Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

(TIỂU LUẬN) bài THẢO LUẬN THỨ BA môn luật sở hữu trí tuệ giải pháp kỹ thuật có tính mới, có trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp thì sẽ được cấp bằng độc quyền sáng chế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.43 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT DÂN SỰ

BÀI THẢO LUẬN THỨ BA
Mơn: Luật Sở hữu trí tuệ
GV: Ths. Đặng Nguyễn Phương Uyên
Lớp: QTL44B1
Thành viên nhóm 7
STT
1
2
3
4
5
6

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 09 năm 2022


A.1. LÝ THUYẾT
1. Nhận định
a) Giải pháp kỹ thuật có tính mới, có trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng cơng

nghiệp thì sẽ được cấp Bằng độc quyền sáng chế khi có đơn yêu cầu được nộp.
Nhận định sai.
Căn cứ theo Điều 59 Luật SHTT, nếu giải pháp kỹ thuật có tính mới, có trình độ sáng
tạo và có khả năng áp dụng cơng nghiệp nhưng thuộc một trong các đối tượng không được
bảo hộ với danh nghĩa sáng chế quy định tại Điều 59 thì khơng được cấp Bằng độc quyền
sáng chế.
b) Bằng độc quyền sáng chế được gia hạn hiệu lực khi chủ văn bằng nộp lệ phí gia hạn


hiệu lực.
Nhận định sai.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 94 Luật SHTT quy định: “Để duy trì hiệu lực Bằng độc
quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí
duy trì hiệu lực.” Theo đó, chủ văn bằng bảo hộ đối với Bằng độc quyền sáng chế chỉ phải
nộp lệ phí để duy trì hiệu lực mà khơng cần phải nộp lệ phí gia hạn hiệu lực.
c) Đơn đăng ký sáng chế không được thẩm định nội dung đơn nếu khơng có u cầu từ

người nộp đơn.
Nhận định sai.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 113 Luật SHTT thì đối tượng yêu cầu thẩm định nội dung
đơn đăng ký sáng chế bao gồm người nộp đơn hoặc bất kỳ người thứ ba nào. Do đó, trường
hợp khơng có yêu cầu thẩm định nội dung từ người nộp đơn nhưng có yêu cầu từ bấy kỳ bên
thứ ba nào mà thỏa điều kiện về nộp phí thẩm định thì lúc này vẫn được thẩm định nội dung
đơn.
d) Tính mới của kiểu dáng cơng nghiệp được bảo hộ là tính mới tuyệt đối.

Nhận định sai.
Căn cứ khoản 4 Điều 65 Luật SHTT, kiểu dáng công nghiệp không bị coi là mất tính
mới nếu đáp ứng điều kiện đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp trong thời hạn sáu
tháng kể từ ngày đăng ký và thuộc một trong các trường hợp sau:


Kiểu dáng công nghiệp bị người khác công bố nhưng khơng được phép của người có
quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này;



Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này
công bố dưới dạng báo cáo khoa học;




Kiểu dáng cơng nghiệp được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này
trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính
thức hoặc được thừa nhận là chính thức.
Vì vậy tính mới của kiểu dáng cơng nghiệp được bảo hộ là tính mới tương đối.
1


2. Phân tích nguyên tắc nộp đơn đầu tiên và nguyên tắc về quyền ưu tiên. Các nguyên

tắc này được áp dụng cho những đối tượng nào?
Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên và nguyên tắc ưu tiên được áp dụng cho các đối tượng
bao gồm: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu.


Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên:

- Trong trường hợp có nhiều đơn đăng kí các sáng chế trùng hoặc tương đương với

nhau, các kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc khơng khác biệt đáng kể với nhau thì văn bằng
bảo hộ chỉ được cấp cho sáng chế hoặc kiểu dáng cơng nghiệp trong đơn hợp lệ có ngày ưu
tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn
bằng bảo hộ;
- Trong trường hợp có nhiều đơn của nhiều người khác nhau đăng kí các nhãn hiệu

trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng
hoặc tương tự với nhau hoặc trường hợp có nhiều đơn của cùng một người đăng kí các nhãn
hiệu trùng dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho

nhãn hiệu trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những
đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ;
- Trong trường hợp có nhiều đơn đăng kí trong hai trường hợp trên cùng đáp ứng các

điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm
nhất thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho đối tượng của một đơn duy nhất trong số các đơn
đó theo thỏa thuận của tất cả những người nộp đơn; nếu khơng thỏa thuận được thì các đối
tượng tương ứng của các đơn đó bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Lấy một ví dụ cụ thể, trường hợp có hai chủ thể A và B có sáng chế tương tự, ngày nộp
đơn đăng kí bảo hộ là như nhau, trường hợp này đòi hỏi A và B phải thỏa thuận với nhau nếu A
và B thỏa thuận được với nhau thì văn bằng bảo hộ sẽ được cấp cho một trong hai người A hoặc
B, cịn nếu khơng thỏa thuận được thì cả hai đều bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

Như vậy, nguyên tắc nộp đơn đầu tiên này sẽ đảm bảo cho việc một đối tượng quyền
sở hữu công nghiệp chỉ được cấp cho một người duy nhất. Khi đơn của bạn có nhiều người
hoặc nhiều đơn trùng hoặc tương tự mà dễ gây ra nhầm lẫn thì văn bằng bảo hộ sẽ chỉ được
cấp đơn khi: đơn của chủ thể nộp đơn đó là hợp lệ có ngày ưu tiện hoặc ngày nộp đơn sớm
nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.
Ngày ưu tiên: tại Việt Nam, ngày ưu tiên là ngày Cục SHTT Việt Nam công nhận là
ngày nộp đơn hợp lệ tại Cục hoặc 1 nước thành viên của Cơng ước Paris trong vịng 24
tháng đối với sáng chế và 6 tháng đối với giải pháp hữu ích trước khi nộp đơn tại Cục.
Ví dụ: Anh A nộp đơn sáng chế X tại Việt Nam ngày 25/5/2012. Anh B nộp đơn cũng
sáng chế đó ngày 27/6/2012. Nếu áp dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên thì A sẽ là người được
cấp bằng bảo hộ nếu là đơn hợp lệ và đáp ứng các điều kiện. Nhưng nếu B có bằng chứng cho
thấy anh đã nộp sáng chế này ở một nước thành viên của Công ước Paris trong vòng 12 tháng

2


kể từ ngày trở về nước thì ngày mà anh nộp ở nước ngồi được tính là ngày nộp đơn đầu tiên và

Cục SHTT sẽ tính là ngày nộp đơn đầu tiên của B tại Việt Nam, đó chính là ngày ưu tiên.


Nguyên tắc về quyền ưu tiên:

Cơ sở pháp lý: Điều 91 Luật Sở hữu trí tuệ, Điều 4 Công ước Paris về bảo hộ sở hữu
công nghiệp năm 1883.
Quyền ưu tiên sẽ được áp dụng khi có ít nhất 2 đơn cùng đăng kí để bảo hộ cho cùng
một đối tượng nhất định của quyền sở hữu công nghiệp. Nguyên tắc ưu tiên được ghi nhận
tại Điều 4 Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp và được quy định tại Điều 91 Luật
Sở hữu trí tuệ và được hướng dẫn bởi Điều 10 Nghị định 103/2006/NĐ-CP. Theo đó, yêu
cầu hưởng quyền ưu tiên của người nộp đơn sẽ được chấp nhận nếu đáp ứng được các điều
kiện sau:
- Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước là thành viên của Công ước

Paris và đơn đó có chứa phần tương ứng với yêu cầu hưởng quyền ưu tiên của đơn đăng kí
sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu.
- Người nộp đơn là công dân Việt Nam, công dân của nước là thành viên của Cơng ước

Paris hoặc cư trú, có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước thành viên của
cơng ước đó.
- Đơn đăng kí được nộp trong thời hạn sau đây kể từ ngày nộp đơn đầu tiên: 6 tháng

đối với đơn đăng kí nhãn hiệu hoặc kiểu dáng công nghiệp, 12 tháng đối với đơn đăng kí
sáng chế. Thời hạn ưu tiên bắt đầu kể từ ngày nộp đơn đầu tiên, ngày nộp đơn đầu tiên đó
khơng tính trong thời hạn ưu tiên. Nếu ngày cuối cùng của thời hạn ưu tiên là ngày lễ chính
thức hoặc ngày cơ quan sở hữu cơng nghiệp khơng nhận đơn tại nước có u cầu bảo hộ,
thời hạn ưu tiên sẽ được kéo dài tới ngày làm việc đầu tiên tiếp theo đó.
- Trong đơn đăng kí người nộp đơn có nêu rõ yêu cầu hưởng quyền ưu tiên và phải


nộp bản sao đơn đầu tiên trong trường hợp nộp tại nước ngồi trong đó có xác nhận của cơ
quan nhận đơn đầu tiên.
- Nộp đủ lệ phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.
Trong trường hợp người nộp đơn đăng kí sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp, nhãn hiệu
muốn hưởng quyền ưu tiên theo điều ước quốc tế khác, yêu cầu hưởng quyền ưu tiên sẽ được
chấp nhận nếu đáp ứng được các điều kiện về quyền ưu tiên quy định trong điều ước đó.

Nguyên tắc ưu tiên đã đảm bảo quyền lợi của chủ sở hữu cũng như tác giả được bảo hộ
một cách công bằng, toàn diện. Ngoài ra, nguyên tắc này đã tạo ra cơ chế cho quyền sở hữu
trí tuệ được bảo hộ một cách tốt nhất. Nguyên tắc này đã có vai trò quan trọng, cụ thể:
- Đây là căn cứ để xác định điều kiện bảo hộ của sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp và

nhãn hiệu;
- Việc có quyền ưu tiên là một lợi thế cho chủ sở hữu khi muốn thực hiện quyền sở hữu trí

tuệ của mình tại quốc gia khác do việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ chỉ có hiệu lực trong phạm
vi lãnh thổ quốc gia đăng ký. Theo pháp luật Việt Nam, quyền ưu tiên trong đăng ký

3


bảo hộ các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp chỉ áp dụng đối với sáng chế, kiểu dáng
công nghiệp và nhãn hiệu;
- Việc áp dụng nguyên tắc ưu tiên tạo điều kiện cho việc bảo vệ sáng chế, kiểu dáng

công nghiệp và nhãn hiệu không chỉ ở trong phạm vi quốc gia đăng ký mà còn mở rộng ra
các quốc gia khác. Từ đó, góp phần hạn chế các hành vi xâm phạm quyền đối với các đối
tượng nói trên;
- Đây là căn cứ để giải quyết các tranh chấp liên quan đến sáng chế, kiểu dáng công


nghiệp và nhãn hiệu, cũng như việc bồi thường thiệt hại khi có hành vi xâm phạm nếu việc
giải quyết có liên quan đến ngày ưu tiên.
3. Vẽ sơ đồ tóm tắt các bước trong quy trình tiếp nhận đơn, xử lý đơn và cấp Bằng độc

quyền sáng chế.
(Điều 108)

NỘP ĐƠN ĐĂNG KÝ

1 tháng tính từ ngày nộp đơn (Điều

THẨM ĐỊNH HÌNH THỨC ĐƠN

109)
Tháng thứ 19 tính từ ngày nộp
đơn/ngày ưu tiên (Điều 110)

CƠNG BỐ ĐƠN

Trong thời hạn 42 tháng tính từ ngày

YÊU CẦU THẨM ĐỊNH NỘI DUNG
ĐƠN

nộp đơn/ngày ưu tiên (Điều 113)
12 tháng từ ngày nhận được yêu cầu

THẨM ĐỊNH NỘI DUNG ĐƠN

thẩm định nội dung (Điều 114)

(Điều 117, 118)

CẤP HOẶC TỪ CHỐI CẤP BẰNG
ĐỘC QUYỀN SÁNG CHẾ
CÔNG BỐ

4


A.2. BÀI TẬP
1. Ông A là chuyên viên thiết kế nội thất trong công ty M. Giữa ông A và cơng ty M có

ký kết hợp đồng lao động thỏa thuận về phạm vi công việc, mức lương và các nội
dung khác. Trong q trình làm việc, ơng A được công ty giao nhiệm vụ thiết kế một
bộ bàn ghế (có đầu tư về kinh phí, cơ sở vật chất). Bộ bàn ghế này sau đó được đăng
ký bảo hộ và được cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.
a) Xác định tác giả và chủ sở hữu của kiểu dáng cơng nghiệp được bảo hộ trên. Chủ
thể nào có quyền đăng ký đối với kiểu dáng công nghiệp này? Giải thích và nêu cơ sở
pháp lý.


Xác định tác giả và chủ sở hữu của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ trên.
- Tác giả của thiết kế bộ bàn ghế: là ơng A vì ơng A là người trực tiếp sáng tạo ra thiết

kế của bộ bàn ghế. (Khoản 1 Điều 122 Luật SHTT)
- Chủ sở hữu của thiết kế bộ bàn ghế: là cơng ty M vì cơng ty M là chủ thể giao kết

hợp đồng lao động với ơng A, cơng ty có giao cho ơng A nhiệm vụ thiết kế một bộ bàn ghế
và trong quá trình làm việc cơng ty có trả lương, có đầu tư về kinh phí, cơ sở vật chất để
ơng thực hiện cơng việc.



Chủ thể có quyền đăng ký đối với kiểu dáng cơng nghiệp này.

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, chủ thể có quyền đăng ký đối với thiết kế của bộ
bàn ghế là cơng ty M. Vì cơng ty M là tổ chức đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho
ơng A dưới hình thức giao việc để ơng A có điều kiện tạo ra kiểu dáng công nghiệp trên.
(điểm b khoản 1 Điều 86 Luật SHTT)
b) Ơng A và cơng ty M có những quyền gì đối với kiểu dáng cơng nghiệp trên?

Ơng A là tác giả sẽ có các quyền quy định tại Điều 122, Điều 135 Luật SHTT.
Quyền nhân thân của tác giả kiểu dáng công nghiệp gồm các quyền sau đây:
 Được ghi tên là tác giả trong Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp;


Được nêu tên là tác giả trong các tài liệu công bố, giới thiệu về kiểu dáng công nghiệp.
Quyền tài sản của tác giả kiểu dáng công nghiệp là quyền nhận thù lao theo quy định tại

Điều 135 của Luật SHTT. Tác giả được hưởng thù lao theo thỏa thuận nếu các bên có thỏa
thuận về mức thù lao. Nếu các bên khơng có thỏa thuận thì mức thù lao tối thiểu được tính
cho tác giả kiểu dáng cơng nghiệp là:


10% số tiền làm lợi mà chủ sở hữu thu được do sử dụng sáng chế, kiểu dáng công
nghiệp, thiết kế bố trí;



15% tổng số tiền mà chủ sở hữu nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do
chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.


Cơng ty M là chủ sở hữu đối với kiểu dáng cơng nghiệp trên nên có các quyền quy
định tại khoản 1 Điều 123 Luật SHTT:


Sử dụng, cho phép người khác sử dụng kiểu dáng công nghiệp của mình theo quy định
tại Điều 124 và Chương X của Luật này;
5




Ngăn cấm người khác sử dụng kiểu dáng công nghiệp theo quy định tại Điều 125 của
Luật này;



Định đoạt kiểu dáng cơng nghiệp của mình thơng qua việc chuyển giao kiểu dáng công
nghiệp cho chủ thể khác theo quy định tại Chương X của Luật này.

c) Trong những trường hợp nào chủ Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp bộ bàn

ghế trên khơng có quyền ngăn cấm các tổ chức, cá nhân khác sử dụng kiểu dáng cơng
nghiệp do mình sở hữu?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 125 Luật SHTT thì chủ Bằng độc quyền kiểu dáng cơng
nghiệp bộ bàn ghế trên khơng có quyền ngăn cấm các tổ chức, cá nhân khác sử dụng kiểu
dáng cơng nghiệp do mình sở hữu trong những trường hợp sau:


Sử dụng kiểu dáng công nghiệp nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc mục đích phi

thương mại hoặc nhằm mục đích đánh giá, phân tích, nghiên cứu, giảng dạy, thử
nghiệm, sản xuất thử hoặc thu thập thông tin để thực hiện thủ tục xin phép sản xuất,
nhập khẩu, lưu hành sản phẩm;



Sử dụng kiểu dáng cơng nghiệp chỉ nhằm mục đích duy trì hoạt động của các phương
tiện vận tải của nước ngoài đang quá cảnh hoặc tạm thời nằm trong lãnh thổ Việt Nam;



Sử dụng kiểu dáng cơng nghiệp do người có quyền sử dụng trước thực hiện theo quy
định tại Điều 134 của Luật này.

2. Nghiên cứu Bản án số 9 “Bảo vệ quyền đối với sáng chế” (Bản án số 96/2010/KDTM-

PT ngày 03/6/2010 của Tòa phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội) trong Sách tình huống Luật
Sở hữu trí tuệ Việt Nam và trả lời câu hỏi:
Tóm tắt Bản án 96/2010/KDTM-PT ngày 03/6/2010 của Tịa phúc thẩm TANDTC
tại Hà Nội
Cơng ty Thành Đồng đã được Cục SHTT cấp Bằng độc quyền sáng chế và Bằng độc
quyền KDCN, tuy nhiên cơ sở Ngọc Thanh (do ông Thanh làm chủ) vẫn sản xuất và lưu hành
trên thị trường loại bạt chắn nắng mưa tự cuốn trong thời hạn có hiệu lực của Bằng độc quyền
sáng chế công nghiệp và Bằng độc quyền KDCN mà không được sự đồng ý của Công ty Thành
Đồng. Do đó, Cơng ty Thành Đồng đã khởi kiện ơng Thanh, chủ cơ sở Ngọc Thanh về hành
vi xâm phạm quyền SHTT.
Tòa án cấp sơ thẩm đã ra quyết định xác định hành vi xâm phạm của cơ sở Ngọc
Thanh, buộc ông Thanh phải thực hiện các nghĩa vụ đối với Công ty Thành Đồng do việc
xâm phạm quyền SHTT đối với sản phẩm “Bạt chắn nắng mưa tự cuốn” đã được Cục SHTT
cấp bằng độc quyền.

a) Sáng chế và kiểu dáng công nghiệp “Bạt chắn nắng mưa tự cuốn” do ai tạo ra? Sáng
chế, kiểu dáng công nghiệp này đã được đăng ký bảo hộ chưa?
Sáng chế và kiểu dáng công nghiệp “Bạt chắn nắng mưa tự cuốn” do Công ty Thành
Đồng tạo ra. Sáng chế, KDCN này đã được Cục SHTT – Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Bằng
6


độc quyền KDCN số 8595 ngày 29/09/2005 và Bằng độc quyền sáng chế số 5633 ngày
09/05/2006 cho Công ty Thành Đồng, sản phẩm này được bảo hộ độc quyền trên tồn lãnh
thổ Việt Nam.
b) Việc Cơng ty Thành Đồng đã đăng ký bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đối với

“Bạt chắn nắng mưa tự cuốn” thì Cơ sở Ngọc Thanh có biết hay khơng? Đoạn nào
trong bản án thể hiện điều này?
Việc Công ty Thành Đồng đã đăng ký bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đối với
“Bạt chắn nắng mưa tự cuốn” thì Cơ sở Ngọc Thanh có biết. Đoạn trong bản án thể hiện điều
này là:
“Tại phiên tịa phúc thẩm ơng Thanh và luật sư bảo vệ quyền lợi cho cơ sở Ngọc Thanh
đều thừa nhận việc cơ sở Ngọc Thanh sản xuất và lưu hành trên thị trường loại “Bạt chắn
nắng mưa tự cuốn” là vi phạm bản quyền của Công ty Thành Đồng đã được Cục SHTT cấp
Bằng độc quyền sáng chế và Bằng độc quyền KDCN; …” và đoạn “…Việc thẩm định và cấp
bằng độc quyền, Cục SHTT đã tiến hành đúng và đầy đủ các trình tự theo quy định của pháp
luật, chính cơ sở Ngọc Thanh có biết nhưng khơng khiếu nại gì.”
c) Cơ sở Ngọc Thanh khi sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp “Bạt chắn nắng mưa tự

cuốn” có được Cơng ty Thành Đồng đồng ý hay không? Đoạn nào của bản án thể hiện

điều này?
Cơ sở Ngọc Thanh khi sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp “Bạt chắn nắng mưa
tự cuốn” không được Công ty Thành Đồng đồng ý. Đoạn của bản án thể hiện điều này là:

“Tuy nhiên, cơ sở Ngọc Thanh vẫn sản xuất và lưu hành trên thị trường loại bạt chắn
nắng mưa tự cuốn trong thời hạn có hiệu lực của Bằng độc quyền sáng chế công nghiệp và
Bằng độc quyền KDCN mà không được sự đồng ý của Công ty Thành Đồng và khi có tranh
chấp khơng xuất trình được bất kỳ loại giấy tờ nào thể hiện việc sản xuất kinh doanh loại
giấy tờ này là hợp pháp…”
d) Cơ sở Ngọc Thanh sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp “Bạt chắn nắng mưa tự

cuốn” có thỏa mãn các điều kiện của quyền sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng
công nghiệp hay không?
CSPL: Điều 134 Luật SHTT
Điều kiện để được áp dụng quyền sử dụng trước sáng chế gồm:
Thứ nhất, phải có hành vi sử dụng của người sử dụng trước diễn ra trên thực tế, nghĩa
là họ đang trực tiếp khai thác sáng chế, kiểu dáng công nghiệp.
Thứ hai, việc sử dụng hoặc triển khai chuẩn bị sử dụng sáng chế, kiểu dáng công
nghiệp phải diễn ra trước ngày công bố đơn đăng ký yêu cầu bảo hộ.
Thứ ba, sáng chế kiểu dáng công nghiệp mà người sử dụng trước đưa vào khai thác
được tạo ra một cách độc lập với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp của chủ sở hữu được bảo
hộ.
7


Cơ sở Ngọc Thanh sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp “Bạt chắn nắng mưa tự
cuốn” không thỏa mãn tất cả các điều kiện của quyền sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu
dáng công nghiệp. Việc sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp “Bạt chắn nắng mưa tự
cuốn” không thỏa mãn điều kiện phải diễn ra trước ngày công bố đơn đăng ký yêu cầu bảo
hộ. Cụ thể là ơng Thanh có hành vi sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp “Bạt chắn nắng
mưa tự cuốn” sau khi sản phẩm “Bạt chắn nắng mưa tự cuốn” đã được Cục SHTT – Bộ Khoa
học và Công nghệ cấp Bằng độc quyền KDCN số 8595 ngày 29/09/2005 và Bằng độc quyền
sáng chế số 5633 ngày 09/05/2006 cho Công ty Thành Đồng, sản phẩm này được bảo hộ độc
quyền trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

e) Hành vi của cơ sở Ngọc Thanh sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp “bạt

chắn nắng mưa tự cuốn” có vi phạm Luật SHTT không? Cơ sở pháp lý.
Hành vi của cơ sở Ngọc Thanh sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp “bạt chắn
nắng mưa tự cuốn” đã vi phạm Luật SHTT.
CSPL: khoản 1 Điều 126 Luật SHTT.

8


B. PHẦN CÂU HỎI SINH VIÊN TỰ LÀM VÀ KHÔNG THẢO LUẬN TRÊN LỚP
1. Phân tích các điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.
Điều 63 Luật SHTT quy định kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng đủ các
điều kiện sau đây:
a. Có tính mới:
Kiểu dáng cơng nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng cơng nghiệp đó khác
biệt đáng kể với những kiểu dáng cơng nghiệp đã bị bộc lộ cơng khai dưới hình thức sử
dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài
trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được
hưởng quyền ưu tiên. Hai kiểu dáng công nghiệp được coi là khác biệt đáng kể với nhau nếu
giữa chúng có ít nhất một đặc điểm tạo dáng dễ dàng nhận biết, ghi nhớ và có thể dùng để
phân biệt tổng thể hai kiểu dáng cơng nghiệp đó với nhau.
Kiểu dáng cơng nghiệp được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người
có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về kiểu dáng cơng nghiệp đó.
Kiểu dáng cơng nghiệp khơng bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các
trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp trong thời
hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:
- Kiểu dáng công nghiệp bị người khác công bố nhưng khơng được phép của người có

quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật SHTT;

- Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật

SHTT công bố dưới dạng báo cáo khoa học;
- Kiểu dáng cơng nghiệp được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật

SHTT trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế
chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.
b. Có tính sáng tạo:
Kiểu dáng cơng nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công
nghiệp đã được bộc lộ cơng khai dưới hình thức sử dụng, mơ tả bằng văn bản hoặc bất kỳ
hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu
tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu
tiên, kiểu dáng cơng nghiệp đó khơng thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có
hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.
c. Có khả năng áp dụng cơng nghiệp:
Kiểu dáng cơng nghiệp được coi là có khả năng áp dụng cơng nghiệp nếu có thể dùng
làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngồi là kiểu dáng cơng nghiệp đó
bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
Các trường hợp không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp: Điều 64 Luật SHTT quy
định các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp:
9


Hình dáng bên ngồi của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có,
ví dụ: Hình trịn của viên bi, viên bida…
 Hình dáng bên ngồi của cơng trình xây dựng dân dụng hoặc cơng nghiệp;





Hình dáng của sản phẩm khơng nhìn thấy được trong q trình sử dụng sản phẩm, ví dụ:
Hình dạng bên ngồi của các thiết bị bên trong xe máy, ơ tô.

2. Kiểu dáng công nghiệp hộp đèn taxi của Công ty Mai Linh có được pháp luật bảo hộ

khơng? Vì sao?
Kiểu dáng công nghiệp hộp đèn taxi Công ty Mai Linh sẽ được pháp luật bảo hộ. Vì hộp
đèn taxi này là sáng chế dưới dạng sản phẩm hộp đèn taxi có tính mới, tính sáng tạo và có
khả năng áp dụng trong quá trình hoạt động của hãng. Thõa mãn điều kiện chung đối với
kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ quy định tại Điều 63 LSHTT. Theo đó, kiểu dáng công
nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

Có tính mới;

Có tính sáng tạo;

Có khả năng áp dụng công nghiệp.


3. Trong tranh chấp trên, để xem xét hành vi của Cơng ty Ánh Dương (Vinasun) có

xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp của Công ty Mai Linh hay khơng. Tịa
án đã làm gì?
- Trong tranh chấp trên, hành vi của Công ty Ánh Dương (Vinasun) không xâm phạm
đến quyền đối với kiểu dáng công nghiệp của Công ty Mai Linh.
- Tòa án đã quyết định như sau:
+ Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 64 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điểm của Pháp lệnh

thủ tục giải quyết các vụ án hành chính;
+ Bác yêu cầu kháng cáo của Chánh Thanh tra Sở Khoa học và Cơng nghệ TP. Hồ Chí


Minh, bác kháng cáo Cơng ty cổ phần Mai Linh, bác kháng nghị số 613/QĐ-KNPT ngày
5/10/2005 của Viện Kiểm sát nhân dân TP. Hồ Chí Minh.
+ Sửa án sơ thẩm.
Tuyên xử: Hủy bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 160/QĐ-TTr ngày
05/12/2003 của Chánh Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh đối với Cơng
ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam.
Ghi nhận sự tự nguyện của Công ty cổ phần Ánh Dương khơng u cầu hồn trả số
tiền 5.000.000 đồng tiền phạt đã nộp theo biên lai thu số 17767 ngày 14/01/2004 cho Kho
bạc nhà nước Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Chánh Thanh tra Sở Khoa học và Cơng Nghệ TP. Hồ Chí Minh phải nộp 50.000 đồng
tiền án phí hành chính sơ thẩm và 50.000 đồng tiền án phí phúc thẩm.
HẾT./.
10



×