Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Tieu luan cao hoc _Quản lý chi tiêu công đối với lĩnh vực an sinh xã hội trên địa bàn huyện Bắc Trà My

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.62 KB, 13 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Khi nói về chi tiêu cơng, người ta liên tưởng đến các vấn đề chi tiêu của bộ
máy nhà nước, sự đầu tư vào những sự việc khác nhau, nhưng mục đích là hướng
tới hiệu quả của những đồng tiền đã đầu tư ấy. Chi tiêu ngân sách nhà nước có vai
trị quan trọng đối với sự tồn tại và đảm bảo thực hiện các chức năng cũng như phát
huy vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Do vậy, việc nâng cao hiệu
quả quản lý chi tiêu ngân sách nhà nước từ Trung ương đến địa phương là vấn đề
đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự ổn định và phát triển của nền
kinh tế.
Trong những năm qua, huyện Bắc Trà My đã đạt được những kết quả nhất
định trong việc quản lý chi ngân sách trong lĩnh vực an sinh xã hội trên địa bàn, từ
đó góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Bên cạnh những thành quả đạt được, quản lý chi tiêu cơng tại huyện Bắc Trà
My vẫn cịn nhiều bất cập, hạn chế đặc biệt là tính kém hiệu quả trong việc đầu tư
chi tiêu công.
Nhận thức về bộ môn quản lý ngân sách nhà nước trong chương trình đào tạo
thạc sỹ Quản lý cơng, nhằm góp phần cải thiện và nâng cao hiệu quả chi tiêu công
trong lĩnh vực an sinh xã hội trên địa bàn huyện, tôi chọn đề tài: Quản lý chi tiêu
công đối với lĩnh vực an sinh xã hội trên địa bàn huyện Bắc Trà My.

1


Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1. Lý luận chung về chi tiêu công.
1.1. Khái niệm chi tiêu công.
Theo nghĩa rộng:
Chi tiêu công là tổng hợp các khoản chi của Chính phủ trung ương, chính
quyền địa phương, các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân và xã hội
dân sự khi trang trải kinh phí cho các hoạt động do Chính phủ quản lý.


Theo nghĩa hẹp:
Chi tiêu công là các khoản chi tiêu từ NSNN và các quỹ tiền tệ khác của
Chính phủ nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ.
1.2. Vai trị của chi tiêu cơng
Phân bổ nguồn lực
Cung cấp hàng hóa cơng cộng
Điều tiết luồng đầu tư vào các ngành, các vùng
Khắc phục các thất bại của thị trường
Phân phối lại thu nhập
Trợ cấp cho các đối tượng thiệt thịi
Thực hiện chính sách an sinh xã hội
Trợ cấp các lĩnh vực dịch vụ cơng cơ bản
Chương trình hỗ trợ người nghèo
Ổn định kinh tế vĩ mô
Chi tiêu công gây hiệu ứng số nhân, tác động đến cầu của tư nhân, kích thích
kinh tế phát triển.
Tăng chi tiêu cơng bằng cách tăng thuế hoặc đi vay sẽ làm chi tiêu của khu
vực tư giảm xuống.
2


Chi tiêu quá mức nguồn lực dẫn đến thâm hụt ngân sách và gánh nặng nợ
nần.
Góp phần giảm lạm phát bằng cách cắt giảm chi tiêu công làm giảm bớt
lượng cung tiền trong xã hội.
1.3. Quá trình của chi ngân sách nhà nước
- Quá trình phân phối: là quá trình cấp phát kinh phí từ ngân sách nhà nước để
hình thành các loại quỹ trước khi đưa vào sử dụng;
- Quá trình sử dụng: là trực tiếp chi dùng khoản tiền cấp phát từ ngân sách nhà
nước mà không phải trải qua việc hình thành các loại quỹ trước khi đưa vào sử

dụng.
1.4. Đặc điểm của chi ngân sách nhà nước
- Chi ngân sách nhà nước gắn với bộ máy nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế,
chính trị, xã hội mà nhà nước đảm đương trong từng thời kỳ;
- Chi ngân sách nhà nước gắn với quyền lực nhà nước, mang tích chất pháp lí
cao;
- Các khoản chi của ngân sách nhà nước được xem xét hiệu quả trên tầm vĩ mô;
- Các khoản chi của ngân sách nhà nước mang tính chất khơng hồn trả trực tiếp
là chủ yếu;
- Các khoản chi của ngân sách nhà nước gắn chặt với sự vận động của các phạm
trù giá trị khác như giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tiền lương, tín dụng, v.v... (các
phạm trù thuộc lĩnh vực tiền tệ).
1.5. Nội dung của chi ngân sách nhà nước
- Theo chức năng nhiệm vụ, chi ngân sách nhà nước gồm:
+ Chi tích lũy: Chi cho tăng cường cơ sở vật chất như đầu tư phát triển kinh
tế và kết cấu hạ tầng, trong đó phần lớn là xây dựng cơ bản, khấu hao tài sản xã hội
+ Chi tiêu dùng: Không tạo ra sản phẩm vật chất để xã hội sử dụng trong
tương lai (chi bảo đảmxã hội), bao gồm:


Giáo dục;



Y tế;
3





Cơng tác dân số;



Khoa học và cơng nghệ;



Văn hóa;



Thơng tin đại chúng;



Thể thao;



Lương hưu và trợ cấp xã hội;



Các khoản liên quan đến can thiệp của chính phủ vào các hoạt động
kinh tế;



Quản lý hành chính;




An ninh, quốc phịng;



Các khoản chi khác;



Dự trữ tài chính;



Trả nợ vay nước ngồi, lãi vay nước ngồi.

-

Theo tính chất kinh tế, chi ngân sách nhà nước được chia ra:
+ Căn cứ vào nội dung chi tiêu
+ Căn cứ vào tích chất và phương thức quản lí NSNN


Chi thường xun



Chi đầu tư phát triển




Chi dự trữ



Chi trả nợ

1.6. Phân loại chi ngân sách nhà nước
Căn cứ vào mục đích, nội dung có thể chia ra 2 nhóm:
Nhóm 1: Chi tích lũy của ngân sách nhà nước là những khoản chi làm tăng cơ
sở vật chất và tiềm lực cho nền kinh tế, tăng trưởng kinh tế; là những khoản chi đầu
tư phát triển và các khoản tích lũy khác.
4


Nhóm 2: Chi tiêu dùng của ngân sách nhà nước là các khoản chi không tạo ra
sản phẩm vật chất để tiêu dùng trong tương lai; bao gồm chi cho hoạt động sự
nghiệp, quản lý hành chính, quốc phịng, an ninh...
Căn cứ theo yếu tố thời hạn và phương thức quản lý có thể chia thành:
Nhóm chi thường xuyên bao gồm các khoản chi nhằm duy trì hoạt động
thường xuyên của nhà nước;
Nhóm chi đầu tư phát triển là các khoản chi dài hạn nhằm làm tăng cơ sở vật
chất của đất nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế;
Nhóm chi trả nợ và viện trợ bao gồm các khoản chi để nhà nước thực hiện
nghĩa vụ trả nợ các khoản đã vay trong nước, vay nước ngoài khi đến hạn và các
khoản chi làm nghĩa vụ quốc tế;
Nhóm chi dự trữ là những khoản chi ngân sách nhà nước để bổ sung quỹ dự
trữ nhà nước và quỹ dự trữ tài chính.
1.7. Yếu tố ảnh hưởng đến chi ngân sách nhà nước

Chế độ xã hội là nhân tố cơ bản;
Sự phát triển của lực lượng sản xuất;
Khả năng tích lũy của nền kinh tế;
Mơ hình tổ chức bộ máy của nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế, xã hội của
nhà nước trong từng thời kỳ, sự biến động của các phạm trù giá trị (giá cả, tỉ giá hối
đoái, tiền lương,....)
1.8. Nguyên tắc tổ chức chi ngân sách nhà nước
Nguyên tắc thứ nhất: gắn chặt các khoản thu để bố trí các khoản chi:nếu vi
phạm nguyên tắc này dẫn đến bội chi nsnn,gây lạm phát mất cân bằng cho sự phát
triển xã hội;
Nguyên tắc thứ hai: đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả trong việc bố trí các
khoản chi tiêu của NSNN;
Nguyên tắc thứ ba: theo nguyên tắc nhà nước và nhân dân cùng làm, nhất là các
khoản chi mang tính chất phúc lợi xã hội;
Nguyên tắc thứ tư: tập trung có trọng điểm:địi hỏi việc phân bổ nguồn vốn từ
nsnn phải tập trung vào các chương trình trọng điểm, các ngành mũi nhọn của nhà
nước;
Nguyên tắc thứ năm: phân biệt rõ nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của các
cấp theo quy định của luật;
Nguyên tắc thứ sáu: phối hợp chặt chẽ với khối lượng tiền tệ, lãi suất, tỷ giá hối
đoái.
5


Chương 2
TH ỰC TR ẠNG QU ẢN LÝ CHI TIÊU CÔNG TRONG L ĨNH V ỰC AN SINH
XÃ H ỘI TRÊN ĐỊ A BÀN HUY ỆN B ẮC TRÀ MY
TH ỜI GIAN QUA
2.1. Vài nét về huyện Bắc Trà My
Bắc Trà My là huyện miền núi cao, được tách ra cùng với huyện Nam Trà

My từ huyện Trà My (cũ) của tỉnh Quảng Nam, cách trung tâm tỉnh lỵ - Thị xã Tam
Kỳ 50km về phía Tây, cách Thành phố Đà Nẵng về phía Tây Nam 120km; phía Tây
– Tây Nam giáp với huyện Nam Trà My, phía Tây Bắc Giáp với huyện Phước Sơn,
phía Bắc Giáp huyện Hiệp Đức, phía Đơng Đơng Bắc giáp huyện Núi Thành, Tiên
Phước, phía Nam giáp huyện Trà Bồng – Quảng Ngãi.Diện tích tự nhiên là
825,44km2. Dân số gần 40 ngàn người, trong đó tỷ lệ người đồng bào dân tộc thiểu
số và tỷ lệ hộ nghèo chiếm khoảng 50% dân số toàn huyện.
2.2. Thực trạng chi tiêu công trong lĩnh vực an sinh xã h ội trên địa bàn
huyện
Trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quy ền
các cấp, những huyện miền núi cao, nơi có nhiều người dân là ng ười đồng bào dân
tộc thiểu số sinh sốngnói chung và huyện Bắc Trà My nói riêng đã và đang được
đầu tư nhiều chương trình trọng điểm. như: chương trình 134, chương trình 135,
chương trình nhà ở 167 cho các đối tượng thuộc hộ nghèo... và một số chương trình
mục tiêu quốc gia khác. Ngồi ra, hằng năm, huyện cũng tranh th ủ nhi ều ngu ồn
khác nhau để tăng cường chi cho hoạt động an sinh xã hội trên địa bàn như các
chương trình đầu tư khu vui chơi giải trí tại trung tâm văn hóa c ủa huy ện dành cho
các em thiếu nhi, Tết vì người nghèo,...Năm 2013, riêng đối với khoản chi v ề đảm
6


b ảo xã h ội là h ơn 11 t ỷ đồng và n ăm 2014 là 12,3 t ỷ đồng. Chính đi ều này th ể hi ện
s ự quan tâm ngày càng cao vào l ĩnh v ực đờ i s ống xã h ội t ại đị a ph ương.
2.3. K ết qu ả đạ t đượ c
2.3.1. Ưu đi ểm:
Qu ản lý chi tiêu công trong l ĩnh v ực an sinh xã h ội trên đị a bàn huy ện B ắc
Trà My trong th ời gian qua đã đạ t đượ c nhi ều k ết qu ả đáng k ể, đó là s ự h ưởng ứng
tích c ực c ủa ng ười dân đố i v ới s ự đầu t ư công trên. C ụ th ể, nh ững ngôi nhà tranh,
vách lá đã đượ c thay b ằng nh ững ngôi nhà xây vách t ường kiên c ố h ơn. Ch ương
trình 135 đã đem l ại nh ững ph ương th ức s ản xu ất m ới cho nhân dân b ằng nh ững

cây tr ồng, con v ật nuôi t ừ mi ền xuôi lên, c ũng đã có nh ững chuy ển bi ến tích c ực
trong gi ải quy ết vi ệc làm nh ư tr ồng cây keo, cây cao su ti ểu đi ền...T ại trung tâm
huy ện nhà đượ c đầ u t ư khu vui ch ơi tr ẻ em, qu ảng tr ường v ăn hóa thu hút nhi ều tr ẻ
em, ng ười dân tham gia, t ạo nên m ột di ện m ạo m ới cho huy ện nhà. T ất c ả s ự đầu
t ư trên đề u xu ất phát t ừ v ấn đề an sinh xã h ội, đáp ứng vì m ột xã h ội ngày càng ti ến
b ộ, v ăn minh h ơn.
2.3.2. H ạn ch ế:
Tuy nhiên, bên c ạnh chính sách, d ự án đầu t ư để ph ục v ụ ng ười dân đị a
ph ương mang l ại ý ngh ĩa r ất sâu s ắc nh ư v ậy thì t ừ đó c ũng xu ất hi ện nh ững m ặt
trái c ủa các v ấn đề xã h ội, trong đó đáng l ưu tâm h ơn c ả là s ự lãng phí và kém hi ệu
qu ả trong đầ u t ư.
2.3.3. Phân tích nguyên nhân:
Thứ nhất: Nguồn lực ngân sách được phân bổ một cách dàn trải, kém hiệu
quả, không theo thứ tự ưu tiên.
Do kinh phí được bổ sung hàng năm về địa phương là có hạn, tuy nhiên, nhu
cầu đáp ứng cho người dân lại q tải và địi hỏi phải quyết tốn theo niên độ. Cụ
7


thể, những ngôi nhà được gọi là "nhà 167" làm ra không mấy người ở do kết cấu
nhỏ, thấp và khơng phù hợp với người bản địa (vì họ quen sống theo mơ hình nhà
sàn có thốt khí bếp củi quanh năm), vấn đề an sinh xã hội tuy có phần được cải
thiện nhưng chất lượng rất thấp nên phần lớn không đáp ứng được nguyện vọng
của người dân. Việc khám chữa bệnh cho người nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế
là rất phức tạp, thuốc men và dịch vụ kém, nên việc khám, chữa bệnh cho người
dân còn nhiều vấn đề. Hay những cơng trình vui chơi giải trí như cơng viên, khu trị
chơi cũng chỉ được phục vụ một cách hạn chế, không cuốn hút được người tham
gia, là do cơng trình được đầu tư rất bài bản, nhưng sau một thời gian bị xuống cấp
và hư hỏng thì bị "cuốn chiếu" chứ khơng được tu dưỡng, sửa chữa kịp thời. Nhiều
khi tranh thủ sự ủng hộ của tỉnh, trung ương tài trợ một số chương trình, dự án về

địa phương như chương trình Nơng thơn mới, chương trình mục tiêu quốc gia về
xóa đói giảm nghèo, chương trình 135 (giai đoạn II) về mở rộng sản xuất... Khi dự
toán được lập phân bổ về các xã thực hiện, nhưng qua quá trình điều tra, khảo sát
số hộ được tham gia (chương trình 135), đã khơng khảo sát đúng nguyện vọng của
người dân, cụ thể, người cần cái cuốc lại cấp cái cày, người khơng có ao lại cấp
cá...và cịn rất rất nhiều sự lãng phí khác, mà chưa được sự quan tâm thích đáng,
chỉ mang tính phục vụ trước mắt mà khơng tính tới hiệu quả lâu dài.
Thứ hai: Việc lập ngân sách theo khoản mục đầu vào khơng phù hợp với
biến động của tình hình thực tế.
Dự tốn hàng năm được thơng qua cuộc họp Hội đồng nhân dân huyện rất
bài bản và dưới sự nhất trí cao của đơng đảo đại biểu. Tuy nhiên, vấn đề là khi giao
về từng đơn vị thực hiện lại khơng như mong muốn, có một số thực hiện khả thi
nhưng có những chỉ tiêu đã đề ra khơng thực hiện hoặc không được thực hiện do
nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Ví dụ, những chương trình khuyến nơng,
khuyến lâm như mơ hình trồng hoa ly của huyện được lập dự tốn bài bản, xong
khơng được khả thi vì ngay từ ban đầu khơng khảo sát đất đai mà dự trù kinh phí
8


theo các địa phương khác, hay việc nuôi cá nước ngọt bằng lịng bè tại hồ thủy điện
Sơng Tranh 2, cá ni rất nhiều nhưng khơng tìm được đầu ra để bao tiêu sản
phẩm...
Thứ ba: Việc tính tốn các nguồn lực chưa chú trọng đến các nguồn lực
ngoài ngân sách nhà nước
Về vấn đề này, huyện cũng đã có nhiều chủ trương xã hội hội hóa một số
chương trình, dự án cho tư nhân, nhưng vấn đề là tư nhân có dự án đầu tư nhưng
chậm triển khai hoặc dừng lại vì một số lý do như: khảo sát mơ hình chưa phù hợp,
mặt bằng dân trí chưa cao...Hiện nay cũng có một số chương trình vốn đối ứng mà
huyện tranh thủ thực hiện. Tuy nhiên, nhìn chung tỷ lệ huy động nguồn lực ngồi
ngân sách của huyện cịn hạn hẹp.

Sự đầu tư công kém hiệu quả và gây lãng phí ln là vấn đề rất đáng lo ngại
hiện nay, không những trên địa bàn một huyện mà trải dài trên phạm vi cả quốc gia.

9


Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
CHI TIÊU CÔNG TRONG LĨNH VỰC AN SINH XÃ HỘI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC TRÀ MY
Qua một số phân tích nhỏ về chi tiêu công của địa phương, bản thân xin đề
xuất phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi tiêu công trong lĩnh
vưc an sinh xã hội tại huyện nhà như sau:
3.1. Phương hướng:
Tăng cường vai trò của chi tiêu cơng nhằm đạt các mục tiêu chính trong việc
phân bổ nguồn lực, phân phối lại thu nhập và ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an
sinh xã hội.
3.2. Giải pháp:
Một là, cần tích cực kiểm tra, đánh giá tình hình việc thực hiện các nhiệm vụ
chi tiêu công đã đề ra;
Hai là, phải tăng cường hơn nữa trách nhiệm trong công tác quản lý của địa
phương;

10


Ba là, kiểm soát chặt chẽ quyết toán giữa đầu vào và đầu ra (đối chiếu từng
hạn mục quyết toán so với dự tốn) để có sự đánh giá và rút kinh nghiệm cho dự
toán năm sau;
Bốn là, tuyên truyền và tích cực tun truyền người dân biết giữ gìn và bảo

vệ những tài sản công nhằm phục vụ lợi ích lâu dài;
Năm là, xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư, thể hiện nếp sống văn minh,
hiện đại.

KẾT LUẬN
Chi tiêu công và quản lý chi tiêu công là một trong những vấn đề rất quan
trọng trong công tác quản lý tài chính cơng. Đối với vấn đề chi đảm bảo xã hội,
Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương khẩn trương thực hiện nhiều chính
sách hỗ trợ giảm bớt những khó khăn cho đời sống của nhân dân, tập trung trước
hết cho người nghèo và các đối tượng chính sách. Chính phủ đã chỉ đạo đẩy mạnh
cho vay đối với hàng chục chương trình phát triển sản xuất, tạo việc làm, cho hộ
nghèo vay vốn, chương trình tín dụng cho học sinh và sinh viên nghèo, bảo đảm
cho mỗi học sinh nghèo đều có cơ hội để vươn lên. Tuy nhiên, việc vận dụng
những chính sách công khi đi vào thực tế, bên cạnh những giá trị nhân văn tốt đẹp
thì đơi khi được vận hành một cách thiếu khoa học và đã tạo ra một phản ánh chung
nhất là chi tiêu công luôn đi kèm sự kém hiệu quả, không đánh giá được các giá trị
đầu ra. Thiết nghĩ, cần có những tư duy mới hay sự chuyển biến tích cực trong cách
nghĩ, cách làm mới để cơng tác tài chính được vận hành một cách hiệu quả hơn.

11


MỤC LỤC
Đặt vấn đề

1

Chương 1. Cơ sở khoa học về quản lý chi NSNN

2


1. Lý luận chung về chi tiêu cơng.

2

1.1. Khái niệm chi tiêu cơng.

2

1.2. Vai trị của chi tiêu cơng

2

1.3. Q trình của chi ngân sách nhà nước

3

1.4. Đặc điểm của chi ngân sách nhà nước

3

1.5. Nội dung của chi ngân sách nhà nước

3

1.6. Phân loại chi ngân sách nhà nước

4

1.7. Yếu tố ảnh hưởng đến chi ngân sách nhà nước


5

1.8. Nguyên tắc tổ chức chi ngân sách nhà nước

5

Chương 2. Thực trạng quản lý chi tiêu công trong lĩnh vực an sinh xã hội trên
địa bàn huyện Bắc Trà My thời gian qua
6
2.1. Vài nét về huyện Bắc Trà My

7

2.2. Thực trạng chi tiêu công trong lĩnh vực an sinh XH trên địa bàn huyện 7
2.3. Kết quả đạt được

7

2.3.1. Ưu điểm

7

2.3.2. Hạn chế

7

2.3.3. Phân tích nguyên nhân

7

12


Chương 3. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý chi tiêu công trong
lĩnh vực an sinh xã hội trên địa bàn huyện Bắc Trà My
10
3.1. Phương hướng

10

3.2. Giải pháp

10

KẾT LUẬN

11

13



×