Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

kỹ thuật nuôi chim yến thành công tại Việt Nam mới nhất pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.59 MB, 20 trang )

PHẦN NĂM
TRÁCH NHIỆM KỸ THUẬT NHÀ YẾN & TẠO MÙI, TẠO MÔI TRƯỜNG
1.TRÁCH NHIỆM KỸ THUẬT NHÀ YẾN
Vai trò của cơ sở dịch vụ kỹ thuật nhà yến gắn kết gần như xuyên suốt từ khi chủ đầu tư
tìm gặp. Tư vấn, khảo sát, góp ý thiết kế, chỉnh sữa kỹ thuật trong thi công và cung cấp dịch
vụ, lắp đặt các vật tư, trang thiết bị, xử lý môi trường đến khi nhà yến đi vào hoạt động, chim
yến về ở đến khi có tổ. Thời gian nhiều hơn 12 tháng, chắc chắn có nhiều lần tranh cãi, sữa
chữa thiết bị hỏng hóc cho đến khi chủ đầu tư vui vẻ với số chim yến về ở làm tổ.
THU HOẠCH TỔ YẾN CỦA CTY TẦM CAO VIỆT
Cơ sở dịch vụ kỹ thuật trong nước ký hợp đồng với đơn giá là 800.000 đ/m
2
trần, với trách
nhiệm cung cấp vật tư, trang thiết bị, thi công lắp đặt, xử lý tạo mùi, môi tường để chim về ở
và làm tổ. Hợp đồng không thấy ghi thời gian chim về ở và sản lượng tổ.
Cơ sở dịch vụ kỹ thuật nước ngoài phần lớn là Malaysia thì kỳ hợp đồng với đơn giá là 100
USD/m
2
nay giảm xuống còn 55 USD/ m
2
, nội dung cũng vậy nhưng hợp đồng có ghi cam
kết là sau 12 tháng sản lượng tổ yến bình quân là 1-2 kg/tháng và đặt cược bằng 20-30% giá
trị hợp đồng để lại.
Vật tư, trang thiết bị kỹ thuật như nhau vì cùng nhập từ Malaysia, Indonesia về, ván thì
dùng gỗ sến trắng Meranti hay các loại gỗ tạp giá 14,5 triệu/m
2
, không dùng gỗ ván SWO-2.
Chỉ có khác là khi nhà yến hoạt động được vài tháng, dịch vụ trong nước có địa chỉ để tìm
đến, còn dịch vụ nước ngoài Malaysia như “chim trời” không có địa chỉ ở Việt Nam. Có nhà
yến có vài chục hay trăm con chim yến về, sản lượng tổ yến là “Lộc trời dễ cho mà khó lấy”
sau 12 tháng cũng chỉ vài trăm gram/tháng.
Dịch vụ kỹ thuật Malaysia đã nhập đủ vốn và lãi khi nhà yến đã lắp đặt xong phần kỹ


thuật.
Trong hợp đồng không ghi rõ qui cách và chất lượng vật tư trang thiết bị và qui trình lắp
đặt nên nhiều nhà yến khi đưa vào hoạt động, chỉ sau 5-6 tháng là đã bị hỏng hóc loa, béc
phun bị nghẹt, ván gắn trần bị lung lay, mạt gỗ và nấm mốc xuất hiện xua đuổi chim yến đi
nơi khác.
1. XỬ LÝ KHỬ MÙI CHO NHÀ NUÔI YẾN MỚI
Mùi xi măng, mùi gạch của nhà yến mới là mùi tổng hợp các chất có kiềm tính cao pH>9,
nước thấm từ các chất này có thể gây chết cá, gia súc và chim. Các mùi này phải trong một
thời gian 3-5 tháng mới hết. Không tẩy mùi nhà mới thì không tạo gây mùi chim yến được.
Thực hiện khử mùi bằng cách phun các dung dịch có tính acid pH<5 để trung hòa làm hết
mùi nhà mới, làm từ chuồng cu xuống tầng trệt, trong và ngoài nhà yến, nếu có điều kiện nên
rửa phần hở của 2 tường.
Các loại hóa chất khử mùi và hóa chất dẫn dụ chim yến 0916 146 805
Dung dịch khử mùi có thể là trái thơm, me, khế…xay ép luôn vỏ, lược bỏ xác, cho thêm
nước phun xịt lên tất cả kết cấu trong nhà. Sau 5-6 giờ rửa lại bằng nước sạch và làm 3-4 lần
trong thời gian 2-3 ngày.
Có thể dùng các acid hữu cơ như acid acetic, acid citric hay dấm ăn pha loãng để khử mùi
nhà mới. Dấm ăn nên nấu chín để diệt hết vi khuẩn lên men dấm. Khi sử dụng pha loãng với
nồng độ 2-2,5%.
Sau khi rửa khử mùi xong là phải dùng nước sạch xịt rửa lại để tường, mái, trần và các kết
cấu trong nhà yến trở nên trung tính pH= 6,7-7,2, mới hết mùi nhà mới.
3.LẮP ĐẶT VẬT TƯ, TRANG THIẾT BỊ TRONG NHÀ NUÔI YẾN
Tổ chức lắp đặt vật tư, trang thiết bị nhà yến.
Đầu tiên là gắn các tấm ván ngang, dọc dưới trần, ván phân chia phòng giả, sau đó gắn các
loa chép vào trong các góc các tấm ván rồi đến các loa dẫn và loa phóng, đi đường ống, béc
phun nước hơi sương trong và ngoài nhà yến, gắn nhiệt ẩm kế và ánh sáng kế cho các phòng.
Máy phun nước và các thiết bị điều hành đặt trong phòng kỹ thuật nhà nuôi yến.
THIẾT BỊ HỖ TRỢ NHÀ NUÔI YẾN GẦN CẢ TRĂM MÓN 0916 146 805
4.VẬN HÀNH THỬ KIỂM TRA MÔI TRƯỜNG NHÀ NUÔI YẾN
4.1. Vận hành bình thường

Cho nước vào các hồ chứa nước và kiểm tra các lỗ thông thoáng.
Đóng cửa nhà yến, theo dõi kiểm tra nhiệt độ, ẩm độ trong và ngoài nhà yến mỗi lần cách
nhau 2-3 giờ liên tục trong 2-3 ngày, lấy các thông số bình quân trong ngày và đêm.
Hệ thống thông gió và hồ nước tự vận hành hoạt động tốt là nhiệt độ trong nhà yến phải
thấp hơn nhiệt độ ngoài trời 3-5
0
C vào ban ngày và 2-3
0
C vào ban đêm. Duy trì nhiệt độ 27-
29
0
C và độ ẩm 65-75% là môi trường được vận hành tự nhiên phù hợp với đặc điểm sinh lý
của chim khi ở trong nhà.
Hệ thống thông gió và hồ nước tự vận hành có thể đạt được hiệu quả tốt khoảng 7.200-
7.900 giờ trong năm mà không dùng đến trợ giúp của hệ thống phun nước hơi sương và phun
nước trên mái nhà.
4.2.Vận hành có sự trợ giúp của hệ thống phun nước hơi sương cho nhà nuôi yến
Phần lớn các vùng chim yến hoạt động, trong năm có khoảng 450-600 giờ nhiệt độ nóng
trên 37
0
C, phải sử dụng hệ thống phun nước hơi sương trong và phun nước trên mái nhà để
đưa nhiệt độ về chuẩn 27-29
0
C.
Khoảng 1/3 số giờ này là trong mùa sinh sản của chim yến cũng là mùa mưa nên ẩm độ
trong nhà yến và bên ngoài luôn cao trên 65-70%, nếu mưa liên tục nhiều ngày có thể lên
trên 80%.
Khi dùng hệ thống phun nước hơi sương để đưa nhiệt độ về chuẩn 27-29
0
C thì ẩm độ sẽ

tăng lên trên 75%, trong nhà yến sử dụng các tấm ván trần từ các loại gỗ tạp như bạch tùng,
dái ngựa hay sến trắng (Meranti) thì tốt cho chim yến làm nền tổ gắn vào ván.
Vận hành hệ thống phun nước trong nhà và phun nước trên mái nhà để nhiệt độ và ẩm độ
phù hợp môi trường chim yến sống nên lập trình trên sự biến động của hai chỉ tiêu này, phải
sử dụng Thermostat và Hydro-control.
Hầu hết các nhà yến hiện nay vận hành tự động bằng Timer cứ đến giờ là hệ thống phun
nước hơi sương và phun nước mái hoạt động, chạy đủ giờ tắt, dẫn đến nguy cơ độ ẩm tăng
vượt hơn ngưỡng yêu cầu và nhiệt độ bị hạ thấp dưới 27
0
C gây hiệu ứng làm hư môi trường
sống của chim yến.
Nên vận hành tự động máy phun nước hơi sương trong và ngoài nhà yến bằng Thermostat,
chỉnh vị trí trên Thermostat ở nhiệt độ 29
0
C, khi nhiệt độ trong nhà yến lên trên 29
0
C thì máy
phun nước tự hoạt động phun nước hơi sương làm giảm nhiệt độ trong nhà yến trở lại 29
0
C là
máy ngưng phun.
Không tìm được Thermostat và Hydro-control (Hydrotat) để vận hành tự động điều hòa
nhiệt độ và ẩm độ thì để con người tự vận hành. Hiện nay ở Indonesia và Malaysia có 40%
nhà yến vận hành thủ công khi sử dụng máy phun nước hơi sương.
Ở đảo Long Sơn Vũng Tàu, mỗi năm chỉ có 240-260 giờ là nhiệt độ trên 37
0
C nhưng không
vượt quá 40
0
C nên phải cần đến vận hành máy phun nước hơi sương và phun nước trên mái

nhà cho nhà nuôi yến.
MÁY KIỂM SOÁT ĐỘ ẨM VÀ NHIỆT ĐỘ LÀ KHÔNG THỂ THIẾU 0916 146 805
5.LÀM KHÔ NHÀ NUÔI YẾN
Vận hành thử trong 2-3 ngày, nếu đạt các chỉ tiêu về môi trường phù hợp với đời sống sinh
lý chim yến thì không cần phải chỉnh sửa. Nhà yến được coi như đã sẵn sang cho việc gọi
mời chim yến về ở, làm tổ.
Cho xả bỏ nước trong các hồ chứa, làm vệ sinh tường, trần, các kết cấu vật dụng, có trong
nhà yến. Bịt kín lỗ ra-vào, các lỗ thông gió, các lỗ khác và cửa trong nhà yến, thổi hơi nóng
vào trong nhà yến để làm khô tường, mái, trần và các kết cấu khác trong nhà.
Rửa sạch và hong càng khô các kết cấu trong nhà nuôi yến thì cơ bản đã tẩy diệt được các
mần nấm mốc không còn lưu trú và khi phun và rải hóa chất tạo mùi sẽ thấm sâu trong các
khe, lỗ mao dẫn của hồ tô tường, trần nhà và các kết cấu khác, mùi sẽ giữ được lâu hơn, tiết
kiệm chi phí.
Nếu có điều kiện, trước khi sấy nên dùng các hóa chất như BKC, Iodine để xử lý diệt
khuẩn thêm 1-2 ngày.
Công đoạn này rất đơn giản nhưng ít được các cơ sở dịch vụ kỹ thuật quan tâm thực hiện.
6.PHUN VÀ RẢI HÓA CHẤT TẠO MÙI THU HÚT CHIM YẾN
Hiệu quả tạo mùi tùy thuộc ở khử hết mùi nhà yến mới và các kết cấu cần tạo mùi có đủ
khô để chất tạo mùi thấm sâu vào trong các lỗ nhỏ liti trong tường, trong sàn nhà.
6.1. Phân chim yến
Phân chim yến có màu đen và bủn mịn, có mùi đặc trưng nồng hăng hắc khí CH
4
, H
2
S và
NH
3
có hàm lượng cao trong hỗn hợp các khí thải độc CO
2
, NO

2
, NO
3
, CH
4
, H
2
S và NH
3

trong phân còn xác côn trùng tiếp tục phân hủy.
Đây là mùi đặc trưng tự nhiên không thể thay thế được, làm cho nhà yến mới giống như nhà
yến cũ lâu đời, là dấu hiểu cho các chim mới về biết đây là nơi dành cho chim yến ở, hoàn
toàn yên tâm trú ở sinh sống lâu dài.
Nên dùng phân mới, khô, không bị ẩm mốc không bị mất mùi và được đóng bao PE+PP dự
trữ bảo quản tốt.
Phân chim yến được cho vào nước quét lên tường, góc tường và một số chỗ ở trên trần.
Có thể dùng 20-25 kg phân chim yến cho 100 m
2
diện tích nhà.
Cần lưu ý là có nhiều nhà yến đã dùng tro bếp hay vôi đổ lên phân chim yến làm mất mùi
phân chim yến nên không sử dụng được.
6.2. Bột mùi, bột trải sàn KW-3
Bột được chế biến từ phân chim yến với Zeolite nguồn gốc núi lửa có tác dụng hút giữ mùi
rất cao nên khi trải xuống sàn nhà sẽ phát mùi chim lâu dài và có tác dụng như phân chim
yến tạo cảm giác an toàn cho chim vào nhà mới.
Zeolite là các hạt khoáng núi lửa có các đường rỗng cực nhỏ có khả năng hút mùi, hút nước
và phong thích từ từ khi sử dụng.
Loại bột này có nhiều ở Indonesia, các cơ sở sử dụng trộn phân chim yến với Zeolite theo
hàm lượng thích hợp.

Có thể dùng 20-25 ky cho 100m
2
diện tích san nhà.
Không cho nước nhiểu vào và không rải vào các hồ chứa nước.
6.3. Dung dịch dậy mùi PW dành cho nhà nuôi yến
Có 3 loại dung dịch PW là PW Cair, PW Supper và PW Concentrate tùy theo độ đậm đặc
giữ mùi lâu hay mau.
Dung dịch tạo mùi này có tác dụng như phân chim yến, bột KW 3.
Dùng 1 lít PW phun cho diện tích nhà rộng 32 m
2
, phải phun thấp hơn các tấm ván 50-70
cm, phun gần làm các tấm ván bị ẩm, nấm mốc phát triển.
Chất PW bốc hơi dậy mùi nhanh nên phun vào trước giờ chim về 1,30-2 giờ khoảng từ 1-3
giờ chiều.
Sau khi phun lần đầu, cứ 1-2 tuần phun lại một lần cho đến khi có nhiều chim yến về ở, sau
đó 2-3 tháng phun một lần, khi chim làm tổ thì thôi.
Ngoài ra còn có bột mùi, dung dịch nước rửa chế biến tổ yến cũng dùng để tạo mùi chim
yến.
Các cơ sở dịch vụ kỹ thuật Việt Nam có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng chất tạo mùi
dung dịch PW, bột KW3, nước rửa chế biến tổ yến và phân chim yến nên đã có các công
thức tạo mùi nhưng phân chim yến vẫn là chất tạo mùi chim yến căn bản không thể thiếu
được.
PHUN HÓA CHẤT 0916 146 805
6.4. Các dung dịch phòng trị nấm mốc và làm sạch không khí
Một số cơ sở dịch vụ kỹ thuật sử dụng các hợp chất CPM-10, PL và Chitosan 5% để phòng
trị nấm mốc xâm nhập và làm sạch không khí trong nhà yến. Hợp chất CPM-10 và Chitosan
5% là các chất hữu cơ được phép sử dụng trong thực phẩm không gây độc cho người và các
sinh vật, có tác dụng ức chế không cho các vi nấm, nấm mốc và vi khuẩn có hại xâm nhập
phá hoạt môi trường trong nhà yến. Hai hợp chất này có thể sử dụng để bảo dưỡng nhà yến
ngay trong thời kỳ chim yến đang làm tổ, ấp trứng, mớm thức ăn cho chim non, có tác dụng

tốt giúp giữ mùi chim trong nhà lâu dài hơn.
PHẦN 6
THỜI ĐIỂM NÊN XÂY NHÀ YẾN, THU HOẠCH TỔ YẾN
1. THỜI ĐIỂM NÊN XÂY NHÀ YẾN
Ở Việt Nam, mùa sinh sản của chim yến là vào đầu mùa và kéo dài đến hết mùa mưa, thời
gian còn lại chỉ có một số cá thể sinh sản do bị biến đổi sinh lý.
Trong mùa sinh sản có hai lần chim yến làm tổ đạt đỉnh điểm cao nhất là vào tháng 3 và
tháng 10 âm lịch, chu kỳ kéo dài hai tháng. Nhà yến mới cần được hoàn thành ít nhất hai tháng
trước tháng 3 hoặc trước tháng 10 âm lịch vì đây là thời gian có nhiều con chim non trẻ thế hệ
mới tìm kiếm bạn tình kết đôi và tìm nơi ở mới để làm tổ.
Nơi ở mới của chim yến non trẻ không phải nơi sinh ra chúng mà là nhà yến khác, không
phân biệt là yến cũ hay mới xây.
Các nhà yến cũ có hấp lực mạnh hơn các nhà yến mới vì môi trường trong nhà yến đã được
vận hành ổn định phù hợp với sinh lý của chim yến.
XÂY TƯỜNG 2 LỚP CHO NHÀ NUÔI YẾN 0916 146 805
2. NHỮNG TRƯỜNG HỢP CHIM YẾN VÀO NƠI Ở MỚI
2.1. Trong mùa sinh sản, chim yến non trẻ tìm đến
Nhà yến mới hoạt động vào tháng 1-2 và vào tháng 8-9 âm lịch sẽ đón được nhiều cặp chim
yến trẻ mới kết đôi cần nơi ở mới để xây dựng một tổ ấm riêng.
Nhà yến mới hoạt động từ tháng 3-7 và từ tháng 10-12 âm lịch sẽ đón rất ít cặp chim yến trẻ
mới kết đôi vì khoảng thời gian này không nằm trong mùa sinh sản.
Nhà yến làm xong trong khoảng tháng 10 đến tháng 1, 2 năm sau sẽ có cơ hội nhận được
hai mùa sinh sản của chim, hoàn thành trong tháng 3-7 chỉ nhận được một mùa sinh sản.
Nên tính toán xây dựng nhà yến hoàn tất vào thời gian có hai mùa sinh sản trong năm.
Phần lớn các nhà đầu tư không quan tâm điều này và chấp nhận thời gian đón chim về ở từ
6-12 tháng.
2.2. Trường hợp các con chim yến khác về.
- Khoảng 1-2% số chim yến trưởng thành bị lẻ đôi trên đường bay về nghe tiếng kêu đồng
loại lầm tưởng nhà mình nên bay vào nhà yến mới, những con này không làm tổ vì không kết
đôi nữa.

- Một số chim bị các biến động sinh lý không làm tổ vào thời điểm sinh sản chung mà rải rác
trong năm, số chim này có thể về nơi ở mới trong bất kỳ thời gian nào trong năm, nhưng
không nhiều.
- Chim yến sống trong nhà yến cũ quá đông đúc, không còn chỗ cho các chim non trẻ mới
vào làm tổ nên chúng phải ra đi tìm nơi khác.
- Các nhà yến có lỗ ra-vào ở vị trí mà trong thời tiết xấu như bão lụt, mưa to, gió lớn làm các
con chim non khó tiếp cận bay vào nên phải đi tìm một nơi khác.
- Các nhà yến bị phá bỏ vì mở rộng đường, xây dựng các khu resort du lịch hoặc các dự án
khác nên chim yến phải tìm nơi ở mới.
- Đang trong mùa sinh sản mà thu hoạch tổ, chim yến không đủ thời gian làm tổ nên phải tìm
nơi khác để làm tổ hoặc sử dụng tổ giả để đẻ.
- Các thảm họa môi trường động đất, sóng thần, cháy rừng, bão lớn trực tiếp vào các hang
động hay nhà yến làm chim yến hoảng loạn bị bay dạt về các nơi xa khác và đi tìm nơi ở
mới.
2.3. Do các sai sót kỹ thuật, nơi ở cũ không phù hợp
Chim yến có xu hướng đi tìm nơi ở mới nếu môi trường nơi đang sống bị xấu đi, nhiệt độ và
ẩm dộ thay đổi bất thường, mạt gỗ và nấm mốc xuất hiện, phân chim không đưa ra ngoài
phát sinh nhiều khí độc, các tấm ván ngang dọc bị lung lay, ánh sáng lọt vào nhiều, địch hại
xuất hiện.
3. KHẢ NĂNG SỐ CHIM YẾN VỀ Ở TRONG NHÀ YẾN
Ý thức bảo vệ trứng và chim non trẻ của các chủ nhà yến tốt nhất, họ chỉ thu tổ sau khi
chim non biết bay ra ràng nên tốc độ tăng đàn của chim yến trong đất liền được phỏng đoán
trong năm 2011 và các năm về sau sẽ cao hơn mức tăng đàn chung 11,75% (cho cả hải đảo
hoang dã và trong nhà yến) là 13,50%.
Số chim yến sống trong các nhà yến vào cuối năm 2010 là 2.000.000 con (chọn số cao
nhất), số chim tăng đàn trong năm 2011 có thể được là 270.000 con. Số chim non trẻ này nếu
phan bố đều cho 2.000 căn nhà yến đã có của năm 2010 (giả thuyết trong năm 2011 không có
nhà yến mới) thì mỗi nhà sẽ được thêm khoảng 135 con về ở.
Số chim này sẽ làm tăng số chim sống trong nhà yến lên là 1.135 con.
Trong số 600 nhà yến khai thác kém hiệu quả, có thể có 300 nhà không có chim về nên số

chim ở trong một nhà yến bình quân có thể là 1.135 con, cho khoảng 900-915 tổ, khoảng
7,60-7,80 kg tổ/năm.
Như vậy các nhà yến mới sẽ có 330-350 con về trong năm đầu, có thể cho 262-275 tổ
khoảng 2,2-2,4 kg tổ/năm.
Các nhà yến lâu năm sẽ nhận được “lộc trời dễ cho này” nhiều hơn và mỗi năm tăng nhiều
hơn cho đến khi chiếc “túi ba gang” không còn sức chứa.
Nhưng không phải nhà yến nào cũng nhận được “lộc trời dễ cho này” bằng nhau mà nhà
này nhiều, nhà kia ít và cũng có nhà không có.
Số chim tăng đàn mỗi năm có thể nhiều hơn khi xảy ra các biến động lớn về môi trường để
các đàn chim yến hoang dã sống ở đảo biển bay dạt về đất liền tìm nơi trú ở mới.
4.THU HOẠCH TỔ YẾN
Thời điểm nào để thu tổ có lợi nhất? Đó là câu hỏi hay được các chủ nhà yến đưa ra.
Sau khi chim về ở, thường thì sau 3-6 tháng và chậm 9-10 tháng là chim làm tỏ nhưng các
chủ nhà yến lại thu tổ yến lứa đầu sau 12-16 tháng. Người nuôi chim yến cho rằng tổ để lâu
thì nặng thêm.
Cũng có một số nhà yến, mong thấy thành quả của các ngày tháng trông chờ hoặc có các
chủ nhà yến do nhu cầu tài chính, khi biết đã có tổ là vội vàng lấy tổ, vứt trứng và xác chim
non dưới sàn nhà yến.
Chim yến có đặc biệt là trong khi đẻ trứng vẫn tiếp tục lam tổ nên chiều cao của tổ có tăng
lên, ở mép dày thêm 1-2 mm và không tăng thêm nữa, tổ yến nặng nên được giá hơn.
Thời gian khai thác lần đầu là 12-16 tháng, có thể tổ yến đã có 2-3 đợt chim sử dụng đẻ
trứng. Chim có thể không làm tổ mới mà sử dụng tổ cũ trong lần đẻ thứ hai trong năm và lần
thứ nhất năm sau. Việc chậm lấy tổ hoàn toàn không có ý nghĩa kinh tế lớn do trọng lượng tổ
vì chỉ nặng thêm 1-2% nhưng chắc chắn sẽ mất một lượng tổ tương ứng trong các lần đẻ thứ
hai trong năm và lầ đẻ thứ nhất của năm kế tiếp.
Chim yến làm tổ và đẻ không đồng loạt, một lứa sinh sản của một đàn chim yến trong nhà,
con trước con sau kéo dài 2-3 tháng.
Thời điểm thích hợp để thu tổ yến là ngay sau chim non trẻ ra ràng, chim không còn sử
dụng tổ nữa mà treo bám trên tấm ván để ngủ, như vậy vừa bảo dưỡng được đàn chim non
trẻ vừa thu được tổ của các đợt sinh sản kế tiếp.

Thời điểm thu tổ đầu tiên không nên quá 12 tháng, sau đợt thu lần thứ nhất thì cách 20-30
ngày thu một lần.
Chim yến thường làm tổ ở 2 hai bên trần nhà, khi chim về ở nhiều thì chim mới làm tổ ở
phần giữa nhà.
Cách thu là dùng tay sờ mép tổ thấy còn ấm là trong tổ có chim mẹ đang ấp hay chim non
còn nằm trong lòng tổ, thấy lạnh là chim non đã ra ràng bay đi, chim mẹ cũng bay ra khỏi
nhà yến săn mồi kiếm ăn tích lũy năng lượng cho mùa đẻ sau.
Dùng dao có đầu bằng rộng 4-5 cm, đặt mũi dao hơi nằm sát với tấm ván đẩy nhẹ ranh tách
nền tổ ra và đẩy mạnh thêm để lấy nguyên tổ. Tổ còn nguyên vẹn cả nền có giá trị, nền tổ bị
rách bể là trở thành yến vụn.
Khi thu tổ, khi vệ sinh thu dọn phân nên quan sát tìm những con chim yến non rớt xuống
sàn nhà trả lại tổ. Chim yến non do đói ăn rướn thân lên cao hơn tổ khi chim mẹ mớm mồi
nên rớt xuống.
Ở Thái Lan, mỗi trung tâm nhà yến đều có một chỗ thu những con chim non này đưa về
chăm sóc, mớm mồi cho ăn, cho đến khi chim biết bay.
PHẦN 7
XỬ LÝ NHỮNG THẤT BẠI VÀ BẢO DƯỠNG NHÀ YẾN
SÀN KHÔNG PHẴNG KHÔNG THỂ LẤP THANH LÀM TỔ 0916 146 805
Tiếp cận với một số nhà yến của những nhà yến có dấu hiệu khai thác kém hiệu quả, thời
gian đầu rất ít nhận được sự cởi mở trao đổi vì phần lớn đều muốn dấu sự thất bại để chôn
theo bí ẩn của nghề nuôi chim yến và cũng vì tự ái khi nhà yến bên cạnh chim về nhiều,
thành công.
Khi sự im lặng chịu đựng không thể vượt qua sự chua xót thất thoát tài chính thì các chủ
nhà yến mới bình tỉnh tìm cách cứu chữa và mọi thứ đã trở nên quá muộn màng khi những
con chim yến cuối cùng rời bỏ.
Sự thất bại của một nhà yến có nhiều lý do nhưng sự chậm trễ kéo dài không chịu chấp
nhận sự thật là lý do để nhà yến bị mất mát lớn.
Những kiểm tra định kỳ, phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường sẽ giúp giảm bớt thất bại
lớn cho nhà yến vì sẽ tìm được những phương cách xử lý sớm để giảm bớt thiệt hại.
Ở tỉnh Kompot Campuchia có gần 500 nhà yến, phần lớn do các kỹ thuật Malaysia đảm

trách. Theo khảo sát có hơn 80% nhà yến kém hiệu quả và đang chờ các chuyên gia Việt
Nam giải quyết.
MÁI TOL MỎNG KHÔNG THỂ CÁCH ÂM CÁCH NHIỆT 0916 146 805
1.KHẮC PHỤC NHÀ YẾN CHIM KHÔNG VỀ
Nhiều nhà yến xây dựng xong, kiểm tra mọi thứ đều đúng, vận hành đạt yêu cầu môi
trường nhưng chim yến không về ở.
Trường hợp này không xảy ra ở các nhà yến xây trong khu vực đã có nhiều nhà nuôi chim,
chỉ xảy ra ở các khu vực chưa có nhà yến.
Có thể khi khảo sát thấy có chim yến bay ngang, khi nhà yến xây xong vận hành thì thỉnh
thoảng có vài chim yến bay ngang nhưng không quần đảo bay dạo quanh trên nhà yến vì
chim không sống và hoạt động ở khu vực chung quanh nhà yến.
Trong trường hợp này nên kiên trì, tìm cách đặt thêm loa phóng ở cách xa nhà yến 50 m,
100 m và 500 m, mở loa phát tiếng chim kêu ngoài liên tục trong nhiều ngày vào lúc 9h30-11
h sáng và 3-5h chiều để chim yến ở các khu vực chung quanh ngộ nhận bay đến. Nếu đã có
chim về thì sau 20-30 ngày không sự dụng loa phóng ở xa nữa và vận hành theo bình thường.
Thực hiện trong 2-3 tháng mà không có chim về thì chấp nhận thất bai, nên cải sửa cho mục
đích khác.
Đây là cách mà các nhà yến thất bại ở Indonesia sử dụng để thu hút chim yến ở các khu vực
trong bán kính 5-8 km về.
2. KHẮC PHỤC NHÀ YẾN CHIM YẾN VỀ NHƯNG KHÔNG VÀO NHÀ Ở
Chim yến vẫn bay đi bay về, có thể có một số con bay vào lỗ ra-vào, nhưng nhà yến vẫn
trong rỗng, chim không ở,có nhiều lý do:
- Sân chim bay dạo không phù hợp, lỗ ra-vào của nhà yến đặt không chính xác hoặc
ngược chiều gió, chim bay vô lỗ ra-vào bị gió thổi bạt làm chệch lệch đường bay, chim
nản lòng bay đến các nhà yến khác.
- Lỗ ra-vào đặt ở vị trí thúc ép đổi đường bay, chim chưa sẵn sang đổi đường bay.
- Sân bay dạo có nhiều vật, cây cản trở đường ay của chim.
- Xuất hiện nhiều loài chim dữ như chim cắt, diều hâu, đại bang, cú…đang bay lượn
trước khu vực sân chi bay dạo hay đang đậu trên các cành cây. Chim yến cảm thấy không
an toàn nên không bay xuống hay bay gần nhà yến rồi bay luôn.

Kiểm tra chung quanh 20-50 m trước khu vực sân chim yến bay dạo nếu có các cây
thân cao như tram, bạch đàn hay các cây khác làm vướng đường bay lên xuống va bay dạo
của chim nên chặt bỏ, có thể trồng lại các cây keo dậu, táo nhơn…vừa tạo cảm giác an toàn
và tạo côn trùng choc him ăn ngay khi chim vừa bay ra khỏi nhà hay về nhà.
Theo dõi trên khu vực nhà yến có chim cắt, diều hâu, đại bang, cú…đang bay hay đậu
trên cây rình rập. Tìm cách đuổi các con chim dữ.
Xác định rõ đường chim yến bay dạo đến từ bên phải hay bên trái, kiểm tra và chỉnh
sửa các vị trí lỗ ra-vào cho phù hợp theo đường chim yến bay dạo, diện tích sân bay dạo, các
hướng gió và không thúc ép bắt chim yến đổi đường bay
Ở các hải đảo và các vùng ven biển gió mạnh, có hai mùa gió Tây Nam (gió nồm) và
gió Đông Bắc (gió chướng), cách tốt nhất là mở rộng lỗ ra-vào, mở thêm lỗ ra-vào ở hướng
khác cho thuận theo chiều gió để chim yến bay vào lỗ ra-vào dễ dàng. Một số nhà yến ở Cửa
Cạn Phú Quốc thường bị trường hợp này.
Đây là lý do ở Malaysia, các nhà yến được xây cách bờ biển 10 km trở vào đất liền, lý
do các vùng ven biển thường có gió mạnh.
Các nhà yến này nên có hai lỗ ra-vào phù hợp cho 2 mùa gió.
Một số nhà yến ở Phú Yên xây trên ghềnh đảo mở hai lỗ ra-vào hướng Đông Và Nam.
Xử lý xong, chim sẽ bay qua lỗ ra-vào vô nhà yến trú ở lâu dài.
Khi thay đổi vị trí lỗ ra-vào nên xem lại ánh sáng trong nhà yến.
CHIM YẾN VỀ NHƯNG KHÔNG LÀM TỔ 0916 146 805
3. KHẮC PHỤC NHÀ YẾN, CHIM YẾN VÀO RỒI BỎ ĐI
Chim yến vào nhà yến ở một thời gian rồi bỏ đi, có rất nhiều nguyên nhân do các sai sót
như sử dụng vật tư kém chất lượng, lắp đặt các vật tư trang thiết bị không đúng và vận hành
sai.
3.1. Sai sót do lắp đặt các vật tư trang thiết bị
- Khoảng cách giữa các tấm ván quá hẹp, vị trí các lỗ thông tầng, lỗ thông phòng không
thích hợp.
- Không tạo được đường để dẫn chim từ lỗ ra-vào đến các lỗ thông tầng, thông phòng và các
phòng làm tổ.
- Kích thước phòng quá nhỏ, nhỏ hơn 4x4 m do đó chim yến khó bay vòng quanh trước khi

bám vào tấm ván để làm tổ.
- Tấm ván không được gắn chặt vào trần nhà có khoảng hở, chim yến không thích làm tổ.
- Sử dụng và lắp đặt các trang thiết bị không chuẩn xác gây ra hỏng hóc phải sửa chữa
thường xuyên làm chim có cảm giác nơi ở không an toàn.
- Điều kiện của nhà yến không tốt, trần nhà bị dột, các tấm ván bị thấm nước hư mục và bị
gió thổi trực tiếp vào tổ chim yến.
- Tấm ván dơ và mục nát do mối mọt, chuột, gián cắn phá, chim yến cảm thấy không an toàn
mặc dù được lắp đặc đúng vị trí.
- Có sự xuất hiện của các địch hại ở ngoài nhà yến chim cắt, cú, diều hâu, đại bang, ở trong
nhà yến như mèo chuột, sóc, chồn và các kẻ phá rối như dơi, én nhạn, bồ câu, se sẻ…
Ở Đồng Xoài Bình Phước, Đất Đỏ Bà Rịa có nhiều nhà yến xây dựng trong năm 2010, có
chim yến về ở làm tổ được vài tháng rồi bỏ đi. Khi phát hiện thì các tấm ván trong nhà yến bị
mọt gỗ tấn công. Mọt gỗ đục rỗng làm hư mục các tấm ván, chúng sinh sôi nhiều ở khắp nơi
trong nhà yến, bu cắn cả những người vào nhà yến.
3.2 Vận hành sai làm môi trường nhà yến bị ô nhiễm
- Sử dụng các tấm ván tạp chất lượng không xử lý ngâm tẩm và sai qui cách. Nước phun
sương trong nhà yến quá dư, không khí ẩm thấp, nấm mốc phát triển trên các tấm ván gỗ,
trên cả các kết cấu và vật dụng trong nhà yến.
- Không làm vệ sinh hoặc thời biểu làm vệ sinh kéo dài, phân chim để lâu, không khí trong
nhà yến không còn trong lành khí độc tích tụ nhiều gây ngộ độc cho chim yến.
- Môi trường nhà yến bị thay đổi liên tục, nhiệt độ ẩm độ tăng giảm bất thường lúc cao lúc
thấp và kéo dài, ánh sáng không pù hợp.
- Các sai lần này không thể phát hiện ngay, kéo dài 3-4 tháng khi mức đọ ô nhiễm xấu đi
chim yến bỏ đi mới phát hiện ra.
Ở thị xã Bạc Liêu có hiều nhà yến do vận hành sai, phun nước hơi sương nhiều, nấm mốc
xâm nhập làm chim yến bỏ đi.
Trường hợp chim yến bỏ đi do lắp đặt các vật tư trang thiết bị không đúng, chim bỏ đi
nhưng vẫn còn. Khảo sát tìm các sai sót, cho sửa chữa từng phần trong thời gian chim yến đi
kiếm ăn. Sửa chữa xong là có chim yến mới về, các con chim cũ bỏ đi đã có nơi ở mới sẽ
không về.

Trường hợp chim bỏ đi do vận hành sai làm môi trường bị ô nhiễm, không phù hợp. Chim
bỏ đi không về nữa.
Sai do hệ thống điều hòa nhiệt độ và ẩm độ vận hành chưa đúng thì sửa chữa xong sẽ có
các đàn chim yến khác về.
Sai do nấm mốc xâm nhập thì phải sửa chữa lại toàn bộ nhà yến, làm lại từ đầu. Sau khi
làm xong thì tiếp tục chờ chim yến mới đến trú, thời gian chờ có thể 6-12 tháng vì các con bỏ
đi đã có nơi cư trú mới.
4. SỬA CHỮA NHÀ YẾN DO BỊ NẤM MỐC XÂM NHẬP
4.1. Sửa chữa khi phát hiện sớm
Trong nhà yến, vẫn còn chim về ở và làm tổ, khi làm vệ sinh nhà yến hay thu hoạch tổ nên
quan sát, nếu trên tấm ván có màu xanh hoặc chim không treo bám ngủ ở vùng này thì nên
kiểm tra kỹ để xác định nguyên nhân.
Nguyên nhân do ánh sáng hay ván bị lung lay thì trong giờ chim yến đi kiếm ăn thực hiện
sửa chữa.
Nguyên nhân do bị nấm mốc mới xâm nhập ở một vùng chưa lan rộng thì thực hiện:
- Tháo dỡ các tấm ván tại vùng bị nấm mốc chuyển ra khỏi khu vực nhà yến, nên tháo
rộng ra thêm bán kính 1,5-2 m. Tốt nhất là đốt bỏ hết các tấm ván này, nếu ván chưa hư
mục có thể sử dụng được thì dùng bàn chải chà rửa sạch.
Ngâm ván trong hồ có thuốc CuSO
4
50%+ K
2
Cr
2
O
7
50% hay Chlorothalonil 50% +
Carbendazim 10% để diệt trừ nấm trong 2 ngày rồi ngâm rửa lại bằng nước sạch 2-3 lần rồi
đưa ra hong sấy.
- Khu vực trần nhà đã tháo ván, dùng bàn chải chà sạch, có thể dùng vài mỏng bao lại để

không cho bụi và các khuẩn ty, bào tử của nấm mốc bay khắp nhà yến. Chà xong gom
quét hết bụi và phân chim dưới sàn đem đi xa đốt, nên chà thêm phần tường gần nơi bị
nấm.
- Sử dụng CPM-10, dùng 50gr hoạt chất (C) và 50gr hoạt chất (P) pha với 5 lít nước
phun lên vùng trần, tường vừa xử lý, dùng 30 gr hoạt chất (M) pha với 2-3 lít nước phun
khắp sàn nhà đang sửa chữa. Có thể dùng CP-5%.
- Sau khi phun thuốc xử lý 7-10 ngày cho đóng lại các tấm ván. Các tấm bị hư mục, bể
và còn ẩm ướt không nên dùng, tốt nhất là thay ván mới đã được xử lý thuốc chống nấm
mốc.
Phun thuốc và thực hiện sửa chữa trong giờ chim yến đi kiếm ăn và tránh lúc chim yến
đang ấp trứng và chăm sóc chim non.
4.2. Sửa chữa khi chim yến đã bỏ đi
Chim yến bỏ đi mới phát hiện là nấm mốc đã xâm nhập trên các kết cấu trong nhà yến và
trên các dây, béc phun sương, máy bơm phun sương và các loa chép, dây dẫn loa.
Phải diệt hết mầm hay các bào tử và nấm mốc mới sửa chữa thành công.
- Tháo bỏ không sử dụng lại toàn bộ các tấm ván gắn dưới trần, thu hồi dây và các loa
chép, béc và dây phun sương cùng các vật dụng khác có trong nhà yến.
- Dùng hóa chất đặc hiệu là CuSO
4
50% + K
2
Cr
2
O
7
50% hay Chlorothalonil 50%+
Carbendazim 10% theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất, phun áp suất lên tất cả các cấu
trúc trong nhà yến. Làm từ chuồng cu, mái nhà rồi xuống các tầng trên và cuối cùng là
tầng trệt, không được bỏ sót các vật dụng ở trong nhà yến. Đóng cửa nhà yến 3-7 ngày.
Khi phun thuốc phải dùng bảo hộ lao động và không để thuốc dính vào người, làm xong

phải rửa tay. Có thể dùng CuSO
4
không độc để xử lý.
- Dùng nước sạch rửa lại 3-4 lần với vòi phun áp suất để không còn dư lượng các hóa
chất này
- Rửa các vật tư, trang thiết bị đã tháo ra còn dùng được bằng CuSO
4
, rửa lại bằng nước
sạch, hong khô hoặc phơi nắng.
- Quạt hong khô toàn bộ nhà yến.
- Thực hiện lắp đặt vật tư, trang thiết bị trong nhà yến tạo mùi, vận hành thử như một nhà
yến mới.
Nên sử dụng các tấm ván đã xử lý ngâm tẩm diệt trừ nấm mốc.
Thay Timer bằng Thermostat để vậ hành tự động máy phun sương trong nhà và trên
mái nhà theo sự thay đổi nhiệt độ. Không tìm được Thermostat nên theo dõi nhiệt độ và ẩm
độ trong nhà yến và vận hành bằng tay ấn CP cho máy chạy.
Phân chim trong nhà yến nên tiêu hủy, không thể sử dụng được vì nấm mốc đã xâm
nhập.
5.PHÒNG TRỊ NẤM MỐC VÀ LÀM SẠCH KHÔNG KHÍ VỚI HỢP CHẤT CPM-10
VÀ DUNG DỊCH CP-5%
Có ba hợp chất bảo dưỡng, ngăn ngừa, diệt trừ nấm mốc và làm sạch không khí trong nhà
yến là hợp chất CPM-10 và hợp chất PL và CP-5%.
Hợp chất CPM-10 có hoạt chất (P) là muối Sorbat hữu cơ có tác dụng diệt trừ, ngăn ngừa
sự xâm nhập và phát triển của nấm mốc, hoạt chất (C) đồng hữu cơ cũng có tác dụng diệt trừ
nấm mốc, hai hoạt chất này có tác dụng hỗ tương để diệt trừ các chủng loại nấm mốc bậc
thấp trong nhà yến, hoạt chất (M) có tác dụng phân hủy phân chim yến giảm tối đa các khí
thải độc, làm sạch không khí.
Hợp chất CPM-10 không gây độc cho người, cho chim yến và không làm biến đổi mùi
chim yến trong nhà yến, được các cơ quan quản lý thú y, an toàn vệ sinh thực phẩm cho phép
sử dụng.

Để phòng tránh nấm mốc cho nhà yến định kỳ sử dụng hợp chất CPM-10, dùng 50 gr
hoạt chất (C) và 40 gr hoạt chất (P) pha với 2-3 lít nước phun lên tường và sàn nhà yến, dùng
30 gr hoạt chất (p) pha với 1 lít nước phun lên các tấm ván gắn tường, nhớ phun mặt trước
của tấm ván ngang và dùng 30 gr hoạt chất (M) pha với 1 lít nước phun dưới sàn nhà và các
nơi có phân chim yến.
Phun thuốc trong giờ chim yến đi săn mồi và tránh lúc chim đang ấp trứng và chăm sóc
chim non.
HÌNH TRANG 89
Dung dịch CP-2-5% là hợp chất của Chitosan với acid sorbite dùng để phòng tránh nấm
mốc rất hữu hiệu. Chitosan là một polime sinh học được sản xuất từ cánh và vỏ bọc côn
trùng, vỏ các loài giáp xác…với phân tử lượng trên 9.000 dalton có khả năng ức chế cao các
vi nấm, nấm mốc và nhiều chủng vi sinh vật, vi khuẩn Gram âm, Gram dương. Trước khi sử
dụng các tấm ván nên nhúng vào dung dịch này và hong khô sẽ tạo được lớp màng bảo vệ
không cho nấm mốc trong gỗ và ngoài không khí, sử dụng các tấm ván này phát triển. Có thể
định kỳ sử dụng phun lên các ván ngay khi chim đang làm tổ, đang ấp trứng và chăm sóc
chim non.
6. BẢO DƯỠNG NHÀ YẾN
Để nhà yến hoạt động tốt và có tuổi thọ 40-50 năm, sản lượng tổ yến mỗi năm mỗi tăng,
nhà yến cần nghiêm túc thực hiện các yêu cầu:

• Định kỳ 15-20 ngày sử dụng hợp chất CPM-10 hay CP 5%, PL để phòng tránh ngăn
ngừa nấm mốc và làm sạch không khí.
• Kiểm tra hệ thống thông gió hoạt động có hữu hiệu, hút không khí xấu trong nhà yến và
lấy không khí tốt từ trên lỗ ra-vào và các lỗ khác vào thay thế. Định kỳ 60-90 ngày vệ
sinh lỗ thông gió bên ngoài và bên trong.
• Quan sát tình trạng của các tấm ván, lưu ý kiểm tra khi có sự thay đổi bất thường.
• Thường xuyên kiểm tra chất lượng nước, 10-20 ngày xả bỏ nước trong các hồ chứa, cấp
nước mới sạch. Tùy theo số chim nhiều ít 40-60 ngày vệ sinh và đưa phân chim ra khỏi
nhà yến.
• Thường xuyên theo dõi nhiệt ẩm kế, độ sáng để biết nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng bên trong

nhà chim yến, nếu có các biến đổi bất thường phải điều hành chỉnh kịp thời.
• Kiểm tra các Timer, Thermostat, Hydro-control (Hydrostat), các thiết bị trong nhà yến
và giữ trong tình trạng tốt, vận hành bình thường tạo môi trường ổn định phù hợp cho
chim yến.
• Theo dõi thường xuyên sân chim yến bay dạo và khu vực chung quanh ở các vùng có
nhiều chim dữ thích săn giết chim yến, tìm cách ngăn chặn không cho sát hại chim yến.
Theo dõi và ngăn chặn không cho các địch hại, người lạ xâm nhập vào nhà yến.
• Chỉ thu hoạch tổ yến khi chim yến con đã bay ra ràng.
Nên vận hành môi trường nhà yến theo chỉ tiêu nhiệt đô, không để nhiệt độ trong nhà
yến thấp dưới 27
0
C và cao hơn 29
0
C.
HÌNH TRANG 91
PHẦN 8
MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỂ NHÀ NUÔI CHIM YẾN KHÔNG GẶP THẤT BẠI

Chủ đầu tư khi quyết định làm nhà nuôi phải hiểu rằng “Số lượng nhà yến đang bùng
phát nhanh chóng, số chim tăng đàn mỗi năm chỉ tối đa 13,5%, nên số chim yến vào nhà
yến năm đầu rất ít”. Khi chấp nhận điều này, để đầu tư một nhà yến không bị thất bại có
nhiều vấn đề phải được thực hiện:
• Điều kiện bắt buộc là phải xây nhà nuôi chim yến trong vùng có chim yến hoạt động,
có ba vùng: vùng đang có nhiều nhà nuôi chim yến, vùng chim yến đến kiếm mồi ăn và
vùng trên đường chim yến từ nơi ở đến nơi kiếm mồi ăn.
• Nghiên cứu đầy đủ các yếu tố liên quan đến chim yến tại địa phương để xây dựng thiết
kế nhà yến chính xác phù hợp với đời sống sinh lý của chim yến.
• Không nóng vội, phải bình tĩnh đón nhận chim yến về dù nhiều hay ít trong thời gian
đầu từ 6-12 tháng vì đã chấp nhận nguyên tắc “Lộc trời dễ cho nhưng khó lấy”. Quan
trọng là cùng với cơ sở dịch vụ kỹ thuật quan sát và đánh giá lại đường bay dạo, lỗ ra-vào

thiết kế có đúng không? Chim yến về có vào nhà không? Mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng
lượng chim về có tăng không?
Việc này không khó, nếu có các sai sót thì nên tìm biện pháp chỉnh sửa ngay.
• Không sử dụng hàng kém chất lượng, xác định rõ với cơ sở dịch vụ kỹ thuật qui cách
và chất lượng từng chủng loại vật tư, trang thiết bị, qui trình xử lý và tạo mùi cho nhà
yến. Chi phí vật tư trang thiết bị chỉ chiếm 50-60% chi phí nhà yến, nên sử dụng vật tư
trang thiết bị đạt chất lượng và đúng mục đích yêu cầu để không phải nhức đầu vì những
hỏng hóc phải sửa chữa do vật tư kém chất lượng.
• Không mở cửa nhà yến thường xuyên để đếm điểm danh chim yến về ở, tránh cho
người lạ vào nhà yến.
• Trong thời gian đầu không nên dùng camera theo dõi số chim về, vì phải sau 3-6 tháng
chim mới tựu về đông. Nhiều người nôn nóng đêm ngày theo dõi chim về nhưng không
thấy có chim về nên lo lắng ngã bệnh vì tiền đầu tư nhà yến tương đối lớn.
• Định kỳ phun thêm các dung dịch tạo mùi và hợp chất CPM-10 hay hợp chất CP 5%
ngăn ngừa nấm mốc và làm sạch không khí trong nhà yến thu dọn phân chim yến.
• Qua sát và góp ý cơ sở dịch vụ kỹ thuật biết những thay đổi, hỏng hóc và thiếu sót để
kịp thời sửa chữa để nhà yến được vận hành đúng qui trình.
• Thật tế nhị để cho cơ sở kỹ thuật biết mình không phải là nhà đầu tư mù trước các cái
mà họ cho là bí ẩn, bí mật trong kỹ thuật nhà yến, nên biết rõ địa chỉ thường trú hay liên
lạc thật sự, không thể để họ là chim trời.
• Chi phí dành cho dịch vu tư vấn kỹ thuật trong nhà yến rất thấp chỉ từ 10-20% tổng giá
trị đầu tư một nhà yến, nên để họ chịu trách nhiệm xuyên suốt 12 tháng tù khi bàn thảo,
khảo sát cho đến khi chim yến về ở và làm tổ.




CHI PHÍ ĐẦU TƯ CHO MỘT NHÀ YẾN 8x20 M
(với diện tích 320 m
2

bao gồm nhà yến, sân chim bay dạo và sân chung quanh nhà)
Đvt: Triệu đồng
Dẫn giải Thành
tiền
Tỷ lệ
(%)
Chú thích
Chi phí đất 160 10,70 Thay đổi từ 200.000 đ/m
2
ở các vùng
ven biển đến 2 tr/m
2
ở Tam Thôn
Hiệp, Cần Giờ. Tạm tính 0,5 tr/m
2
Chi phí giao dịch
ban đầu
50 3,30 Khảo sát, thiết kế, xin giấy phép xây
dựng
Chi phí xây dựng
nhà yến
1.024 68 1 trệt, 2 tầng và mái bằng bệ tông,
chuồng cu, đơn giá 1,6 tr/m
2
Chi phí vật tư,
trang thiết bị và
công lắp đặt
240 16 Bình quân 500.000 đ/m
2
(vật tư và

trang thiết bị có chất lượng tốt)
Chi phí trách
nhiệm kỹ thuật
30 2
Cộng 1.504
Cần tạo điều kiện thuận lợi cho họ làm việc, mỗi nhà yến có tính riêng biệt, phải vận dụng
linh hoạt sự hiểu biết và kinh nghiệm thực tiễn đã tích lũy nhiều năm để thực hiện nhà yến có
kết quả tốt, vì không nhà yến nào giống nhà yến nào.
Sự thành công của nhà yến, trong đó có sự đóng góp về hiểu biết và kinh nghiệm thực tiễn
của nhà tư vấn kỹ thuật nghiêm túc.
• Để nhà yến tự vận hành điều hòa và duy trì môi trường ổn định nhiệt độ 27-29
0
C và độ
ẩm trên 65%. Chỉ phun nước hơi sương khi có sự thay đổi nhiệt độ tăng để đưa nhiệt độ
về chuẩn. Trong mùa sinh sản của chim yến nên đưa độ ẩm trong phòng lên 70-80% và
duy trì nhiệt độ chuẩn ổn định.
Không cần thiết phun nước đưa độ ẩm lên trên 85-90%, không có lợi mà làm không
khí ẩm thấp, tạo điều kiện cho nấm mốc xâm nhập.
• Độ ẩm >65% và 80% là phù hợp với việc sử dụng các loại ván tạp như bạch tùng, xoan
mộc, dái ngựa, dừa, săng máu và sến trắng Meranti do đặc tính hút và giữ ẩm tốt không
làm nền tổ bị khô rộp. Độ ẩm >85%-95% không có lợi khi dùng ván tạp, chỉ cần thiết khi
sử dụng ván giá tị, căm xe hay tấm lam bê tông nhưng mầm nấm mốc đã xuất hiện âm
thầm tấn công hoại các kế cấu khác trong nhà yến.
• Yêu cầu độ ẩm cao > 85-95% là để cho tổ yến không bị rộp chân khi dùng ván giá tị và
căm xe không xuất phát từ nhu cầu sinh lý của chim yến. Nên quan sát tổ gắn trên tấm
ván với độ ẩm bao nhiêu là thích hợp để nền tổ yến không bị rộp.
• Timer là đồng hồ hẹn giờ để vận hành tự động các thiết bị phát tiếng kêu chim yến,
thắp sáng đèn chống cú và hệ thống phun sương kích thích sự thích thú của chim yến hoạt
động theo giờ và ngưng theo giờ định sẵn.


Không dùng Timer để vận hành tự động máy pun nước hơi sương trong nhà và ngoài
nhà vì hệ thống này hoạt động để điều hòa nhiệt độ và ẩm độ, phải dùng Thermostat vận
hành theo sự biến đổi nhiệt độ, còn biến đổi ẩm độ thì dùng Hydro-Control (Hydrostat).
Nếu không có Hydro-Control hay Thermostat thì nên vận hành bằng thủ công nhấn
nút CP khi cần cho máy phun nước hơi sương hoạt động.
• Kiểm tra hệ thống âm thanh trong nhà và ngoài nhà yến có trung thực và rõ tiếng. Chọn
tiếng chim yến kêu ngoài, tiếng nào phù hợp để mời gọi chim về nhiều.
• Các loa chép gắn trong nhà rẻ tiền dễ bị hỏng hóc, có vài cái hư là phải ngưng để sửa
chữa và làm gián đoạn phát tiếng kêu, nên tách riêng hai hệ thống phát tiếng chim kêu
trong và ngoài để dễ sử dụng vì tiếng loa chép phát cả ngày còn tiếng chim kêu ngoài
phát có giờ.
• Việc phát tiếng chim ở loa trong nhà nên theo đúng yêu cầu của chim. Phát liên tục
không có lợi mà có hại cho sức khỏe của chim yến. Trong nhà yến, loa phát tiếng chim
non kêu liên tục 24/24 làm nhiều con chim phải thúc trắng cả đêm không ngủ. Nhiều con
bay di chuyển từ góc ván này đến góc ván khác, nhiều đêm liên tục kiệt sức mà chết hoặc
không còn đủ năng lượng để làm tổ và sinh sản.
• Tiếng chim kêu ở loa cửa, loa phóng và loa dẫn nên phát từ 9-10 giờ sáng (giờ chim
mang mồi về mớm choc him non) và từ 3-7 giờ chiều (giờ chim về nhà), phát tiếng chim
kêu trong nhà nên phát từ 5-6 giờ sáng đến 6-7 giờ chiều vừa lợi cho sức khỏe của chim
yến, chim ít chết vì bị kiệt sức, sản lượng tổ tăng và không làm phiền những người sống
chung quanh.
• Tiếng chim yến phát trong nhà ở mỗi tầng nên được lọc ra làm hai với 2 Ampli và 2 đầu
đọc USB để luân phiên phát tiếng chim và khi bị hỏng hóc dễ sửa chữa.
• Không một nhà yến xây mới nào mà không có chim yến về, mỗi năm sẽ có số chim mới
về và số chim năm sau sẽ nhiều hơn năm trước 10-15%. Nhà yến vận hành tốt có môi
trường luôn phù hợp, càng lâu năm sẽ nhận “lộc trời dễ cho này” cho đến khi chiếc “túi
ba gang” không còn sức chứa.
• Môi trường nhà yến phù hợp sẽ gọi mời được nhiều chim yến về, không chỉ ở các con
chim yến tăng đàn non trẻ mà các con chim ra đi tìm nơi ở mới khi môi trường nơi ở của
chúng không phù hợp hoặc có xảy ra các biến động lớn về môi trường chim yến hoang dã

sống ở đảo biển bay dạt vào đất liền.
• Nhưng thất bại cũng lúc nào cũng rình rập xuất hiện nếu chủ nhà yến không theo dõi,
kiểm tra để vận hành sai, không khí xấu, nấm mốc phát triển, chim bỏ đi, phải làm lại từ
đầu.
KIỂM TRA TỔ YẾN TRƯỚC KHI THU HOẠCH 0916 146 805
PHẦN 9
KẾT LUẬN
Theo đánh giá của Hiệp hội nghề nuôi chim yến ở Indonesia và Malaysia, ở hai nước này
có gần 50% nhà yến hoạt động không hiệu quả. Các chuyên gia đầu ngành ở đây không giải
quyết được vì tốc độ xây nhà yến bùng phát dữ dội, số chim tăng đàn mỗi năm không đủ để
về các nhà yến này cho sản lượng tổ nhiều được.
Nghề xây nhà nuôi chim yến lấy tổ ở Indonesia bùng phát từ năm 1970, ở Indonesia có
150.000 nhà yến, ở Malaysia có 120.000 nhà yến.
Chim yến đã đem lại siêu lợi nhuận cho rất nhiều nhà đầu tư và cho nhiều dịch vụ khác như
thi công xây dựng, cung cấp vật tư thiết bị, mua bán chế biến tổ yến, tư vấn và dịch vụ kỹ
thuật tạo công ăn việc làm cho vài ngàn lao động.
Doanh thu tổ yến năm 2009 là trên 4,15 tỉ USD và mỗi năm tăng 15%, cung hoàn toàn
không đủ cầu trong vài trăm năm tới.
Trước lộc trời dễ cho này, nuôi chim yến là siêu lợi nhuận, với quan niệm sẻ chia nguồn
lợi chim yến đã có, sự bùng phát xây nhà yến với tốc độ quá nhanh, nguy cơ thất bại của gần
50% số nhà yến Indonesia, Malaysia đi trước và 30-35% ở Việt Nam đi sau là điều được
cảnh báo trước và đã xảy ra.
Ở Philippines nghề nuôi chim yến phát triển bền vững, ở đây có hơn 80% trong số 20.000
nhà yến khai thác có hiệu quả trên mức 2kg/tháng.
Việt Nam có thể tổ chức nghề nuôi chim yến phát triển bền vững, mỗi năm có thể xuất
khẩu thu về vài trăm triệu đến tỉ USD, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động.
Nghề nuôi chim yến ở Việt Nam muốn phát triển bền vững thì tốc độ xây dựng nhà yến
phải phù hợp cân đối với tốc độ tăng đàn của chim.
Và trên hết cần thành lập hiệp hội nuôi chim yến Việt Nam. Cần nhà nước đưa ra thông tư
hướng dẫn những khu vực được nuôi chim yến và xây dựng quy trình nuôi chim yến cũng

như phòng ngừa dịch bệnh như thế nào,…
Tốc độ tăng đàn của chim yến hiện nay tối đa là 13,5% /năm, con số này có thể hy vọng
lớn hơn trên 15% nếu có các đề tài nghiên cứu thử nghiệm làm giảm số chim non trẻ chết
trong năm đầu. Theo các nhà Điểu học Việt Nam đã nghiên cứu khảo sát là chim yến non
mới ra bầy chết 50% do các đich hại hung dữ chim đại bàng, diều hâu, cắt…, thường cắn giết
các con chim mới ra ràng thiếu kinh nghiệm chống chọi với địch hai, thiên tai.
Tỷ lệ tăng đàn cũng phụ thuộc vào tỷ lệ chim sinh sản, số chim chết hàng năm và quan
trọng là cân bằng sinh thái, nguồn côn trùng thức ăn cho chim yến.
Phát triển bền vững là yêu cầu lớn, nên cần có sự quản lý vùng nuôi và điều quan trọng
nhất là khi dịch bệnh xảy ra, việc tầm soát dễ thực hiện.
Đối với chủ đầu tư khi quyết định xây nhà yến mới , để không gánh chịu thất bại là phải
thực hiện trong vùng có chim yến sinh sống, thiết kế xây dựng được tính toán chính xác với
từng chi tiết, không bỏ sót yếu tố nào và vận hành môi trường nhà yến phù hợp theo yêu cầu
sinh lý của chim yến.
QUÝ KHÁCH CÓ NHU CẦU TÌM HIỂU VÀ NUÔI CHIM YẾN VUI LÒNG LIÊN HỆ:
0916 146 805
Trung tâm hỗ trợ
Liên hệ: Cty TNHH Nhà Yến Tầm Cao Việt
Hotline:, 0916 1468 05 Mr. Thành
ĐT: 08.6252 4947 - Fax: 08. 6252 4948
Email:
Website:
Blog: />

×