Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tieu luan tu chon _Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.42 KB, 22 trang )

1
LỜI MỞ ĐẦU
Đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng
và phát triển kinh tế không chỉ đối với kinh tế Việt Nam nói chung mà cịn đối
với địa phương nói riêng, trong đó có tỉnh Quảng Ngãi. Trong những năm gần
đây, kết quả thu được từ việc thu hút FDI mặc dù đã góp phần làm thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế nhưng cơ cấu đầu tư FDI còn bất hợp lý dẫn đến mất cân đối
trong phát triển giữa các ngành kinh tế làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH của tỉnh Quảng Ngãi. Hoạt động
chuyển giao công nghệ trong các dự án FDI chưa thật sự hiệu quả, tình hình
thực hiện nội địa hố cơng nghệ diễn ra cịn chậm. Những lĩnh vực đầu tư vào
tỉnh Quảng Ngãi cịn mang nặng tính lắp ráp, gia cơng. Để Quảng Ngãi có thể
thu hút vốn FDI và phát triển có hiệu quả, bền vững và đến năm 2020 cơ bản trở
thành tỉnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hướng hiện đại theo Nghị quyết
tỉnh Đảng bộ lần tứư XVIII đã đề ra Tôi chọn đề tài "Thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi, thực trạng và giải pháp" làm nội dung nghiên cứu tiểu luận tự chọn .
Đối tượng nghiên cứu: Tiến hành đánh giá thực trạng thu hút vốn FDI tại
Quảng Ngãi, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI trong
giai đoạn tiếp theo.
Phạm vi nghiên cứu : Tình hình thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi.
Chương I: Lý luận chung về thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI.
Chương II: Thực trạng thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngồi vào các khu cơng
nghiệp trên địa bàn Tỉnh Quãng Ngãi.
Chương III: Định hướng và giải pháp tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài
trực tiếp các khu công nghiệp trên địa bàn Tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian đến.


2
CHƯƠNG I


LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI

1.1.1 Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài: (FDI: Foreign Direct Investment) là sự di
chuyển vốn quốc tế dưới hình thức vốn sản xuất thông qua việc nhà đầu tư ở
một nước đưa vốn vào một nước khác để đầu tư, đồng thời trực tiếp tham gia
quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất, tận dụng ưu thế về vốn, trình độ cơng nghệ,
kinh nghiệm quản lý... nhằm mục đích thu lợi nhuận.
Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đưa ra định nghĩa như sau: Đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ
đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với
quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các
cơng cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà
người đó quản lý ở nước ngồi là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường
hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi
là "công ty con" hay "chi nhánh công ty".
1.1.2 Đặc điểm về đầu tư trực tiếp nước ngồi
Đây là hình thức đầu tư bằng vốn của các nhà đầu tư, họ tự quyết định
đầu tư, tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Hình thức này mang tính khả thi và hiệu
quả cao.
Chủ đầu tư nước ngoài tham gia quản lý và điều hành toàn bộ mọi hoạt
động đầu tư nếu là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc tham gia điều hành
doanh nghiệp hoạt động theo tỷ lệ góp vốn của mình.
Thơng qua Đầu tư trực tiếp nước ngồi, nước chủ nhà có thể tiếp nhận
được công nghệ tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm tổ chức, quản lý là mục tiêu mà
các hình thức khác khơng giải quyết được.
1.2. VỊ TRÍ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)
ĐỐI VỚI TẰNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ



3
1.2.1 Vị trí của Đầu tư trực tiếp nước ngồi với nền kinh tế
Vốn đầu tư có vị trí hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội
đặc biệt trong giai đoạn chúng ta đang trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế
thế giới và càng cần thiết hơn khi chúng ta đang cần một lượng vốn lớn và công
nghệ tiên tiến của các nước phát triển trên thế giới để phục vụ cho quá trình
cơng nghiệp hóa hiện đại hố đất nước.
Vốn đầu tư khơng chỉ quan trọng với chúng ta mà cịn hết sức quan trọng
với các nước có vốn đầu tư và các tổ chức doanh nghiệp có vốn đầu tư. Nó giúp
các chủ đầu tư nước ngoài chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ do đặt dự án đầu tư
tại nơi đó và tận dụng được nguồn nguyên liệu tại chỗ. Cũng chính nhờ vào đầu
tư nước ngồi mà các nhà đầu tư được tự điều chỉnh cơng việc kinh doanh của
mình cho phù hợp với điều kiện kinh tế phong tục tập quán địa phương để từ đó
bằng kinh nghiệm và khả năng của mình mà có cách tiếp cận tốt nhất, đồng thời
giúpcác chủ đầu tư có thể tiết kiệm chi phí nhân cơng do th lao động với giá
rẻ ngồi ra cịn giúp tránh khỏi hàng rào thuế quan.
Đối với chúng ta, là nước tiếp nhận đầu tư thì các dự án đầu tư trực tiếp
có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi nó giúp chúng ta có nhiều cơ hội hơn trong
việc hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
1.2.2 Tác động của FDI
1.2.2.1 Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp chúng ta giải quyết những khó khăn về
vốn cũng như cơng nghệ và trình độ quản lý, nhờ vào những yếu tố này sẽ giúp
cho nền kinh tế tăng trưởng một cách nhanh chóng, giúp chúng ta khắc phục
được những điểm yếu của mình trong quá trình phát triển và hội nhập như: thu
hút lao động, nâng cao thu nhập, tăng khoản thu cho ngân sách,…
Xem xét tình hình tăng trưởng kinh tế của những nước đang phát triển
trên thế giới có thể rút rằng tất cả các nước đang tìm mọi cách để thu hút nguồn

vốn đầu tư từ nước ngoài, một điều nữa là khối lượng vốn đầu tư nước ngoài tỷ
lệ thuận với mức độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc gia đó.


4
Mặt khác FDI cũng tạo cơ hội cho các nước sở tại khai thác tốt nhất
những lợi thế của mình về tài nguyên thiên nhiên cũng như vị trí địa lý... nó góp
phần làm tăng sự phong phú chủng loại sản phẩm trong nước cũng như làm tăng
sức cạnh tranh cho sản phẩm trong nước với sản phầm của các quốc gia trên thế
giới vì thế tăng khả năng xuất khẩu của nước ta. FDI làm tăng các khoản thu về
ngoại tệ do xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm dịch vụ và nguyên liệu vật liệu cho
các dự án đầu tư trực tiếp, nói chung FDI là nguồn vốn có ý nghĩa quan trọng
trong q trình hội nhập và phát triển nền kinh tế.
FDI còn giúp chúng ta tiến nhanh trên con đường cơng nghiệp hóa hiện
đại hố đất nước trong giai đoạn hiện nay, đây chính là một nguồn vốn lớn trong
đó có cả tiềm lực về mặt tài chính và tiềm lực về mặt khoa học cơng nghệ cũng
như những kinh nghiệm quản lý hết sức cần thiết cho chúng ta trong giai đoạn
hiện nay.
1.2.2.2 Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chúng ta đang trong qua trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp
công nghiệp dịch vụ sang công nghiệp nông nghiệp dịch vụ, cơng việc này địi
hỏi rất nhiều vốn cũng như cần tới rất nhiều sự hỗ trợ về công nghệ.
Hơn nữa yêu cầu dịch chuyển cơ cấu kinh tế khơng chỉ là địi hỏi của bản
thân sự phát triển nội tại nền kinh tế mà nó cịn là địi hỏi của xu hướng quốc tế
hoá đời sống kinh tế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một phần quan trọng trong
kinh tế đối ngoại, thơng qua đó các quốc gia sẽ tham gia ngày càng nhiều vào
quá trình phân công lao động quốc tế. Để hội nhập vào nền kinh tế thế giới và
tham gia tích cực vào quá trình liên kết kinh tế giữa các nước trên thế giới đòi
hỏi từng quốc gia phải thay đổi cơ cấu kinh tế trong nước cho phù hợp với sự
phân công lao động quốc tế và sự vận động chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mỗi

quốc gia phù hợp với trình độ phát triển chung của thế giới sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngồi và chính đầu tư nước ngồi
sẽ góp phần làm chuyển dịch dần cơ cấu kinh tế.
1.2.2.3 Đầu tư trực tiếp tạo nguồn vốn bổ sung quan trọng trong quá trình
phát triển kinh tế xã hội


5
Nguồn vốn cho đầu tư phát triển chủ yếu là từ ngân sách nhưng đầu tư
trực tiếp cũng góp một phần quan trọng trong đó. Đối với một nước cịn chậm
phát triển như nước ta nguồn vốn tích luỹ được là rất ít vì thế vốn đầu tư nước
ngồi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế. Nước
ta có tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên cũng như nguồn lao động dồi dào
nhưng do thiếu nguồn vốn và chưa có đủ trang thiết bị khoa học tiên tiến nên
chưa có điều kiện khai thác và sử dụng.
Với các nước đang phát triển vốn đầu tư nước ngoài chiếm một tỷ lệ đáng
kể trong tổng vốn đầu tư của toàn bộ nền kinh tế trong đó có một số nước hồn
tồn dựa vào vốn đầu tư nước đặc biệt là ở giai đoạn đầu của sự phát triển.
Nhưng tiếp nhận đầu tư trực tiếp chúng ta cũng phải chấp nhận một số
những điều kiện hạn chế, đó là phải có những điều kiện ưu đãi với các chủ đầu
tư. Xét trên tổng thể nền kinh tế và xu thế phát triển của thế giới hiện nay thì
đầu tư trực tiếp là khơng thể thiếu bởi nó là nguồn vốn hết sức quan trọng cho
chúng ta đẩy nhanh hơn nữa tốc độ phát triển kinh tế để hoà nhập vào nền kinh
tế khu vực cũng như thế giới. Chính vì thế mà vốn FDI có ý nghĩa hết sức quan
trọng trong giai đoạn hiện nay, chúng ta cần có một cơ chế chính sách phù hợp
hơn nữa nhằm thu hút nguồn vốn này trong tương lai.
1.2.2.4 FDI góp phần thâm nhập thị trường thế giới và khu vực, mở
rộng thị trường xuất khẩu, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Chủ thể chủ yếu của hoạt động FDI trên thế giới hiện nay là các cơng ty,
tập đồn xun quốc gia với mạng lưới chân rết tồn cầu; thơng qua tiếp nhận

đầu tư của các cơng ty, tập đồn này, nước sở tại có điều kiện thuận lợi để tiếp
cận và thâm nhập thị trường quốc tế, mở rộng thị trường xuất khẩu, làm quen
với tập quán thương mại quốc tế, thích nghi nhanh hơn với những thay đổi trên
thị trường thế giới... Đó là vai trị làm cầu nối và thúc đẩy quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế rất quan trọng của FDI, một nhân tố đẩy nhanh q trình tồn cầu
hóa kinh tế thế giới.
Hoạt động FDI góp phần quan trọng đối với đẩy mạnh xuất khẩu và cải
thiện cán cân thanh tốn. Trong đó, xuất khẩu là một trong những giải pháp tăng


6
trưởng kinh tế, góp phần tăng thêm thu nhập cho nền kinh tế, từ đó tạo điều kiện
để giải quyết các vấn đề xã hội; Thông qua thặng dư xuất khẩu và chuyển vốn
đầu tư vào Việt Nam, hoạt động FDI góp phần vào việc hạn chế thâm hụt của
cán cân thanh tốn.
1.2.2.5 FDI góp phần giải quyết việc làm, cải thiện nguồn nhân lực
* FDI góp phần giải quyết việc làm:
Bằng việc tăng nguồn vốn đầu tư xã hội, FDI tác động đến cung – cầu lao
động; nó khơng những trực tiếp thu hút và sử dụng lao động, mà còn gián tiếp
tạo thêm việc làm cho các ngành dịch vụ và cho các ngành công nghiệp phụ trợ
trong nước.
Cùng với việc phát triển của khu vực FDI, nhiều lĩnh vực, ngành nghề sản
xuất, cung ứng dịch vụ cho khu vực này cũng phát triển theo. Như vậy, sẽ nâng
cao khả năng tạo việc làm, giảm bớt tỉ lệ thất nghiệp. Hiện nay, với chính sách
tăng dần tỉ lệ nội địa hóa trong sản phẩm của các doanh nghiệp FDI các ngành
sản xuất ô tô, xe máy, giày da, may mặc…. đã xuất hiện thêm nhiều doanh
nghiệp vệ tinh cung cấp sản phẩm dịch vụ cho doanh nghiệp FDI, tạo ra nhiều
việc làm.
* FDI góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:
FDI tác động đến vấn đề lao động của nước tiếp nhận đầu tư liên quan đến

cả số lượng và chất lượng lao động. FDI đã góp phần quan trọng trong việc
nâng cao năng lực, kỹ năng lao động và quản trị doanh nghiệp của lao động Việt
Nam. Nhiều doanh nghiệp FDI đã tạo điều kiện cho lao động nước ta nâng cao
tay nghề, tiếp cận kỹ năng, công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, rèn
luyện kỷ luật, tác phong lao động công nghiệp tại doanh nghiệp hoặc gửi đi đào
tạo ở nước ngoài.
Việc cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI, thúc đẩy các doanh nghiệp
trong nước đổi mới công nghệ, cải tiến quản lý, tăng cường cán bộ, thu hút nhân
tài, nâng cao trình độ, năng lực của lao động cũng góp phần rất lớn trong việc
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam.


7
1.3. MƠI TRƯỜNG ĐẦU TƯ
1.3.1 Khái niệm
Mơi trường đầu tư là tổng hợp các yếu tố đặc thù của địa phương đang
định hình cho các cơ hội và quyền lực để doanh nghiệp đầu tư có hiệu quả, tạo
việc làm và mở rộng sản xuất. Cụ thể là các yếu tố: vị trí địa lý - điều kiện tự
nhiên, tình hình chính trị, chính sách pháp luật, trình độ phát triển kinh tế, đặc
điểm văn hóa - xã hội của một khu vực hoặc một quốc gia mà các nhà đầu tư
cần phải xem xét và nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi quyết định đầu tư vào khu
vực hoặc quốc gia đó.
1.3.2 Các yếu tố của mơi trường đầu tư
1.3.2.1 Tình hình chính trị
Có thể nói ổn định chính trị của các nước chủ nhà là yếu tố hấp dẫn hàng
đầu đối với các nhà đầu tư, yếu tố này lại càng đặc biệt với các nhà đầu tư nước
ngoài. Bởi vì tình hình chính trị ổn định là điều kiện tiên quyết để đảm bảo các
cam kết của chính phủ đối với các nhà đầu tư về sở hữu vốn đầu tư, các chính
sách ưu tiên đầu tư và định hướng phát triển của nước nhận đầu tư. Đồng thời
sự ổn định chính trị cịn là tiền đề cần thiết để ổn định tình hình kinh tế - xã hội,

nhờ đó giảm được tính rủi ro cho các nhà đầu tư. Một nước không thể thu hút
được nhiều FDI nếu tình hình chính trị ln bất ổn định.
1.6.2.2 Chính sách – pháp luật
Vì q trình đầu tư có liên quan rất nhiều đến các hoạt động của các tổ
chức, cá nhân và được tiến hành trong thời gian dài nên các nhà đầu tư nước
ngồi rất cần có một môi trường pháp lý hợp lý và ổn định của nước chủ nhà.
Mơi trường này gồm các chính sách, quy đinh đối với FDI và tính liệu lực của
chúng trong thực tế. Một môi trường pháp lý hấp dẫn nếu có các chính sách,
quy định hợp lý và tính hiệu lực cao trong thực hiện. Đây là những căn cứ pháp
lý quan trọng không chỉ để đảm bảo quyền lợi của các nhà đầu tư nước ngồi
mà cịn là những cơ sở cần thiết cho họ tính tốn làm ăn lâu dài ở nước chủ nhà.
Ngoài ra một vấn đề khác cũng được các nhà đầu tư nước ngoài quan
tâm, đó là định hướng đầu tư của nước chủ nhà. Vì các nhà đầu tư nước ngồi


8
thường chiến lược kinh doanh dài hạn nên họ rất cần sự rõ ràng, ổn định trong
định hướng đầu tư của nước chủ nhà.
1.6.2.3 Vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên bao gồm các yếu tố về khoảng cách, địa
điểm, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, dân số… Đây là yếu tố tác động đến tính
sinh lãi hay rủi ro của các nhà hoạt động đầu tư.
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ giảm được các chi phí vận
chuyển, đa dạng hóa các lĩnh vực đầu tư, cung cáp được nguồn nguyên liệu
phong phú với giá rẻ và tiềm năng tiêu thụ lớn. Các yếu tố này không những
làm giảm được giá thành sản phẩm mà cịn thu hút được các nhà đầu tư tìm
kiếm nguyên liệu tự nhiên và thị trường tiêu thụ. Đây là lợi thế của các nước
đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên độ hấp dẫn cịn phụ thuộc vào
chất lượng của thị trường lao động và sức mua của dân cư.
1.6.2.4 Trình độ phát triển kinh tế

Trình độ phát triển kinh tế là các mức độ phát triển về quản lý kinh tế vĩ
mô, cơ sỡ hạ tầng, chất lượng cung cấp dịch vụ cho các hoạt động kinh doanh
của nhà đầu tư và mức độ cạnh tranh của thị trường nước chủ nhà. Có thể nói
đây là các yếu tố có tác động mạnh hơn các chính sách ưu đãi về tài chính của
nước chủ nhà đối với các nhà đầu tư.
1.6.2.5 Đặc điểm phát triển văn hóa – xã hội
Đặc điểm phát triển văn hóa – xã hội của nước chủ nhà được coi là hấp
dẫn FDI nếu có trình độ giáo dục cao và nhiều sự tương đồng về ngôn ngữ, tôn
giáo, các phong tục tập quán với các nhà đầu tư nước ngoài. Các đặc điểm này
khơng chỉ giảm được chi phí đào tạo nguồn nhân lực cho các nhà đầu tư nước
ngoài mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho họ hòa nhập vào cộng đồng nước sở
tại.
Như vậy, qua phân tích trên một môi trường được coi là thuận lợi nếu các
yêu tố trên tạo được sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Mức độ thuận lợi của môi
trường đầu tư sẽ tạo ra các cơ hội đầu tư cho nhà đầu tư nước ngồi. Vì thế cơ


9
hội đầu tư khơng có nghĩa: Chỉ là sự thuận lợi nói chung của mơi trường đầu tư
mà đúng hơn là nói về mức độ thuận lợi của mơi trường này.
Ngày 29/8/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 103/NQ-CP về Định
hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý FDI trong thời gian tới,
đây được coi là “kim chỉ nam” cho các hoạt động kêu gọi, thu hút các dự án
FDI. Việc ban hành Nghị định sửa đổi về đăng ký lại, chuyển đổi Giấy chứng
nhận đầu tư của doanh nghiệp FDI, xây dựng Quy chế Quản lý nhà nước về xúc
tiến đầu tư, nghiên cứu xu hướng đầu tư của một số đối tác chiến lược… sẽ tạo
điều kiện thuận lợi và hành lang pháp lý quan trọng để Quảng Ngãi có thể bứt
phá trong thu hút dịng vốn này. Thiết nghĩ, cần phải có sự đổi mới, quyết tâm
trong chiến lược kêu gọi, thu hút của mình và sẽ khơng là gì cả nếu như chúng ta
không thực sự vào cuộc và cơ hội đầu tư chỉ mang tính thời điểm và chúng ta chỉ

có thể thu hút được dịng vốn FDI nếu đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư
đúng lúc, đúng chỗ.


10
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGỒI VÀO
CÁC KHU CƠNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
2.1 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH QUẢNG NGÃI
2.1.1 Vị trí địa lý
Quảng Ngãi là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ nằm trong
khoảng từ 14o32’40’’B - 15o25’B vĩ độ Bắc và từ 108o06’Đ - 109o04’35’’Đ kinh
độ Đơng, diện tích tự nhiên 5.152,95km 2. Phía Bắc giáp Quảng Nam, phía Nam
giáp Gia Lai và Bình Định, phía Tây giáp Kon Tum và phía Đơng giáp biển
Đơng. Quảng Ngãi có đường bờ biển dài khoảng 130km và một số đảo nhỏ
ngoài khơi, đáng kể nhất là đảo Lý Sơn (10,33km 2). Tỉnh có 14 đơn vị hành
chính cấp huyện gồm 1 thành phố và 13 huyện, trong đó đó có 1 huyện đảo, 6
huyện đồng bằng ven biển và 6 huyện miền núi. Đến cuối năm 2014 dân số
Quảng Ngãi có khoảng 1.241.400 người
2.1.2 Mơi trường kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội


Những lĩnh vực kinh tế lợi thế
Tỉnh Quảng Ngãi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được

Chính phủ chọn khu vực Dung Quất để xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên của
cả nước, dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong thập kỷ này và sẽ hình thành khu
kinh tế Dung Quất nối liền với khu kinh tế mở Chu Lai. Đây là lợi thế rất quan
trọng, tạo điều kiện để tỉnh phát triển nhanh công nghiệp - tiểu thủ cơng nghiệp
đi kèm theo chương trình phát triển lọc dầu của quốc gia, đồng thời góp phần

đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế tỉnh theo
hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Quảng Ngãi có bờ biển dài khoảng 129
km, với vùng lãnh hải rộng lớn 11.000 km2, có 6 cửa biển, giàu nguồn lực hải
sản với nhiều bãi biển đẹp.


Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ngãi
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) năm 2010 tăng 36,2% so với năm

2009; năm 2013 tăng so với năm 2012 là 12,8%; năm 2014 là 2% và dự kiến
năm 2015 tăng 9-10% so với năm. Tỷ trọng của ngành nông nghiệp giảm dần từ


11
gần 44.98% năm 1999 xuống 17% năm 2014. Tỷ trọng của công nghiệp xây
dựng đã tăng đáng kể từ 19.34% năm 1999 lên 61% năm 2014. Ngành dịch vụ
có tỷ lệ cũng giảm dần từ 35.68% năm 1999 giảm còn 22% năm 2014.


Tiềm năng du lịch
Quảng Ngãi là vùng đất có bề dày lịch sử với nền văn hố lâu đời như

khu du lịch văn hoá Sa Huỳnh, dấu vết văn hố cổ xưa như thành cổ Châu Sa,
Gị Vàng…, có di tích lịch sử Ba Tơ, Sơn Mỹ, Ba Gia, Trà Bồng, Vạn Tường;
nhiều cảnh đẹp như Thiên Ấn, Niêm Hà, Thiên Bút, Phê Vân, Thạch Bích, Tà
Dương, Cổ Luỹ, Cô Thôn, Nước Trong – Ca Đam…, nhiều bãi biển như Mỹ
Khê, Sa Huỳnh…, những tiềm năng trên là điều kiện để phát triển du lịch nghỉ
dưỡng với nhiều loại hình, sản phẩm du lịch đa dạng.



Tình hình hạ tầng cơ sở của Quảng Ngãi
Quảng Ngãi có hệ thống giao thông khá đồng bộ bao gồm cả đường bộ,

đường sắt, đường biển và đường hàng khơng. Ngồi ra, với bờ biển dài 144
km, Quảng Ngãi có nhiều cửa biển, cảng biển nhỏ như: Sa Kỳ, Sa Cần, Bình
Châu, Mỹ Á,… có tiềm năng về giao thơng đường thủy, thương mại và du lịch.
Các khu công nghiệp và kinh tế với một loạt các khu công nghiệp như
Quảng Phú, Tịnh Phong và Phổ Phong đã được tỉnh đầu tư khá hoàn chỉnh cơ
sở hạ tầng sẽ là điều kiện để thu hút vốn cho phát triển công nghiệp. Khu kinh
tế Dung Quất đã hoàn thiện về cơ bản và Nhà máy lọc dầu đã đi vào hoạt động
sẽ tạo ra sức hút nguồn đầu tư vào công nghiệp Quảng Ngãi.
2.2. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO TỈNH QUẢNG NGÃI
2.2.1 Số lượng dự án
Năm
1995
2003
2004
2006
2007
2008
2009
2010
2011

Số dự án
1
1
1
5
2

1
3
5
1

Tổng vốn đăng ký (1.000 USD)
420
500
3.280
3.326.360
15.543
30.000
29.010
377.900
14.000


12
2012
3
135.639
2013
10
127.576*
2014
4
43.104
Tổng
37
4.103.334

Bảng 2.1 Số lượng dự án FDI còn hiệu lực trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
(tính đến 31/12/2014-Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ngãi)
2.2.2. Quy mô dự án:
Giai đoạn trước năm 2005, thu hút đầu tư FDI vào tỉnh Quảng Ngãi khá
trầm lắng, chỉ thu hút được 03 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 4,2 triệu USD,
đầu tư vào ngành khai khoáng và chế biến thủy sản.
Giai đoạn 2006-2010, tỉnh Quảng Ngãi thu hút được 16 dự án mới, với
tổng vốn đăng ký là 3.778,8 triệu USD. Lĩnh vực đầu tư chủ yếu trong giai đoạn
này là Công nghiệp chế biến - chế tạo, dịch vụ hỗ trợ, vận tải kho bãi. Hàn Quốc
là quốc gia dẫn đầu về số lượng với 08 dự án, trong khi Đài Loan là quốc gia
dẫn đầu về tổng vốn đầu tư đăng ký với hơn 3 tỷ USD, chủ yếu tập trung vào dự
án Nhà máy thép Guang Lian. Đây là giai đoạn Việt Nam chính thức gia nhập tổ
chức Thương mại thế giới WTO, do vậy, thu hút đầu tư FDI tăng nhanh trong
giai đoạn này cả về số lượng dự án lẫn tổng vốn đầu tư đăng ký, bên cạnh đó,
các nhà đầu tư cũng đã mang đến những công nghệ hiện đại trong lĩnh vực công
nghiệp chế biến – chế tạo, và đây là giai đoạn tiền đề cho sự phát triển đi lên của
tỉnh trong công tác thu hút đầu tư FDI.
Giai đoạn 2011-2014, tỉnh Quảng Ngãi thu hút được 18 dự án với tổng
vốn đầu tư đăng ký hơn 320 triệu USD. Lĩnh vực đầu tư chủ yếu là công nghiệp
chế biến – chế tạo, Nhật Bản là nước dẫn đầu với 05 dự án. Đây là giai đoạn tỉnh
Quảng Ngãi thu hút đầu tư tăng về số lượng (hơn 02 dự án) so với giai đoạn
2006-2010 nhưng giảm về tổng vốn đăng ký (chỉ bằng 8,5%), lý giải điều này là
do giai đoạn 2006-2010 có 02 dự án là Nhà máy thép Guang Lian và Nhà máy
Doosan Vina với tổng vốn đã hơn 3,3 tỷ USD. Tuy vậy, giai đoạn 2011-2014,
tỉnh ta đã thu hút các nhà đầu tư đến từ 08 quốc gia khác nhau. Trong đó, đặc
biệt là dự án Khu công nghiệp, Đô thị và Dịch vụ VSIP Quảng Ngãi là một dự


13
án trọng điểm của tỉnh Quảng Ngãi, dự án này hình thành sẽ góp phần rất lớn

trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài khác đầu tư vào tỉnh.
2.2.3. Tình hình thu hút đầu tư qua các giai đoạn
Vốn đăng ký

VĐT bình quân/dự án

Giai đoạn
Số dự án
(1.000 USD)
(1.000 USD)
Trước năm 2000
1
420
420
2000-2005
2
3.780
1.890
2006-2010
16
3.778
236.175
2011-2014
18
320
17.778
Tổng cộng
37
4.103.334
110.900

Bảng 2.2 Số lượng dự án FDI đang hoạt đợng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Tính đến thời điểm hiện tại, tồn tỉnh có 37 dự án còn hiệu lực với tổng
vốn đăng ký 4.103,334 triệu USD, trong đó có 12 dự án đã hồn thành đi vào
hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong số 32 dự án hiện tại thì:
3.2.3.1 Chia theo địa bàn đầu tư:
- Khu Kinh tế Dung Quất: 27 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký 3.968 triệu
USD.
- Các KCN tỉnh:

10 dự án, có tổng vốn 81,93 triệu USD.

3.2.3.2. Chia theo Khu vực kinh tế:
- Công nghiệp và xây dựng:

32 dự án, có tổng vốn 4.040,81 triệu USD.

- Dịch vụ:

06 dự án, có tổng vốn 9,17 triệu USD.

- Nơng lâm nghiệp và thủy sản: 0 dự án.
Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, các dự án FDI đầu tư vào tỉnh thời gian
qua tập trung hầu hết vào khu vực công nghiệp xây dựng chiếm tỷ trọng lớn, cả
về số lượng dự án (81%) lẫn tổng vốn đầu tư (99,7%), còn lại là Khu vực dịch
vụ. Trong khi đó, khu vực nơng lâm nghiệp và thủy sản vẫn chưa có nhà đầu tư
nào bỏ vốn vào lĩnh vực này.
2.3 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ
2.3.1. Kết quả đạt được:
Đầu tư trực tiếp nước ngồi thúc đẩy q trình mở cửa và hội nhập của
nền kinh tế Quảng Ngãi với thế giới, nó là một trong những kênh đưa các sản

phẩm sản xuất từ Quảng Ngãi xâm nhập thị trường các nước một cách có lợi


14
nhất. Thông qua thực hiện các dự án đầu tư các nhà đầu tư nước ngoài trở thành
cầu nối, là điều kiện tốt để Quảng Ngãi nhanh chóng tiếp cận và tiến hành hợp
tác được với nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế, cũng như trung tâm kinh tế,
kỹ thuật công nghệ mạnh của thế giới.
Cùng với sự phát triển chung của đất nước sau ngày giải phóng, tỉnh
Quảng Ngãi sau gần 30 năm đổi mới, tình hình kinh tế ổn định, đời sống của
nhân dân ngày càng được nâng lên thì trong khoảng 10 năm trở lại đây, đặc biệt
là trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO thì Quảng Ngãi ngày càng được
các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, đầu tư vào tỉnh trong nhiều lĩnh vực, thể
hiện qua con số 10 quốc gia, 07 ngành kinh tế, hơn 4 tỷ USD vốn đăng ký đầu
tư. Tập trung nhiều nhất vào các năm 2006, 2010, 2013, góp phần đưa Quảng
Ngãi vào tốp các tỉnh thu hút vốn FDI cao trong khu vực miền Trung. Các dự án
FDI tập trung đầu tư vào Khu vực Công nghiệp và xây dựng, điều này phù hợp
với định hướng phát triển kinh tế của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung.
Các dự án FDI của tỉnh hiện tại giải quyết lao động cho khoảng 8.340 lao
động, góp phẩn chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa – hiện
đại hóa; thúc đẩy việc chuyển giao cơng nghệ cả về máy móc, thiết bị, tri thức
và kinh nghiệm quản lý; góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Những thành tựu kinh tế - xã hội đã đạt được trong thời gian qua là nhờ
tỉnh thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để triển khai Chỉ thị số 13/2005/CT-TTg
ngày 08/4/2005, Chỉ thị số 15/2007/CT-TTg ngày 22/6/2007, Chỉ thị số
1617/CT-TTg ngày 19/9/2011 về một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy đầu tư
nước ngoài vào Việt Nam, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước ngoài và
càng trở nên hấp dẫn hơn. Các ngành, các cấp của tỉnh Quảng Ngãi quán triệt
triệt để các chỉ đạo của cấp trên trong việc thực hiện công tác kêu gọi, xúc tiến
đầu tư cũng như tạo các cơ chế đặc thù của tỉnh để thu hút đầu tư kể từ khi Luật

Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và các Nghị định hướng dẫn có hiệu lực thi hành.
Quảng Ngãi đã khơng ngừng cải thiện môi trường đầu tư, cải cách thủ tục hành
chính trong cơng tác quản lý đầu tư và doanh nghiệp, xây dựng mơi trường kinh
tế thơng thống, mơi trường văn hóa xã hội lành mạnh để tạo niềm tin cho nhà


15
đầu tư. Đặc biệt là tạo quỹ đất sạch tại Khu kinh tế Dung Quất, các Khu công
nghiệp tỉnh và các cơ chế đặc thù, ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
Hiện nay, trong các nhà đầu tư FDI tại tỉnh Quảng Ngãi, nổi bật nhất là 02
nhà đầu tư, đó là: Cơng ty TNHH Cơng nghiệp nặng Doosan Việt Nam và Công
ty liên doanh TNHH KCN Việt Nam – Singapore:
+ Công ty Công nghiệp nặng Doosan Việt Nam là một điển hình cho sự
thành cơng thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh thời gian qua. Đến nay Doosan Vina
đã thu hút hơn 2.500 lao động, trong đó có khoảng 80% lao động người Quảng
Ngãi. Sản phẩm của Công ty đã được xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới.
Quảng Ngãi cũng đã được định vị trong nhận thức của một số quốc gia mà sản
phẩm của Doosan được sử dụng. Năm 2014 là năm thứ 5 Doosan Vina chính
thức đi vào sản xuất và là năm gặt hái được nhiều thành công, năng suất sản xuất
đạt 106% và doanh thu vượt kế hoạch 14%. Tổng cộng gần 25.000 tấn thiết bị
công nghệ cao “Made in Vietnam” trị giá 4,3 ngàn tỷ đồng (tương đương 200
triệu đô) đã được xuất khẩu đến thị trường của 9 quốc gia trên thế giới bao gồm:
Chile, Đức, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Lybia, Malaysia, Algieria, Ấn Độ và Ả rập
Saudi. Bên cạnh đó, phần lớn sản phẩm cũng đã được cung ứng cho các dự án
cơ khí trọng điểm quốc gia như Nhiệt điện Mông Dương II, cảng Đà Nẵng và
nhiều dự án nội địa khác. Một vài thành tựu khác cũng không kém phần quan
trọng trong năm 2014 là việc Doosan Vina đã hoàn thành và được cấp chứng
nhận trở thành nhà cung cấp thiết bị hạt nhân ASME đầu tiên tại khu vực Đông
Nam Á. Với chứng nhận này có nghĩa rằng Doosan Vina đủ năng lực sản xuất
các thiết bị sử dụng trong ngành công nghiệp điện hạt nhân. Ngoài ra, từ năm

2009 đến nay Doosan Vina đã chi gần 110 tỷ đồng cho các hoạt động từ thiện xã
hội. Doosan là doanh nghiệp FDI có đóng góp tích cực vào nguồn thu của tỉnh
Quảng Ngãi từ việc xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp nặng.
+ Công ty liên doanh TNHH KCN Việt Nam – Singapore đầu tư dự án
Khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ VSIP Quảng Ngãi từ tháng 4/2012 và chính
thức khởi công vào tháng 9/2013. Đây là dự án VSIP đầu tiên tại miền Trung,
thứ 5 tại Việt Nam.


16
Hiện tại, Khu Công nghiệp này thu hút 9 dự án FDI và 1 dự án trong nước
với tổng vốn đầu tư 164,3 triệu USD, gồm URC Central, Liwayway
(Philippines), King Riches Footwear, Maystar Footwear, Wing Fung Shing, New
Manson (Hong Kong), Boiler Master (Singapore), Xindadong Textiles (Trung
Quốc), MDC Sourcing (Hàn Quốc), và Công ty Cổ phần cấp nước Quảng Ngãi
(Việt Nam), trong đó, BQL KKT Dung Quất đã cấp GCNĐT cho 07 dự án FDI.
Các sản phẩm chủ yếu là nước giải khát-bánh kẹo, dệt sợi, giày, thực phẩm, nồi
hơi công nghiệp nặng, may mặc. Trong thời gian gần đây đã có nhiều nhà đầu tư
đang tiếp tục khảo sát, đàm phán với VSIP Quảng Ngãi để thống nhất việc đầu
tư vào khu công nghiệp này. Dự kiến cuối năm 2014 sẽ có 3 dự án hồn thành và
đưa vào hoạt động và năm 2015 sẽ có thêm 3 dự án khác hoàn thành. Nhu cầu
lao động dự kiến của 6 công ty đăng ký đã lên đến gần 8.000 người.
Dự án KCN VSIP khi hoàn thành đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy
phát triển kinh tế-xã hội, tạo môi trường hấp dẫn thu hút đầu tư, và đặc biệt tạo
nhiều cơ hội việc làm cho hàng vạn lao động Quảng Ngãi trong tương lai gần.
TT

Các chỉ tiêu

1


Tỷ trọng FDI trong tổng vốn đầu

2

tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh
Đóng góp của các doanh nghiệp

3

FDI vào GDP của tỉnh
Tỷ trọng FDI trong tổng giá trị

Giai đoạn
2001-2005
2006-2011
Không đáng kể

5,9%

0,09%

0,5%

0,8%
1%
sản xuất
4 Tổng số lao động
300
3.200

Bảng 2.3 Bảng chỉ tiêu của Khu vực có vốn FDI đối với sự phát triển
kinh tế xã hợi của tỉnh
(Giai đoạn trước năm 2001, đóng góp của khu vực FDI q nhỏ nên khơng đưa
vào-Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Ngãi)
Số liệu trên cho thấy rằng đóng góp của khu vực FDI vào phát triển kinh
tế- xã hội của tỉnh còn rất nhỏ, tuy nhiên có xu hướng tăng qua từng giai đoạn.
Đây là một dấu hiệu đáng ghi nhận, mặc dù những đóng góp này cịn rất hạn


17
chế so với dự kiến ban đầu và tiềm năng của các dự án đầu tư đã cấp phép. Hy
vọng rằng trong thời gian tới, khi các dự án FDI lớn triển khai thực hiện, khu
vực FDI sẽ có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh nói chung và ngành cơng nghiệp của tỉnh nói riêng.
2.3.2. Những hạn chế, tồn tại về thu hút đầu tư FDI và nguyên nhân
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua, thì khu vực
đầu tư FDI còn bộc lộ nhiều hạn chế, khó khăn như:
- Hiệu quả tổng thể nguồn vốn đầu tư FDI chưa cao, giá trị gia tăng tạo ra
tại tỉnh Quảng Ngãi và định hướng thu hút công nghệ, chuyển giao công nghệ
chưa thật sự đáp ứng yêu cầu; hiệu ứng lan tỏa của khu vực nước ngoài sang khu
vực khác của nền kinh tế cịn thấp;
- Quy mơ dự án FDI đầu tư vào tỉnh còn khá nhỏ. Nếu loại trừ dự án thép
Guang Lian có số vốn đăng ký quá lớn là 3 tỷ USD thì vốn đăng ký bình quân
chỉ hơn 35 triệu USD/1 dự án, nếu tính cả dự án thép Guang Lian thì vốn đăng
ký bình quân là gần 128 triệu USD... Hơn nữa, đa số các nhà đầu tư nước ngoài
đầu tư trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua là từ các nước Châu Á, khu vực
ASEAN mà nhiều nhất là Hàn Quốc và Trung Quốc nên mức độ hiện đại, tiên
tiến về cơng nghệ trong các dự án này cũng có thể chưa phải ở đỉnh cao hiện nay
trên thế giới; chưa có nhiều dự án từ các nước cơng nghiệp phát triển với thế
mạnh là công nghệ nguồn.

- Tỷ lệ vốn thực hiện thấp so với vốn đăng ký, tỷ lệ dự án FDI xin giãn
tiến độ, các dự án chậm triển khai tương đối nhiều (đặc biệt là dự án Nhà máy
thép Guang Lian, dự án Kho ngầm chứa xăng dầu...)
Nguyên nhân của những tồn tại nêu trên là do::
- Chính sách và hệ thống, pháp luật liên quan đến đầu tư chưa đồng bộ và
có lúc cịn thiếu nhất quán.
- Chính sách ưu đãi đầu tư chưa đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư, mặc dù thời
gian qua tỉnh đã có nhiều cố gắng trong cơng tác này.
- Sự phát triển về hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền
kinh tế nói chung, chưa tạo điều kiện tốt nhất để dòng vốn FDI phát huy hiệu


18
quả.
- Sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ cịn hạn chế.
- Nguồn nhân lực có tay nghề cao và chuyên môn cao thiếu hụt, không
đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp (như trường hợp doanh nghiệp công
nghiệp nặng Doosan của Hàn Quốc).
- Việc phối hợp giữa các Bộ, các ngành, giữa trung ương và địa
phương tổ chức thực hiện chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn
chưa tương ứng mạnh mẽ và việc phối hợp trong sự giúp đỡ của nước ngoài về
vốn đầu tư chưa thật sự hồ hợp và chưa thích hợp với thực tiễn
- Hệ thống thông tin dữ liệu về kinh tế-xã hội còn rất yếu kém, vẫn chưa
cung cấp kịp thời như thông tin về thống kê…
- Thiếu sự công bằng trong việc đầu tư giữa công tác xây dựng cơ sở hạ
tầng và cơng tác khuyến khích đầu tư sản xuất những sản phẩm để có thể tăng
thu nhập cho nhân dân.
- Trong việc phát triển nguồn nhân lực vẫn chưa được cân đối với việc
phát triển ngành kinh tế, vì vậy làm cho trình độ của những người lao động bị
yếu kém và thậm chí lại khơng có tay nghề kỹ thuật cao để làm việc.


CHƯƠNG III
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT
ĐẦU TƯ NƯỚC NGỒI TRỰC TIẾP VÀO CÁC KHU CƠNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI TRONG THỜI GIAN ĐẾN
3.1. ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT FDI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

Trong bối cảnh kinh tế thế giới được dự báo là không thuận lợi và Việt
Nam là nước dễ bị tổn thương nhất trong khu vực kinh tế Châu Á trước những
biến động của kinh tế thế giới vì các doanh nghiệp trong nước chưa đủ mạnh;
Đồng thời, nguồn vốn đầu tư toàn xã hội cũng được tái cơ cấu theo hướng đầu
tư cơng ngày càng giảm thì nguồn vốn đầu tư FDI được xác định sẽ đóng một


19
vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, để
thu hút và quản lý nguồn vốn này một cách hiệu quả và phù hợp với định hướng
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm tới; Đồng thời để khắc phục những
vấn đề tồn tại của khu vực đầu tư FDI hiện nay, tỉnh cần phải có sự lựa chọn cẩn
trọng hơn để nâng cao chất lượng các dự án thu hút, quản lý chặt chẽ hơn và có
những hỗ trợ kịp thời nhằm đảm bảo các dự án triển khai đúng quy hoạch, tiến
độ để có nhiều đóng góp hơn nữa cho sự phát triển của tỉnh.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO TỈNH
QUẢNG NGÃI
Để thu hút và quản lý sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI trong thời gian
đến, tỉnh cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ theo tinh thần Chỉ thị 1617/CT-TTg
ngày 19/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện và chấn
chỉnh cơng tác quản lý đầu tư trực tiếp nước ngồi trong thời gian qua.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống quy hoạch của tỉnh.

- Rà sốt, hồn thiện và ban hành cơ chế, chính sách; Đẩy mạnh cải cách
thủ tục hành chính. Tăng cường đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý Đầu
tư nước ngoài.
- Xây dựng và ban hành Danh mục các dự án kêu gọi Đầu tư nước ngoài.
- Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, liên quan để xem xét một cách
thận trọng trong quá trình thẩm tra cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận
đầu tư FDI đảm bảo các dự án này triển khai đúng tiến độ, đúng cam kết và
đúng pháp luật.
- Tăng cường công tác quản lý các dự án đầu tư đã được cấp Giấy chứng
nhận đầu tư. Thường xuyên theo dõi, giám sát kiểm tra việc thực hiện đầu tư,
tiến độ góp vốn, tiến độ thực hiện đầu tư và đôn đốc hỗ trợ các dự án đã cấp
phép đầu tư triển khai dự án để phát huy hiệu quả đầu tư. Kiên quyết thu hồi
Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án chậm triển khai hoặc vi phạm các
quy định.


20
- Huy động mọi nguồn lực để hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt
là hệ thống hạ tầng trong Khu kinh tế Dung Quất và hạ tầng kết nối tỉnh với các
tỉnh khác.
- Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư. Chọn lọc và thu hút được những
Nhà đầu tư có thực lực và thực sự muốn đầu tư.
- Tiếp tục cải cách hành chính, tăng cường sự phối kết hợp giữa các Sở,
ban ngành để hỗ trợ các nhà đầu tư hoàn thành các thủ tục theo quy định cũng
như phối hợp trong giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong q trình thực
hiện.
- Phối hợp với các Sở ngành, địa phương trong việc hậu kiểm, cụ thể:
+ Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện của các dự
án thơng qua việc yêu cầu Nhà đầu tư báo cáo và kiểm tra thực tế.
+ Phát hiện và có giải pháp tháo gỡ vướng mắc kịp thời, không để vướng

mắc kéo dài. Trước tiên, tập trung giải quyết các vướng mắc về bồi thường,
GPMB, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án.
- Hoàn chỉnh và cập nhật cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp có vốn Đầu tư
nước ngồi.
- Rà sốt các trường hợp tranh chấp và có khả năng xảy ra tranh chấp để
phối hợp với Bộ ngành liên quan cùng hỗ trợ doanh nghiệp, tranh để xảy ra
khiếu kiện.


21
KẾT LUẬN
Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn cho thấy tầm quan trọng của nguồn
vốn FDI đối với quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi.
Vì nguồn vốn FDI đã có những đóng góp rất đáng kể vào phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh Quảng Ngãi cũng như góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng cơng nghiệp hố - hiện đại hoá; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; làm tăng
thu ngân sách cho tỉnh; góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu; giải quyết việc
làm cho lao động địa phương. Vì vậy, để thu hút được nguồn vốn này Quảng
Ngãi cần phải thực hiện các giải pháp sau đây là:
- Hồn thiện mơi trường đầu tư bằng cách tạo trường chính trị - xã hội ổn
định, thực hiện tốt các sách như đất đai giải phóng mặt bằng, thủ tục hành chính,
cơ sở hạ tầng, lao động tiền lương, công nghệ để cho nhà đầu tư thấy được môi
trường đầu tư hấp dẫn.
- Hồn thiện các chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư như chính
sách về thuế, tín dụng và các ưu tài chính tạo điều kiền kiện thuận lợi cho nhà
đầu tư nước ngoài. Bên cạnh, còn đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, phát
triển sản xuất và dịch vụ nội địa, tăng cường công tác bảo vệ môi trường.


22

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn kiện Đại hội, Đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Nxb CTQG, Hn 2011,
2. Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
3. Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
4. Luật số 37/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung Điều 70 của Luật Doanh nghiệp;
5. Chỉ thị 1617/CT-TTg ngày 19/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ;
6. Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
7.Thông tin trên báo điện tư tại các Website
7.1. www.mpi.gov.vn
7.2. www.quangngai.gov.vn



×