Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ TỈNH THANH HÓA - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 119 trang )

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, vai trò của con người với tư
cách là người lao động – người sản xuất lớn lao. Ở mỗi nước, ngoài sự quan tâm
đến sức lao động thì việc nâng cao về chất lượng, tiềm năng của con người, nhằm
tạo ra nguồn lao động có chất lượng cao, có năng suất cao hơn là rất quan trọng. Từ
đó việc nâng cao CLCS cho mỗi người dân luôn được coi là nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế.
Trong thời đại ngày nay cùng với sự phát triển như vũ bão của cách mạng
khoa học kĩ thuật đã làm cho nền kinh tế thế giới có nhiều bước thay đổi vượt bậc.
Từ điều kiện và trình độ khác nhau nên các quốc gia trên thế giới đã hình thành một
bức tranh tương phản giữa các nước phát triển và đang phát triển. Ở các nước có
nền kinh tế phát triển, CLCS của người dân là rất cao và ngược lại ở các nước đang
phát triển, phần lớn dân cư đang phải đối mặt với đói nghèo.
Vì thế nhiệm vụ đặt ra cho mỗi quốc gia, mỗi người dân là phải xóa đói giảm
nghèo, rút ngắn sự chênh lệch về giàu nghèo, tiến tới một xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh. Để thực hiện được nhiệm vụ trên thì biện pháp hữu hiệu nhất là nâng
cao chất lượng cuộc sống của dân cư. Vậy CLCS là gì? Tiêu chí nào để đánh giá
CLCS? Cần có những biện pháp nào để nâng cao CLCS? là những vấn đề cấp thiết
cả về lý luận và thực tiễn. Mỗi quốc gia, mỗi tỉnh đã, đang và sẽ xây dựng cho mình
những chiến lược, kế hoạch để nâng cao CLCS người dân dựa trên cơ sở khoa học
và thực tiễn cụ thể của đất nước mình.
Đối với Việt Nam, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2011 – 2020
của Đảng ta đã khẳng định: “Phát triển con người phải được coi là chiến lược trung
tâm của Việt Nam” và trên thực tế trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa – hiện
đại hóa đất nước, CLCS của người dân đã được Đảng và Nhà Nước ta xác định là
một trong những vấn đề trọng tâm quan trọng hàng đầu.
Thanh Hóa là tỉnh nằm ở vùng Bắc Trung Bộ, có vị trí chiến lược quan trọng
về mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh quốc phòng đối với vùng Đồng bằng sông
Hồng và Duyên hải Nam Trung Bộ. Trong những năm qua, Đảng, chính quyền và
1


ban ngành các cấp trong tỉnh đã chú trọng hơn đến việc nâng cao CLCS cho người
dân. Nhiều năm trở lại đây, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đã góp phần rất
lớn làm cải thiện đời sống nhân dân đặc biệt là các xã vùng cao, vùng sâu, vùng dân
tộc ít người.
Với mong muốn vận dụng những kiến thức đã được trang bị trong quá trình
học tập và nghiên cứu một vấn đề cụ thể tại địa phương mình đang sống và công
tác, góp phần tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao CLCS cho người dân trong
tỉnh, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ, tôi đã chọn đề tài: “Chất
lượng cuộc sống dân cư tỉnh Thanh Hóa” làm luận văn thạc sỹ của bản thân.
2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu
Vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn về CLCS dân cư ở trong nước và trên thế
giới, luận văn nhằm làm rõ nguyên nhân, thực trạng CLCS dân cư tỉnh Thanh Hóa,
từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao CLCS cho người dân các dân tộc trong tỉnh.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về CLCS để vận dụng vào địa bàn
nghiên cứu.
- Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến CLCS dân cư tỉnh Thanh Hóa.
- Phân tích thực trạng CLCS dân cư tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2000 –
2010 dựa theo những tiêu chí cụ thể.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao CLCS của người dân tỉnh Thanh Hóa
đến năm 2020.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu theo ba nhóm chỉ tiêu cơ
bản về CLCS: về kinh tế (GDP/người, thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ hộ
nghèo), về giáo dục (y tế và chăm sóc sức khỏe) và một số chỉ tiêu phúc lợi như vấn
nhà ở, sử dụng nước sạch, tỷ lệ các hộ dùng điện
- Thời gian nghiên cứu: từ năm 2000 – 2010
- Lãnh thổ nghiên cứu: toàn bộ tỉnh Thanh Hóa và đi sâu đến 27 huyện, thị xã
và thành phố Thanh Hóa, có so sánh với các tỉnh lân cận và vùng Bắc Trung Bộ.

2
4. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Trên thế giới: đã có một số tác giả nghiên cứu đến cuộc sống dân cư như:
R.C.Sharma với tác phẩm: “Dân số - tài nguyên – môi trường – chất lượng cuộc
sống” năm 1998 đã nghiên cứu CLCS dân cư trong mối quan hệ với phát triển dân
số ở mỗi quốc gia. Theo ông, chất lượng cuộc sống là sự đáp ứng đầy đủ về các yếu
tố vật chất và tinh thần cho người dân.
Theo nghiên cứu của William Bell đã mở rộng toàn diện hơn khái niệm chất
lượng cuộc sống, gắn với các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, sinh thái
Năm 1990, tổ chức UNDP của Liên hiệp quốc đã đưa ra chỉ số HDI( chỉ số
phát triển con người) dựa trên những chỉ tiêu về thu nhập, sức khỏe, tri thức và được
coi là ba mặt cơ bản phản ánh CLCS. Hệ thống các chỉ tiêu này đã phản ánh cách tiếp
cận mới, có tính hệ thống hơn, đã coi: “phát triển con người là sự mở rộng phạm vi
lựa chọn của con người để đạt đến một cuộc sống trường thọ, khỏe mạnh và xứng
đáng với con người ”. Điều này bao hàm hai khía cạnh chính là mở rộng các cơ hội
lựa chọn của con người nhằm hưởng thụ một cuộc sống hạnh phúc, bền vững.
Những nghiên cứu này đã đề cập đến các khái niệm, chỉ tiêu và thực trạng
các vấn đề về dân số, tài nguyên, môi trường và phát triển, CLCS. Đây là những
tiền đề lý luận và thực tiễn của nhiều công trình nghiên cứu về chất lượng cuộc sống
của dân cư ở nước ta.
Ở Việt Nam, từ những năm cuối thế kỉ XX đã có nhiều công nghiên cứu trình
khoa học có liên quan đến chất lượng cuộc sống như: “các chỉ số và chỉ tiêu phát
triển con người” của Nguyễn Quán (1995), “Điều tra mức sống dân cư Việt Nam
1997 – 1998”, “Mức sống trong thời kỳ bùng nổ kinh tế Việt Nam, 2001” của tập thể
các tác giả Đỗ Thiên Kính, Phùng Đức Tùng, Hồ Sĩ Cúc, Nguyễn Bùi Linh, Bùi
Thái Quyên, Hoàng Văn Kình, Lê Thị Thanh Loan, Nguyễn Phong. Các công trình
này đã phân tích các vấn đề có liên quan đến CLCS dân cư như thu nhập của người
dân, trình độ dân trí, chất lượng y tế, giáo dục và thông qua đó đã khẳng định về sự
cải thiện CLCS của các hộ gia đình Việt Nam giai đoạn 1993 – 1998.
Công trình nghiên cứu:“Báo cáo phát triển con người Việt Nam 2001 – Đổi

mới và sự nghiệp phát triển con người” của một tập thể gồm hơn 30 nhà khoa học
do Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia (nay là Viện Khoa học xã hội)
3
thực hiện đã tổng quan toàn bộ sự phát triển con người năm 2001, trong đó có lưu
tâm tới HDI theo vùng và tỉnh, thành phố.
Bên cạnh đó còn có thêm nhều công trình nghiên cứu khác như: “Con người
và phát triển con người’’ (NXB Giáo dục năm 2007) của PGS.TS Hồ Sĩ Quý, Viện
Thông tin KHXH – Viện KHXH Việt Nam với những nghiên cứu mang tính triết
học chuyên sâu đã cập nhật những tri thức mới nhất của thế giới về con người, phát
triển con người, trong đó có CLCS con người.
Một số công trình khác cũng đề cập tới CLCS dân cư trong mối quan hệ dân
số - phát triển bền vững như “dân số và phát triển” (2001) của GS Tống Văn Đường
chủ biên; “Dân số và phát triển kinh tế - xã hội” của PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ; “
Dân số và phát triển bền vững ở Việt Nam” (2004) do TS Nguyễn Thiện Trưởng
chủ biên – NXB Chính trị quốc gia.
Trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo cũng có một số đề tài luận án tiến sĩ và thạc
sĩ nghiên cứu về CLCS dân cư, như đề tài: “Phân tích chất lượng cuộc sống dân cư
thành phố Hải phòng” – luận án tiến sĩ Địa lí (2004) của Nguyễn Thị Kim Thoa.
Một số đề tài thạc sĩ khác như: “Nghiên cứu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Bắc
Kạn” của Nông Thị Việt Tuyên (1999), “Phân tích chất lượng cuộc sống dân cư
tỉnh Hòa Bình” của Nguyễn Anh Tôn (2002).
Ở Thanh Hóa cho tới thời điểm hiện tại mới chỉ có các báo cáo mang tính
chuyên đề của các Sở về mức sống: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất
điện của sở điện lực, Báo cáo tổng kết năm học và quy hoạch phát triển GD – ĐT và
nguồn nhân lực tỉnh Thanh Hóa; hay kết quả điều tra dân số và nhà ở tỉnh Thanh
Hóa năm 2010
5. CÁC QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Các quan điểm nghiên cứu
5.1.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Nghiên cứu CLCS trong mối quan hệ của nhiều yếu tố tự nhiên, kinh tế, dân

số luận văn chú trọng phân tích sự tổng hợp của các yếu tố ảnh hưởng đến CLCS
của người dân tỉnh Thanh Hóa. Mặt khác cũng cần phải thấy được khả năng phát
triển kinh tế của từng huyện để từ đó đề xuất những phương hướng, giải pháp nhằm
4
phát triển kinh tế - xã hội một cách có hiệu quả trong thời kì. Vì những yếu tố này
gắn liền với CLCS dân cư.
5.1.2. Quan điểm hệ thống
Việc nghiên cứu CLCS dân cư phải được xem xét theo quan điểm hệ thống
bởi Thanh Hóa là một trong 63 tỉnh, thành phố của cả nước, là một phân hệ trong hệ
thống kinh tế - xã hội Việt Nam. Bản thân CLCS dân cư tỉnh Thanh Hóa lại bao
gồm những phân hệ con cấp thấp hơn. Các hệ thống các cấp thấp có mối quan hệ
với nhau, khi nghiên cứu cần tìm hiểu sự tác động qua lại trong một hệ thống và
giữa các hệ thống với nhau.
5.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Bản thân CLCS mang tính lịch sử. CLCS dân cư được phân tích trong hoàn
cảnh cụ thể ở tỉnh Thanh Hóa và qua các giai đoạn phát triển cụ thể. Quan điểm lịch
sử nhằm phát hiện sự biến đổi theo thời gian của các chỉ tiêu CLCS, giải thích
nguyên nhân biến động ở hiện tại và tương lai.
5.1.4. Quan điểm phát triển bền vững
Khi nghiên cứu bất cứ một vấn đề kinh tế - xã hội nào cũng phải xem xét
trong mối quan hệ phát triển bền vững. Theo quan điểm này, các yếu tố về dân số,
kinh tế, tài nguyên, môi trường có liên quan chặt chẽ tới CLCS. CLCS được nâng
cao đồng nghĩa với việc nâng cao và duy trì chất lượng môi trường sống hay nói
cách khác là cân bằng tự nhiên. Ngược lại, tài nguyên môi trường suy thoái phản
ánh thực trạng CLCS thấp kém của mỗi vùng.
5.2. Các phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu
Nghiên cứu chất lượng cuộc sống trong thời gian dài là vấn đề phức tạp và
mang tính đa chiều, liên quan đến nhiều khía cạnh. Vì vậy, tất cả các số liệu thống
kê về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội nói chung từ cấp tỉnh đến cấp huyện của

Thanh Hóa là những thông tin dữ liệu đầu vào phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
Để phục vụ cho việc nghiên cứu đạt hiệu quả cao thì các số liệu cần được hệ thống
hóa khoa học để tránh những thiếu sót sau này.
Nguồn dữ liệu được thu thập bao gồm từ nhiều nguồn khác nhau như: Số
liệu qua các tài liệu báo cáo và các sổ sách lưu trữ tại các cơ quan hữu quan, từ các
5
niên giám thống kê, thống kê qua các số liệu tham khảo từ thực địa, qua các kết
quả điều tra
5.2.2. Phương pháp toán thống kê
Trên cơ sở các số liệu thống kê đã thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau,
tác giả sử dụng phương pháp thống kê toán học như những công cụ để tính toán các
chỉ số thành phần của CLCS, cho điểm các chỉ tiêu và đánh giá điểm tổng hợp
chung về CLCS theo toàn tỉnh và từng huyện, thành phố.
5.2.3. Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp
Trên cơ sở những nguồn tài liệu đã thu thập được, trong quá trình nghiên cứu
phải so sánh, phân tích, tổng hợp nhằm làm nổi bật đối tượng cần nghiên cứu và đưa
ra những đánh giá chính xác. Chất lượng cuộc sống dân cư là một khái niệm phức
tạp, các tư liệu sử dụng được đánh giá ở nhiều góc độ khác nhau. Do vậy, phải phân
tích để tìm ra được bản chất, so sánh các kết quả tổng hợp để rút ra những kết luận
xác đáng về chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Thanh Hóa.
5.2.4. Phương pháp thực địa
Là phương pháp quan trọng của những người nghiên cứu địa lí. Ngoài những
tài liệu thu thập được, tác giả cần có những khảo sát thực tế tại những địa bàn cụ
thể. Ngoài ra, việc khảo sát trên một số nhóm đối tượng là những căn cứ quan trọng
để đi đến kết luận của đề tài. Kết quả điều tra là một trong những căn cứ để xây
dựng các giải pháp.
5.2.5. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp này thực hiện bằng việc tham khảo ý kiến các chuyên gia có
năng lực trong từng lĩnh vực như kinh tế, giáo dục, y tế Thông qua tiếp xúc, trao
đổi, tham khảo ý kiến của các nhà khoa học để có thêm những nhận định chính xác

về CLCS.
5.2.6. Phương pháp bản đồ và GIS
Đây là phương pháp đặc trưng của Địa lí. Khi tiến hành nghiên cứu Địa lí
thường bắt đầu bằng bản đồ và kết thúc bằng việc thể hiện các đối tượng nghiên cứu
trên bản đồ. Phương pháp này cho phép cụ thể hóa các đối tượng theo không gian
và xây dựng hệ thống bản đồ có liên quan đến CLCS dân cư.
6
6. ĐÓNG GÓP CHỦ YẾU CỦA LUẬN VĂN
- Kế thừa, bổ sung và cập nhật cơ sở lý luận và thực tiễn về CLCS.
- Làm rõ được các nhân tố chủ yếu tác động đến CLCS dân cư tỉnh Thanh Hóa.
- Phân tích được thực trạng CLCS dân cư tỉnh Thanh Hóa theo các chỉ tiêu lựa
chọn.
- Đưa ra được một số giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao CLCS của người
dân trong tỉnh.
7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, các bản đồ,
bảng số liệu và biểu đồ, nội dung luận văn được trình bày trong ba chương sau đây:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng cuộc sống dân cư.
- Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng chất lượng cuộc sống dân cư
tỉnh Thanh Hóa.
- Chương 3: Quan điểm, mục tiêu và giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống
dân cư tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020.
7
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Khái niệm
CLCS là một khái niệm rộng và trừu tượng vì vậy đã có rất nhiều cách hiểu
khác nhau về nó tùy thuộc vào trình độ phát triển, nhận thức về văn hóa xã hội,
truyền thống của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng.

Trong tác phẩm nổi tiếng: “Dân số, tài nguyên, môi trường và chất lượng
cuộc sống ” của R.C.Sharma (1990) ông cho rằng: “Chất lượng cuộc sống là cảm
giác được hài lòng (Hạnh phúc) hoặc (thỏa mãn ) với nhũng nhân tố của cuộc sống
mà những nhân tố đó được coi là quan trọng nhất đối với bản thân một con người.
Thêm vào đó, CLCS là sự cảm giác được hài lòng với những gì mà con người có
được. Nó như cảm giác của sự đầy đủ hay là sự trọn vẹn của cuộc sống. ”. Quan
niệm của ông đã được đông đảo các nhà nghiên cứu chấp nhận. Theo đó, mức sống
của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng xã hội được coi là yếu tố quan trọng để tạo
ra CLCS. [Nguồn 12]
Nhưng đối với William Bell, ông lại gắn quan niệm CLCS với các điều kiện
kinh tế, chính trị, văn hóa, sinh thái Theo ông, CLCS thể hiện cụ thể ở 12 đặc
trưng sau đây: “An toàn thể chất cá nhân; sung túc về kinh tế; công bằng trong
khuôn khổ pháp luật; An ninh quốc gia; bảo hiểm lúc già yếu và đau ốm; hạnh phúc
tinh thần; sự tham gia vào đời sống xã hội; bình đẳng về giáo dục; nhà ở; nghỉ
ngơi; chất lượng đời sống văn hóa; Quyền tự do công dân; chất lượng môi trường
kỹ thuật (giao thông vận tải, khả năng chống ô nhiễm)”. Trong đó, ông đã nhấn
mạnh nội dung “an toàn” và khẳng định CLCS được đặc trưng bằng sự an toàn
trong môi trường tự nhiên trong lành và môi trường xã hội lành mạnh.
CLCS là sự đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người về lương thực, thực
phẩm, về giáo dục, dịch vụ y tế, về nhà ở, vui chơi giải trí và các hưởng thụ phúc lợi
khác. Những nhu cầu này dễ dàng đạt được hạnh phúc, an toàn gia đình, khỏe mạnh
về vật chất và tinh thần.
Từ đó có thể thấy khái niệm CLCS rộng hơn HDI. CLCS bao gồm cả bộ phận
cơ bản là HDI song có mở rộng thêm các chỉ số hưởng thụ phúc lợi của con người.
8
HDI phản ánh mức độ đạt được những khát vọng chung của con người về ba
mặt: Về mức sống (Được đo bằng GDP/ người), về kiến thức (Được đo bằng tỷ lệ
biết chữ của người lớn trên 15 tuổi và tỷ lệ nhập học bình quân), về sức khỏe (Tuổi
thọ trung bình).
Từ những phân tích trên, tác giả quan niệm về CLCS như sau: Chất lượng

cuộc sống là sự mở rộng phạm vi lựa chọn trong việc phát triển cá nhân, cộng
đồng và trong hưởng thụ các vật chất, tinh thần mà xã hội đã tạo ra để đạt đến
cuộc sống trường thọ, khỏe mạnh, hạnh phúc và bền vững.
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất chất lượng cuộc sống dân cư
1.1.2.1. Trình độ phát triển của nền kinh tế
Trình độ phát triển kinh tế của quốc gia, dân tộc và từng vùng miền có tác động
trực tiếp đến mức thu nhập và CLCS của con người. Trình độ phát triển kinh tế, bao
gồm các chỉ tiêu về quy mô nền kinh tế (GDP), tốc độ tăng trưởng, cơ cấu kinh tế
hiện đại Tất cả các chỉ tiêu này nếu ở mức cao sẽ bảo đảm cho nhân dân có thu
nhập cao và ổn định, từ đó là cơ sở để họ có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ giáo
dục, y tế và chăm sóc sức khỏe và hưởng thụ phúc lợi xã hội.
1.1.2.2. Đường lối chính sách
Đường lối chính sách có vai trò rất quan trọng thúc đẩy kinh tế phát triển, bao
gồm các chính sách, đường lối, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước
và của từng địa phương.
Các đường lối chính sách phát triển kinh tế (chính sách đầu tư và cơ cấu đầu
tư, các ưu tiên phát triển, trợ giúp về vốn ) bên cạnh việc tạo đà cho kinh tế phát
triển mà còn góp phần xóa bỏ sự chênh lệch giữa các vùng miền. Các chính sách xã
hội (về giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe, xóa đói giảm nghèo, xây nhà tình nghĩa
) sẽ giúp cho con người được tiếp cận kịp thời, nhiều hơn với các dịch vụ và qua
đó sẽ góp phần cải thiện CLCS.
1.1.2.3. Tiến bộ khoa học và công nghệ
Tiến bộ khoa học và công nghệ có ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao động;
năng lực cạnh tranh của từng địa phương và quốc gia, giúp cải thiện mức sống và từ
đó ảnh hưởng trực tiếp đến các mặt khác của CLCS như giáo dục, y tế, các điều kiện
sống
9
Khoa học kỹ thuật và công nghệ có tác động tới hành vi, triển vọng của mỗi cá
nhân và toàn xã hội.
1.1.2.4. Dân cư, dân tộc

a. Dân cư
- Quy mô dân số: Quy mô dân số trong mỗi cộng đồng và các quốc gia có tác
động lớn tới việc nâng cao CLCS của dân cư. Nếu dân số quá đông sẽ gây khó khăn
cho việc đáp ứng các nhu cầu về vật chất và tinh thần vốn hạn chế của xã hội, dân
số quá ít sẽ làm khan hiếm nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế vốn là
động lực chính để nâng cao CLCS.
- Gia tăng dân số tự nhiên: Trong pham vi của một quốc gia, nếu tỷ lệ này
quá cao, trên 3,0%/năm thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc nâng cao chất lượng
cuộc sống do lượng của cải làm ra hàng năm không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
của người dân ngày càng nhiều lên. Ngược lại, tốc độ gia tăng dân số quá cao hoặc
quá thấp đều dẫn tới tình trạng mất cân đối về cơ cấu lứa tuổi, từ đó nảy sinh nhiều
vấn đề nâng cao CLCS của dân cư.
- Cơ cấu độ tuổi: Cũng là một trong những nhân tố tác động tới CLCS. Cơ
cấu độ tuổi trẻ do tốc độ gia tăng nhanh sẽ nảy sinh nhiều vấn đề có liên quan tới
việc cải thiện CLCS như tình trạng thiếu việc làm, thu nhập thấp, tình trạng suy
dinh dưỡng, tử vong ở trẻ em do thiếu điều kiện chăm sóc về y tế, nạn thất học do
thiếu điều kiện về giáo dục Ngược lại, dân số quá già sẽ dẫn tới tình trạng thiếu
nguồn nhân lực, cuộc sống của những người già sẽ rơi vào khủng hoảng do thiếu sự
chăm sóc, vấn đề an sinh xã hội
- Di dân cũng có tác động không nhỏ tới việc nâng cao CLCS. Những người di
dân thường có CLCS tương đối thấp trong một thời gian dài và gây khó khăn cho
chính quyền các nước, các địa phương có người nhập cư. Do vậy, CLCS chỉ thực sự
đảm bảo khi quá trình di dân phải được đặt dưới sự tổ chức, hướng dẫn của của cơ
quan đại diện cho chủ thể quản lý của cộng đồng hay quốc gia.
b. Dân tộc
Đồng bào các dân tộc ít người thường cư trú ở những địa bàn vùng sâu, vùng
xa, có sự đa dạng về phong tục tập quán nhưng lại tồn tại nhiều phong tục tập quán
lạc hậu và trình độ phát triển sản xuất tuy đa dạng nhưng còn kém phát triển. Bên
cạnh đó trình độ nhận thức cũng như việc tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật
10

còn nhiều hạn chế nên CLCS còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy, sự đa dạng về dân
tộc cũng ảnh hưởng không nhỏ tới CLCS của dân cư nói chung và chênh lệch mức
sống giữa dân tộc đa số và dân tộc thiểu số nói riêng.
1.1.2.5. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là nhân tố quan
trọng, tiền đề cho sự phát triển kinh tế, mang lại thu nhập cao và ổn định cuộc sống
và từ đó đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe, giáo dục Mặc dù vậy đây không
phải là nhân tố quyết định tới việc nâng cao CLCS dân cư.
Các nhân tố tự nhiên bao gồm: địa hình, đất, khí hậu, nguồn nước, sinh vật,
khoáng sản
1.1.2.6. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật
Cở hạ tầng bao gồm mạng lưới giao thông vận tải, hệ thống thông tin liên lạc,
cung ứng điện, cấp và thoát nước có ảnh hưởng đến trao đổi kinh tế, văn hóa từ
đó ảnh hưởng đến CLCS và bình đẳng về cuộc sống.
Cơ sở vật chất kỹ thuật là những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế,
mở rộng số lượng và nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe cho
con người.
Ngoài các yếu tố nêu trên, để đánh giá CLCS dân cư trên bình diện quốc tế,
quốc gia, từ năm 1990, UNDP đã đưa ra một loạt các tiêu chí, trong đó có 3 chỉ số cơ
bản là: chỉ số kinh tế được đo bằng GDP/người tính theo PPP (sức mua tương
đương); chỉ số về sức khỏe được đo bằng tuổi thọ trung bình và chỉ số về giáo dục
được đo bằng tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ nhập học tổng hợp. Ngoài ra còn chú ý
thêm đến các chỉ số phúc lợi như điều kiện về nhà ở, về sử dụng điện và nước sạch
Đối với lãnh thổ cấp dưới quốc gia (tỉnh hoặc huyện) do thống kê về thu
nhập, tuổi thọ, giáo dục gặp nhiều khó khăn nên các tiêu chí đánh giá có sự vận
dụng cho phù hợp.
1.1.3. Các tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống dân cư cho cấp tỉnh.
1.1.3.1. Chỉ số về kinh tế
a. GDP/người và thu nhập bình quân đầu người
GDP/người là tương quan giữa GDP (tính theo giá thực tế) so với dân số trung

bình ở cùng thời điểm. GDP/người có thể tính bằng tiền nội địa và bằng USD/người.
11
GDP/người ở nước ta được tính cho cả nước và theo từng tỉnh, thành phố.
Thông qua chỉ số này có thể đánh giá mức sống qua các năm và giữa các địa phương.
- Thu nhập bình quân đầu người: là mức trả công lao động mà người lao động
nhận được trong thời gian nhất định (tháng hoặc năm) và được tính bằng
VNĐ/tháng hoặc VNĐ/năm
- Thu nhập bình quân của hộ gia đình là toàn bộ tiền và giá trị hiện vật mà hộ
và thành viên của hộ nhận được trong một khoảng thời gian nhất định (thường là
một năm), gồm:
+ Thu từ tiền công, tiền lương.
+ Thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản (đã trì chi phí và thuế sản
xuất).
+ Thu từ sản xuất ngành nghề.
+ Thu khác.
b. Chuẩn nghèo và tỷ lệ hộ nghèo
Chuẩn nghèo: theo quy định của Bộ Lao Động, Thương Binh và Xã hội,
chuẩn nghèo là mức thu nhập (hoặc chi tiêu) bình quân đầu người được dùng làm
tiêu chuẩn để xác định người nghèo hoặc hộ nghèo. Những người hoặc hộ có thu
nhâp (hoặc chi tiêu) bình quân đầu người thấp hơn chuẩn nghèo được coi là người
nghèo hoặc hộ nghèo.
Bảng 1.1. Chuẩn nghèo của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2015
Loại hộ
2006 – 2010
(VNĐ/ tháng)
2011- 2015
(VNĐ/ tháng)
Nông thôn ≤ 200.000 đ ≤ 400.000 đ
Thành thị ≤ 260.000 đ ≤ 500.000 đ
(Nguồn: [6])

Tỷ lệ hộ nghèo: Là phần trăm số hộ có mức thu nhập/ chỉ tiêu bình quân đầu
người thấp hơn chuẩn nghèo.
1.1.3.2. Chỉ số về giáo dục.
a. Tỷ lệ người lớn biết chữ.
Tỷ lệ người lớn biết chữ là tỷ lệ phần trăm số người từ 15 tuổi trở lên biết
đọc,hiểu và biết viết (phãi hiểu được một câu ngắn, đơn giản về cuộc sống hàng
ngày của họ) so với tổng số dân.
b. Tỷ lệ nhập học tổng hợp
12
Là tỷ lệ phần trăm số học sinh ở tất cả các bậc học (từ tiểu học đên THPT) so
với tổng số người trong độ tuổi đi học.
c.Tỷ lệ học sinh trung học phổ thông/ tổng số học sinh
Là tỷ lệ phần trăm số học sinh hệ THPT so với tổng số học sinh. Chỉ số này
phản ánh chất lượng giáo dục và liên quan chặt chẽ với mức thu nhập, mức sống của
các hộ gia đình.
d. Chi tiêu cho giáo dục/ 1 học sinh phổ thông
Là tương quan giữa tổng ngân sách dành cho giáo dục so với tổng số học sinh
đi học. Chỉ số này phản ánh chất lượng giáo dục.
1.1.3.3. Chỉ số y tế, chăm sóc sức khỏe
Chỉ số về y tế, chăm sóc sức khỏe được biểu hiện ở 2 tiêu chí cơ bản là tuổi
thọ trung bình và số cán bộ y tế, giường bệnh/ 1 vạn dân.
a. Tuổi thọ trung bình
Tuổi thọ bình quân (hay còn gọi là triển vọng sống) là số năm bình quân của
một người mới sinh ra có khả năng sống được trong suốt cuộc đời. Căn cứ vào tuổi
thọ bình quân, người ta có thể đánh giá được trình độ phát triển kinh tế, điều kiện
sống, mức thu nhập, điều kiện bảo vệ sức khỏe ở các nước khác nhau. Tuổi thọ bình
quân chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tình hình tử vong trẻ em. Tuổi thọ bình quân
được thống kê theo cả nước, từng vùng và từng tỉnh.
b. Số cán bộ y tế, giường bệnh/ 1 vạn dân
Số cán bộ y tế (bao gồm bác sĩ, y sĩ, y tá) trên một vạn dân là tương quan giữa

số cán bộ y tế so với số dân trong cùng thời điểm.
1.1.3.4. Chỉ số về hưởng thụ phúc lợi
a. Về điều kiện nhà ở
Khi đánh giá điều kiện nhà ở, người ta thường căn cứ vào hai chỉ tiêu là diện
tích nhà ở và chất lượng nhà ở. Diện tích nhà ở thường được đo bằng m
2
/người. Đi
liền với chỉ tiêu về diện tích nhà ở là chất lượng nhà ở. Hiện nay, trong các cuộc
điều tra về nhà ở, chất lượng nhà ở thường được chia thành 4 loại: nhà ở kiên cố,
nhà ở bán kiên cố, nhà ở thiếu kiên cố và nhà tạm.
b. Về sử dụng điện
13
Vấn đề sử dụng năng lượng điện trong sinh hoạt cũng là yếu tố quan trọng tạo
ra CLCS trong thời đại hiện nay.
Trong các tài liệu thống kê có thể thấy các chỉ tiêu phản ánh điều kiện sử
dụng điện là: tỷ lệ các xã có điện, tỷ lệ số hộ dùng điện, số kwh tiêu thụ tính bình
quân một người/ tháng.
c. Về sử dụng nước sạch
Sử dụng nước sạch luôn là một nhu cầu bức thiết và cơ bản của con người. Đây
là yếu tố quan trọng để xem xét CLCS dân cư.
Tiêu chuẩn để xem xét điều kiện nước sạch có ảnh hưởng tới CLCS là tỷ lệ
người dân được sử dụng nguồn nước sạch (bao gồm nguồn nước máy, nước ngầm),
nước khai thác từ nguồn lộ thiên đã qua xử lý
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1. Về chỉ tiêu kinh tế
1.2.1.1. GDP và GDP bình quân đầu người
Ở Việt Nam, sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển đất nước, CLCS của
người dân cơ bản đã được cải thiện trên tất cả các chỉ tiêu: thu nhập, giáo dục, y tế
và các vấn đề an ninh xã hội khác.
Từ năm 2000 đến năm 2010, GDP của nước ta đã tăng liên tục qua các năm

với tốc độ tăng hơn 7,5%/ năm. Nếu như năm 2000, quy mô GDP của nước ta chỉ là
441.646 tỷ đồng (giá thực tế) thì đến năm 2010 đã tăng lên đến 1.980.821 tỷ đồng
(giá thực tế), tăng 4,49 lần.
Bảng 1.2:GDP và GDP/ người ở Việt Nam giai đoạn 1990 – 2010
Chỉ tiêu 1995 2000 2005 2009 2010
GDP (tỷ đồng) 228.892 441.646 837.858 1.658.400 1.980.821
GDP/người (triệu đồng) 3,2 5,7 10,2 19,3 22,8
(Nguồn: [23, 24])
GDP bình quân đầu người có xu hướng tăng nhanh. Năm 2000, GDP bình quân
đầu người của nước ta là 5,7 triệu đồng thì đến năm 2010, con số này đã tăng lên
22,8 triệu đồng (tăng 17,1 triệu đồng trong vòng 10 năm). Đây chính là động lực
quan trọng để thúc đẩy việc nâng cao CLCS con người.
14
Mặc dù đã có tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng GDP và GDP/người có sự phân
hóa giữa các vùng và khoảng cách chênh lệch còn khá lớn, thể hiện CLCS còn có sự
khác biệt.
Bảng 1.3: GDP/người theo các vùng giai đoạn 2000 – 2010
Các vùng
GDP/người
(triệu đồng)
Chênh lệch của từng vùng
so với cả nước (lần)
2000 2005 2010 2000 2005 2010
Cả nước 5,7 10,2 22,8 1,00 1,00 1,00
Đồng bằng sông
Hồng
4,9 10,2 27,4 0,86 1,00 1,2
Đông Bắc 2,9 5,8 15,2 0,50 0,57 0,67
Tây Bắc 2,5 5,4 12,7 0,44 0,53 0,56
Bắc Trung Bộ 2,9 5,7 14,9 0,50 0,56 0,65

Duyên hải Nam Trung
Bộ
3,7 7,8 21,2 0,65 0,76 0,93
Tây Nguyên 2,8 5,4 15,9 0,50 0,53 0,70
Đông Nam Bộ 13,5 26,8 50,8 2,40 2,60 2,20
Đồng bằng sông Cửu
Long
4,4 8,4 21,3 0,77 0,82 0,93
(Nguồn: [23, 24])
1.2.1.2. Thu nhập bình quân đầu người
Ở Việt Nam, chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người có ý nghĩa quan trọng vì
đây là mức thụ hưởng thật sự của cá nhân và hộ gia đình. Thu nhập bình quân đầu
người được tính bằng tiền và theo tháng hoặc theo năm.
Thu nhập bình quân đầu người đã được cải thiện rõ rệt, song còn có sự chênh
lệch lớn giữa các vùng và theo nhóm thu nhập.
Bảng 1.4: Thu nhập bình quân đầu người theo tháng ở Việt Nam và các vùng
giai đoạn 1999 – 2010
(Đơn vị: nghìn đồng)
Các vùng 1999 2004 2008 2010
Cả nước 295 484 995 1387
Thành thị 517 815 1605 2130
15
Nông thôn 225 378 762 1070
Theo vùng
Đồng bằng sông Hồng 282 498 1065 1580
Trung du và miền núi Bắc Bộ 199 327 657 905
Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ 229 361 728 1018
Tây Nguyên 345 390 795 1088
Đông Nam Bộ 572 893 1773 2304
Đồng bằng sông Cửu Long 342 471 940 1247

(Nguồn: [21, 24])
Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 295 nghìn đồng năm 1999 lên 1.387
nghìn năm 2010 (gấp 4,7 lần). Ở khu vực thành thị thu nhập bình quân đầu người
cao hơn hẳn so với vùng nông thôn (gấp 1,99 lần năm 2010). Trong các vùng trên
cả nước, thu nhập bình quân đầu người ở Đông Nam Bộ là cao nhất (2304 nghìn
đồng) năm 2010 và Đồng bằng sông Hồng (1580 nghìn đồng), thấp nhất là vùng
Trung du và miền núi Bắc Bộ (1.032 nghìn đồng) năm 2010.
1.2.1.3. Tỷ lệ hộ nghèo.
Chuẩn nghèo quốc gia do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành và
thường xuyên thay đổi theo mặt bằng thu nhập quốc gia. Từ năm 1993 đến nay,
chuẩn nghèo quốc gia đã 5 lần thay đổi và chuẩn nghèo mới nhất cho giai đoạn
2011 – 2015 vừa được ban hành.
Bảng 1.5: Tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam và theo vùng giai đoạn 2002 – 2010
(Đơn vị: %)
Các vùng 2002 2004 2006 2008 2010
Cả nước 28,9 18,1 15,5 13,4 14,2
Thành thị 6,6 8,6 7,7 6,7 6,9
Nông thôn 35,6 21,2 18,0 16,1 17,4
Theo vùng
Đồng bằng sông Hồng 21,5 12,7 10,0 8,6 8,3
Trung du và miền núi Bắc Bộ 47,9 29,4 27,5 25,1 29,4
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 35,7 25,3 22,2 19,2 20,4
Tây Nguyên 51,8 29,2 24,0 21,0 22.2
16
Đông Nam Bộ 8,2 4,6 3,1 2,5 2,3
Đồng bằng sông Cửu Long 23,4 15,3 13 11,4 12,6
(Nguồn: [24])
1.2.2. Về y tế chăm sóc sức khỏe
Hiện nay tuổi thọ bình quân của cả nước và từng vùng lãnh thổ ngày càng cao
do điều kiện sống ngày càng được cải thiện, các dịch vụ bảo vệ và chăm sóc sức

khỏe ngày càng tốt hơn.
Bảng 1.6 Tuổi thọ trung bình toàn quốc và theo vùng giai đoạn 1989 – 2009
(Đơn vị: năm)
Các vùng 1989 1999 2009
Toàn quốc 65,3 68,6 72,8
Tây Bắc 63,0 63,1 70,6
Đông Bắc 65,5 67,5 70,0
Đồng bằng Sông Hồng 69,8 71,5 74,2
Bắc Trung Bộ 65,3 68,5 72,4
Duyên hải Nam Trung Bộ 66,2 67,4 72,4
Tây Nguyên 58,5 61,6 69,1
Đông Nam Bộ 69,2 72,4 75,3
Đông bằng Sông Cửu Long 66,4 68,9 73,8
(Nguồn: Tổng điều tra dân số 1989, 1999, 2009)
Theo bảng số liệu trên cho thấy về tuổi thọ trung bình, trong vòng 20 năm
(1989 – 1999) của cả nước tăng được 7,5 tuổi. Cho đến 10 năm sau (1999 – 2009)
tăng 4,2 tuổi. Trong đó tuổi thọ trung bình tăng cao nhất ở các vùng Tây Nguyên
(10,6 năm) và Tây Bắc (7,6 năm).
Ở nước ta, do những thành tựu về phát triển kinh tế, GDP/người ngày càng cao
nên các chương trình quốc gia về chăm sóc sức khỏe đã được triển khai rộng rãi và
có tác động sâu sắc tới mọi tầng lớp nhân dân ở cả nông thôn và thành thị. Mạng
lưới y tế ở nước ta đã phát triển rộng khắp, số lượng giường bệnh, cán bộ y tế ngày
càng tăng. Tuy nhiên do điều kiện khách quan hạn chế (gia tăng dân số, mức thu
nhập ) nên mặc dù hệ thống y tế phát triển nhưng mức độ cải thiện còn chậm so
với mức bình quân về đảm bảo y tế trên 1 vạn dân của thế giới còn thấp.
Bảng 1.7: Một số chỉ tiêu y tế trên 1 vạn dân của Việt Nam
giai đoạn 1995 – 2010
Các chỉ số 1995 2000 2005 2009 2010
Số bác sĩ/1 vạn dân (người) 4,3 5,1 6,2 7,1 7,2
17

Số y sĩ, y tá/1 vạn dân (người) 12,9 12,5 12,2 14,3 15,5
Số giường bệnh/1 vạn dân (giường) 26,7 24,7 23,9 27,1 28,3
(Nguồn: [31])
1.2.3. Về giáo dục
1.2.3.1. Tỷ lệ người lớn biết chữ
Theo số liệu năm 2009, TLBC ở khu vực thành thị của Việt Nam là 97,2%
(trong đó của nam là 98,1%; của nữ là 96,3%); ở khu vực nông thôn là 92,4%
(tương ứng là 95,1% và 89,8%). Rõ ràng, TLBC ở nước ta có sự phân hóa rõ rệt
theo vùng lãnh thổ, theo giới tính và giữa thành thị với nông thôn. Các tỉnh thuộc
vùng Tây Nguyên, Trung Du và Miền Núi phía Bắc có tỷ lệ người lớn mù chữ cao
nhất trong cả nước; nhất là đối với Nữ giới ở khu vực nông thôn. Hiện nay, tất cả 63
tỉnh, thành phố được công nhận đạt tiêu chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và
nhiều tỉnh, thành phố hoàn thành phổ cập trong học cơ sở.
Bảng 1.8: Tỷ lệ biết chữ theo giới tính và theo vùng ở Việt Nam năm 2009
(đơn vị: %)
Các vùng Chung Nam Nữ
Cả nước 93,5 95,8 91,4
Trung du và miền núi Bắc Bộ 87,3 92,0 82,8
Đông bằng sông Hồng 97,1 98,7 95,6
Bắc Trung Bộ
93,9 96,3 91,7
Duyên hải Nam Trung Bộ
Tây Nguyên 88,7 92,3 85,1
Đông Nam Bộ 96,4 97,4 95,4
Đồng bằng sông Cửu Long 91,6 93,9 89,5
(Nguồn: [35])
TLBC của dân số đủ 15 tuổi trở lên giữa thành thị và nông thôn vẫn còn sự
chênh lệch khá rõ rệt, khu vực thành thị cao hơn (97,0%) so với nông thôn (92,0%).
Vùng Đồng bằng Sông Hồng có TLBC cao nhất (97,1%), tiếp theo là Đông Nam Bộ
(96,4%), thấp nhất là Trung du và miền núi phía Bắc (87,3%), đây là vùng có sự

chênh lệch về tỷ lệ người biết chữ giữa thành thị và nông thôn cao nhất cả nước
( 11,7 điểm phần trăm), tiếp theo là vùng Tây Nguyên ( 10,7% điểm phần trăm).
1.2.3.2. Tỉ lệ học sinh/1 giáo viên
18
Quy mô học sinh ở nước ta vẫn tiếp tục tăng ở tất cả các cấp học, ngành học.
Điều đó phản ánh nhu cầu học tập và đào tạo ngày càng lớn của nhân dân.
Bảng 1.9: Số học sinh, sinh viên trên 1 vạn dân và số lượng học sinh trên 1
giáo viên (tính đến năm 2010)
Số
HSPT/1
Số HS trung
cấp,CĐ, ĐH/1
Số HS/1 giáo viên
Chung Tiểu
học
THCS THPT
Cả nước 1702 328 17,8 19,3 15,6 18,8
Trung du miền núi Bắc Bộ 1774 194 13,8 13,8 12,7 17,3
Đồng bằng sông Hồng 1614 561 17,9 19,9 15,4 18,8
Bắc Trung Bộ và Duyên hải
Nam Trung Bộ
1898 66 17,7 18,4 15,5 21,2
Tây Nguyên 2179 37,4 18,7 19,8 17,4 18,7
Đông Nam Bộ 1460 551 22,4 26 19,5 19,7
Đồng bằng sông Cửu Long 1599 112 18,3 20,7 16 16,1
(Nguồn: [24])
1.2.4. Về HDI của Việt Nam
HDI của Việt Nam là kết quả tổng hợp của ba chỉ số gồm kinh tế, giáo dục
và y tế.
Theo báo cáo phát triển con người của UNDP từ năm 1999 đến năm 2009

cho thấy chỉ số HDI của Việt Nam tăng lên đáng kể cả về giá trị và thứ hạng.
Bảng 1.10. Chỉ số HDI của Việt Nam giai đoạn 1999 – 2010
Tiêu chí 1999 2005 2007 2009 2010
Chỉ số HDI 0,696 0,704 0,733 0,728 0,651
Thứ hạng HDI 108/174 108/177 105/177 116/182 128/187
(Nguồn: [31])
Thứ bậc HDI của Việt Nam tăng lên chủ yếu là do hai chỉ tiêu gồm giáo dục
và y tế, chăm sóc sức khỏe. Còn chỉ số GDP/người ở nước ta vẫn còn ở mức thấp do
vậy ở Việt Nam thứ bậc về HDI cao hơn thứ bậc về GDP/người.
Tuy nhiên chỉ số HDI lại có sự phân hóa giữa các vùng. Cao nhất là hai vùng
Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ, thấp nhất là hai vùng Tây Bắc và Tây
Nguyên.
Bảng 1.11: HDI của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2009
Các vùng
1999 2009
19
Chỉ số Thứ bậc Chỉ số Thứ bậc
Cả nước 0,696 108/174 0,728 116/182
Đồng bằng sông Hồng 0,723 2 0,761 2
Đông Bắc 0,641 6 0,692 5
Tây Bắc 0,564 8 0,633 7
Bắc Trung Bộ 0,622 5 0,718 3
Duyên hải Nam Trung Bộ 0,676 3
Tây Nguyên 0,604 7 0,686 6
Đông Nam Bộ 0,751 1 0,787 1
Đồng bằng sông Cửu Long 0,699 4 0,717 4
(Nguồn: [3,4])

1.2.5. Về nhà ở, nước sạch và điện sinh hoạt
Ở Việt Nam, trong thời gian qua các điều kiện về nhà ở, cấp nước sạch, điện

sinh hoạt, vệ sinh môi trường đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên do đặc điểm dân
số đông và gia tăng liên tục nên việc giải quyết vấn đề nhà ở, điện nước cho nhân
dân trở nên nan giải và cấp bách hơn bao giờ hết.
Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2010 thì 49,2% số hộ có nhà
kiên cố; 37,8% số hộ có nhà bán kiên cố, nhà thiếu kiên cố là 7,5% và nhà đơn sơ là
5,6% Tuy nhiên tỷ lệ này cũng có sự chênh lệch giữa các nhóm dân cư và các vùng
trong cả nước. Tỷ lệ số hộ có nhà kiên cố ở Đồng bằng sông Hồng là cao nhất
(91,1%), trong khi đó tại các vùng Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long và
Đông Nam Bộ lại thấp hơn nhiều với tỷ lệ tương ứng là 20,0%; 9,3% và 14,6%. Tỉ
lệ hộ có nhà kiên cố của nhóm nghèo nhất là 41,3% trong khi của nhóm giàu nhất là
51,7%. Ngược lại, tỉ lệ hộ có nhà đơn sơ của nhóm nghèo nhất cao gấp 12,9 lần
nhóm giàu nhất.
Khả năng cung cấp điện sinh hoạt cho các hộ gia đình ở nước ta tương đối
cao đặc biệt là khu vực thành thị và các vùng đồng bằng. Năm 2010, tỷ lệ hộ được
sử dụng điện trong cả nước là 97,2% trong đó khu vực nông thôn là 96,2%. Tỷ lệ hộ
dùng điện cao nhất thuộc về vùng Đông Nam Bộ.
Nước sinh hoạt của người dân Việt Nam được sử dụng từ các nguồn nước
hợp vệ sinh như: nước máy, nước mưa, nước giếng khơi và giếng khoan. Tỷ lệ được
sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh của cả nước là 86,7%; trong đó khu vực thành thị
là 96,3% và khu vực nông thôn là 82,5%. Hai vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông
20
Nam Bộ có tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh cao nhất với 98,3% và 97,2%.
Vùng Trung du miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ hộ được
sử dụng nước sạch thấp nhất là 61,5% và 77,9%.
Tỉ lệ hộ có hố xí tự hoại và bán tự hoại đạt 54%, trong khi đó khu vực nông
thôn đạt 39,6%. Số hộ có rác thải thu gom đạt 39,2%, trong đó khu vực thành thị đạt
79,6%, nông thôn đạt 21,4%.
TIỂU KẾT CHƯƠNG I.
CLCS là một khái niệm rộng và phức tạp, vì vậy đã có nhiều quan niệm khác
nhau về nội dung cũng như các chỉ tiêu đặt ra để đo CLCS tùy theo quan niệm văn

hóa xã hội và truyền thống của mỗi quốc gia, dân tộc, mỗi cộng đồng, gia đình và
tính cá nhân trong từng giai đoạn phát triển của xã hội. Song dù ở cách nhìn nào thì
khái niệm CLCS khi được đưa vào xem xét bao giờ cũng phải đề cập tới một số chỉ
tiêu chủ yếu như: mức sống, thu nhập, điều kiện về y tế, giáo dục và các phúc lợi xã
hội khác Sau này, tổ chức UNDP của Liên hiệp quốc đã xây dựng nên chỉ số phát
triển con người (HDI) nhằm xác định mức độ về CLCS ở từng quốc gia với ba
nhóm chỉ tiêu cơ bản bao gồm: GDP/người, tuổi thọ trung bình và giáo dục nhằm
đánh giá một cách khái quát nhất CLCS của từng quốc gia và từng khu vực trên thế
giới. Dựa vào các nhóm chỉ tiêu cơ bản đó, mặc dù vẫn nằm trong nhóm nước có
mức thu nhập thấp, song Việt Nam hiện nay đã được xác định là một trong những
quốc gia đã đạt được CLCS dân cư ở mức trung bình trong nhóm các nước đang
phát triển. Đây là cơ sở lý luận để tác giả xem xét CLCS dân cư tỉnh Thanh Hóa
trong chương II của luận văn này.
21
22
CHƯƠNG II: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
VÀ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ TỈNH THANH HÓA
2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ
2.1.1. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ
2.1.1.1. Vị trí địa lí
Thanh Hóa là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ với tọa độ địa lí:
- Cực Bắc: nằm ở vĩ tuyến 20
0
40’ Bắc thuộc xã Trung Sơn, phía Đông Bắc
huyện Quan Hóa (giáp tỉnh Hòa Bình).
- Cực Nam: nằm ở vĩ tuyến 19
0
18’ Bắc thuộc xã Hải Hà gần bờ biển Tĩnh
Gia (giáp tỉnh Nghệ An).
- Cực Tây: nằm trên kinh tuyến 104

0
22’Đông thuộc núi Pha Long, xã Quang
Chiểu, huyện Mường Lát (giáp Lào).
- Cực Đông: nằm trên kinh tuyến 106
0
05’Đông thuộc xã Nga Điền, huyện
Nga Sơn (giáp Ninh Bình).
- Phía Bắc giáp ba tỉnh: Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình với đường ranh giới
dài 175km.
- Phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Nghệ An với đường ranh giới dài 160km.
- Phía Đông giáp biển Đông với chiều dài bờ biển 102km.
- Phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn của nước CHDCND Lào với đường biên giới
dài 192km.
Thanh Hóa là tỉnh có diện tích lớn của vùng Bắc Trung Bộ và của nước ta.
Với diện tích là 11.116,34km
2
; chiếm 3,37% diện tích toàn quốc.
So với nhiều tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ, Thanh Hóa có vị trí tương đối
thuận lợi cho sự giao lưu và phát triển kinh tế – xã hội. Nằm gần tam giác tăng
trưởng kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Về giao thông, Thanh Hóa có một số trục đường giao thông quan trọng của
quốc gia chạy qua như quốc lộ 1A; quốc lộ 10 (Nga Sơn – Phát Diệm); quốc lộ 45
(từ thành phố Thanh Hóa – Kiểu – Vân Du đi Rịa – Ninh Bình); quốc lộ 15; quốc lộ
217 (từ Hà Trung – Vĩnh Lộc – Cẩm Thủy – Bá Thước – Quan Sơn - Xiêng Khọ và
Viên Xay (Lào) qua cửa khẩu Na Mèo. Các tuyến đường ngang nối giữa trung tâm
23
các huyện với tuyến hành lang biên giới sẽ được nâng cấp với chiều dài dự kiến
khoảng 80km. Từ năm 2004, tuyến đường cao tốc Hồ Chí Minh đi vào hoạt động
bắt đầu từ Hà Nội – Hòa Bình – Thanh Hóa – Nghệ An rồi kết nối với các tỉnh phía
Nam đã tạo nên một sự đột phá trong giao lưu toàn diện của Thanh Hóa với các

vùng miền trên cả nước.
Đặc biệt, Thanh Hóa nằm gần thủ đô Hà Nội – trung tâm kinh tế - văn hóa,
chính trị, khoa học kĩ thuật của cả nước (với hệ thống các trường đại học lớn, các
viện nghiên cứu khoa học hàng đầu cả nước ), nơi tập trung các đầu mối, giao lưu
kinh tế, khoa học công nghệ, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nơi dân cư tập trung
đông và tốc độ đô thị hóa cao sẽ là thị trường tiêu thụ, cung cấp lao động có trình độ
chuyên môn kĩ thuật cao cho địa phương
2.1.1.2. Phạm vi lãnh thổ
Thanh Hóa là tỉnh có diện tích lớn của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước. Diện
tích toàn tỉnh là 11.131,94km
2
(niên

giám thống kê năm 2010), chiếm 3,4% diện tích
toàn quốc, đứng thứ 5 trong 63 tỉnh thành, thứ 2 trong số các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ.
Thời lập nước đây là một bộ phận của nước Văn Lang mang tên Cửu Chân.
Tiếp đó qua nhiều triều đại, Thanh Hóa lần lượt mang tên Ái Châu, trại, phủ, trấn, lộ
Thanh Hóa, phủ Thiệu Xương. Từ năm 1841 đến nay được gọi là tỉnh Thanh Hóa.
Thanh Hóa là tỉnh có nhiều đơn vị hành chính nhất trong cả nước với 1 thành
phố, 2 thị xã, 24 huyện gồm 584 xã, 20 phường và 30 thị trấn.
Bảng 2.1: Các đơn vị hành chính, dân số và mật độ dân số tỉnh Thanh Hóa
tính đến 31/12/ 2010
Đơn vị Diện tích Dân số
Mật độ dân số
(người/km
2)
Số các đơn vị hành chính
Thị trấn Xã Phường
Toàn tỉnh 11.131,94 3.406805 306 30 586 21
TP Thanh Hóa 57,91 211250 3648 6 12

TX Sầm Sơn 17,89 54230 3032 2 3
TX Bỉm Sơn 67,01 54310 810 2 6
Thọ Xuân 293,18 212610 725 3 38
Đông Sơn 106,41 102700 965 2 19
Nông Cống 286,53 183000 639 1 32
Triệu Sơn 289,64 195220 674 1 35
QuảngXương 227,8 256400 1126 1 40
Hà Trung 244,5 107810 441 1 24
Nga Sơn 158,29 135810 858 1 26
24
Đơn vị Diện tích Dân số
Mật độ dân số
(người/km
2)
Số các đơn vị hành chính
Thị trấn Xã Phường
Yên Định 228,08 155400 681 2 27
Thiệu Hóa 175,67 176800 1006 1 30
Hoàng Hóa 224,73 246500 1097 2 47
Hậu Lộc 143,67 162215 1150 1 26
Tĩnh Gia 458,29 215000 469 1 33
Vĩnh Lộc 158,03 80200 507 1 15
Thạch Thành 559,2 136200 244 2 26
Cẩm Thủy 425,39 100400 236 1 19
Ngọc Lặc 490,92 129300 263 1 21
Lang Chánh 586,59 45500 78 1 10
Như Xuân 719,95 64300 89 1 17
Như Thanh 588,29 85200 145 1 16
Thường Xuân 1113,81 83250 75 1 16
Bá Thước 775,22 97100 125 1 22

Quan Hóa 990,14 43900 44 1 17
Quan Sơn 930,17 35500 38 1 12
Mường Lát 814,61 33700 41 1 8
(Nguồn: [27])
2.1.2. Trình độ phát triển kinh tế
Hơn 20 năm qua, nhờ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà Nước,
nền kinh tế tỉnh Thanh Hóa đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, phát huy tốt
hơn những lợi thế và nội lực của mình. Quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế diễn
ra khá nhanh.
Quy mô GDP của Thanh Hóa tăng liên tục từ 9961,8 tỉ đồng năm 2000 lên
18.745 tỉ đồng năm 2005 và đạt 51.392,9 tỉ đồng năm 2010, tăng 5,2 lần trong vòng
10 năm và chiếm 34,1% GDP của vùng Bắc Trung Bộ, chiếm 2,6% GDP của cả
nước. Về quy mô GDP năm 2010, Thanh Hóa đứng đầu trong vùng Bắc Trung Bộ
và thứ 6/63 tỉnh, thành phố nước ta.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và cao hơn nhiều so với cả nước. Năm 2000
đạt 7,3% trong khi cả nước là 6,8%. Đến năm 2010 đạt 13,7% (năm đạt tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao nhât từ trước đến nay). Bên cạnh đó trên nhiều lĩnh vực kinh tế
có sự phát triển vượt bậc thể hiện tính vững chắc, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền
kinh tế được nâng lên rõ rệt.
Cơ cấu kinh tế của tỉnh đã và đang có những bước chuyển dịch mạnh mẽ
theo hướng tiến bộ. Nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhưng ngày càng có xu hướng
25

×