Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu của Cty Cổ phần Xây dựng Công Nghiệp Điện Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.16 KB, 41 trang )

Hoàng Nguyễn Long Hưng MSV: 03A05546NB
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với khu vực và thế giới, xây
dựng một nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Do vậy chúng ta
đã, đang đầu tư vào mọi ngành sản xuất của nền kinh tế. Trong đó đầu tư
vào ngành xây lắp chiếm một tỷ trọng lớn nhất, muốn phát triển nền kinh tế
thì hệ thống cơ sở hạ tầng được ưu tiên hàng đầu. Nhưng vấn đề đặt ra hiện
nay đối với các dự án xây lắp đó là việc đáp ứng tốt nhất yêu cầu về chất
lượng thời gian, chi phí. Đối với các nhà đầu tư thì muốn hoàn thành dự án
với mức chi phí thấp nhất, thời gian nhanh nhất và chất lượng tốt nhất còn
đối với các nhà kinh doanh thì họ mong muốn đạt được mức lợi nhuận nhất
định khi họ thực hiện công việc. Có một phương thức được coi là kết hợp
tốt nhất đối với các yêu cầu đó cho cả nhà đầu tư và nhà kinh doanh đó là
đầu thầu. Việc sử dụng phương pháp đầu thầu ngày càng tỏ ra có hiệu quả
đối với cá dự án thuộc tất cả các thành phần kinh tế; dự án thuộc khu vực
Nhà nước, dự án được sự tại trợ của các định chế tài chính quốc tế,…
Trong một nền kinh tế thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt các
doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, nhất là cá doanh nghiệp xây lắp,
liên tục phải đổi mới để nâng cao khả năng thắng thầu. Sau một thời gian
thực tập và nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Xây dựng Công Nghiệp Điện
Hà Nội, nhận thức được vai trò quan trọng của đầu thầu đối với Công ty và
cũng thấy được những tồn tại, khó khăn mà Công ty còn đang gặp phải
trong công tác đấu thầu, tôi quyết định chọn đề tài: Giải pháp nâng cao
khả năng thắng thầu của Công ty Cổ phần Xây dựng Công Nghiệp
Điện Hà Nội.
Khoa: Quản lý doanh nghiệp

Hoàng Nguyễn Long Hưng MSV: 03A05546NB
CHƯƠNG I
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
XÂY DỰNG ĐIỆN HÀ NỘI:


1.Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty Cổ phần Xây dựng Công Nghiệp Điện Hà Nội là doanh
nghiệp trực thuộc tổng công ty cơ khí xây dựng Việt nam được thành lập
theo quyết định số 807/BXD ngày 28-9-1996 và được thành lập lại theo
quyết định số 555/QĐ- BXD ngày 04-04-2000 của Bộ trưởng bộ xây dựng,
có trụ sở chính tại KhuÊt Duy TiÕn - quËn Thanh Xu©n - Hµ Néi. Công ty có
các chi nhánh thị trấn Sông Công tỉnh Thái Nguyên, thị trấn Phúc Yên, Mê
Linh, Vĩnh Phúc.
Hiện tại, Công ty có chức năng và nhiệm vụ sau:
+ Tổng thầu xây dựng, lập và làm chủ các dự án xây dựng.
+ Tổ chức xây dựng các công trình dân dụng vừa và nhỏ, xây dựng công trình
hạ tầng kỹ thuật, thủy lợi v.v...
+ Tổ chức kinh doanh cho thuê văn phòng khách sạn.
2.Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến công tác đấu
thầu của Công ty.
2.1.Đặc điểm sản phẩm và thị trường của Công ty.
- Là sản phẩm đơn chiếc, được thực hiện theo yêu cầu cụ thể của chủ đầu tư.
- Sản phẩm được sản xuất và sử dụng trên mọi địa điểm có tính cố định.
- Sản phẩm sản xuất có tính mùa vụ.
Với những đặc điểm như vậy ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty như sản xuất không được tập trung làm phân tán mọi
nguồn lực của Công ty tạo sự thiếu việc làm giả tạo lúc thi công dồn dập, lúc
lại không có việc làm.
Trong giai đoạn hiện nay thì thị trường xây dựng cơ bản đang có sự cạnh
tranh mạnh. Các Công ty xây dựng đã phát triển mạnh cả về chất lượng và yêu
cầu mỹ thuật công trình. Địa bàn hoạt động của Công ty thường trên địa bàn
thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận khác. Bên cạnh đó nguồn vốn đầu tư xây
Khoa: Quản lý doanh nghiệp
1
Hoàng Nguyễn Long Hưng MSV: 03A05546NB

dựng cơ bản trong giai đoạn hiện nay lại sụt giảm do ảnh hưởng chính sách
của Nhà nước quản lý chặt chẽ hơn vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Đòi hỏi về chất lượng của kỹ, mỹ thuật các công trình ngày càng cao
trong lúc yêu cầu về chi phí lại giảm để bảo đảm tính cạnh tranh trong đấu
thầu là một sức ép mạnh mẽ đòi hỏi Công ty phải cố gắng đổi mới để thích nghi.
2.2.Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý điều hành của Công ty.
Công ty Cổ phần Xây dựng Công Nghiệp Điện Hà Nội là một đơn vị
hạch toán độc lập có quyền tự chủ trong kinh doanh và tự chủ về tài chính,
chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi với Tổng Công ty xây dựng cơ
khí xây dựng. Hoạt động dưới sự điều hành của Tổng Giám Đốc Công ty
và sự uỷ nhiệm của Hội Đồng Quản Trị (HĐQT), Tổng Công ty.
Công ty Cổ phần Xây dựng Công Nghiệp Điện Hà Nội có các ngành
nghề kinh doanh chính sau:
+ Xây dựng các công trình dân dụng
+ Xây dựng các công trình công nghiệp
+ Xây dựng các công trình thuỷ lợi
+ Xây dựng kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp đến cấp 1
+Xây dựng các công trình đường giao thông cấp 2
+ Xây dựng các công trình điện, nước, điện lạnh
+ Xây lắp các công trình đường dây và trạm điện đến 110 kv
+ Lắp đặt máy móc thiết bị và chuyển giao dây chuyền công nghệ
+ Gia công lắp đặt khung nhôm kính
+ Gia công lắp đặt thiết bị phi tiêu chuẩn và kết cấu thép
+Vận tải đường bộ
+ Kinh doanh phát triển nhà và công trình kỹ thuật và hạ tầng đô thị,
khu công nghiệp
+ Xuất khẩu vật tư thiết bị và dây chuyền công nghệ
+ Sản xuất, kinh doanh vật tư, thiết bị, vật liệu xây dựng
Khoa: Quản lý doanh nghiệp
2

Hoàng Nguyễn Long Hưng MSV: 03A05546NB
+ Hoạt động tư vấn và đầu tư xây dựng:
Trong Công ty, Tổng Giám Đốc là người chịu trách nhiệm cao nhất trước
Tổng Công ty và pháp luật của Nhà nước về mọi lĩnh vực hoạt động kinh
doanh của Công ty mình. Giúp việc cho Giám đốc có hai Phó Tổng Giám đốc.
Phòng kế hoạch - kỹ thuật có nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo Công ty,
hướng dẫn và giúp cho các đơn vị sản xuất từ khâu tiếp cận thị trường ký kết
hợp đồng kinh tế cho đến khâu thanh quyết toán, thẩm định và thanh lý giá trị công trình.
Phòng tài vụ có nhiệm vụ chuẩn bị và cung ứng vốn đầu tư và nhiệm vụ
quản lý tài chính và nguồn vốn.
Phòng tổ chức - hành chính phụ trách 3 nhóm công tác là công tác tổ chức
nhân lực, công tác quản lý lao động và công tác quản lý tiền lương.
Các đơn vị sản xuất (đội, công trường) có nhiệm vụ trực tiếp tổ chức sản
xuất thi công công trình dưới sự chỉ đạo và quản lý của Giám đốc Công ty
thông qua các phòng ban nghiệp vụ.
Trong công tác đấu thầu, Ban dự án là bộ phận nòng cốt. Ban có nhiệm
nắm bắt thông tin về khả năng đầu tư xây dựng cơ bản của các chủ đầu tư, thu
thập thông tin, số liệu về đơn giá, giá vật tư, nhân công, máy của các khu vực
tại từng thời điểm, các chế độ, chính sách có liên quan đến công tác xây dựng
cơ bản để tham mưu cho lãnh đạo và tổ chức lập hồ sơ dự thầu các công trình
đảm bảo cho các hợp đồng được ký kết với giá bỏ thầu cạnh tranh nhưng vẫn
đủ chi phí và có lợi nhuận. Để thực hiện được nhiệm vụ này, Ban dự án phải
chủ động thực hiện công tác Marketing, mở rộng quan hệ với các chủ đầu tư,
tìm hiểu thị trường và nghiên cứu các tài liệu, thông tin có liên quan đến đấu
thầu và kết với các Phòng, Ban trong Công ty để tổ chức lập hồ sơ đấu thầu.
2.3.Đặc điểm về công nghệ thiết bị của Công ty.
Công ty đã chú trọng tới việc đầu tư đổi mới thiết bị, đặc biệt là đấu thầu
tư theo chiều sâu, nâng cao năng lực thi công thực sự.
Khoa: Quản lý doanh nghiệp
3

Hoàng Nguyễn Long Hưng MSV: 03A05546NB
Bảng 1: Một số loại máy móc thiết bị thi công của Công ty
TT Tên và mã hiệu của thiết bị Số lượng Năng lực HĐ Ghi chú
1 Máy xúc đào thuỷ lực
KOBELCO SK 200-6
02 0,8 M3 Nhật
2 Máy xúc đào thuỷ lực HITACHI 02
0,6 ÷ 0,8 m
2
Nhật
3 Máy ủi KOMATRU 02 230 CV Nhật
4 Máy lu rung SAKAI 04 10 tấn Nhật
5 Máy lu tĩnh 10
10 ÷12 tấn
Nhật
6 Máy san gạt NIVALƠ 04 Lưỡi gạt 3,7m Nhật
7 Máy lu san lấp 02
8 ÷10 tấn
Nhật
8 Cẩu ADK 01 12,5 tấn Đức
9 Máy ép cọc 02 120 tấn Việt Nam
10 Đầu búa phá đá FURUKAWA 02 1333 -1450 kg Nhật
11 Búa máy thuỷ lực 02 50 tấn Nhật
12 Máy vận thăng 04 1000 kg VN,TQ
13 Xe tải HUYNDAI 02 8 tấn Hàn Quốc
14 Cẩu lắp tren xe 02 3 tấn
15 Cẩutháp KB 100 01 27 M – 5 T Liên Xô
16 Cầu thiếu nhi 04 Q = 1 tấn Liên Xô
17 Xe ben tự đổ IFA W50 10 6T Đức
18 Máy trộn bê tông 10 250l VN,QT

19 Máy trộn vữa 04 175l VN,TQ
20 Máy cắt uốn thép vạn năng 04 TQ
21 Máy thuỷ chuẩn 04 Nhật
22 Trạm trộn bê tông atphan 01
40 ÷50 tấn/h
23 Máy trải nhựa bê tông apphan 01 300 tấn/h Đức
24 Máy ép khí 02 20 m
3
/phút Nhật
25 Pa lăng điện 04 3T, 5T Liên Xô
26 Kích thuỷ lực 02 10T
27 Đầm bàn 16 LX, TQ
28 Đầm đùi 20 Nhật, TQ
29 Máy mài 12 1,7kw – 750 LX.B.lan
30 Máy đột dập 10 Nhật, VN
31 Máy hàn, khoan 20 Nhật, LX
32 Ô tô TOYOTA 02 4 chỗ Nhật
33 Ôtô ZACE 01 7 chỗ Nhật
34 Máy phát điện 04
25 ÷100KV
Nhật
35 Máy tính + FAX 25
36 Máy FOTOCOPY 05 Nhật
2.4..Đặc điểm về lao động.
Khoa: Quản lý doanh nghiệp
4
Hoàng Nguyễn Long Hưng MSV: 03A05546NB
Công ty hiện có một lực lượng lao động gồm gần 300 cán bộ công nhân
viên với cơ cấu như ở bảng 2 (các biểu tượng năng lực ở bảng 2).
Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật ở các phòng ban

nghiệp vụ gồm 40 kỹ sư, 20 cán bộ trung cấp được thử thách qua thực tế thi
công các dự án lớn.
Bảng 2: Cán bộ chuyên môn của Công ty cổ phần Xây dựng Công Nghiệp
Điện Hà Nội.
TT Cán bộ chuyên môn và kỹ thuật Số lượng
I. Đại học và trên đại học.
-Kỹ sư xây dựng
-Kỹ sư kinh tế
-Kỹ sư máy xây dựng
40
26
11
3
II. Trung cấp
-Trung cấp xây dựng
20
20
Bảng 3: Công nhân các ngành nghề
TT Công nhân theo nghề Số lượng Bậc 3/7 Bậc4/7 Bậc 5/7
I
Công nhân xây dựng
110 45 52 13
II Công nhân kỹ thuật
CN lái xe tải
CN lái xe con
CN lái máy xúc
CN lái cẩu
CN vận hành
CN cơ khí
Thợ điện công trình

49
2
3
3
2
9
28
12
31
2
3
4
22
6
18
3
2
5
6
6
Khoa: Quản lý doanh nghiệp
5
Hoàng Nguyễn Long Hưng MSV: 03A05546NB
Biểu đồ số 1:Biểu diễn cơ cấu lao động theo độ tuổi trong Công ty cổ
phần Xây dựng Công Nghiệp Điện Hà Nội tính đến ngày 1/4/2007

2.50%
48%
34.00%
19.00%

0.00%
10.00%
20.00%
30.00%
40.00%
50.00%
18-25 26- 35 36-45 46- 60
Qua biểu đồ số 1 em thấy, cơ cấu lao động của Công ty trẻ, trong
ngành xây dựng cần phải có những người trẻ trung, năng động sáng tạo có sức
khỏe và có trình độ. Hơn nữa đội ngũ lao động hơn 35 tuổi chiếm 53%, đây là
những người có kinh nghiệm trong hoạt động xây dựng cơ bản, có chuyên
môn vững vàng, tay nghề thành thạo, nghiệp vụ tinh thông.
2.5.Đặc điểm về nguyên vật liệu.
Do đặc điểm của sản phẩm Công ty là các công trình xây dựng ở các địa
bàn khác nhau nên về nguyên vật liệu của Công ty phải huy động ở nhiều địa
phương khác nhau nơi có công trình. Những nguyên vật liệu chủ yếu phục vụ
cho thi công ở công trường gồm các loại đá, sắt, thép, xi măng. Các loại vật
liệu này tùy thuộc vào từng công trình nhưng thường có khối lượng rất lớn.
Về chất lượng của nguyên vật liệu; Công ty dùng những loại nguyên vật
liệu có chất lượng rất cao, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của công trình và
được chủ đầu tư chấp nhận. Nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho Công ty
được khai thác tại địa điểm có công trường thi công.
Khoa: Quản lý doanh nghiệp
Độ tuổi
%
6
Hoàng Nguyễn Long Hưng MSV: 03A05546NB
2.6.Đặc điểm về tài chính.
Bảng 4: Bảng tình hình năng lực tài chính của Công ty trong 3 năm
Đơn vị tính: VNĐ

TT Tài sản Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
1 Tổng tài sản có 36.075.866.351 41.184.945.819 65.285.962.148
2 Tài sản có lưu động 31.041.724.411 37.747.976.039 45.825.749.275
3 Tổng số nợ phải trả 26.912.671.371 30.102.530.865 65.285.962.148
4 Vốn luân chuyển 10.624.208.138 20.988.474.378 41.886.565.101
5 Nợ phải trả trong kỳ 24.417.387.205 27.698.350.145 23.399.397.183
6 Doanh thu 43.750.625.520 67.769.410.000
100.417.300.157
7 Lợi nhuận trước thuế 549.955.634 886.697.624
8 Lợi nhuận sau thuế 292.215.386 362.958.179 664.570.838

Khoa: Quản lý doanh nghiệp
7
Hoàng Nguyễn Long Hưng MSV: 03A05546NB
Bảng 5: Một số chỉ tiêu trong báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty trong
năm 2006 và năm 2007.
STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007
1
Doanh thu 67.769.410.000
100.417.300.157
2 Giá vốn hàng bán 45.158.455.342 43.617.512.960
3 Chi phí quản lý DN 6.351.348.447 6.083.074.726
4 Lợi nhuận gộp 6.252.759.420 6.439.065.091
5 Thu nhập hoạt động tài chính 705.019.281 760.210.239
6 Chí phí hoạt động tài chính _ 713.674.580
7 Lợi nhuận hoạt động TC 705.019.281 760.210.239
8 Thu nhập bất thường 160.050.000 430.945.182
9 Chi phí Bất thường 90.891.212 90.530.000
10 Lợi tức bất thường 6.158.788 43.415.182
11 Nộp ngân sách

-thuế GTGT
-thuế TNDN
-vốn
-thuế đất
-thuế khác
717.839.695
372.395.894
68.490.013
192.910.900
850.000
765.448.875
384.225.218
68.490.013
173.250.000
850.000

Ta có thể nhận thấy năm 2007 doanh thu của Công ty tăng lên dẫn tới
lợi nhuận cũng tăng lên theo do Công ty tìm được nhiều công trình. Vào cuối
năm 2007, nhờ Công ty đã bắt đầu tăng cường khả năng Marketing nên vào
qúy 4 năm 2007 Công ty đã được một số chủ đầu tư mời thầu, và cũng vào
thời điểm này Công ty dã biết được kết quả trúng thầu của 4 dự án quy mô
khá lớn. Chính vì vậy, có thể dự toán DT của Công ty đến cuối năm 2008 sẽ
tăng lên đến 6 tỷ đồng so với năm 2007 do Công ty sẽ nghiệm thu một số
công trình có quy mô nhỏ vào cuối năm 2008. Cho đến hiện nay, Công ty
đang có được 3 công trình tương đối lớn và một số công trình nhỏ đang được
thực hiện .
Khoa: Quản lý doanh nghiệp
8
Hoàng Nguyễn Long Hưng MSV: 03A05546NB
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH THAM GIA CÔNG TÁC ĐẤU THẦU

CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ LẮP MÁY ĐIỆN
NƯỚC SỐ 3 THỜI GIAN TỪ NĂM 2005 – 2007
I. Phân tích tình hình thực hiện công tác đấu thầu xây dựng của Công ty
cổ phần Xây dựng Công Nghiệp Điện Hà Nội.
1.Thực trạng hoạt động đấu thầu xây dựng ở nước ta hiện nay.
Là một nước đang phát triển có tốc độ tăng trưởng khá cao trong nhiều
năm gần đây nguồn vốn dành cho xây dựng cơ bản nước ta tương đối lớn.
Hiện nay để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng đã chọn phương thức đấu
thầu để tìm đối tác. Nhà nước đã ban hành quy chế đấu thầu theo nghị định
42/CP ngày 16/7/1996 và văn bản bổ sung theo nghị định 92/CP ngày
23/8/1997 và nghị định 52/1999 NĐ - CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ, công
tác tổ chức đấu thầu đã diễn ra tốt hơn, các công trình xây dựng có chí phí hợp
lý tiết kiệm, đồng thời đạt yêu cầu về chất lượng kỹ thuật, mỹ quan, tính năng
sử dụng. Giá trúng thầu công trình thường sát với giá dự toán đề ra. Tuy
nhiên, công tác đấu thầu và giao thầu các công trình xây dựng ở nước ta vẫn
còn nhiều vấn đề bất hợp lý gây không ít bức xúc cho các nhà đầu tư lẫn các
nhà thầu và là một đề tài được dư luận xã hội quan tâm.
Đối với các dự án có vốn đầu tư trong nước thì vẫn có tình trạng đấu thầu
chiếu lệ gây tốn kém chi phí cho các nhà thầu và đặc biệt là chứng tỏ môi
trường cạnh tranh không lành mạnh. Mặc dù chưa có trường hợp nào bị phát
hiện là có sự móc ngoặc giữa nhà thầu và cơ quan tư vấn của chủ đầu tư hoặc
sự liên kết giữa các nhà thầu nhưng đây là một thực trạng đáng buồn trong
công tác đấu thầu xây dựng ở nước ta hiện nay.
Vấn đề thứ hai là hiện tượng có một số nhà thầu tham gia đấu thầu với giá
thầu cực thấp làm bất ngờ các đối thủ khác. Không hiểu làm sao mà có thể
đưa ra giá thầu thấp như vậy, mà việc giá dự thầu hơn các đối thủ đảm bảo
60% thắng thầu. Bởi vì hiện nay tiềm lực kinh tế, kỹ thuật và hồ sơ kinh
nghiệm của các tổ chức xây dựng không có sự chênh lệch lớn nữa.
Khoa: Quản lý doanh nghiệp
9

Hoàng Nguyễn Long Hưng MSV: 03A05546NB
Thực trạng này tồn tại được bởi hai nguyên nhân:
- Thứ nhất là nhà thầu cố gắng trúng thầu bằng mọi giá để sau khi trúng
thầu thì tìm cách xoay xở để được chủ đầu tư tăng giá dự toán lớn bằng các
biện pháp như phát sinh công việc, thay đổi thiết kế.
- Thứ hai khi trúng thầu với giá thấp nhà thầu sẽ cho ra sản phẩm kém
chất lượng, không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật rồi lại dùng các hoạt động
tiêu cực khi nghiệm thu bàn giao công trình để được chủ đầu tư chấp nhận.
Đây chính là lý do tại sao rất nhiều công trình xây dựng vừa hoàn thành bàn
giao chưa được bao lâu đã xuống cấp phải sửa chữa, cải tạo gây tốn kém tiền
của, sức lao động.
2.Các giai đoạn của một quá trình tham gia đấu thầu của Công ty cổ
phần Xây dựng Công Nghiệp Điện Hà Nội.
Sơ đồ 1: Trình tự đấu thầu trong nước.
Khoa: Quản lý doanh nghiệp
Giai đoạn sơ tuyển.
- Nộp hồ sơ pháp nhân của
Công ty xin dự sơ tuyển.
- Mua hồ sơ mời thầu.
Giai đoạn chuẩn bị và nộp
hồ sơ dự thầu.
- Soạn thảo tài liệu đấu thầu
theo yêu cầu của hồ sơ mời
thầu.
- Các ứng thầu thăm công
trường.
- Sửa bổ sung tài liệu đấu
thầu.
- Nộp hồ sơ dự thầu và bảo
lãnh dự thầu

Mở và đánh giá đơn thầu.
- Đánh giá hồ sơ dự thầu.
- Công bố trúng thầu và nộp
bảo lãnh hợp đồng.
- Ký hợp đồng giao thầu.
10
Hoàng Nguyễn Long Hưng MSV: 03A05546NB
2.1.Theo nghị định số 88/1999/ NĐ_CP. Nội dung chuẩn bị hồ sơ dự thầu
xây lắp gồm:
* Các nội dung về hành chính, pháp lý.
- Đơn dự thầu hợp lệ (phải có chữ ký của người có thẩm quyền).
- Bản sao giấy đăng ký kinh doanh.
- Tài liệu giới thiệu năng lực và kinh nghiệm cuả Công ty.
- Bảo lãnh dự thầu.
* Các nội dung về kỹ thuật:
- Biện pháp và tổ chức thi công đối với gói thầu.
- Tiến độ thực hiện hợp đồng
- Đặc tính kỹ thuật , nguồn cung cấp vật tư, vật liệu xây dựng.
- Các biện pháp đảm bảo chất lượng.
* Các nội dung về thương mại, tài chính.
- Giá dự thầu kèm theo thuyết minh và biểu giá chi tiết.
- Điều kiện tài chính (nếu có)
- Điều kiện thanh toán.
2.2.Lập phương án thi công cho gói thầu.
Trong hồ sơ dự thầu đây là phần “biện pháp thi công tổng thể và chi tiết
các hạng mục công trình”. Phần này do các chuyên gia kỹ thuật lập. Căn cứ
vào tình hình thực tế hiện trường khi khảo sát, căn cứ vào bản vẽ bố trí mặt
bằng, các chuyên gia kỹ thuật lập sơ đồ, thiết kế các bản vẽ và lập phương án
thi công cho công trình.
Phương án thi công không phải là yếu tố quan trọng nhất trong đánh giá

cho điểm, nhưng nó cũng ảnh hưởng nhất định đến khả năng trúng thầu của
Công ty cổ phần Xây dựng Công Nghiệp Điện Hà Nội. Vì vậy việc lập các
phương án thi công công trình cần phải được thực hiện kỹ càng, cẩn thận, và
phải tính đến những chi tiết nhỏ nhất để đảm bảo tính chặt chẽ của phương án.
Thường những dự án đấu thầu do Công ty tham gia sẽ có bản vẽ hoặc thiết kế
sẵn của bên mời thầu. Công ty sẽ xem xét bản thiết kế này và đề xuất các giải
Khoa: Quản lý doanh nghiệp
11
Hoàng Nguyễn Long Hưng MSV: 03A05546NB
pháp kỹ thuật nếu phát hiện sai sót để điều chỉnh, đây là cơ sở để nâng cao uy
tín của Công ty đối với chủ đầu tư.
2.3.Công tác xác định gía bỏ thầu.
Về nguyên tắc, giá dự thầu được tính dựa trên khối lượng công việc xây
lắp trong bảng tiên lượng hồ sơ mời thầu. Tính toán những khối lượng chính
theo Bản vẽ TK - TC được giao so sánh với tiên lượng mời thầu, nếu phát
hiện có sự chênh lệch lớn thì yêu cầu chủ đầu tư xem xét và bổ sung (vì tiên
lượng dự toán do chủ đầu tư cấp sẽ quyết định giá bỏ thầu của Công ty) .
“Giá gói thầu” được cấp có thẩm quyền phê duyệt căn cứ vào Đơn gía
XDCB số 24/1999/QĐ - UB của Thành phố Hà Nội. Dựa trên mặt bằng giá
vật liệu chung tại thời điểm xây dựng đơn giá.
Nội dung chi tiết của giá dự thầu trong xây lắp gồm các khoản mục:
- Chi phí trực tiếp.
- Chí phí chung.
- Thu nhập chịu thuế tính trước.
Giá trị dự toán xây lắp trước thuế: là mức giá để tính thuế VAT bao gồm các
chí phí trực tiếp, chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước. Các chi phí
này được xác định theo mức tiêu hao về vật tư, lao động, sử dụng máy và mặt
bằng giá khu vực từng thời kỳ (dựa vào đơn gía xây dựng do ủy ban nhân dân
Tỉnh, Thành phố ban hành).
a.Chi phí trực tiếp của các loại công tác.

a.1.Chi phí vật liệu.
Bao gồm vật liệu chính, vật liệu phụ - kỹ thuật căn cứ vào bảng tiêu
lượng khối lượng công tác của chủ đầu tư, định mức sử dụng vật tư và mức
giá vật liệu địa phương có công trình để xác định chi phí vật liệu. Chi phí vật
liệu trong giá dự toán bỏ thầu phụ thuộc vào khối lượng công trình xây lắp
được duyệt và chi phí vật liệu cho từng công tác xây lắp. Đồng thời nó cũng
phụ thuộc vào chi phí vận chuyển và chênh lệch giá vật liệu giữa thực tế và
đơn giá định mức và Công ty cũng đã lập riêng một đơn giá để áp dụng việc
chi đấu thầu của Công ty. Công ty xác định chi phí vật liệu: VI
Khoa: Quản lý doanh nghiệp
12
Hoàng Nguyễn Long Hưng MSV: 03A05546NB
VI = ΣQi x Dvi
Trong đó:
- Qi: Khối lượng công tác xây lắp thứ i.
- Dvi: Chí phí vật liệu trong đơn giá của Công ty dự toán xây dựng của công
việc xây lắp thứ i do Công ty lập.
a.2.Chi phí máy thi công :
Chi phí này được tính theo bảng giá ca máy, thiết bị thi công do Bộ xây
dựng ban hành (quyết định số 1260/1998/QĐ - BXD ngày 28/11/1998). Trong
đó chi phí nhân công thợ điều khiển, sửa chữa máy móc, thiết bị thi công được
tính như chi phí thi công. Một số chi phí thuộc các thông số tính trong giá ca
máy, thiết bị thi công (như xăng, dầu, điện năng,...) chưa tính giá trị gia tăng
đầu vào.
Công tác xác định máy chi phí máy thi công:
M = ΣQi x Dvi
Trong đó: - Qi: khối lương công việc xây lắp thứ i.
- Dmi: Chi phí máy thi công trong đơn giá XDCB của Công ty lập
trên năng lực thực tế máy móc thiết bị của mình.
a.3.Chi phí nhân công.

Chi phí nhân công được tính cho công nhân trực tiếp sản xuất. Nếu thuê
nhân công ngoài dựa vào mặt bằng giá nhân công tại vị trí của công trình.
Chi phí nhân công ( ký hiệu là NC): Được tính theo công thức.
NC= ΣQi x Dni (1+F1/h1n+F/h2n)
Trong đó:
- Qi: khối lượng công việc xây lắp thư i.
- Dni: chi phí nhân công nằm trong đơn giá xây dựng chi tiết cho công việc
thứ i do Công ty lập.
- F1: các khoản phụ cấp tính theo lương (nếu có) tính theo tiền lương cấp
bậc mà chưa được tính hoặc chưa đủ trong đơn xây dựng hiện hành.
- F2: Các khoản phụ cấp lương (nếu có) tính theo tiền lương cấp bậc mà
chưa được tính hoặc chưa đủ trong đơn giá xây dựng cơ bản.
Khoa: Quản lý doanh nghiệp
13
Hoàng Nguyễn Long Hưng MSV: 03A05546NB
- h1n: Hệ số biểu thị quan hệ giữa chi phí cho nhân công trong đơn giá so
với tiền lương tối thiểu của nhóm lương thứ n.
- h2n: Hệ số biểu thị quan hệ giữa chi phí cho nhân công trong đơn giá so
với tiền lương tối thiểu của nhóm lương thứ n.
Như vậy, chi phí trực tiếp (T) được tính:
T = VL + M + NC
b.Chi phí chung: Loại chi phí này được tính theo tỷ lệ (%) so với chi phí
nhân công trong giá dự toán bỏ thầu cho từng loại công trình hoặc lĩnh vực
xây dựng chuyên ngành theo quy định của Bộ xây dựng.
C = P x NC
Trong đó:
- C: chi phí chung.
- NC: chi phí nhân công.
- P: Định mức chi phí chung (%) cho các loại công trình.
c. Thu nhập chịu thuế tính trước.

Trong giá trị dự toán bỏ thầu, mức thu nhập chịu thuế tính trước bằng tỷ
lệ phần trăm (%) so với chi phí trực tiếp và chi phí chung cho từng loại công
trình. Khoản thu nhập chịu thuế tính trước sử dụng để nộp, phải trừ khác.
Phần còn lại được trích lập các qũy theo quy chế quản lý tài chính và hạch
toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước ban hành kèm theo nghị định
số 59 - CP ngày 3/10/1996.
d. Thuế giá trị ra tăng đầu ra.
Thuế giá trị gia tăng đầu ra sử dụng để trả số thuế giá trị gia tăng đầu vào
mà Công ty đã ứng trả trước khi mua vật tư, nhiên liệu năng lượng chưa được
tính và chi phí vật liệu, chi phí máy thi công và chi phí chung trong dự toán
xây lắp trước thuế và phần thuế giá trị gia tăng mà Công ty phải nộp. Mức
thuế suất thuế giá trị gia tăng áp dụng cho Công ty là 5%.
Công tác xác định giá dự toán xây lắp như sau:
Đây là phần có tính chất định lượng quyết định đơn vị trúng thầu nên yêu
cầu xác định giá bỏ thầu đối với Công ty rất quan trọng. Công ty sau khi nhận
được hồ sơ mời thầu thì căn cứ vào các định mức Nhà nước kết hợp với việc
Khoa: Quản lý doanh nghiệp
14

×