Ngày soạn: 16/ 9/2022
Ngày dạy: 21/9 (9B); 23/9 (9C)
Chuyên đề: NHẬN BIẾT BẢN THÂN VÀ SỐNG TÍCH CỰC
Bài 1: KĨ NĂNG GIẢI TỎA ÁP LỰC, CĂNG THẲNG
I.Mơc tiªu:
1. Về kiến thức:
- Nêu được khái niệm sự căng thẳng và liệt kê được một số tình huống gây căng thẳng.
- Nhận biết được nguyên nhân gây căng thẳng.
-Liệt kê được các biện pháp ứng phó với căng thẳng và hiểu được tầm quan trọng của
việc kiểm soát cảm xúc.
- Biết cách giải tỏa cảm xúc và làm chủ cảm xúc.
* HS khuyết tật: Nguyễn Thị Kim Ngân – Lớp 9C
- Nêu được khái niệm sự căng thẳng và liệt kê được một số tình huống gây căng thẳng.
- Nhận biết được nguyên nhân gây căng thẳng.
2. Năng lực
- Bước đầu hình thành các kĩ năng tự nhận thức.
- Kĩ năng phòng tránh, ứng phó tích cực với căng thẳng và kiểm sốt cảm xúc.
- Kĩ năng quản lí thời gian và lên kế hoạch.
- Kĩ năng tư duy tích cực, tư duy phê phán.
- Thái độ nhìn nhận vấn đề một cách tích cực.
- Thái độ tin tưởng và trân trọng bn thõn..
II.Đồ dùng và phơng tiện dạy học:
- Hỡnh nh, tranh minh họa, video
- Các bài tập tình huống.
III.TiÕn tr×nh d¹y häc:
Tiết 1. Ngày dạy:
A.HĐ Khởi động:
a.Mục tiêu:
1
- Giúp học sinh nhận biết về sự căng thẳng qua tình huống truyện. Bước đầu lí giải
được hành vi gây căng thẳng và cách giải tỏa nó.
b.Phương thức tiến hành:
- GV cho HS đọc truyện ngắn “ Ngày xui rủi”/ SHD/tr4.
- Yêu cầu thảo luận theo nhóm (5p’) câu hỏi: Vì sao Thắng lại “bùng nổ như vậy”
- HS tiến hành thảo luận theo nhóm.
- Báo cáo kết quả thảo luận.
Dự kiến sản phẩm:
Sở dĩ Thắng “bùng nổ” như vậy là vì:
+ Bị oan ức mà chưa được giải oan.
+Không may xe hỏng trong lúc tâm trạng không vui
+ Mẹ vơ tình khơng để ý
+ Khơng có cơ hội để thanh minh.
->Kết luận:Trong cuộc sống có những lúc trạng thái tâm lí con người bị rối loạn, ức
chế.Nó tác động đến hành vi và phần lớn biểu hiện cảm xúc tiêu cực gây cản trở công
việc cũng như cuộc sống của chúng ta.Vậy cần giải tỏa trạng thái tâm lí đó như thế
nào?
B. Hình thành kiến thức, kĩ năng.
HĐ1:Tìm hiểu khái niệm căng thẳng là gì?
a.Mục tiêu:
- HS hình thành được khái niệm thế nào là căng thẳng qua việc giải quyết các bài tập.
b.Phương thức tiến hành:
*GV cho HS thực hiện các hoạt động 2, 3/SHD/tr5
- Yêu cầu làm việc cá nhân (7p’), ghi câu trả lời vào vở.
? Từ việc trả lời các câu hỏi trên em hãy cho biết thế nào là căng thẳng?
HS thực hiện hoạt động.
Báo cáo sản phẩm cá nhân
-
Gv gọi 1HS báo cáo, các bạn khác lắng nghe, bổ sung.
Dự kiến sản phẩm:
2
(2)Em từng cảm thấy căng thẳng, áp lực vì những suy nghĩ nào?
-Em không thể làm được việc này. Em chưa làm việc này lần nào.
- Em lo lắm, thầy giáo coi thi thật đáng sợ.
- Nếu làm không được hậu quả sẽ nghiêm trọng lắm.
- Mọi người nghĩ rằng em bất tài.
(3)Em sẽ giải quyết như thế nào trong các tình huống sau:
1.Em bị nhóm bạn trong lớp tẩy chay:
a. Ngồi im trong lớp và ước gì các bạn ấy chơi với mình.
b. Mặc kệ! Mình khơng cần các bạn ấy nữa!
c. Đến bắt chuyện với các bạn, bày toe cảm xúc của mình, tìm hiểu nguyên nhân và
giải quyết chúng.
d. Mặc kệ! Mình có thể tìm được nhóm bạn khác!
2. Em cầm trên tay thư mời phụ huynh vì vi phạm kỉ luật ở trường và do dự, chưa đủ
can đảm đưa cho bố mẹ.
a. Đưa cho bố mẹ và nhận lỗi với bố mẹ” lần sau con sẽ không tái phạm”.
b.Nhờ anh chị hoặc người quen đi thay bố mẹ.
c. Rất lo lắng: “Trời ơi!ần này chết chắc rồi!” và chưa biết giải quyết thế nào.
d. Giấu lá thư mời và mặc kệ, tới đâu hay tới đó.
3. Sức học của em chỉ ở mứckhá, nhưng bố mẹ ln mong muốn em đứng ở vị trí nhất
trong lớp, cuối năm phải đạt học sinh giỏi. Điều này khiến em cảm thấy áp lực.
a. Không quan tâm, cuối năm khơng đạt học sinh giỏi thì thơi.
b. Tìm cơ hội nói chuyện với bố mẹ về mong muốn của bản thân.
c. Cố gắng học ngày học đêm, tìm mọi cách để cuối năm phải đạt được học sinh giỏi.
d. Im lặng và cầu mong một ngày nào đó bố mẹ sẽ hiểu cho mình.
GV nhận xét, kết luận: Căng thẳng là một trạng thái cảm xúc lo lắng và sợ hãi, địi
hỏi cá nhân phải thích nghi, đối phó và tự điều chỉnh.
Tiết 2. Ngày dạy:………………………………………………
3
HĐ2:Tìm hiểu những biểu hiện cảm xúc khi căng thẳng.
a.
-
Mục đích:
Nhận biết và trình bày được các biểu hiện về cảm xúc, hành vi khi gặp những
tình huống căng thẳng.
b.
Cách tiến hành.
- GV yêu cầu HS trao đổi cặp đôi HDD4/SHD/tr6: Nối hình ảnh với các từ diễn tả
đúng những cảm xúc, hành vi của người đang gặp áp lực, căng thẳng.
- Đại diện cặp đôi báo cáo kết quả
- Gv cho nhận xét, bổ sung rút ra kết luận.
c.Kết luận: Biểu hiện của sự căng thẳng: Sự căng thẳng biểu hiện ở yếu tố cơ thể, tình
cảm, qua suy nghĩ, qua hành vi.
Yếu tố cơ thể:
Mệt mỏi; đổ mồ hơi, chóng mặt; đau cơ bắp; muốn ngất đi; tim đập nhanh; mệt
lả người; đau đầu …
Yếu tố tình cảm:
+ Có nhiều cảm xúc lẫn lộn, thay đổi nhanh.
+ Cảm thấy bối rối, lo lắng, sợ hãi.
+ Có mặc cảm tội lỗi.
+ Hân hoan cao độ.
+ Nổi giận / Buồn.
+ Cảm thấy vô vọng.
+ Cảm thấy bị dồn nén.
+ Cảm thấy xa lạ.
+ Mất phương hướng.
+ Dễ nổi nóng, nổi cáu.
+ Tự đổ lỗi cho bản thân.
+ Cảm thấy dễ bị tổn thương.
Yếu tố tư duy, suy nghĩ:
+ Khó tập trung.
+ Khơng muốn suy nghĩ gì nữa.
4
+ Ý nghĩ quanh quẩn.
+ Suy nghĩ chậm, không suy nghĩ ra được.
+ Không nhớ / Bị lẫn lộn.
+ Suy nghĩ tiêu cực (ví dụ: Khơng ai cần tới mình).
+ Nghi ngờ (ví dụ: Khơng ai q mến mình nữa).
+ Hoang tưởng.
+ Không biết quyết định thế nào.
+ Hồi tưởng lại những sự buồn phiền gần đây nhất.
+ Cảm thấy mất lịng tin.
Yếu tố hành vi:
+ Khó ngủ, ăn khơng ngon.
+ Nói năng khơng rõ ràng, khó hiểu.
+ Nói năng liên tục về một sự việc.
+ Hay tranh luận / Rút lui.
+ Phóng đại.
+ Khơng muốn tiếp xúc với người khác.
+ Uống rượu, bia / Uống thuốc an thần.
+ Khơng muốn năng động bình thường.
Sự căng thẳng biểu hiện ở nhiều mặt và khác nhau ở từng cá nhân, nhận diện
được dấu hiệu của sự căng thẳng của bản thân mình là hết sức cần thiết để tìm cách
giải tỏa căng thẳng.
Tiết 3. Ngày dạy:………………………………………………
HĐ 3: Các nguyên nhân gây căng thẳng.
a.
b.
-
Mục tiêu: Trình bày được các nguyên nhân gây trạng thái căng thẳng.
Cách tiến hành:
Gv cho HS thảo luạn tìm hiểu những nguyên nhân gây ra căng thẳng.(10p’)
Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm nhận xét.
Gv nhận xét và tổng hợp ý kiến.
c. Kết luận:
5
-
Có 2 dạng nguyên nhân chủ yếu: đó là nguyên nhân chủ quan((suy nghĩ tiêu
cực, tự tạo áp lực cho bản thân, thiếu tin tưởng vào bản thân…) và nguyên nhân khách
quan(môi trường sống tiêu cực, áp lực từ công việc và cuộc sống…)
HĐ4:Ảnh hưởng của căng thẳng tới cuộc sống.
a.Mục tiêu: HS nhận thức được những ảnh hưởng tiêu cực của căng thẳng tới cuộc
sống.
b.Cách tiến hành:
- HS xem một số tư liệu, video về những hậu quả nghiêm trọng do ảnh hưởng của căng
thẳng đem tới.
- Thảo luận nhóm câu hỏi:?Theo em, căng thẳng có ảnh hưởng như thế nào đối
với cuộc sống?Nêu ví dụ minh họa?
- Báo cáo kết quả thảo luận.
- GV nhận xét, tổng hợp ý kiến và rút ra kết luận.
c. Kết luận:
Khi căng thẳng, con người có thể xuất hiện cảm xúc, hành vi mang tính tích
cực hoặc tiêu cực, nhưng tiêu cực là chính:
Cảm xúc tiêu cực: buồn rầu, bực tức, bi quan, nghi ngờ…dễ dẫn đến những hành vi
tiêu cực: từ cáu tiết, nóng mặt-> tức giận -> nổi khùng khó kiểm sốt được hành vi. Sự
tức giận này có hại cho sức khoẻ và mối quan hệ con người.
Cảm xúc tích cực: quyết tâm, hi vọng, biết lỗi, ân hận…
Tiết 4. Ngày dạy:………………………………………………
HĐ5: Cách giải tỏa áp lực, căng thẳng.
a.
-
Mục tiêu:
Giúp HS nhận biết được các cách giải tỏa khi ở trong trạng thái áp lực, căng
thẳng.
b.
Cách tiến hành:
* Gv đưa ra tình huống: Để chuẩn bị cho kì thi cuối kì, cơ giáo giao khá nhiều bài tập
về nhà. Mặc dù đã cố gắng nhưng bạn vẫn khơng thể làm hết và có một số bài q
khó, bạn làm mãi vẫn không được.
Hãy viết ra giấy những suy nghĩ và cách ứng phó khi gặp tình huống trên(10p’)
6
c.
-
HS chia sẻ trước lớp, nhận xét.
GV ghi lại, đánh giá và đưa ra kết luận.
Kết luận:
Trong một tình huống gây căng thẳng có thể có nhiều cách ứng phó khác nhau,
phụ thuộc vào nhận thức, kinh nghiệm sống, nhân cách và điều kiện của mỗi người.
Khi khơng tìm được cách ứng phó tích cực sẽ dễ dẫn đến đưa ra cách giải quyết
tiêu cực. Điều này sẽ gây ra những haauk quả đáng tiếc. Vì vậy cần phải rèn luyện kĩ
năng nhận thức, kĩ năng giải quyết vấn đề và tìm kiếm sự giúp đỡ để giúp mình vượt
qua khủng hoảng, căng thẳng trong cuộc sống.
Yêu cầu HS hoàn thành HĐ5/SHD/tr6 vào vở. (làm việc cá nhân)
- Báo cáo sản phẩm:
Dự kiến sản phẩm:
-
Hãy sống cuộc sống của chính mình , đừng quá chú tâm đến suy nghĩ của người
khác về mình.
-
Biết chấp nhận thực tại và đối đầu trực tiếp với nó.
-
Nhận diện sức mạnh của bản thân. Em không hề yếu đuối như em nghĩ.
-
Tự nâng cấp bản thân qua từng ngày, xóa bỏ và thay thế dần thói quen xấu mà
em mắc phải.
*GV nhận xét, bổ sung.
Các cách giải tỏa tích cực có thể là:
Giải tỏa bằng HĐ mạnh để xả sự tức giận( với ĐK khơng làm tổn thương ai)
Giải tỏa bằng suy nghĩ tích cực
Luyện thở
=> Sự diễn giải về ý nghĩa của sự kiện/tình huống có ảnh hưởng tới việc con người
có tức giận hay khơng .Chúng ta cần và có thể thay đổi niềm tin, suy nghĩ khơng hợp
lí để tránh được những căng thẳng, tức giận .
----------------------------------------------------------------Tiết 5. Ngày dạy:…28/9………………..
B.Hoạt động thực hành:
a. Mục tiêu:
7
HS áp dụng những kiến thức kĩ năng được học vào giải quyết các bài tập thực hành
để thấy được hiệu quả của nó trong thực tiễn.
c. Cách thức tiến hành:
-
Gv yêu cầu HS đọc HĐ1,2/SHD/7, trao đổi thảo luận với việc mình đã áp dụng
trong thực tế giải tỏa căng thẳng, áp lực trong học tập và cuộc sống cá nhân như thế
nào.
C- Hoạt động vận dụng:
a. Mục tiêu:
- HS vận dụng những điều đã học vào giải quyết những tình huống trong thực tiễn một
cách hiệu quả, giúp giảm bớt những áp lực lo lắng trong cuộc sống, có niềm tin và
hứng thú học tập.
b. Cách tiến hành.
- Gv cho Hs đọc, xác định các yêu cầu BT1,2/SHD/7
- Yêu cầu thực hành tại nhà, báo cáo kết quả đã làm. Nêu cảm nhận sau khi đã thực
hiện.
- HS tự giác làm bài tập và báo cáo.
c. Kết luận:
- Nhận thức được tình huống gây căng thẳng để tránh gây trạng thái căng thẳng.
- Cần có chế độ sinh hoạt, làm việc giải trí hợp lí.
- Có lối sống lành mạnh, thường xuyên rèn luyện bản thân.
* Một số cách chống lại sự căng thẳng (Stress):
- Quan tâm đến cơ thể và hành vi của mình. Cần theo dõi những thay đổi khi áp dụng
các biện pháp chống căng thẳng.
- Tránh các tình huống căng thẳng (nếu có thể).
- Nghỉ ngơi và ngủ nhiều.
- Tập các bài tập thư giãn để kiểm soát nhịp thở và giảm sự căng thẳng cơ bắp.
- Xác định nguyên nhân căng thẳng. Làm gì đó để thay đổi các ngun nhân này (nếu
bạn có thể) và chấp nhận (nếu bạn khơng thể).
- Quản lý thời gian – hoàn thành từng việc một.
- Suy nghĩ lạc quan.
8
- Bày tỏ tình cảm một cách hợp lý.
- Hãy linh hoạt và nỗ lực thay đổi.
- Ăn uống hợp lý và tập thể thao.
- Làm gì đó vui vẻ, đọc sách hoặc làm gì đó để khơng bị bận tâm vì ngun nhân gây
căng thẳng.
Rút kinh nghiệm:
Kí duyệt, ngày 19 tháng 09 năm 2022
Ngày soạn: 16/ 9/2022
9
Ngày dạy: 27/9 (9B; 9C)
BÀI 2. KỸ NĂNG DUY TRÌ TINH THẦN LẠC QUAN
I.MỤC TIÊU.
1. Kiến thức
- Biết được tầm quan trọng của việc duy trì tinh thần lạc quan.
- Hiểu một số biện pháp để duy trì tinh thần lạc quan trong cuộc sống.
2. Năng lực
- Vận dụng biện pháp đã có thể xây dựng cuộc sống lạc quan ý nghĩa.
* HS khuyết tật: Nguyễn Thị Kim Ngân – Lớp 9C
- Biết được tầm quan trọng của việc duy trì tinh thần lạc quan.
- Hiểu một số biện pháp để duy trì tinh thần lạc quan trong cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ
- GV: soạn kế hoạch bài học
- HS: đọc sách Thực hành kĩ năng sống lớp 9
- Giấy a4, bút màu
III. TỎ CHỨC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG.
TIẾT 6
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Hoạt động 1
- Nêu yêu cầu bài tập: Hãy đọc bài thơ “Trời hửng” Tìm những câu thể hiện tinh thần
lạc quan trong bài thơ trên?
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài thơ. Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động cặp
đơi để tìm ra những câu thơ thể hiện tinh thần lạc quan trong bài thơ trên. Sau đó gọi
một vài cặp đơi trình bày và chia sẻ cảm nghĩ của mình.
Hoạt động 2.
- Nêu yêu cầu bài tập:
Hãy tìm kiếm một vài tấm gương có tinh thần lạc quan, vượt khó. Em học hỏi được
gì qua những tấm gương đó? Tự đánh giá về tinh thần lạc quan của bản thân.
- Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm
hiểu rõ yêu cầu của bài tập: Bằng kiến thức thực tế của mình học sinh có thể để tìm
kiếm một vài tấm gương có tinh thần lạc quan vượt khó, tấm gương ấy có thể để ở
10
ngay trong lớp trong trường mình, có thể ở trong các tác phẩm văn học, hoặc một số
tấm gương khác ( Bác Hồ)...Từ những tấm gương học sinh tìm được, các em có thể
nhận thấy những điều mình có thể học tập được. Học sinh tự đánh giá về tinh thần lạc
quan của bản thân.
GV có thể gọi từ 3 đến 5 học sinh chia sẻ với cả lớp.
TIẾT 7
Ngày dạy: 28/9
Hoạt động 3.
- Nêu yêu cầu bài tập:
Nếu em là Hùng, Em sẽ làm gì trong tình huống sau?
Làm học sinh lớp 9, giống như nhiều bạn khác, Khùng giỏi Ngữ văn và tiếng Anh,
nhưng lại hơi yếu môn Tốn. Từ ngày Viết bài thi học kì mơn tốn chỉ đạt 5 điểm,
Hùng buồn và hay than thở với các bạn cùng lớp. Thậm chí, Cũng cịn khơng tin mình
có thể học tiếp lên lớp 10.
- Giáo viên u cầu học sinh hoạt động cặp đôi yêu cầu của bài tập, sau đó đó từ 3 đến
5 cặp đơi trình bày quan điểm của mình trước lớp, các cặp đơi có thể bổ sung ý kiến,
giáo viên chốt kiến thức.
Hoạt động 4
- Nếu yêu cầu bài tập:
Nếu sống lạc quan thì em nghĩ mình sẽ có được những gì?
- Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân. Từ việc tìm hiểu ở các phần trên học
sinh có thể rút ra được cho mình ý nghĩa của lối sống lạc quan.
Giáo viên yêu cầu từ 3 đến 5 học sinh chia sẻ trẻ quan điểm của mình và và chốt kiến
thức: “ Lạc quan là niềm tin dẫn tới thành tựu. Bạn chẳng thể làm được gì nếu thiếu đi
hi vọng và sự tự tin” (Helen keller)
TIẾT 8
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Hoạt động 1
11
- Nêu yêu cầu bài tập: Hãy vẽ hình mặt cười (hoặc tích dấu x) trước những cách thức
giúp duy trì tinh thần lạc quan:
a, Cười sảng khối ít nhất một lần trong ngày.
b, Quý trọng những gì mình đang có.
c, Suy nghĩ mãi về một chuyện khơng vui.
d, Suy nghĩ về tương lai.
e, Nhớ lại những may mắn mình từng có trong quá khứ.
g, Phóng đại những đau khổ, buồn phiền, thất vọng.
h, Coi kết bại là cơ hội để học hỏi.
i, Chỉ than thưởng chứ không hành động để thay đổi.
k, Tiếp xúc nhiều hơn với những người lạc quan.
- Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân.
Giáo viên gọi một bài học sinh trình bày trước lớp lớp bài làm của mình và chốt kiến
thức.
TIẾT 9
Hoạt động 2
- Nếu yêu cầu của bài tập:
1. Liệt kê các từ, cụm từ thể hiện tinh thần lạc quan khi trò chuyện với những người
xung quanh.
2. Liệt kê những hành động nên làm để thể hiện tinh thần lạc quan khi trò chuyện với
người khác vào đầu ngày mới.
- Có thể thực hiện theo những cách sau:
+ Cách 1: Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động cặp đơi, sau đó gọi một vài cặp đơi
trình bày.
+Cách 2: Giáo viên Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm được chuẩn bị trước trong
vịng 2 phút, sau đó mỗi nhóm cử ra hai bạn nhanh nhất một bạn đọc một bạn viết thật
nhanh trên bảng. Nhóm nào liệt kê được nhiều các từ, cụm từ thể hiện tinh thần lạc
quan khi trị chuyện với những người xung quanh thì nhóm đó sẽ chiến thắng.
*Giáo viên nhận xét tinh thần học tập của các cặp đơi hoặc của các nhóm và chốt kiến
thức:
12
Cảm xúc tích cực có thể có giới hạn. Nhưng tinh thần lạc quan Nếu được duy trì bền bỉ
thì cuộc sống của bạn sẽ tươi đẹp từ trong suy nghĩ.
TIẾT 10
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Hoạt động 1
- Nếu yêu cầu bài tập:
Sưu tầm những câu châm ngôn về tinh thần lạc quan trong cuộc sống. Viết về trang trí
thật đẹp rồi dán ở góc học tập.
- Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân ra giấy A4. Các em có thể tùy chọn
những câu châm ngơn mình thích nói về tinh thần lạc quan trong cuộc sống và tự mình
trang trí theo ý thích của mình.
Hoạt động 2
- Nêu các bài tập:
Thực hiện ít nhất 3 hành động thể hiện tinh thần lạc quan trong học tập và cuộc sống
hàng ngày.
- Giáo viên có thể yêu cầu học sinh hoạt động cặp đơi. Mỗi cặp đơi có thể tìm cho
mình ít nhất 3 hành động thể hiện tinh thần lạc quan trong học tập và trong cuộc sống
hàng ngày.
Giáo viên gọi từ 3 đến 5 cặp đơi trình bày trước lớp.
Giáo viên Nhận xét tinh thần học tập của các cặp đơi và chốt kiến thức.
*Rút kinh nghiệm:
Kí duyệt, ngày 19 tháng 09 năm 2022
13
Ngày soạn: 8/10/2022
Ngày dạy: 22 /10 (9B); 17 /10 ( 9C)
BÀI 3. KỸ NĂNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết được ý nghĩa của việc quản lý tài chính.
- Hiểu được những yêu cầu, biện pháp quản lý tài chính.
2. Năng lực
- Vận dụng yêu cầu biện pháp quản lý tài chính vào trong cuộc sống của bản thân.
* HS khuyết tật: Nguyễn Thị Kim Ngân – Lớp 9C
- Biết được ý nghĩa của việc quản lý tài chính.
- Hiểu được những yêu cầu, biện pháp quản lý tài chính.
II. CHUẨN BỊ
- GV: soạn kế hoạch bài học
- HS: đọc sách Thực hành kĩ năng sống lớp 9
III. TỎ CHỨC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG.
TIẾT 11
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Hoạt động 1.
- Nêu yêu cầu bài tập: Xử lý tình huống:
Món q sinh nhật nơi nào?
Sắp đến sinh nhật người bạn thân nhất của em. Em dự định dùng tiền tiết kiệm để
mua quà cho bạn ấy. Tuy nhiên tuần trước em lỡ sử dụng hết số tiền đó để mua đơi
dép mới mà em thích nhất. Em đang rất lo lắng không biết làm cách nào để mua quà
tặng bạn.
? Lúc này nếu có một điều ước em sẽ ước gì?
- Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân sau đó gọi từ ba đến năm học sinh
chia sẻ điều ước của mình. Giáo viên theo dõi định hướng và chốt chính thức.
Hoạt động 2.
14
- Nếu yêu cầu bài tập: quan sát hai bức tranh để miêu tả hai tình huống. Cho biết suy
nghĩ của em về hai tình huống đó,
- Giáo viên u cầu học sinh hoạt động cặp đôi. Giáo viên theo dõi giúp đỡ khi cần.
Giáo viên gọi từ ba đến năm cặp đơi chia sẻ suy nghĩ của mình sau đó giáo viên nhận
xét chốt chính thức:
Trong cuộc sống chúng ta cần mạnh dạn khi nói về tiền. Nhưng đừng để tiền làmchủ
bản thân ta.
TIẾT 12
Hoạt động 3
- Nêu yêu cầu bài tập:
Anh mới được cô giáo và cả lớp bầu làm thủ quỷ của lớp. Bình thường An khơng
giỏiquản lý tiền, nhưng do mọi người tín hiệu nên khơng thể từ chối.
Em hãy tư vấn giúp An cách quản lý quỹ lớp hiệu quả.
Gợi ý:
Em chọn cách nào sau đây để tư vấn cho bạn?
1. Chia nhỏ quỹ.
2. Lập sổ thu chi thật chi tiết.
3. Đưa tiền nhờ mẹ giữ hộ.
4. Gom tất cả tiền bỏ vào cặp.
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để xử lý tình huống trên. Giáo viên quan
sát hướng dẫn học sinh khi cần.
Giáo viên gọi đại diện một vài nhóm báo cáo kết quả, các nhóm nhận xét trình bày
quan điểm sau đó giáo viên chốt kiến thức.
TIẾT 13
Hoạt động 4.
- Nếu yêu cầu bài tập:
Yêu cầu học sinh quan sát những bức tranh dưới đây gợi ý cách thức quản lý tài
15
chính một cách hiệu quả. Đó là những cách nào?
- Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động cặp đôi để giải quyết bài tập. Giáo viên gọi từ
ba đến năm cặp đơi trình bày ý kiến của mình sau đó nhận xét tinh thần làm việc của
các cặp đơi và chốt chính thức.
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Hoạt động 1
- Nêu yêu cầu bài tập:
Hãy lập một quyển sổ theo dõi chỉ tiêu hằng ngày theo mẫu:
- Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân. Sau đó giáo viên có thể gọi một vài
học sinh trình bày trước lớp rồi chốt kiến thức.
TIẾT 14
Hoạt động 2
- Nêu yêu cầu bài tập:
Hãy lập một danh sách những đồ dùng mình cần và mong muốn. Sau đó đánh giáthứ
tự ưu tiên và lập kế hoạch tiết kiệm để mua chúng.
- Giáo viên yêu cầu học sinh lập danh sách đồ dùng mình cần mua và mong muốn sau
đó đánh thứ tự yêu tiên và lập kế hoạch tiết kiệm được tiêu chuẩn và trình bày
trước lớp. Giáo viên gọi từ ba đến năm học sinh trình bày kiến thức .
Hoạt động 3.
- Nếu yêu cầu bài tập:
Hãy chọn ba đến 5 quy mà em quan tâm nhất trong các số quỹ sau:
1. Quỹ dự phòng
2. Quý phát triển bản thân
3. Quỹ Xã giao
4. Quỹ qua vạc
5. Quỹ du lịch
6. Quỹ công tác xã hội
7. Quỹ đồ dùng học tập
16
Lập kế hoạch để xây dựng các quy đó.
- Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động cặp đôi. Sau đó có thể gọi từ ba đến năm cặp
đơi trình bày ý kiến. Gv nhận xét tinh thần học tập các cặp đơi và chốt kiến thức:
Quản lý tài chính khơng phải là khư khư với những gì đang có mà là biết cách làm chủ
và không lệ thuộc vào nó.
TIẾT 15
Ngày dạy: 26/10
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Nêu yêu cầu bài tập:
Đặt ra kế hoạch tiết kiệm 1000 đồng hoặc 100.000 đồng trong một thời
gian nhất định tùy theo khả đăng của em. Hãy cơng bố kế hoạch đó cho người thân
biết để cùng giám sát việc thực hiện của em.
- Giáo viên giao cho học sinh lên kế hoạch tiết kiệm cho bản thân mình đề nghị em
đóthơng báo cho người thân để cùng giám sát việc thực hiện của em.
*Rút kinh nghiệm:
Ngày 10 tháng 10 năm 2022
Ngày soạn: 21/9/2019
Ngày dạy: 26/10
TIẾT 16: KIỂM TRA HỌC KÌ
17
Ngày soạn: 15/10/2022
Ngày dạy: 27 /10 (9B); 25 /10 ( 9C)
BÀI 4. KỸ NĂNG QUẢN LÝ NHIỆM VỤ HỌC TẬP
I.MỤC TIÊU.
1. Kiến thức
- Biết được những yêu cầu cơ bản của việc quản lý nhiệm vụ học tập.
- Hiểu được một số biện pháp quản lý nhiệm vụ học tập.
2. Năng lực
- Vận dụng các yêu cầu, biện pháp quản lý nhiệm vụ học tập đã được trang bị để
quản lý nhiệm vụ học tập của bản thân một cách hiệu quả.
* HS khuyết tật: Nguyễn Thị Kim Ngân – Lớp 9C
- Biết được những yêu cầu cơ bản của việc quản lý nhiệm vụ học tập.
- Hiểu được một số biện pháp quản lý nhiệm vụ học tập.
II. CHUẨN BỊ
- GV: soạn kế hoạch bài học
- HS: đọc sách Thực hành kĩ năng sống lớp 9
- Giấy a4, bút màu
III. TỎ CHỨC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG.
TIẾT 17
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Hoạt động 1
- Nêu yêu cầu bài tập: Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:
Chặng Đường Xa
Chỉ còn 3 tháng nữa là đến kỳ thi tuyển sinh lớp 10. Nghị đặt mục tiêu khi đậu vào
trường điểm của thành phố. Mục tiêu đó khá khó đối một học sinh trung bình như
Nghị. Tuy nhiên Nghị vẫn hy vọng những mục tiêu này và hành động.
Ngày 1: Nghị học toán suốt 2 giờ liền.
Ngày 2: Nghị học văn suốt 3 giờ liền.
Ngày 3: Nghị học tiếng anh suốt bốn giờ liền.
Ngày 4: Nghị đi chơi cùng bạn vì nghĩ rằng mình đã rất chăm chỉ trong 3 ngày
qua nên xứng đáng được thưởng.
Ngày 5: Bị cảm thấy chán nản, mệt với các môn học.
Ngày qua ngày, Thời gian Nghị dành cho việc học ngày càng ít vàng mục tiêu
học tập ban đầu của Nghị dần dần trôi vào quên lãng.
18
(Nhung Nguyễn)
? Đâu là nguyên nhân làm cho nghị không kiên trì mục tiêu?
?Vì sao một số học sinh khơng thực hiện được mục tiêu học tập của mình?
- Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động cụp đôi.
Giáo viên theo dõi, hướng dẫn học sinh khi cần thiết
Giáo viên gọi một vài cặp đơi trình bày ý kiến của mình, giáo viên nhận xét và chốt
kiến thức
TIẾT 18
Ngày dạy: 9/11
Hoạt động 2
* Tình huống 1:
- Nêu yêu cầu bài tập:
Xử lý tình huống: Dũng cần phải học tiết 6 bài mơn lịch sử trong vịng 7 ngày để
đạt được mục tiêu 10 điểm bài kiểm tra một tiết vào tuần sau. Dũng đi chơi suốt 6
ngày và cặm cụi học trong ngày cuối cùng. Lý do Dũng đưa ra là học trước quên. Cuối
cùng, Dũng không đạt được mục tiêu đặt ra.
? Em sẽ khuyên Dũng điều gì để giúp bạn đạt được kết quả tốt hơn trong lần sau?
- Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân.
Giáo viên gọi từ 3 đến 5 học sinh chia sẻ trước lớp.
Giáo viên nhận xét chốt kiến thức.
* Tình huống 2:
- Nêu yêu cầu bài tập:
Xử lý tình huống: Mấy năm qua An chỉ là học sinh trung bình. Năm nay, An quyết
tâm đạt danh hiệu học sinh giỏi. Em đã học tập chăm chỉ suốt một học kỳ, nhưng cũng
chỉ đạt danh hiệu học sinh khá. An cảm thấy buồn và thất vọng về bản thân nên không
muốn nỗ lực học tập cho kỳ sau.
? Với vai trò là người bạn thân em sẽ quên An điều gì?
19
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm. Giáo viên theo dõi hướng dẫn khi cần
thiết.
Giáo viên gọi một vài nhóm trình bày ý kiến của mình, sau đó giáo viên nhận xét
tinh thần học tập của các nhóm và chốt kiến thức.
TIẾT 19
Hoạt động 3
- Nếu yêu cầu bài tập: Hãy tô màu vàng cho những bông hoa trước biện pháp đúng
và màu đen trước biện pháp sai để quản lý nhiệm vụ học tập.
a, Đặt mục tiêu vừa sức.
b, Lên kế hoạch chi tiết và hợp lý để đạt được mục tiêu học tập.
c, Thường xuyên kiểm tra tiến độ thực hiện và tự thưởng khi cần thiết.
d, Khi khơng đạt được mục tiêu thì từ bỏ.
e, Nỗ lực hết sức để thực hiện mục tiêu.
g, Cứ từ từ, đạt cũng được, không đạt cũng chẳng sao.
h,Rút kinh nghiệm sau mỗi lần thất bại.
- Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân. Sau đó giáo viên gọi một bài học
sinh trình bày ý kiến của mình.
Hoạt động 4
- Nêu yêu cầu bài tập:
Hãy đánh số thứ tự 1 2 3... vào các hình thể hiện trình tự lập kế hoạch thực hiện các
mục tiêu học tập hiệu quả.
a, Đặt ra các mục tiêu học tập cụ thể cho từng mơn.
b, Lập thời khóa biểu chi tiết cho các môn học.
c, Thường xuyên kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện mục tiêu.
d, Xác định các môn học trong một học kỳ.
e, Đề ra các phương pháp học tập phù hợp cho từng môn học.
-Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động cặp đôi. Giáo viên gọi một vài cặp đôi chia
sẻ ý kiến trước lớp.
Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức: Nếu nhận ra học tập là cho chính mình thì
việc làm chủ nhiệm vụ học tập theo mục tiêu chẳng phải là thách thức.
20
TIẾT 20
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Hoạt động 1
- Nêu yêu cầu bài tập:
Hãy lập kế hoạch cho mục tiêu học tập của em ( Kiểm tra 1 tiết, thi học kì…)
theo mẫu ( Trang 20)
- Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân hoàn thành bản kế hoạch. Giáo
viên gọi một bài học sinh trình bày kế hoạch của mình, nhận xét và chốt kiến thức.
Hoạt động 2
- Nêu yêu cầu bài tập:
Sau khi lập kế hoạch cho các mục tiêu học tập của mình( ở Hoạt động 1),Em
hãy phân bố hành động vào thời khóa biểu học tập ở nhà sao cho hợp lý theo mẫu
(Trang 21)
-Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân hoàn thành vào thời khóa biểu
học tập ở nhà theo mẫu.
Giáo viên theo dõi, hướng dẫn học sinh khi cần thiết, sau một vài học sinh chia
sẻ trước lớp.
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Nêu yêu cầu bài tập:
Hãy viết mục tiêu học tập và một tấm thẻ theo mẫu ( Trang 21). Sau đó gửi tấm
hình này cho người em u thương và tin tưởng sau một thời gian hãy tự kiểm tra kết
quả đạt được.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm cho mình một tấm thẻ sau đó viết mục tiêu
học tập vào tấm thẻ đó và trao cho một người và em yêu thương và tin tưởng, sau hãy
tự kiểm tra kết quả đạt được.
*Rút kinh nghiệm:
Ngày 17 tháng 10 năm 2022
21
Ngày soạn: 12/11/2019
Ngày dạy: 22/11 (9C); 26/11(9B)
BÀI 5. KỸ NĂNG XÂY DỰNG MỤC TIÊU CUỘC ĐỜI
I. MỤC TIÊU.
Thực hành xong bài này học sinh cần:
- Biết được tầm quan trọng của việc lập danh mục tiêu của bản thân trong cuộc sống.
- Hiểu được một số yêu cầu, biện pháp xây dựng mục tiêu cuộc đời.
- Vận dụng yêu cầu, biện pháp đã có để xây dựng mục tiêu cuộc đời sao cho phù hợp
với bản thân.
* HS khuyết tật: Nguyễn Thị Kim Ngân – Lớp 9C
- Biết được tầm quan trọng của việc lập danh mục tiêu của bản thân trong cuộc sống.
- Hiểu được một số yêu cầu, biện pháp xây dựng mục tiêu cuộc đời.
II. CHUẨN BỊ
- GV: soạn kế hoạch bài học
- HS: đọc sách Thực hành kĩ năng sống lớp 9
- Giấy a4, bút màu
22
III. TỎ CHỨC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG.
TIẾT 21
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Hoạt động 1
- Nêu yêu cầu bài tập: Đọc câu chuyện sau:
Đường ray cuộc đời
Nhân và Thành tranh luận với nhau về mục tiêu cuộc đời mỗi người. Nhân bảo:
“Mục tiêu sống là phải chi tiết, khơng mơ hồ, có tính khả thi và phải thực hiện được
càng cụ thể càng tốt”
Thành bảo: “Mục tiêu sống là phải có gì đó to lớn để mình phải cố gắng và bao
gồm những gì lúc nhỏ làm khơng được dù hằng mơ ước”
Nhân nói tiếp: “ Tương lai tớ sẽ cố gắng để trở thành giám đốc một công ty với
số lượng nhân viên bằng cả một trường học”.
Còn đối với Thành thì:” Tớ muốn sống an nhàn và đi khắp nơi trên thế giới mà
khơng phải lo nghĩ gì”
Khi gần đến kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, Nhân và Thành lại gặp nhau. Nhân
buồn bã bảo Thành: “Ước mơ của tớ thay đổi rồi. Tớ học kém mơn tốn q chắc tớ
chẳng thể nào làm kinh tế và trở thành giám đốc được!”
? Em đã bao giờ mạnh dạn tâm sự mục tiêu cuộc đời cho người khác nghe chưa? Em
sẽ ứng xử như thế nào nếu có người bảo rằng mục tiêu của em quá xa vời?
- Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân, sau gọi một bài học sinh chia sẻ ý
kiến của mình.
Hoạt động 2
- Nêu yêu cầu bài tập:
Em sẽ là người như thế nào sau một năm sau/ Năm năm nữa/ 10 năm nữa/ 20 năm
nữa? Hãy chia sẻ câu trả lời với bạn bè hoặc người thân của mình?
- Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân và chia sẻ với bạn bè trong lớp.
TIẾT 22
23
Hoạt động 3
- Nếu yêu cầu bài tập:
Hãy đánh dấu trước ý kiến hợp lý về mục tiêu cuộc đời.
a, Mục tiêu cuộc đời nên là những việc có thể thực hiện được mang tính thực tế và cụ
thể, phù hợp với khả năng của chúng ta.
b, Khi ta thấy mục tiêu khó q thì phải thay đổi ngay lập tức.
c, Mục tiêu cuộc đời và hình ảnh của những ước mơ. Mơ càng cao chúng ta càng có
động lực để thực hiện.
d, Cần phải kiên trì với mục tiêu đến cùng. Mọi khó khăn chỉ là thử thách.
e, Mục tiêu sống khác ước mơ ở chỗ nó chi tiế,t không mơ hồ và được đặt ra trong một
khoảng thời gian nhất định.
- Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động cặp đơi. Sau đó u cầu một số cặp đơi trình
bày ý kiến trước lớp. Giáo viên nhận xét và chốt ý kiến thức.
TIẾT 23
Hoạt động 4
-Nêu các bài tập:
Những câu hỏi Dưới đây tương ứng với 4 túi cẩm nang giúp em xây dựng mục tiêu
cuộc đời. Hãy tô màu vào ô trống cho phù hợp.( trang 26)
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm.
Giáo viên tên gọi một vài đại diện nhóm trình bày rồi nhận xét chốt kiến thức.
Hoạt động 5
- Nêu yêu cầu bài tập:
Hãy quan sát các loại trái cây sau: Quả dừa, bưởi, dứa, sầu riêng ( ảnh trang 26)
? Em có thể cầm chúng lên và ăn ngay được khơng?
? Em có thể dùng tay khơng bóp của các loại quả trên được không?( Nếu như em
không phải là võ sư 2 kỷ lục gia)
? Vậy Có thể dùng cách nào để có thể ăn, uống các loại trái cây trên?
- Yêu cầu học sinh hoạt động chung cả lớp. Giáo viên có 1 học sinh chia sẻ quan điểm
và chốt kiến thức:
24
Chúng ta không thể hưởng thụ thành quả ngọt ngào trong một thời gian ngắn.
Hãy tập trung kiên trì từng bước thực hiện mục tiêu đời mình.
TIẾT 24
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Hoạt động 1
- Nêu yêu cầu bài tập:
? Em hãy xây dựng mục tiêu cuộc đời từ những việc làm đơn giản nhất và kiên định
trong tiến hành động để thực hiện chúng.
Mục tiêu cuộc đời
Những mục tiêu cụ thể
Việc cần làm
-Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân.Giáo viên theo dõi hướng dẫn sau đó
gọi một vài học sinh chia sẻ trước lớp.
Hoạt động 2
- Nêu yêu cầu bài tập:
Dùng mẫu sau để xây dựng mục tiêu cuộc đời của em (Mục tiêu cuộc đời, các mốc
thời gian, các mục tiêu cụ thể, hành động) theo mẫu (trang 27).
- Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân sau đó gọi một vài học sinh chia sẻ
trước lớp.
Giáo viên nhận xét chốt kiến thức:
Hạnh phúc không ở mục tiêu cao hay thấp mà phụ thuộc vào mục tiêu ấy có vừa
sức hay khơng.
TIẾT 25
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Hoạt động 1
- Nếu có bài tập:
Dành thời gian suy nghĩ thật kỹ về mục tiêu cuộc đời mình. Sau đó hãy vẽ thật chi tiết
chân dung của mình trong tương lai ( trang phục, nghề nghiệp….)
- Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân vẽ chân dung của mình trong tương
lai.
25