GIÁ SỰ THAM CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG XÂY DỰNG
QUI CHẾ BẢO VỆ TNTN
1. HÌNH THỨC THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG
Trong hoạt phát triển sự tham gia của cộng đồng bao gổm có 6 hình
thức tham gia như sau:

1.1. Sự tham gia bị động
Đây là hình thức tham gia mà trong đó cộng đồng được thông báo về
một quyết định có liên quan đến hoạt động quản lý sẽ được thực hiện triển
khai có liên quan đến cộng đồng
Trong sự tham gia bằng hình thức tham gia bị động cộng đồng hoàn
toàn tiếp thu một cách thụ động thông tin một chiều từ phía cán bộ làm công
tác phát triển. Đây là hình thức tham gia đơn giản nhất mà trong cộng đồng
chưa thực sự được tham gia hoặc tham gia cũng chỉ là đơn phương, ít tác
dụng.
Tác dụng của hình thức tham gia bị động, dù chưa thực sự phát huy
được sự tham gia của cộng đồng nhưng nó cũng tạo tiền đề cho việc chuẩn
bị các điều kiện thực hiện các hoạt động phát triển, và là cơ sở để tiến dần
lên các cấp độ tham gia cao hơn.
Đây là hình thức cộng đồng tham gia mang tính bị động nên cộng
đồng không được tham gia vào việc chuẩn bị cho các quyết định trong các
hoạt động phát triển có liên quan đến cộng đồng. Vì thế hoạt động phát triển
vẫn còn có nguy cơ không phù hợp với mong đợi của cộng đồng, đặc biệt
là trong hoạt động xây dựng quy chế cộng đồng . Vì sự tham gia là bị động
nên không có được thông tin ngược từ cộng đồng kết quả là chúng ta không
nhận được hiệu ứng tích cực đối với việc thực hiện hoạt động phát triển từ
phía cộng đồng.
Noimaniphone Lorbliayao -20- Lớp Kinh tế phát triển 44A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp khoa kế hoạch và phát triển
Cách làm trong hình thức này, các nhà quản lý cũng như cán bộ làm
công tác phát triển dựa vào quy định hành chính để thực hiện, cộng đồng
được biết qua các thông báo, và thông tin đến cộng đồng từ các phương tiện
đại chúng, báo chí.
1.2. Hình thức tham gia bằng việc cung cấp thông tin
Đây là hình thức tham gia mà trong đó người dân trả lời các câu hỏi
được đặt ra từ phía cán bộ thực hiện hoạt động phát triển, cũng như các nhà

lãnh đạo, nhà nghiên cứu để làm cơ sở cho việc hình thành các quyết định
cho hoạt động phát triển.
Hình thức này mang tính chất bán chủ động, tức là vừa mang tính chủ
động và mang tính vừa bị động nó mang tính chủ động vì cộng đồng được
trả lời các câu hỏi và được cung cấp thông tin mà các nhà quản lý, nhà lãnh
đạo và cán bộ phát triển đặt ra. Mang tính bị động vì không nắm được ý
nghĩa hay tác dụng của những thông tin từ cộng đồng cung cấp, họ không
biết được là thông tin đó để làm gì.
Ngoài ra hình thức này còn mang tính hai chiều nhưng không đầy đủ
việc cung cấp thông tin, người dân không nắm vững được mục tiêu của việc
cung cấp thông tin. Cộng đồng không được phản ứng lại tác dụng của việc
cung cấp thông tin đó.
Vậy hình thức tham gia bằng cung cấp thông tin tạo ra một kênh
tiếng nói từ phía cộng đồng và tạo ra cơ hội cho sự ra đời của quyết định
một cách phù hợp và đúng với thực trạng, ý nguyện của cộng đồng.
Hình thức tham gia này mặc dù tạo được cơ hội cho cộng đồng được
cung cấp thông tin nhưng những thông tin ngược có được từ phía cộng đồng
có thể không chính xác, dẫn đến các quyết định đưa ra không đạt hiệu quả
như mong muốn.
Noimaniphone Lorbliayao -21- Lớp Kinh tế phát triển 44A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp khoa kế hoạch và phát triển
Tham gia bằng hình thức này muốn có được các thông tin thì phải
thông qua một số cách thu thập thông tin như: Bằng cách điều tra trực tiếp
có thể điều tra bằng các bảng hỏi hoặc thiết kế các bảng hỏi, nhưng yêu cầu
bảng hỏi phải đơn giản, cụ thể rõ ràng không gợi ý câu trả lời, và các bảng
hỏi thiết kế phải phù hợp với đối tưởng được hỏi. Đối tưởng điểu tra phải
mang tính khách quan và hệ thống, ngẫu nhiên có như vậy, thông tin mới có
thể mang tính chất hệ thống hơn. Trong đó việc xử lý thông tin phải căn cứ
vào lý thuyết số đông để kết luận về các tính chất cá biệt.
1.3. Tham gia bằng trao đổi ý kiến

Là một hình thức tham gia trong đó người dân được thể hiện quyết
định, ý tưởng, nhận xét về một vấn đề có liên quan đến hoạt động phát triển.
Trong hình thức tham gia trao đổi ý kiến, lãnh đạo là người trình bày nội
dung hoạt động phát triển, sau đó mới tiến hành trao đổi tham khảo ý kiến
của cộng đồng. Cuối cùng các nhà nghiên cứu phân tích kết luận hoạt động
phát triển.
Hình thức tham gia bằng trao đổi ý kiến vì là hình thức trong đó
người dân được thể hiện quyết định ý tưởng của mình nên hình thức tham
gia này mang tính chất chủ động, có nghĩa cộng đồng hoàn toàn được quyền
chủ động trao đổi theo những chủ đề mà các nhà lãnh đạo nêu lên có liên
quan đến hoạt động phát triển. Ngoài ra còn mang tính chất hai chiều đầy đủ
tức là trước khi trao đổi cộng đồng phải được biết và hiểu được nội dung của
hoạt động phát triển. Vì vậy, khi thông tin được phản hồi sẽ là thông tin
mang tính chất hai chiều.
Đây là hình thức tham gia cao nhất đối với việc chuẩn bị cho một
quyết định của một hoạt động phát triển. Quyết định này là cơ sở chắc chắn
phù hợp với ý nguyện của cộng đồng.
Noimaniphone Lorbliayao -22- Lớp Kinh tế phát triển 44A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp khoa kế hoạch và phát triển
1.4. Tham gia vị lợi
Đây là hình thức tham gia trong đó gắn với quyền lợi vật chất trực
tiếp, là hình thức tham gia mang tính chất cung cấp nguồn lực. Hình thức
này sử dụng được nguồn lực của cộng đồng cho việc thực hiện hoạt động
phát triển.
Mặc dù vậy nhưng hình thức này cũng tạo nên tâm lý vị lợi cho người
dân, dẫn đến việc họ sẽ không tham gia nếu lợi ích vật chất không bảo đảm
cho họ. Nhưng trong tất cả các hoạt động phát triển muốn bền vững được lợi
ích vật chất chỉ là một phương tiện phục vụ, vậy muốn cho sự tham gia bằng
hình thức này đạt hiệu quả cao, trước hết phải tuyên truyền ý nghĩa của
công việc cho cộng đồng tham gia tự nguyện.

1.5. Tham gia vị chức
Là hình thức tham gia của cộng đồng mà sự tham gia đó được gắn
liền với một trách nhiệm cụ thể trong quá trình thực hiện cũng như trong
giám sát việc thực hiện hoạt động phát triển và trong việc sử dụng các thành
quả của các hoạt động phát triển đó.
Hình thức này cho phép sử dụng triệt đề nguồn lực của cộng đồng.
Vậy để đảm bảo sự tham gia bằng hình thức vị chức này phải nâng cao năng
lực quản lý và trình độ cho cộng đồng.
1.6. Tham gia tương hỗ
Là hình thức tham gia của cộng đồng vào trong các hoạt động phát
triển trong hình thức tương hỗ đó là hình thức tham gia của cộng đồng bằng
cách tổng hợp các loại hình thức đã nêu ở phần trên.
Noimaniphone Lorbliayao -23- Lớp Kinh tế phát triển 44A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp khoa kế hoạch và phát triển
2. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG SỰ THAM GIA CỦA CỘNG
ĐỒNG
2.1. Tính minh bạch
Tính minh bạch ở đây muốn nói đến tỷ lệ phần trăm triển khai hoạt
động phát triển, tỷ lệ phần trăm của người dân được tham gia và mức độ
tham gia trong việc giám sát, tổ chức thực hiện và xử lý thành quả của cộng
đồng trong các hoạt động phát triển.
Tính minh bạch chính là tính rõ ràng, chính xác, tính công khai. Các
hoạt động triển khai luôn luôn phải rõ ràng công khai đối với các hoạt động
có liên quan đến cộng đồng, các công việc phải được thông báo cụ thể, ví dụ
tổ chức họp dân bản về quy chế cộng đồng trong bảo vệ TNTN giấy mời
phải được gửi đến đầy đủ người dân và lãnh đao, mục tiêu ý nghĩa của việc
xây dựng quy chế, qui trình lấy ý kiến và tiếp theo ý kiến đều phải được
công bố rõ ràng công khai.
2.2. Tính công bằng
Đó là sự tham gia của mọi thành phần đầy đủ giữa lãnh đạo và người

dân, giữa đàn ông và phụ nữ, các nhóm yếu thế dễ bị tổn thương, những
người nghèo và dân tộc thiểu số.. đều được quyền tham gia phát biểu ý kiến
và nêu ra những ý tưởng của mình.
2.3. Tính hiệu lực của quy chế cộng đồng
Là nói đến nội dung của bản quy chế đã được triển khai tại cộng đồng,
và sự ủng hộ của các cấp chính quyền và cộng đồng xung quanh về bản quy
chế được xây dựng. Trong nghiên cứu này tính hiểu quả có thể được hiểu đó
là nguồn tài nguyền rừng và đất Nhà nước đã giao cho bản quản lý được giữ
gìn và bảo vệ sau khi có bản quy chế cộng đồng.
Noimaniphone Lorbliayao -24- Lớp Kinh tế phát triển 44A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp khoa kế hoạch và phát triển
2.6. Tính bền vững
Đây muốn nói đến khả năng duy trì của bản quy chế với người dân sau
khi dự án rút đi và không còn có tác động của lãnh đạo chính quyền các cấp
có liên quan nữa.
3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỚNG ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI
DÂN TRONG XÂY DỰNG QUI CHẾ BẢO VỆ TNTN
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong xây
dựng quy chế bảo vệ TNTN có thể được chia thành hai loại nhân tố như sau:
3.1. Các nhân tố chủ quan
Là các nhân tố trong nội tại của từng thành viên trong cộng đồng hoặc
đó là nhận thức suy nghĩ của từng con người từng vị trí trong cộng đồng.
Nhưng thực tế trong cộng đồng cũng có mức độ khác nhau về nhận thức, sự
hiểu biết có thể khác nhau theo thành phần nhóm tuổi, giới tính, ví dụ: nhóm
già làng, họ khác với nhóm thành niên và khác với nhóm phụ nữ vì già làng
họ rất am hiểu về luật tục của mình trong quản lý và bảo vệ TNTN vì vậy họ
rất nhiệt tình tham gia vào trong xây dựng quy chế để từ đây có thể được
truyền đạt các luật tục đó cho con cháu những thế hệ trẻ sau này.
Còn những người phụ nữ đặc biệt là phụ nữ người Hmông hàng ngày họ
chỉ biết làm nương rẫy, ít có cơ hội tiếp xúc với bên ngoài cho nên họ sẽ ít

tham gia hơn và sự hiểu biết của họ về luật tục cũng ít hơn so với những
người đàn ông và các già làng.
3.2. Các nhân tố khách quan
Các nhân tố luật pháp, chủ trương của Nhà nước tác động đến sự tham
gia, muốn phát huy được sự tham gia tại cấp cơ sở cấp địa phương thì phải
cần có luật pháp nhằm đảm bảo và khuyến khích người dân tham gia.
Noimaniphone Lorbliayao -25- Lớp Kinh tế phát triển 44A

×