Chuyên đề kế
toán vốn bằng
tiền tại xí nghiệp
xây lắp công trinh
số 1
MỤC LỤC
Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới hiện nay. Nền kinh tế Việt Nam
đang từng bước đổi mới và phát triển mạnh mẽ. Đây trở thành mục tiêu quan trọng
trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta, để đạt được mục tiêu trên thì
yêu cầu cấp bách hiện nay là phải cải tổ các doanh nghiệp mới thể hiện được vai trò
và chỗ đứng của mình trên thương trường.
Lợi nhuận bao giờ cũng là mục đích cuối cùng và cao nhất của công ty trong
khuôn khổ pháp luật. Lợi nhuận càng cao nhưng chưa chắc lúc nào doanh nghiệp
cũng có tiền để thanh toán các khoản nợ đến hạn. Muốn vậy, công ty phải quản lý,
sử dụng một cách hợp lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, vốn bằng tiền tại chính
công ty của mình.
Để có được những số liệu phục vụ hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh
chúng ta không thể không nhắc đến vai trò to lớn của bộ phận kế toán. Thông qua
các số liệu do kế toán cung cấp, nhà quản lý sẽ hiểu rõ được thực trạng nguồn vốn
công ty từ đó sẽ có những quyết định đầu tư đúng đắn hay những cơ hội kinh doanh
để tìm kiếm lợi nhuận. Vì vậy, việc quản lý vốn bằng tiền sao cho mang lại hiệu quả
kinh tế cao nhất là vấn đề rất đáng quan tâm.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán, em quyết định chọn đề tài
“Kế toán Vốn bằng tiền, tạm ứng cho công nhân viên và khoản phải thu - phải trả
khách hàng” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Đây là dịp để em nghiên cứu, ứng
dụng lý thuyết đã học ở trường vào thực tế nhằm hiểu rõ hơn, tích luỹ kinh nghiệm
và bổ sung kiến thức đã học.
Với đề tài này, em sẽ nghiên cứu về vốn bằng tiền, tạm ứng cho công nhân viên
và khoản phải thu - phải trả khách hàng của Xí nghiệp. Qua đó có thể thấy được các
ưu và nhược điểm trong phần hành kế toán này tại Xí nghiệp xây lắp công trình số 1
của công ty Cổ Phần Địa Ốc Tân Bình.
Bằng phương pháp nghiên cứu khoa học, kết hợp với những kiến thức trang bị
từ nhà trường nói chung và kiến thức hạch toán kế toán nói riêng, để dựa vào những
hóa đơn, chứng từ phát sinh xem cách hạch toán thu - chi và các khoản công nợ để
từ đó rút ra các kết luận cụ thể hơn, tổng quát hơn.
Trong bài này ngoài phần mở đầu, kết luận, các biểu phụ lục, danh mục tài liệu
tham khảo thì bố cục đề tại đuợc chia làm 3 chương:
- Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN BẰNG TIỀN, TẠM ỨNG CHO CÔNG
NHÂN VIÊN VÀ KHOẢN PHẢI THU - PHẢI TRẢ KHÁCH HÀNG.
- Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN, TẠM ỨNG CHO
CÔNG NHÂN VIÊN VÀ KHOẢN PHẢI THU - PHẢI TRẢ KHÁCH HÀNG TẠI XÍ
NGHIỆP XÂY LẮP CÔNG TRÌNH SỐ 1 CỦA CÔNG TY CP ĐỊA ỐC TÂN BÌNH
- Chương 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
KÊ TOÁN TẠI XÍ NGHIỆP XÂY LẮP CÔNG TRÌNH SỐ 1 CỦA CÔNG TY CP ĐỊA
ỐC TÂN BÌNH.
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN BẰNG TIỀN, TẠM ỨNG CHO
CÔNG NHÂN VIÊN VÀ KHOẢN PHẢI THU - PHẢI TRẢ KHÁCH HÀNG
A. KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
I. Những vấn đề chung về kế toán vốn bằng tiền
1. Khái niệm và phân loại
Vốn bằng tiền là bộ phận của tài sản lưu động tồn tại dưới hình thức
tiền tệ.
Vốn bằng tiền bao gồm: Tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí
quý, đá quý, dùng làm phương tiện thanh toán.
Vốn bằng tiền của doanh nghiệp: hiện có tại quỹ, gửi ở ngân hàng,
gửi trong công ty tài chính, đang trong quá trình gửi vào ngân hàng, chuyển
qua bưu điện.
Vốn bằng tiền được dùng để đáp ứng nhu cầu thanh toán của doanh
nghiệp, thực hiện việc mua sắm hoặc chi trả cho các khoản chi phí phát sinh
tại doanh nghiệp.
2. Đặc điểm
Trong doanh nghiệp vốn bằng tiền là loại tài sản có tính linh hoạt rất
cao (dễ dàng chuyển đổi thành dạng tài sản khác), do đó giữ vị trí quan trọng
trong cơ cấu tài sản.
Mặt khác Vốn bằng tiền là nhóm được đưa lên Bảng báo cáo lưu chuyển tiền
tệ.
Trên hệ thống tài khoản kế toán chúng được phản ánh trên nhóm tài
khoản 11-Vốn bằng tiền, có 3 tài khoản:
Tài khoản 111 - Tiền mặt;
Tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng;
Tài khoản 113 - Tiền đang chuyển.
3. Nguyên tắc hạch toán
Hạch toán vốn bằng tiền cần phải tôn trọng những nguyên tắc sau:
- Sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng Việt Nam (VND) để ghi sổ
kế toán và lập báo cáo tài chính (trừ trường hợp được phép sử dụng một đơn vị
tiền tệ thông dụng khác).
- Ngoại tệ nhập quỹ tiền mặt hoặc gửi vào ngân hàng phải quy đổi đồng Việt
Nam theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch thực tế của nghiệp vụ kinh tế phát
sinh hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoặc
do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ để
ghi sổ kế toán.
- Ngoại tệ xuất quỹ tiền mặt, xuất quỹ tiền gửi được quy đổi ra đồng Việt
Nam theo tỷ giá xuất (tính theo phương pháp bình quân gia quyền, FIFO, LIFO
hoặc Giá thực tế dích danh. Bởi vì Ngoại tệ được coi như là loại hàng hóa đặc biệt).
- Ngoại tệ được kế toán chi tiết theo từng loại nguyên tệ trên tài khoản ngoài
bảng (TK 007 - Ngoại tệ các loại), vàng bạc, kim khí quý, đá quý chỉ được hạch
toán vào tài khoản vốn bằng tiền đối với doanh nghiệp không đăng ký kinh
doanh vàng bạc, kim khí quý, đá quý.
- Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý phải được theo dõi về số lượng, trọng
lượng, quy cách phẩm chất và giá trị từng thứ, từng loại.
- Vàng bạc, kim khí đá quý nhập quỹ được phản ánh theo giá thực tế (giá
mua hoặc giá được thanh toán), khi xuất quỹ được tính giá theo một trong các
phương pháp bình quân, FIFO, LIFO, đích danh.
4. Nhiệm vụ, yêu cầu quản lý vốn bằng tiền
Phản ánh kịp thời các khoản thu, chi tiền. Thực hiện việc kiểm tra, đối
chiếu số liệu thường xuyên với thủ quỹ để bảo đảm giám sát chặt chẽ vốn
bằng tiền.
Tổ chức thực hiện đầy đủ, thống nhất các quy định về chứng từ, thủ
tục hạch toán vốn bằng tiền nhằm thực hiện chức năng kiểm soát và phát
hiện kịp thời các trường hợp chi tiêu lãng phí.
So sánh, đối chiếu kịp thời, thường xuyên số liệu giữa sổ quỹ tiền
mặt, sổ kế toán tiền mặt với sổ kiểm kê thực tế nhằm kiểm tra, phát hiện kịp
thời các trường hợp sai lệch để kiến nghị các biện pháp xử lý.
Để phản ánh và giám sát chặt chẽ vốn bằng tiền, kế toán phải thực
hiện các nghiệp vụ sau:
Phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời số hiện có, tình hình biến động và sử
dụng tiền mặt, kiểm tra chặt chẽ việc chấp hành chế độ thu chi và quản lý
tiền mặt.
Phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời số hiện có, tình hình biến động
tiền gửi, tiền đang chuyển, các loại kim khí quý và ngoại tệ, giám sát việc
chấp hành các chế độ quy định về quản lý tiền và chế độ thanh toán không
dùng tiền mặt.
II. Kế toán vốn bằng tiền
1. Kế toán tiền mặt
a. Khái niệm
Tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp bao gồm tiền Việt Nam (kể cả
ngân phiếu), ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý. Mọi nghiệp vụ thu,
chi bằng tiền mặt và việc bảo quản tiền mặt tại quỹ do thủ quỹ của doanh
nghiệp thực hiện.
b. Chứng từ hạch toán và sổ sách
Chứng từ hạch toán:
Phiếu thu (mẫu 01 – TT)
Phiếu chi (mẫu 02 – TT)
Giấy đề nghị tạm ứng (mẫu 03 – TT)
Giấy thanh toán tiền tạm ứng (mẫu 04 – TT)
Giấy đề nghị thanh toán (mẫu 05 – TT)
Biên lai thu tiền (mẫu 06 – TT)
Bảng kê vàng, bạc, kim khí quý, đá quý (mẫu 07 – TT)
Bảng kiểm kê quỹ dùng cho VND (mẫu 08a – TT)
Bảng kiểm kê quỹ dùng cho ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá
quý (mẫu 08b – TT)
Bảng kê chi tiền (mẫu 09 – TT)
Và các chứng từ khác có liên quan,…
Sổ sách sử dụng liên quan đến tiền mặt theo hình thức Nhật ký
chung:
+ Sổ Nhật ký thu tiền (mẫu S03a1-DN), Sổ Nhật ký chi tiền (mẫu s03a2-
DN), Sổ Quỹ tiền mặt S07-DN), Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt (mẫu
S07a-DN), Sổ cái (mẫu S03b – DN) và các sổ khác liên quan,…
c. Tài khoản sử dụng
Kế toán tổng hợp sử dụng tài khoản 111 “Tiền mặt” để phản ánh số
hiện có và tình hình thu, chi tiền mặt tại quỹ.
Nợ Tài khoản 111 “Tiền mặt” Có
Các khoản tiền mặt, ngân phiếu,
ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý,
đá quý tồn quỹ đầu kỳ
- Các khoản tiền mặt, ngân phiếu,
ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá
quý nhập quỹ.
- Số tiền mặt thừa ở quỹ phát hiện
khi kiểm kê.
- Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do
đánh giá lại số dư.
- Các khoản tiền mặt, ngân phiếu,
ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá
quý xuất khỏi quỹ.
- Số tiền mặt thiếu ở quỹ phát hiện
khi kiểm kê.
- Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do
đánh giá lại số dư
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
Các khoản tiền mặt, ngân phiếu,
ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý,
đá quý tồn quỹ cuối kỳ
Tài khoản 111 - Tiền mặt, có 3 tài khoản cấp 2
- Tài khoản 1111 - Tiền Việt Nam: Phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ
tiền Việt Nam tại quỹ tiền mặt.
- Tài khoản 1112 - Ngoại tệ: Phản ánh tình hình thu, chi, tăng, giảm, tỷ
giá và tồn quỹ ngoại tệ tại quỹ tiền mặt theo giá trị quy đổi ra Đồng
Việt Nam.
- Tài khoản 1113 – Vàng bạc, kim khí quý, đá quý: Phản ánh giá trị
vàng bạc, kim khí quý, đá quý nhập, xuất, tồn quỹ.
d. Nguyên tắc hạch toán
Chỉ phản ánh vào tài khoản 111 “Tiền mặt” số tiền mặt, ngoại tệ thực
tế nhập, xuất quỹ tiền mặt. Đối với khoản tiền thu được chuyển nộp ngay
vào ngân hàng (không qua quỹ tiền mặt của đơn vị) thì không ghi vào bên
Nợ tài khoản 111 “Tiền mặt” mà ghi vào bên Nợ tài khoản 113 “Tiền
đang chuyển”.
Các khoản tiền mặt do doanh nghiệp khác và cá nhân ký cược, ký quỹ
tại doanh nghiệp được quản lý và hạch toán như các loại tài sản bằng tiền
của đơn vị.
Khi tiến hành nhập, xuất quỹ tiền mặt phải có phiếu thu, phiếu chi và
có đủ chữ ký của người nhận, người giao, người cho phép nhập, xuất quỹ
theo quy định của chế độ chứng từ kế toán. Một số trường hợp đặc biệt
phải có lệnh nhập quỹ, xuất quỹ đính kèm.
Kế toán quỹ tiền mặt phải có trách nhiệm mở sổ kế toán quỹ tiền mặt,
ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi,
xuất, nhập quỹ tiền mặt, ngoại tệ và tính ra số tồn quỹ tại mọi thời điểm.
Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý và nhập, xuất quỹ tiền mặt. Hàng
ngày thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu số liệu
sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt. Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ
Nhận vốn góp, vốn cấp bằng tiền mặt
411, 441
Rút tiền gửi ngân hàng
về quỹ tiền mặt
112 (1121)
112 (1121)
Gửi tiền mặt
vào ngân hàng
141, 144, 244
Chi tạm ứng, ký cược, ký quỹ
bằng tiền mặt
111 (1111)
Thu hồi các khoản nợ phải thu
131, 136, 138
141, 144, 244
Thu hồi các khoản ký cược,
ký quỹ bằng tiền mặt
121, 128, 221, 222, 223, 228
Đầu tư ngắn hạn, dài hạn
bằng tiền mặt
Mua vật tư hàng hóa, cc, TSCĐ…
152, 153, 156,157, 611, 211, 213, 217
133
121, 128, 221, 222, 223, 228
Thu hồi các khoản đầu tư
635
Lỗ
515
Lãi
Vay ngắn hạn, dài hạn
311, 341
311, 315, 331, 333, 334, 336, 338
Thanh toán nợ bằng tiền mặt
Chi phí phát sinh bằng tiền mặt
627, 641, 642, 635, 811
133
Tiền mặt thiếu phát hiện qua kiểm kê
1381
Tiền mặt thừa phát hiện qua kiểm kê
3381
Thuế GTGT
3331
Doanh thu, thu nhập khác bằng tiền mặt
511, 512, 515, 711
Thuế GTGT
3331
Thanh toán các khoản chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán
521, 531, 532
111 (1111)
quỹ phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử
lý chênh lệch.
e. Sơ đồ nghiệp vụ chủ yếu
Chỉ xét một số nghiệp vụ bằng tiền mặt:
KẾ TOÁN TIỀN MẶT (VND)
2. Kế toán tiền gửi ngân hàng
a. Khái niệm
Tiền của doanh nghiệp phần lớn được gửi ở ngân hàng, Kho bạc, công
ty tài chính để thực hiện việc thanh toán không dùng tiền mặt. Lãi từ
khoản tiền gửi ngân hàng (TGNH) được hạch toán vào thu nhập hoạt
động tài chính của doanh nghiệp.
b. Chứng từ hạch toán và sổ sách
Chứng từ hạch toán
Giấy báo có
Giấy báo nợ
Bảng sao kê của ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc (ủy nhiệm
thu, ủy nhiệm chi, séc chuyển khoản, séc bảo chi…)
Các chứng từ khác liên quan,…
Sổ sách sử dụng liên quan đến tiền gửi theo hình thức Nhật ký
chung:
Sổ Nhật ký thu tiền (mẫu S03a1 – DN)
Sổ Nhật ký chi tiền (mẫu S03a2 – DN)
Sổ tiền gửi ngân hàng (mẫu S08 – DN)
Sổ cái (mẫu S03b – DN)
Và các loại sổ khác liên quan,…
c. Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng tài khoản 112 “Tiền gửi ngân hàng” để theo dõi số
hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của tiền gửi ngân hàng (Kho
bạc Nhà nước hay công ty tài chính).
Tài khoản 112 “Tiền gửi ngân hàng”
Số tiền hiện gửi tại ngân hàng
Các khoản tiền gửi vào ngân hàng
(kho bạc, công ty tài chính);
Chênh lệch tăng tỷ giá do đánh giá
lại số dư ngoại tệ cuối kỳ .
Các khoản tiền gửi được rút ra;
Chệnh lệch giảm tỷ giá do đánh giá
lại số dư ngoại tệ cuối kỳ.
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
Số tiền hiện gửi tại ngân hàng
Tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng, có 3 tài khoản cấp 2
- Tài khoản 1121 - Tiền Việt Nam: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và
hiện đang gửi tại Ngân hàng bằng Đồng Việt Nam.
- Tài khoản 1122 - Ngoại tệ: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện
đang gửi tại Ngân hàng bằng ngoại tệ các loại quy đổi ra Đồng Việt
Nam.
- Tài khoản 1123 - Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý: Phản ánh giá trị
vàng, bạc, kim khí quý, đá quý gửi vào, rút ra, và đang hiện gửi tại
Ngân hàng.
d. Nguyên tắc hạch toán
Căn cứ để hạch toán trên Tài khoản 112 “Tiền gửi Ngân hàng" là các
giấy báo Có, báo Nợ hoặc bản sao kê của Ngân hàng kèm theo các chứng
từ gốc (Uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc chuyển khoản, séc bảo chi, )
Khi nhận được chứng từ của Ngân hàng gửi đến, kế toán phải kiểm
tra, đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Nếu có sự chênh lệch giữa số
liệu trên sổ kế toán của đơn vị, số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên
chứng từ của Ngân hàng thì đơn vị phải thông báo cho Ngân hàng để
cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời. Cuối tháng, chưa xác định
Gửi tiền mặt
vào ngân hàng
111
111
Rút tiền gửi ngân hàng về
quỹ tiền mặt
121, 128, 221, 222, 223, 228
Đầu tư ngắn hạn, dài hạn
bằng tiền gửi ngân hàng
141, 144, 244
Thu hồi các khoản ký cược, ký quỹ
bằng tiền tiền gửi ngân hàng
Thu hồi các khoản nợ phải thu
131, 136, 138
141, 144, 244
Chi tạm ứng, ký cược, ký quỹ
bằng tiền gửi ngân hàng
Vay ngắn hạn, dài hạn
311, 341
627, 641, 642, 635, 811
Chi phí phát sinh bằng TGNH
133
311, 315, 331, 333, 334, 336, 338
Thanh toán nợ
bằng tiền gửi ngân hàng
Mua vật tư hàng hóa, cc,TSCĐ…
bằng TGNH
152, 153, 156,157, 611, 211, 213, 217
133
411, 441
Nhận vốn góp, vốn cấp bằng tiền gửi ngân hàng
515
121, 128, 221, 222, 223, 228
Thu hồi các khoản đầu tư
635
LỗLãi
3331
Thuế GTGT
Thanh toán các khoản chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán
521, 531, 532
Nhận ký quỹ, ký cược
ngắn hạn, dài hạn
338, 344
511, 512, 515, 711
Thuế GTGT
Doanh thu, thu nhập khác bằng tiền gửi ngân hàng
3331
Trả lại vốn góp, trả cổ tức, lợi nhuận cho các bên góp vốn
411, 421, 414, 415, 418
112 (1121)
được nguyên nhân chênh lệch thì kế toán ghi sổ theo số liệu của Ngân
hàng trên giấy báo Nợ, báo Có hoặc bản sao kê. Số chênh lệch (nếu có)
ghi vào bên Nợ TK 138 "Phải thu khác" (1388) (Nếu số liệu của kế toán
lớn hơn số liệu của Ngân hàng) hoặc ghi vào bên Có TK 338 "Phải trả,
phải nộp khác" (3388) (Nếu số liệu của kế toán nhỏ hơn số liệu của Ngân
hàng). Sang tháng sau, tiếp tục kiểm tra, đối chiếu, xác định nguyên nhân
để điều chỉnh số liệu ghi sổ.
Ở những đơn vị có các tổ chức, bộ phận phụ thuộc không tổ chức kế
toán riêng, có thể mở tài khoản chuyên thu, chuyên chi hoặc mở tài
khoản thanh toán phù hợp để thuận tiện cho việc giao dịch, thanh toán.
Kế toán phải mở sổ chi tiết theo từng loại tiền gửi.
Phải tổ chức hạch toán chi tiết số tiền gửi theo từng tài khoản ở Ngân
hàng để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu.
e. Sơ đồ nghiệp vụ chủ yếu
KẾ TOÁN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG (VND)
112 (1121)
3. Kế toán tiền đang chuyển
a. Khái niệm
Tiền đang chuyển bao gồm tiền Việt Nam và ngoại tệ của doanh
nghiệp đã nộp vào ngân hàng, Kho bạc nhưng chưa nhận được giấy báo
Có của ngân hàng, Kho bạc hoặc đã làm thủ tục chuyển tiền qua bưu điện
để thanh toán nhưng chưa nhận giấy báo của đơn vị thụ hưởng.
b. Chứng từ hạch toán và sổ sách
Chứng từ sử dụng làm căn cứ hạch toán:
Phiếu chi
Giấy nộp tiền
Biên lai thu tiền
Phiếu chuyển tiền
Và các chứng từ khác liên quan,…
Sổ sách sử dụng liên quan:
Sổ kế toán tiền đang chuyển
Sổ cái (mẫu S03b – DN)
Và các sổ khác có liên quan,…
c. Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng tài khoản 113 “Tiền đang chuyển” để theo dõi số
hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của tiền đang chuyển.
Tài khoản 133 “Tiền đang chuyển”
112
Nhận được giấy báo Có của
ngân hàng về số tiền đã gửi
Nhận được giấy báo Nợ của
ngân hàng về số tiền đã trả nợ
311, 331131
Thu nợ nộp thẳng vào ngân hàng
nhưng chưa nhận được giấy báo Có
111, 112
Xuất tiền mặt gửi vào ngân hàng
hoặc chuyển tiền gửi ngân hàng trả nợ nhưng chưa nhận giấy báo Có
113
413
Chênh lệch tỷ giá giảm do
đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối năm
413
Chênh lệch tỷ giá tăng do đánh giá
lại số dư ngoại tệ cuối năm
Thuế GTGT
Thu tiền nộp thẳng vào ngân hàng
nhưng chưa nhận được giấy báo Có
3331
511, 512, 515, 711
113
Khoản tiền đang chuyển đầu kỳ
- Các khoản tiền đã nộp vào ngân
hàng, Kho bạc, hoặc chuyển vào bưu
điện nhưng chưa nhận được giấy báo
của ngân hàng hoặc đơn vị thụ
hưởng.
- Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do
đánh giá lại số dư ngoại tệ tiền đang
chuyển cuối kỳ.
- Kết chuyển vào các tài khoản có
liên quan.
- Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do
đánh giá lại số dư ngoại tệ tiền đang
chuyển cuối kỳ.
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
Khoản tiền đang chuyển cuối kỳ
Tài khoản 113 - Tiền đang chuyển, có 2 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 1131 - Tiền Việt Nam: Phản ánh số tiền Việt Nam đang
chuyển.
- Tài khoản 1132 - Ngoại tệ: Phản ánh số ngoại tệ đang chuyển.
d. Nguyên tắc hạch toán
Kế toán phản ánh các khoản tiền của doanh nghiệp đã nộp vào ngân
hàng, Kho bạc Nhà nước, đã gửi bưu điện chuyển trả cho các đơn vị khác
hay đã làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản tại ngân hàng để chuyển trả
cho các đơn vị khác nhưng chưa nhận giấy báo Nợ, giấy báo Có hay bảng
sao kê của ngân hàng.
Tiền đang chuyển xảy ra trong các trường hợp cụ thể sau:
- Thu tiền mặt hoặc séc nộp thẳng vào ngân hàng.
- Chuyển tiền qua bưu điện để trả cho đơn vị khác.
- Thu tiền bán hàng nộp thuế vào Kho bạc Nhà nước,…
e. Sơ đồ nghiệp vụ chủ yếu
KẾ TOÁN TIỀN ĐANG CHUYỂN
B. KẾ TOÁN KHOẢN TẠM ỨNG CHO CÔNG NHÂN VIÊN
1. Khái niệm
Tạm ứng là khoản thuộc vốn bằng tiền ứng trước cho cán bộ công
nhân viên của doanh nghiệp có trách nhiệm chi tiêu cho những mục đích
nhất định thuộc hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc hoạt động khác của
doanh nghiệp, sau đó phải có trách nhiệm báo cáo thanh toán tạm ứng với
doanh nghiệp.
2. Chứng từ hạch toán và sổ sách
Chứng từ sử dụng làm căn cứ hạch toán:
Giấy đề nghị tạm ứng
Phiếu thu, phiếu chi
Giấy báo Nợ, giấy báo Có
Báo cáo thanh toán tạm ứng
Các chứng từ gốc: hóa đơn mua hàng, biên lai cước phí, vận chuyển,…
Các chứng từ khác có liên quan,…
Sổ sách sử dụng liên quan:
Sổ theo dõi chi tiết tạm ứng
Sổ tổng hợp chi tiết tạm ứng
Sổ Nhật ký chung
Sổ cái
Các sổ sách khác có liên quan,…
3. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 141 dùng để phản ánh các khoản tạm ứng của doanh nghiệp
cho nhân viên, người lao động trong đơn vị và tình hình thanh toán các khoản
tạm ứng đó.
Tài khoản 141 “Tạm ứng”
Số tiền tạm ứng chưa thanh toán
đầu kỳ
Số tiền, vật tư đã tạm ứng cho cán
bộ, công nhân viên của doanh
nghiệp
Chi thêm số tiền được thanh toán
lớn hơn số tiền đã tạm ứng
Các khoản tạm ứng đã thanh toán
theo số chi thực tế đã được duyệt
Số tạm ứng chi không hết phải nộp
lại quỹ hoặc khấu trừ lương
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
Số tiền tạm ứng chưa thanh toán
cuối kỳ
4. Nguyên tắc hạch toán
Khoản tạm ứng là một khoản tiền hoặc vật tư do doanh nghiệp giao cho
người nhận tạm ứng để thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh hoặc giải
Thuế GTGT
133
Khi bảng thanh toán tạm ứng kèm
theo các chứng từ gốc được duyệt
211, 213, 241, 331, 621, 623, 627, 641, 642,…
Khi bảng thanh toán tạm ứng
mua vật, tư hàng hóa được duyệt
151, 152, 153, 156
Khi tạm ứng tiền cho cán bộ
công nhân viên trong đơn vị
111, 112
Khi tạm ứng vật tư cho cán bộ
công nhân viên trong đơn vị
152, 153
141
quyết một công việc nào đó được phê duyệt. Người nhận tạm ứng phải là
người lao động làm việc tại doanh nghiệp. Đối với người nhận tạm ứng
thường xuyên (Thuộc các bộ phận cung ứng vật tư, quản trị, hành chính) phải
được Giám đốc chỉ định bằng văn bản.
Người nhận tạm ứng (Có tư cách cá nhân hay tập thể) phải chịu trách
nhiệm với doanh nghiệp về số đã nhận tạm ứng và chỉ được sử dụng tạm ứng
theo đúng mục đích và nội dung công việc đã được phê duyệt. Nếu số tiền
nhận tạm ứng không sử dụng hoặc không sử dụng hết phải nộp lại quỹ. Người
nhận tạm ứng không được chuyển số tiền tạm ứng cho người khác sử dụng.
Khi hoàn thành, kết thúc công việc được giao, người nhận tạm ứng phải
lập bảng thanh toán tạm ứng (Kèm theo chứng từ gốc) để thanh toán toàn bộ,
dứt điểm (Theo từng lần, từng khoản) số tạm ứng đã nhận, số tạm ứng đã sử
dụng và khoản chênh lệch giữa số đã nhận tạm ứng với số đã sử dụng (nếu có).
Khoản tạm ứng sử dụng không hết nếu không nộp lại quỹ thì phải tính trừ vào
lương của người nhận tạm ứng. Trường hợp chi quá số nhận tạm ứng thì
doanh nghiệp sẽ chi bổ sung số còn thiếu.
Phải thanh toán dứt điểm khoản tạm ứng kỳ trước mới được nhận tạm ứng
kỳ sau.
Kế toán phải mở sổ kế toán chi tiết theo dõi cho từng người nhận tạm ứng
và ghi chép đầy đủ tình hình nhận, thanh toán tạm ứng theo từng lần tạm ứng.
5. Sơ đồ nghiệp vụ chủ yếu
KẾ TOÁN TẠM ỨNG
Các khoản tạm ứng chi (hoặc sử dụng) không hết, phải nhập lại quỹ
(hoặc nhập lại kho) hoặc trừ vào lương của người nhận tạm ứng
111, 152, 334
141
C. KẾ TOÁN KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG
1. Khái niệm
Khoản nợ phải thu khách hàng là khoản nợ của các cá nhân, các tổ chức
đơn vị về số tiền mua sản phẩm, hàng hóa, vật tư, TSCĐ, BĐS đầu tư, dịch vụ
và các khoản khác mà chưa thanh toán cho doanh nghiệp.
Tài khoản này còn dùng để phản ánh các khoản phải thu của người nhận
thầu XDCB với người giao thầu về khối lượng công tác XDCB đã hoàn
thành.
2. Chứng từ hạch toán và sổ sách
Chứng từ sử dụng làm căn cứ hạch toán:
Hóa đơn giá trị gia tăng
Hóa đơn bán hàng
Phiếu thu
Giấy báo Có
Các chứng từ khác có liên quan,…
Sổ sách sử dụng liên quan:
Sổ chi tiết tài khoản phải thu khách hàng
Sổ tổng hợp chi tiết tài khoản phải thu khách hàng
Sổ Nhật ký chung hoặc sổ Nhật ký bán hàng
Sổ cái tài khoản phải thu khách hàng
Các sổ sách khác có liên quan,…
3. Tài khoản sử dụng
Phải thu khách hàng phát sinh từ hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ cho
khách hàng chưa thu tiền.
Tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng”
Số tiền còn phải thu của khách
hàng đầu kỳ.
- Số tiền phải thu của khách hàng về
sản phẩm, hàng hóa, BĐS đầu tư,
TSCĐ đã giao, dịch vụ đã cung cấp
và được xác định là đã bán trong
kỳ;
- Số tiền thừa trả lại cho khác hàng.
- Số tiền khách hàng đã trả nợ;
Số tiền đã nhận ứng trước, trả trước
của khách hàng;
- Khoản giảm giá hàng bán cho
khách hàng sau khi đã giao hàng
và khách hàng có khiếu nại;
- Doanh thu của số hàng đã bán bị
người mua trả lại (có thuế GTGT
hoặc không có thuế GTGT);
- Số tiền chiết khấu thanh toán và
chiết khấu thương mại cho người
mua.
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
Số tiền còn phải thu của khách
hàng cuối kỳ.
Tài khoản này có thể có số dư bên Có. Số dư bên Có phản ánh số tiền
nhận trước, hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng chi tiết theo
từng đối tượng cụ thể. Khi lập bảng Cân đối kế toán, phải lấy số dư chi tiết
theo từng đối tượng phải thu của tài khoản này để ghi hai chỉ tiêu bên “Tài
sản” và bên “Nguồn vốn”.
4. Nguyên tắc hạch toán
Nợ phải thu cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu, theo
từng nội dung phải thu, theo dõi chi tiết phải thu ngắn hạn, phải thu dài hạn và
ghi chép theo từng lần thanh toán.
Đối tượng phải thu là các khách hàng có quan hệ kinh tế với doanh nghiệp
về mua sản phẩm, hàng hoá, nhận cung cấp dịch vụ, kể cả TSCĐ, bất động
sản đầu tư.
Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ bán sản phẩm, hàng hoá,
BĐS đầu tư, TSCĐ, cung cấp dịch vụ thu tiền ngay (Tiền mặt, séc hoặc đã thu
qua Ngân hàng).
111, 112, 113
Khách hàng ứng trước hoặc thanh toán tiền
131
Thu nhập khác
chưa thu tiền
711
Thuế GTGT
đầu ra
Doanh thu
chưa thu tiền
Tổng số tiền
khách hàng phải thanh toán
Thuế GTGT
đầu ra
511
33311
635
Chiết khấu thanh toán
Giảm giá, hàng bán bị trả lại
Chiết khấu thương mại
333 (33311)
(nếu có)
Chiết khấu thương mại
521, 531, 532
331
Bù trừ nợ
Chênh lệch tỷ giá tăng khi cuối kỳ đánh giá các khoản phải thu của
khách hàng bằng ngoại tệ
413
Các khoản chi hộ khách hàng
111, 112
Số chưa lập
dự phòng
642
Số đã lập
dự phòng
Nợ khó đòi phải
xử lý xóa sổ
139
Đồng thời ghi:
004
Chênh lệch tỷ giá giảm khi cuối kỳ đánh giá các khoản phải thu của
khách hàng bằng ngoại tệ
413
131
Trong hạch toán chi tiết tài khoản này, kế toán phải tiến hành phân loại
các khoản nợ, loại nợ có thể trả đúng hạn, khoản nợ khó đòi hoặc có khả
năng không thu hồi được, để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải
thu khó đòi hoặc có biện pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi
được.
Trong quan hệ bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo thoả thuận
giữa doanh nghiệp với khách hàng, nếu sản phẩm, hàng hoá, BĐS đầu tư đã
giao, dịch vụ đã cung cấp không đúng theo thoả thuận trong hợp đồng kinh tế
thì người mua có thể yêu cầu doanh nghiệp giảm giá hàng bán hoặc trả lại số
hàng đã giao.
5. Sơ đồ nghiệp vụ chủ yếu
KẾ TOÁN PHẢI THU CỦA KHÁCH HÀNG
D. KẾ TOÁN KHOẢN PHẢI TRẢ CHO NGƯỜI BÁN
1. Khái niệm
Khoản nợ phải trả là khoản nợ mà doanh nghiệp phải trả cho người bán
vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ theo hơp đồng kinh tế đã ký kết, các
khoản nợ phải trả cho người nhận thầu xây lắp chính phụ.
2. Chứng từ hạch toán và sổ sách
Chứng từ sử dụng làm căn cứ hạch toán:
Hóa đơn giá trị gia tăng đầu vào
Hóa đơn mua hàng
Phiếu chi
Giấy báo Nợ
Các chứng từ khác có liên quan,…
Sổ sách sử dụng liên quan:
Sổ chi tiết tài khoản phải trả người bán
Sổ tổng hợp chi tiết tài khoản phải trả người bán
Sổ Nhật ký chung hoặc sổ nhật ký mua hàng
Sổ cái tài khoản phải trả người bán
Các sổ sách khác có liên quan,…
3. Tài khoản sử dụng
Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ
phải trả của doanh nghiệp cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp
dịch vụ theo hợp đồng kinh tế đã ký kết. Phản ánh tình hình về các khoản nợ
phải trả cho người nhận thầu xây lắp chính, phụ.
Tài khoản 331 “Phải trả cho người bán”
Số tiền còn phải trả cho người bán, nhà
cung cấp, người nhận thầu xây lắp
- Số tiền đã trả cho người bán vật tư, hàng
hóa, người cung cấp dịch vụ, người nhận
thầu xây lắp;
- Số tiền ứng trước cho người bán, người
cung cấp, người nhận thầu xây lắp nhưng
chưa nhận được vật tư, hàng hóa, dịch vụ,
khối lượng sản phẩm xây lắp hoàn thành
bàn giao;
- Số tiền người bán chấp thuận giảm giá
hàng hóa hoặc dịch vụ đã giao theo hợp
đồng;
- Chiết khấu thanh toán và chiết khấu
thương mại được người bán chấp thuận
cho doanh nghiệp giảm trừ vào khoản nợ
phải trả cho người bán;
- Giá trị vật tư, hàng hóa thiếu hụt, kém
phẩm chất khi kiểm nhận và trả lại người
bán.
- Số tiền phải trả cho người
bán vật tư, hàng hóa, người
cung cấp dịch vụ và người
nhận thầu xây lắp;
- Điều chỉnh số chênh lệch
giữa giá tạm tính nhỏ hơn
giá thực tế của số vật tư,
hàng hóa, dịch vụ đã nhận,
khi có hóa đơn hoặc thông
báo giá chính thức.
Tổng số phát sinh bên nợ Tổng số phát sinh bên có
Số tiền còn phải trả cho người bán,
nhà cung cấp, người nhận thầu xây lắp
Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ (nếu có) phản ánh số
tiền đã ứng trước cho người bán hoặc số tiền đã trả nhiều hơn số phải trả cho
người bán theo chi tiết từng đối tượng cụ thể.
Khi lập Bảng Cân đối kế toán, phải lấy số dư chi tiết của từng đối tượng phản
ánh ở Tài khoản này để ghi 2 chỉ tiêu bên "Tài sản" và bên "Nguồn vốn".
4. Nguyên tắc hạch toán
Nợ phải trả cho người bán, người cung cấp vật tư, hàng hóa, dịch vụ, hoặc
cho người nhận thầu xây lắp chính, phụ cần được hạch toán chi tiết cho từng
đối tượng phải trả. Trong chi tiết từng đối tượng phải trả, tài khoản này phản
ánh cả số tiền đã ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu
133
Thuế GTGT
Giảm giá, hàng mua trả lại
chiết khấu thương mại
152, 153, 156, 211, 611
331111, 112, 141, 311,
Ứng trước tiền cho người bán thanh toán các khoản phải trả
131
Bù trừ các khoản phải thu,
phải trả
121, 228, 241
Phải trả người bán về mua chứng
khoán, về mua sắm TSCĐ qua lắp đặt, XDCB hoặc sửa shữa lớn
515
Chiết khấu thanh toán
Thuế GTGT
Mua vật tư, hàng hóa về nhập kho
133
151, 152, 153, 155, 156, 211, 213
142, 242, 627, 641, 642
Mua vật tư, hàng hóa đưa ngay vào sử dụng, dịch vụ mua ngoài
413
Lãi do CLTG đánh giá lại cuối năm
413
Lỗ CLTG do đánh giá lại cuối năm
xây lắp nhưng chưa nhận được sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, khối lượng xây
lắp hoàn thành bàn giao.
Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ mua vật tư, hàng hóa, dịch
vụ trả tiền ngay (bằng tiền mặt, tiền séc hoặc đã trả qua Ngân hàng).
Những vật tư, hàng hóa, dịch vụ đã nhận, nhập kho nhưng đến cuối tháng
vẫn chưa có hóa đơn thì sử dụng giá tạm tính để ghi sổ và phải điều chỉnh về
giá thực tế khi nhận được hóa đơn hoặc thông báo giá chính thức của người
bán.
Khi hạch toán chi tiết các khoản này, kế toán phải hạch toán rõ ràng, rành
mạch các khoản chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng
bán của người bán, người cung cấp ngoài hóa đơn mua hàng.
5. Sơ đồ nghiệp vụ chủ yếu
KẾ TOÁN PHẢI TRẢ CHO NGƯỜI BÁN
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN, TẠM ỨNG
CHO CÔNG NHÂN VIÊN VÀ KHOẢN PHẢI THU - PHẢI TRẢ KHÁCH
HÀNG TẠI XÍ NGHIỆP XÂY LẮP CÔNG TRÌNH SỐ 1 CỦA CÔNG TY CP
ĐỊA ỐC TÂN BÌNH
A. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỊA ỐC TÂN
BÌNH
I. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Cổ Phần Địa Ốc Tân Bình
Công ty cổ phần Tân Bình trước đây là một đội kiến trúc 304 được thành lập
ngày 10/09/1976, trực thuộc ban xây dựng nhà đất công trình công cộng. Đến
năm 1979 do yêu cầu phục vụ sửa chữa, xây dựng các cơ quan Nhà nước, nhà do
Nhà nước quản lý, đội kiến trúc 304 được đổi tên là: Đội xây dựng sửa chữa nhà
Tân Bình. Năm 1982, Quận quyết định thành lập xí nghiệp xây dựng và sửa chữa
nhà Tân Bình. Năm 1989, Thành phố quyết định chuyển xí nghiệp thành Công ty
phát triển nhà Tân Bình. Đến tháng 12/1990 với nhiệm vụ chức năng ngày càng
mở rộng. Công ty đổi tên thành Công Ty Kinh Doanh và Phát Triển Nhà Quận
Tân Bình cho phù hợp với nhu cầu đổi mới trong cơ chế thị trường. Đến tháng
4/2004, với con đường hội nhập và phát triển. Công Ty Kinh Doanh và Phát
Triển Nhà Quận Tân Bình chuyển sang hình thức kinh doanh mới đó là cổ phần
hóa với tên là Công Ty Cổ Phần Địa Ốc Tân Bình cho đến ngày hôm nay. Hiện
tại Công ty trực thuộc Tổng Công Ty Địa Ốc Sài Gòn theo quyết định số
7363/QĐ – UB – KT ngày 23/12/1997 của Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí
Minh về việc thành lập Tổng Công Ty Địa Ốc Sài Gòn.
Tên giao dịch hiện nay của công ty là: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỊA ỐC TÂN
BÌNH.
Tên đối ngoại: TAN BINH REAL ESTATE JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: TAN BINH RES
Trụ sở chính của công ty: 205 – 207 – 209 Lý Thường Kiệt – P.6 - Quận Tân
Bình – TP.Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 38540129 – 38640675 – 38651660 – 38641033
Số Fax: 38653290
Email:
Địa chỉ Website: -
Số tài khoản: 540.C.0000.7 tại Ngân hàng Sài Gòn Công Thương chi nhánh
Tân Bình.
Mã số thuế: 0303240995
Với khẩu hiệu: “Công ty không ngừng đổi mới đi lên” trong suốt mấy chục
năm qua Công ty đã không ngừng cải tiến và đổi mới toàn diện. Đến nay sau 33
năm hoạt động, Công ty Cổ Phần Địa Ốc Tân Bình đã có 428 cán bộ công nhân
viên. Đội ngũ cán bộ Khoa học kỹ thuật của Công ty đã có 33 kỹ sư xây dựng,
kiến trúc sư, cử nhân kinh tế, tài chính kế toán, trung cấp có 10 người và thợ lành
nghề từ bậc 4 trở lên là 110 công nhân.
Với đội ngũ kinh nghiệm và sáng tạo Công ty đã thực hiện thành công các dự án
tiêu biểu:
• Chung cư: Bàu Cát I, II; Thanh Niên (P.13); Độc Lập (P.16).
• Khu phố chợ Hoàng Hoa Thám (P.13).
• Khu dân cư: Bàu Cát.
Ngoài ra, Công ty còn xây dựng một số công trình phúc lợi như:
• Trường mẫu giáo Hướng Dương (P.5)
• Trường Trần Quốc Toản (P.13)
• Chợ Hoàng Hoa Thám (P.13)
• Chợ Bàu Cát (P.13)
• Và hiện nay một số dự án sắp sửa hoàn thành…
Với những thành tích trên Công ty đã đạt được những danh hiệu:
• Năm 1986 – 1992: Ủy Ban Nhân Dân Quận Tân Bình tặng bằng khen “Cán
bộ công nhân viên hoàn thành kế hoạch liên tục 10 năm”.
• Năm 1986: Huân chương lao động hạng III.
• Năm 1988 – 1993: Huân chương lao động hạng I.
• Năm 1994: Chung cư Bàu Cát I; chợ Bàu Cát; trường Bàu Cát được tặng
huy chương vàng của Bộ Xây Dựng….
II. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ Phần Địa Ốc
Tân Bình
1. Vốn điều lệ: 80.600.000.000 VND
Vốn nhà nước (Tổng công ty địa ốc Sài Gòn): 51%
Vốn góp các cổ đông : 49%
Quá trình tăng vốn điều lệ:
ĐVT: 1.000.000 VND
Thời điểm Vốn tăng thêm Nguồn tăng Vốn điều lệ
Khi cổ phần hóa
01/04/2004
13.000
Lần 1
Tháng 08/2007
13.000
Phát hành cổ phiếu
thường
26.000
Lần 2
Tháng 09/2007
26.000
Phát hành cổ phiếu
phổ thông
52.000
Lần 3
Thánh 10/2007
28.600
Phát hành cổ phiếu
phổ thông
80.600
2. Ngành nghề kinh doanh
- Xây dựng nhà và kinh doanh nhà.
- Xây dựng khác (sửa chữa công trình).
- Trang trí nội thất.
- Xây dựng, sửa chữa các công trình giao thông theo phân cấp.
- Thiết kế nhà phục vụ nhu cầu kinh doanh của đơn vị (thiêt kế kết cấu
công trình dân dụng và công nghiệp).
- Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng (không sản xuất tại trụ sở).
- Đầu tư xây dựng và kinh doanh công trình dân dụng. công nghiệp.
- Đại lý kinh doanh xăng dầu.
- Tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản.
- Dịch vụ định giá bất động sản, dịch vụ sàn giao dịch bất động sản.
- Dịch vụ quản lý bất động sản, dịch vụ quảng cáo bất động sản.
III. Đặc điểm bộ máy quản lý của công ty
XÍ NGHIỆP XÂY LẮP CÔNG TRÌNH 1
P.TGĐ THƯỜNG TRỰC
P.TGĐ KH-KD
P.TGĐ TC-HC
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG KẾ HOẠCH KINH DOANHPHÒNG KỸ THUẬT PHÒNG KẾ TOÁN TÀI VỤ
XÍ NGHIỆP TƯ VẤN THIẾT KẾ
XÍ NGHIỆP XÂY LẮP CÔNG TRÌNH 2
1. Chức năng của các phòng ban
a. Phòng hành chính quản trị
Gồm 6 người chuyên làm công tác quản lý nhân sự, tổ chức hành
chính, quản trị thu nhận, điều động và lập kế hoạch đào tạo công nhân
kỹ thuật, tổ chức nâng bậc lương, thực hiện quản lý công văn, thu nhận
các văn bản, quyết định, thông tư của bộ, tổng công ty để chuyển cho
các phòng ban có nhiệm vụ thi hành.
b. Phòng kế hoạch
Gồm 4 người, đây là phòng có vai trò quan trọng trong Công ty. Phòng
này có một chức năng chủ yếu liên quan đến sự sống còn của Công ty.
Nhiệm vụ của phòng là lập kế hoạch xây lắp, tổ chức mua bán, nghiệm
thu đồng thời tiếp xúc đàm phán với các đơn vị công ty, khách hàng để
tìm nơi có nhu cầu. Song song đó là việc tìm kiếm và ký hợp đồng
kinh tế…
c. Phòng kỹ thuật
Gồm 10 người làm nhiệm vụ tổ chức xem xét, đánh giá các bản thiết
kế, lập dự toán chi phí cho từng công trình, cuối kỳ báo cáo lên ban
giám đốc tình hình thực hiện các kế hoạch và dự toán đó.
d. Phòng kế toán tài vụ
Gồm 7 người có nhiệm vụ nắm bắt nguồn vốn, quản lý vốn, quản lý
tài sản điều tiết cân đối nhu cầu chi tiết của từng bộ phận, tập hợp chi
phí sản xuất cho từng kỳ báo cáo.
Thực hiện hạch toán, giám sát quá trình sản xuất kinh doanh, tính giá
thành theo dõi quá trình ký kết hợp đồng với từng khách hàng.
2. Sơ đồ tổ chức quản lý
Giám Đốc
PGĐ TC - HC KS.Giám Sát Kỹ Thuật Kế Toán Trưởng
Thủ Quỹ
Văn Thư Hành Chính Nhân Viên Vật Tư Tiếp Liệu
Xưởng Sắt và Xưởng MộcĐội CT
Sơ đồ A.III.2 – Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
3. Tình hình các xí nghiệp tại công ty
a. Xí nghiệp xây lắp công trình số 1
- Được thành lập vào tháng 12/1991
- Văn phòng đặt tại: 008 – 009 Lô F – Chung cư Bàu Cát II - Đường
Vườn Lan – P.10 - Quận Tân Bình.
- Nguồn vốn hoạt động do Công ty cấp
- Chức năng hoạt động thực hiện các công trình do công ty bàn giao
hoặc tự ký hợp đồng với bên ngoài.
- Hạch toán độc lập, đến cuối kỳ kết chuyển lãi lỗ, thuế và các khoản
phải thu, phải trả khác cho công ty.
Sơ đồ tổ chức của Xí nghiệp xây lắp công trình 1
Sơ đồ A.III.3.a – Cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp xây lắp công trình 1
b. Xí nghiệp xây lắp công trình số 2
- Trước năm 1993 là một công trình giao thông trực thuộc Quận Tân
Bình, sau đó sáp nhập với công ty có tên Xí nghiệp công trình giao
thông.
Giám Đốc
P.Giám Đốc Kế Toán Trưởng
Tổ Kỹ Thuật Đánh Máy
Đội CT I Đội CT II
Thủ Quỹ
Xưởng Trưởng
Tổ Kiến Trúc SưXưởng Phó Kỹ ThuậtXưởng Phó Hành Chính Kế Toán
- Nhưng đến đầu năm 2005 Xí nghiệp đổi tên là Xí nghiệp xây lắp công
trình II
- Văn phòng đặt tại: 001 Lô E – Chung cư Bàu Cát II – Hương Lộ 2 –
P.10 – Tân Bình.
- Nguồn vốn hoạt động do công ty cấp.
- Chức năng hoạt động: Chuyên thực hiện các công trình do công ty
bàn giao hoặc tự ký hợp đồng với các đơn vị bên ngoài.
- Hạch toán độc lập, đến cuối kỳ kết chuyển lãi lỗ, thuế và các khoản
phải trả, phải nộp khác cho công ty.
Sơ đồ tổ chức của Xí nghiệp xây lắp công trình 2
Sơ đồ A.III.3.b – Cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp xây lắp công trình 2
c. Xí nghiệp tư vấn thiết kế
- Được thành lập năm 1990, trước là phòng kỹ thuật của công ty.
- Văn phòng đặt tại công ty số 205 – 207 – 209 Lý Thường Kiệt, Quận
Tân Bình
- Chức năng hoạt động: thiết kế tính toán vật tư theo từng sản phẩm của
công trình, xí nghiệp thiết kế cũng được phép ký kết hợp đồng với các
đơn vị bên ngoài khi có yêu cầu.
Sơ đồ tổ chức của Xí nghiệp thiết kế
Sơ đồ A.III.3.c – Cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp thiết kế