Luận văn: Các doanh nghiệp kinh
doanh sản phẩm nông nghiệp và sự
phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên trong
vòng xoay vốn
Lời Nói đầu
Ngày nay, trong cơ chế quản lý kinh tế mới. nền kinh tế nước ta đang vận động theo
cơ chế thị trường dưới sự điều tiết quản lý của Nhà nước, dưới nhiêùì loaiû hình cùng
tham gia hoạt động. để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải hoạt động
có hiêụ quả. Do vậy, làm thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất luôn là vấn đề vô
cùng quan trọng đối với các nhà quản lý kinh tế . Trong nền kinh tế thị trường vấn đề
hiệu qủa không chỉ đơn thuần quyết định sự sống còn đến của doanh nghiệp mà còn
liên quan đến khía cạnh khác của nền kinh tế đất nước bởi nhữìng tác động bởi những
tác động dây chuyền của nó.
Sự hình thành và khởi đầu sản xuất kinh doanh cung cấp dịch vụ, hoạt động bất cứ
ngành nghề gì, các đơn vị phải cóvốn ban đầu, vốn biểu hiện bằng nhiều hìn thức
khác nhau như nhà cửa, dụng cụ, phương tiện vận tải, hàng hoá tiền bạc để làm tốt
việc kinh doanh nhằm xoay nhanh vốn với điều kiện lấy thu bù chi, đảm bảo có lãi
giữa đầu vào và đầu ra nhằm đáp ứng kịp thời phục vụ kinh doanh thì trong đó
nhiệm vụ kế toán "Vốn Bằng Tiền" thì khâu quan trọng trong việc quay nhanh đồng
vốn và đóng góp một phần không nhỏ trong việc kinh doanh đẩy mạnh.
Từ đó nhận thức tầm quan trọng của nguồn vốn. Trong thời gian thực tập tại công ty
Lương thực Đà Nẵng em đã đi sâu tìm hiểu công tác kế toán "Vốn Bằng Tiền" tại
công ty. Đây là lĩnh vực kinh tế sinh động phản ánh quá trình hoạt động tài chính của
đơn vị. Là một chuyên đề bao quát công việc thường xuyên của kế toán viên đơn vị
Dựa vào thực tế để kiểm chứng ccong tác kinh doanh tại công ty, kết hợp với kiến
thức được trang bị, trong nhà trường em đã chọn đề tại "Hạch toán kế toán vốn bằng
tiền" tại công ty lương thực Đà Nẵng.
Nội dung của đề tài gồm 3 phần:
Phần I: Khái quát về đặc điểm hoạt động kinh doanh, quá trình hình thành và phát
triển của công ty.
Phần II: Phương pháp hạch toán vốn bằng tiền tại công ty lương thực Đà Nẵng .
Phần III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán ở công ty lương thực Đà
Nẵng.
Mặc dù em đã cố gắng hoàn thành tốt chuyên đề, tuy nhiên với kiến thức và sự hiểu
biết cùng thời gian thực tập tốt nghiệp có hạn, kinh nghiệm thực tiễn còn ít nên chắc
chắn chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong thầy, cô giáo, các cô
chú đang công tác tại công ty lương thực Đà Nẵng góp ý kiến, bổ sung để chuyên đề
tốt nghiệp của em được hoàn thiện tốt hơn.
Đà Nẵng, ngày tháng 02 năm 2003
Học viên thực hiện
Lê Nguyễn Quỳnh Hoa
I/ GIỚI THIỆU CHUNG
Công ty lương thực Đà Nẵng trước đây là một ban lương thực vơi nhiệm vụ chủ yếu
là thu mua lương thực của dân, bảo quản, dự trữ lương thực, phục vụ kháng chiến.
Cuối năm 1975, 2 Ban lương thực Quảng Nam và Quảng Đà sát nhập thành công ty
lương thực Quảng Nam - Đà Nẵng
Đầu năm 1983 đỏi tên thành Sở lương thực Quảng Nam - Đà Nẵng
Cuói năm 1987 thi hành quyết định số 209a/HĐBT về việc chuyển hoạt động ngành
lương thực sang hạch toán kinh doanh XHCN Sở Lương thực QNĐN được chuyển
đổi thành công ty Lương thực QNĐN, trực thuộc UBND tỉnh QNĐN.
Ngày 31/05/1996 UBND tỉnh QNĐN bàn giao công ty lương thực QNĐN về cho
Tổng công ty Lương thực Miền Nam. Đây là tổng công ty 91 do thủ tướng chính phủ
thành lập.
Ngày 01/08/2001. Hội đồng quản trị tổng công ty ra quyết định đỏi tên công ty
Lương thực QNĐN thành công ty lương thực Đà Nẵng. Như vậy sau nhiều lần thay
đổi, hiện nay công ty lương thực Đà Nẵng là thành viên hạch toán độc lập trực thuộc
tổng công ty Lương thực Miền Nam.
- Tên giao dịch quốc tế: DA NANG FOOD COMPANY
- Trụ sở chính : 16a Lý Thường Kiệt, Quận Hải Châu TP - Đà Nẵng
1/ Chức năng nhiệm vụ của công ty:
công ty có chức năng thu mua lương thực , dự trữ lưu thông hàng hoá lương thực,
nông sản thực phẩm, vật tư thiết bị phục vụ nông nghiệp, xay sát chế biến lương thực,
bánh mì , bánh ngọt và các hoạt động thương mại dịch vụ khác.
Với chức năng được giao công ty có nhiệm vụ tổ chức thu mua lương thực trên địa
bàn để tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng mạng lưới bán lẻ, chế biến
lương thực để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Mặc khác công ty còn phải dự
trữ một lượng lương thực nhất định theo kế hoạch của tổng công ty và của UBND TP
Đà Nẵng nhằm cung cấp đầy đủ lương thực khi có thiên tai lũ lụt, mát mùa đói kém,
hoặc để bình ổn giá cả khi thị trường tăng giá đột biến
2/ Đặc điểm kinh doanh, đối tượng và địa bàn kinh doanh công ty:
Là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực lương thực , công ty có
nhiều thuận lợi cơ sở vật chất tiếp quản tương đối nhiều rộng khắp dịa bàn thành phố,
kinh doanh có hiệu quả , đội ngũ CBCNV, có kinh nghiệm hơn nữa, công ty luôn
luôn được UBND thành phố quan tâm tạo mọi điều kiện nhất là về vốn dự trữ lương
thực để công ty hoàn thành nhiệm vụ chính trị của mình. Tuy nhiên, công ty cũng gặp
không ít khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt của kinh tế thị trường mặt hàng cồng
kềnh vốn nhiều lời ít, bọ máy quản lý còn nặng nề, chi phí lớn.
Những mặt hàng chủ yếu công ty kinh doanh : Thóc, gạo, ngô, sắn, bánh mì. Quá
trình sản xuất chế biến: từ thóc xay xát ra gạo, từ gạo nguyên liệu (gạo lật) đánh bóng
ra gạo thành phẩm, từ bột mì và các nguyên liệu khác sản xuất ra bánh mì, bánh ngọt.
Công ty thu mua lương thực trực tiếp của nông dân mua qua các đại lý thu gom, mua
của các doanh nghiệp tư nhân và các công ty, cửa hàng có kinh doanh l. Đặc biệt
những năm gần đây công ty thường mua bán số lượng lớn, thóc gạo với chi cục dự
trữ quốc gia. Khu vực Miền trung và tây nguyên.
Do vậy địa bàn kinh doanh công ty. Mở rộng không những ở Đà Nẵng, Quảng Định,
Đắk Lắk Đồng Tháp, Kiên Giang
3/ Tổ chức bộ máy quản lý ở doanh nghiệp và tổ chức bộ máy kế toán
Toàn công ty gồm có: Văn phòng công ty, 5 xí nghiệp trực thuộc và một trạm chế
biến kinh doanh, Lương thực SaĐắc (Tỉnh Đồng Tháp),
Tổng số CBCNV 208 người. Trong đó hợp đồng dài hạn 170 người, hợp đồng ngắn
hạn 38 người, nam chiếm 117 người, nữ chiếm 92 người, trình độ chuyên môn:
+ Đại học 42 người
+ Trung cấp 35 người
+ Công nhân kỹ thuật 29 người
+ Lao động phổ thông 102 người
Văn phòng công ty :
- Ban Giám đốc: 3 người; 01 Giám đốc phụ trách chung, 01 phó giám đốc phụ trách
kế hoạch kinh doanh, 01 phó giám đốc tổ chức lao động tiền lương.
- Phòng tài chính - kế toán : 08 người, gồm 01 trưởng phòng, 01 phó phòng, 05 kế
toán và 01 thủ quỹ.
- Phòng kế hoạch kinh doanh: 06 người gồm 01 trưởng phòng, 01 phó phòng, 02 thủ
kho, nhân viên thống kê, 01 nhân viên kiểm nghiệm.
- Phòng tổ chức hành chính: 8 người : gồm 01 trưởng phòng, 01 phó phòng, 01 văn
thư, 01 tạp vụ, 02 lái xe, 01 nhân viên lao động tiền lương, 01 bảo vệ.
- Trạm kinh doanh chế biến lương thực Sa đắc (Đồng Tháp): 03 người gồm : 01 trạm
trưởng, 01 kế toán, 01 cán bộ.
• Các xí nghiệp trực thuộc:
- 5 xí nghiệp bao gồm:
+ Xí nghiệp lương thực và dịch vụ thương mại Hoà Vang
+ Xí nghiệp lương thực DVTM miền Núi
+ Xí nghiệp xay xát và chế biên lương thực Đà Nẵng
+ Xí nghiệp lương thực và DVTM Sơn trà
+ Xí nghiệp chế biến lương thực Đà Nẵng
các xí nghiệp đều đóng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và cơ cấu tổ chức mỗi xí
nghiệp có 01 giám đốc, 01 trưởng phòng kế toán .
SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
• Tổ chức bộ máy kế toán ở doanh nghiệp
Công ty áp dụng hình thức công tác kế toán vừa tập trung, vừa phan tán báo cáo tài
chính , toàn công ty là tổng hợp 5 báo cáo tài chính của 5 xí nghiệp và 1 báo cáo tài
chính văn phòng công ty.
Tất cả các đơn vị trực thuộc và văn phòng công ty thống nhất áp dụng, hình thuế giá
trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
Phòng tài chính kế toán công ty có 8 người, với nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Trưởng phòng: phụ trách chung công tác tài chính kế toán, tham mưu cho giám đốc
về quản lý tài chính, xây dựng kế hoạch tài chính kiểm tra việc hạch toán kế toán,
giám sát tình hình sử dụng tài chính theo đúng chế độ qui định và giám đốc các đơn
vị trực thuộc và văn phòng công ty lập báo cáo tài chính kịp thời, đầy đủ.
- Phó phòng: Giúp việc cho trưởng phòng, thay mặt điều hành khi trưởng phòng đi
vắng, theo dõi tổng hợp báo cáo tài chính ở văn phòng cũng như tàon công ty, chuyên
quản lý 2 xí nghiệp trực thuộc.
- Kế toán thanh toán : theo dõi thu chi tiền mặt, thanh toán lương, BHXH,
KPCĐ, tính toán lãi vay, theo dõi công nợ.
- Kế toán ngân hàng: theo dõi tiền gữi, tiền vay ngân hàng, lập báo cáo thông kê
tài chính hàng tháng cho tổng công ty.
- Kế toán cho kho hàng: theo dõi xuất nhập tồn kho hàng hoá công ty, công cụ
dụng cụ.
- Kế toán máy vi tính: chuyên nhập số liệu vào máy vi tính, số liệu chi hết ở văn
phòng và số liệu các báo cáo tài chính toàn công ty.
- Kế toán TSCĐ: theo dõi biến động TSCĐ toàn công ty, kho nguyên vật liệu,
tổng hợp kê khai các khoản nộp ngân sách Nhà nước, chuyên quản lý 3 đơn vị trực
thuộc.
- Thu gữi: chịu trách nhiệm cất gữi thu chi tiền mặt cho đơn vị
+ Ở các xí nghiệp trực thuộc đều có phòng tài chính kế toán, gồm 01 trưởng phòng,
01 hoặc 02 nhân viên kế toán, 01 thu gữi.
SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN CÔNG TY
4/ Đặc điểm tổ chức công tác kế toán ở doanh nghiệp:
Hiện nay công ty có 5 xí nghiệp trực thuộc ở Đà Nẵng và trạm chế biến kinh doanh
lương thực ở Đồng Tháp, 5 xí nghiệp đều có báo cáo tài chính riêng, trạm trực thuộc
văn phòng.
- Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
- Hình thức kế toán áp dụng cho từng công ty : Chứng từ, ghi sổ, quá trình ghi
sổ của công ty có thể tóm tắt theo sơ đồ:
• KHÁI NIỆM VỒN BẰNG TIỀN :
Vốn bằng tiền là một bộ phận quan trọng của vồn lưu động được biểu hiện dưới hình
thức tiền tệ
I/ Nhiệm vụ, nội dung và nguyên tắt hạch toán vốn bằng tiền:
1/ Nội dung vốn bằng tiền bao gồm:
a/ Tiền mặt - TK 111
TK này dùng để phản ảnh thu chi tồn quĩ tại quĩ tiền mặt. Doanh nghiệp bao gồm:
tiền mặt đồng Việt Nam kể cả ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí, đá quí. TK
này có 3 TK cấp 3
+ TK 1111: Tiền Việt Nam phản ánh thu chi tồn quĩ, tiền Việt Nam kể cả ngân
phiếu.
+ TK 1112: Ngoại tệ phản ánh hình thức tình hình thu chi tồn quĩ ngoại tệ, tồn
quĩ tiền mặt theo giá trị qui đổi râ đồng tiền Việt Nam.
+ TK 1113: vàng bạc, kim khí, đá quí phản ánh giá trị vàng bạc kim khí, đá
quí nhập xuất tồn quĩ tiền mặt.
Để phản ánh hình thức thu chi và tồn quĩ tiền mặt của doanh nghiệp. Kế toán sử dụng
TK 111 (1111) tiền mặt.
Kết cấu TK 111 (1111)
Số dư đầu kỳ
Phát sinh: các khoản tiền mặt ngân phiếu ngoại tệ nhập quĩ Phát sinh các khoản
tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ xuất khẩu
Thừa phát hiện qua kiểm kê Thừa phát hiện qua kiểm kê
Công phát sinh nợ Công phát sinh có
Số dư nợ: Số tiền tồn quĩ
b/ Tiền gữi ngân hàng TK 112:
TK này phản ánh tiền mặt, ngoại tệ, giá trị vàng bạc, kim khí đá quí, nhập
xuất tồn quĩ tiền quĩ ngân hàng, TK này có 3 Tk cấp 3.
+ TK 1121: Tiền Việt Nam phản ánh các khoản tiền Việt Nam đang gữi tại
ngân hàng
+ TK 1122: Ngoại tên phản ánh các khoản ngoại tệ đang gữi tại ngân hàng đã qui đỏi
ra đồng tiền Việt Nam.
+ TK 1123: Vàng bạc, kim khí đá quí, phản ánh giá trị vàng bạc kim khí đá quí đang
gữi tại ngân hàng.
Kết cấu TK 112 (TGNH)
Số dư đầu kỳ
Phát sinh các khoản tiền gữi vào từ ngân hàng
Phát sinh: Các khoản tiền rút ra tại ngân hàng
Công số phát sinh nợ Cộng số phát sinh có
Số dư: số tiền còn gởi tại ngân hàng
c/ Tiền đang chuyển -TK 113
TK này dùng để phản ánh các tiền của doanh nghiệp đã nộp vào ngân hàng
kho bạc Nhà nước đã gữi vào bưu điện đã chuyển vào ngân hàng, hay để làm thủ tục
chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng để trả cho đơn vị khác nhưng chưa nhận được
giấy báo có hay bảng sao kê của ngân hàng - TK này có 2 TK cấp 3:
+ TK 1131: Tiền phản ánh số tiền Việt Nam đang chuyển
+ TK 1132: Ngoại tệ phản ánh số ngoại tệ đang chuyển.
Kết cấu TK 113 (tiền đang chuyển)
Số dư đầu kỳ
Số phát sinh: các khoản thu nội tệ ngoại tệ đã nộp vào ngân hàng và đã chuyển vào
bưu điện để chuyển cho ngân hàng
Số phát sinh: Số kết chuyển vào tài khoản hiện gữi ngân hàng và các khoản nợ phải
trả
Cộng số phát sinh nợ Cộng số phát sinh có
Số dư: Các khoản tiền đang chuyển
2/ Nguyên tắc hạch toán vốn bằng tiền:
- Để góp phần quản lý và sử dụng vốn tốt loại vốn này kế toán cần tuân theo các qui
định sau: Phản ánh đầy đủ chính xác số liệu và tình hình biến động của toàn vốn bằng
tiền ở đơn vị, đôn đốc kịp thời về việc nộp tiền, giám sát việc sử dụng vốn mục đích
sử dụng các loại vốn bằng tiền, thường xuyên kiểm tra bảo đảm sự trùng khớp giữa sổ
sách và thực tếd hạch toán vốn bằng tiền sử dụng một đơn vị tiền tệh thống nhất là
tiền Việt Nam.
+ Ở doanh nghiệp có sử dụng ngoại tệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh phải qui
đổi ra tiền Việt Nam theo tỷ giá thực tế do ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố
tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ để ghi sổ kế toán. Nếu chênh lệch giữa tỷ giá thực tế
với tỷ giá ngoại tệ, ghi sổ kế toán thì phản ánh sổ chênh lệch này trên TK431 (chênh
lệch tỷ giá).
+ Số dư của TK bằng tiền và ngoại tệ 007 " ngoại tệ các loại" theo từng khoản: tiền
mặt, tiền gữi ngân hàng, tiềng đang chuyển và trên sổ chi tiết công nợ phải thu, phải
trả. Đối với những đơn vị có nhiều phát sinh liên quan đến ngoại tệ, để giảm nhẹ công
việc tính toán ghi chép thì nên sử dụng tỷ giá hạch toán có thể là tỷ giá mua thực tế
của ngân hàng công bố cuối kỳ trước. Để làm tỷ giá hạch toán công trình sau số
chênh lệch giữa tỷ giá hạch toán và tỷ giá thực tế được hạch toán vào TK 413 chênh
lệch tỷ giá đồng thời cuối kỳ đánh giá lại số dư của các tài khoản nói trên. Theo tỷ giá
mua thực tế của ngân hàng tại thgời điểm cuối kỳ số chênh lệch của kỳ giá mua của
ngân hàng vơí kỳ giá phản ánh trên sổ sách kế toán cũng được chuyển vào TK 413
(chênh lệch tỷ giá) trường hợp các doanh nghiệp có ít nghiệp vụ phát sinh liên quan
đến ngoại tệ thì có thể không dùng tỷ giá hạch toán mà sử dụng tỷ giá thực tế mua
vào của ngân hàng tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ đó, để hạch toán khi tỷ giá thay
đổi, điều chỉnh kịp thời và phản ánh vào TK 413 như trên.
+ vàng bạc, kim khí đá quí, theo dõi số lượng, trọng lượng qui cách phẩm chất và giá
trị từng thứ, từng loại, giá vàng bạc kim khí dá quí được tính theo giá thực tế (giá hoá
đơn thanh toán ) khi tính giá xuất của vàng bạc kim khí đá quí và ngoại tệ có thể áp
dụng một trong 4 phương pháp sau:
• Phương pháp nhập sau xuất trước
• Phương pháp nhập trước xuất trước
• Phương pháp bình quân gia quyền
• Phương pháp thực tế đích danh
3/ Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền :
Phản ánh kịp thời chính xác sự vận động của vốn bằng tiền, tổ chức kế toán chứng từ
ban đầu và sổ sách kế toán thực hiện việc kiểm tra đối chiếu số liệu hiện có và tình
hình thu chi của các loại vốn bằng tiền ở quĩ và các khoản tiền gữi ngân hàng tránh
mọi hiện tượng nhầm lẫn, thất thoát do thiếu sót của kế toán.
- Phản ánh rõ ràng chính sát các nghiệp vụ thanh toán theo từng đối tượng từng
khoản thanh toán, đảm bảo thanh toán kịp thời đúng thời hạn các khoản công nợ đôn
đốc nhằm ngăn chặn kịp thời tình trạng vi phạm kỷ luật thanh toán chiếm dùng vốn
hoặc bị chiếm dùng không hợp lý.
- Phản ánh kịp thời tình hình vay vốn ngân hàng và trả nợ ngân hàng, kiểm soát
chặt chẽ việc sử dụng đúng thời hạn nhằm sử dụng một tiết kiệm nhất
- Đối với Nhà nước phải thực hiện nghiêm chỉnh các pháp lệnh về chế độ thuế,
chế độ kế toán tài chính, các nhiệm vụ đối với chính quyền địa phương, đối với cơ
quan BHXH.
- Đối với cán bộ CNV giải quyết các quyền lợi vật chất và tinh thần của người
lao động, tính lương đầy đủ kịp thời thanh toán bảo hiểm đúng tiêu chuẩn, đúng chế
độ.
II/ Tình hình hạch toán vốn bằng tiền tại công ty lương Thực Đà Nẵng:
1/ Hạch toán vốn bằng tiền tại quỹ của công ty Lương thực Đà Nẵng
a/ Nội dung:
Tập hợp các chứng từ gốc vào sổ quĩ tiền mặt lên bảng kê quỹ tiền mặt đối
chiếu với kế toán thanh toán và vào sổ nhật ký chung,
+ Để hạch toán tiền mặt kế toán sử dụng TK 111 "tiền mặt", TK 1111 "tiền Việt
Nam "
Nội dung và kết cấu của TK 111 "tiền mặt"
TK 111 "tiền mặt"
Số dư:
Phát sinh: các khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc kim khí đá quí nhập
quĩ.
- Số tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí, đá quí thừa ở qũi khi kiểm kê
- chênh lệch tỷ giá ngoại tệ tăng Các khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng,
bạc, kim khí quí, đá quí xúat quỹ
- Số tiền mặt, ngân phiếu ngoại tệ, vàng bạc kim khí quý, đá quý, thiếu hụt ở ưũy phát
hiện khi kiểm kê.
- Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ giảm.
Số dư: Giá trị cac khoản tiền mặt, ngân phiếu ngoại tệ vàng bạc, kim khí quí, đá quí
còn quỹ tiền mặt
TK 111 có 3 TK cấp 2:
+ TK 1111: Tiền Việt Nam
+ TK 1112 : Ngoại tệ
+ TK 1113 : Vàng bạc, đá quí, kim khí quí
Tại công ty hoạt động tiền mặt bao gồm các nội dung sau:
• Các khoản thu tiền mặt:
- Thu tiền bằng sản phẩm
- Thu hồi tạm ứng
- Thu trừ, đi vay tổng hợp công ty
- Thu nợ khách hàng
- Các khoản thu bằng tiền
• Các chi tiền mặt
- Chi tạm ứng
- Chi trả nợ khách hàng
- Chi khen thưởng
- Chi trả lương CBCNV
- Chi mua đồ dùng văn phòng
- Chi tiếp khách hàng
- Chi trả tiền dịch vụ mua ngoài : điện, nước, điện thoại
- Chi khác bằng tiền
Chứng từ sử dụng : để theo dõi các khoản thu, chi ở công ty sử dụng các loại chứng
từ sau:
- Phiếu thu
- Phiếu chi
- Giấy để ghi tạm ứng
- Giấy nộp tiền
- Và một số chứng từ liên quan khác
b/ Phương pháp hạch toán tại công ty:
b1/ Hạch toán thu tìên mặt
- Phiếu thu: theo dõi tiền mặt và quỹ do kế toán lập thành 03 liên ghi đầy đủ các
nội dung và kỳ vào sau, do chuyển cho kế toán trưởng duyệt, chuyển cho thủ quỹ làm
thủ tục nhập quỹ. Sau khi đã nhận đủ số tiền thu quỹ ghi số tiền nhập quỹ vào phiếu
thu trước khi ký tên.
Thủ quỹ giữa lại 01 liên để ghi lên sổ qũy, 01 liên giao cho người nộp tiền, 01 liên
lưu nơi lập phiếu. Cuối ngày toàn bộ phiếu thu kèm theo chứng từ gốc chuyển cho kế
toán để ghi sổ kế toán.
- Thu liên bán sản phẩm của công ty
Ví dụ: Phiếu thu số 01 ngày 02/06/2002 thì liên nợ của hàng tháng trước là 350.000.
Với nghiệp nụ này kế toán sẽ lập 03 liên.
1 liên nơi lập phiếu
1 liên giao cho người nộp
1 liên giao cho thủ quỹ ghi số
Sau khi lập phiếu thu được chuyển đến kế toán trưởng đến giám đốc rồi đến thủ quỹ
nhận tiền cùng với phiếu thu.
Kế toán hạch toán
Nợ TK 111 350.000
Có TK 131 350.000
Ví dụ 2: Phiếu thu số 2, ngày 3/6/2002, thu tiền vay hộ Đỗ Văn hát ở XNLT
và DNTM miền núi số liên 90.000.000
Khi đã nhận liên thu quĩ báo cáo số liên đã vay cho kế toán tiền gữi kiểm kê toán
công nợ
Kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 1111 90.000.000
Có TK 1368 90.000.000
Ví dụ 3: Phiếu thu 3 ngày 4/6/2002, rút tiền ngân hàng về nhập quỹ Sở giao
dịch III Đà Nẵng : 10.000.000
Kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 1111 10.000.000
Có TK 311 10.000.000
• Thu từ các hoạt động khác:
Ngoài việc thu tiền các hoạt động mua bán chính của công ty, công ty còn thu từ các
khoản khác như: thu liên bán phế liệu, thu tiền tạm ứng
Ví dụ 4: Phiếu thu số 4 ngày 5/6/2002 thu tiền tạm ứng của Hồ thị kim Liên, số tiền
1.347.500
Kế toán hạch toán như sau:"
Nợ TK 1111 1.374.500
Có TK 141 1.374.500
b2/ Hạch toán chi tiền mặt:
Phiếu chi : theo dõi tiền mặt ra thủ quỹ, làm cơ sở cho việc ghi chép sổ sách. Được
lập thành 2 liên và chỉ sau khi có đủ chữ ký của người lập phiếu, kế toán trưởng, thủ
trưởng đơn vị, thủ quỹ mới được xuất quỹ.
Sau khi nhận đủ số tiền người nhận tiền phải ghi số tiền đã nhận bằng chữ, ký tên và
ghi rõ họ tên. Sau khi xuất quỹ, thủ quỹ cũng phải ký tên và ghi rõ họ tên vào phiếu
chi.
Chi tạm ứng:
Khoản tạm ứng là số tièn hoạt động tự do của công ty cho người tạm ứng để thực
hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hoặc được giải quyết một công việc nào đó được
phê duyệt. Ngoài những khoản chi lương, chi thưởng, công ty còn có tạm ứng cho
CBCNV. Khi tạm ứng cần phải có giấy đề nghị của người cần tạm ứng. Trong đó
phải nên nêu rõ lý do xin tạm ứng và phải được giám đốc ký và kế toán trưởng ký
duyệt lúc đó, kế toán công nợ ghi phiếu chi và phiếu chi được thành lập 2 liên.
- 1 liên lưu ở nơi lập phiếu
- 1 liên kèm giấy tạm ứng, một bên tạm ứng giao cho thủ quỹ
Ví dụ 1: phiếu chi số 01 ngày 2/2/2002 tạm ứng cho Mai Phước Hồng để mua vé máy
bay cho ban giám đốc đi TP - Hồ Chí Minh, số tiền là 3525.000
Kế toán căn cứ vào số tiền đã được y trên giấy đề nghị tạm ứng viết phiếu chi
và thủ quỹ chi tiền.
Nghiệp vụ này kế toán hạch toán :
Nợ TK 141 : 3.525.000
Có TK1111 : 3.525.000
• Chi nộp lãi vay ngân hàng
Khi nộp lãi vay ngân hàng, kế toán ngân hàng viết giấy tạm ứng kế toán thanh toán
viết phiếu chi để nhận tiền. Sau đó kế toán ngân hàng đến nộp tiền vào thông qua
giấy nộp tiền, được lập thành 02 liên, liên 1 ngân hàng giữ hạch toán trả lãi tiền vay,
liên 02 kế toán ngân hàng đem về hoàn ứng chứng từ. Các bước được thực hiện như
sau: Phiếu chi được lập thành 02 liên
- 1 liên lưu ở nơi lập
- 1 liên giao cho thủ qũy để ghi sổ quỹ sau đó chuyển cho kế toán để ghi vào sổ
kế toán
Ví dụ 2: Phiếu chi số 02, ngày 3/6/2002 , Phạm thị Hương nộp lãi hàng tháng vào
ngân hàng Thanh Khê số: tiền là 20.000.000
Với nghiệp vụ này kế toán lập giấy nộp tiền như sau:
Kế toán hạch toán
Nợ TK1121 20.000.000
Có TK 1111 20.000.000
• Chi công tác phí cho CBCNV:
Để hạch toán công tác phí người đi công tác, phải lập giấy thanh toán nộp cho phòng
kế toán và các chứng từ gốc hợp lệ như: vé tàu xe, giấy công tác để làm căn cứ
thanh toán. Căn cứ vào chứng từ gốc hợp lệ kế toán viết phiếu chi chuyển cho thủ qũy
thu tiền.
Ví dụ 3: Phiếu chi số 03 ngày 4/6/2002. Chi trả tiền lệ phí đi công tác TP Hồ Chí
Minh cho trần đạt với số tiền : 1.000.000.
Mẫu giấy thanh toán trang sau:
Căn cứ vào giấy thanh toán và các chứng từ gốc liên quan (vé tàu) kế toán viết phiếu
chi chuyển cho thủ quỹ trả tiền.
Kế toán hạch toán
Nợ TK 642 1.000.000
Có TK1111 1.000.000
• Chi trả lương CBCNV
Vào cuối mõi tháng, kế toán căn cứ vào bảng chấm công tính lương, phải trả cho
CBCNV của công ty trên " Bảng thanh toán lương" viết phiếu chi chuyển cho thủ quỹ
chi trả
Ví dụ 4: Phiếu chi số 04 ngày 5/6/2002, chi trả lương cho CBCNV số tiền là:
7.380.000
Kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 334 7.380.000
Cóa TK1111 7.380.000
Các nghiệp vụ khác kế toán căn cứ vào chứng từ gốc hợp lệ để ghi vào sổ sách liên
quan:
Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty thuộc phạm vi tièn mặt được theo
dõi chi hết trên số kế toán tiền mặt và theo dõi tổng hợp trên sổ cái.
2/ Hạch toán tiền gữi ngân hàng
Để hạch toán theo qui định của Nhà nước, việc thanh toán các công ty với các đơn vị
có quan hệ làm ăn lâu dài, có sự tín nhiệm thì công ty thanh toán qua ngân hàng .
Công ty mở tài khoản số 431101010062 tại ngân hàng đầu tư và phát triển thành phố
Đà Nẵng để tiện cho việc thanh toán.
Do vậy, ngoài số tiền mặt ngân phiếu quỹ thì toàn bộ vốn bằng tiền còn lại đều nằm ở
ngân hàng .
Các hình thức thanh toán qua ngân hàng của công ty
- Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi.
- Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu
- Thanh toán bằng chuyển khoản( dùng nộp thuế)
Thực tế tại công ty các hoạt động kinh tế thuộc phạm vi tiền gửi ngân hàng bao gồm
các nội dung sau:
• Các khoản thu tiền gửi qua ngân hàng :
- Thu tiền bán hàng.
- Thu nợ khách hàng.
- Thu từ đi vay tổng công ty , ngân hàng
- Thu từ hoạt động khác
• Các khoản chi tiền gửi ngân hàng :
- Chi trả tiền mua hàng
- Chi trả nợ người bán
- Chi trả nợ vay
- Chi nộp thuế
- Chi trả tiền dịch vụ mua ngoài
- Nộp tiền vào ngân hàng
a, Tài khoản ử dụng: 1121" Tiền gửi ngân hàng "
Tài khoản này phản ánh theo dõi tình hình biến đọng và còn lại các khoản tiền gửi
ngân hàng.
• Nội dung và kết cấu tài khoản 1121"Tiền gửi ngân hàng"
TK1121"Tiền gửi ngân hàng"
Số dư: xxx
Phát sinh: các klhoản tiền mặt, ngoại tệ, kim khí quuý gửi vào ngân hàng chênh lệch
tỷ giá ngoại tệ tăng(đối với tiền gửi ngoại tệ) Các khoản tiền mặt, ngoại tệ , vàng
bạc, kpim khí quý rút ra từ ngân hàng , chênh lệch tỷ giá ngoại tệ gián(đối với tiền
gửi ngoại tệ)
Số dư: Số mtiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý còn gửi tại ngân hàng
TK 112 có 3 tài khoản cấp 2
TK 1121 : Tiền Việt Nam kể cả ngân phiếu
TK 1122 : Ngoại tệ
TK 1123 : vàng bạc, đá quí, kim khí quí\
Chứng từ sử dụng: để theo dõi thu, chi, tiền gữi ở trên công ty sử dụng các loại chứng
từ sau:
- Uỷ nhiệm chi
- Uỷ nhiệm thu
- Giấy nộp tiền bằng chuyển khoản
- Giấy báo nợ
- Giấy báo có
Cùng với một số chứng từ gốc liên quan như: giấy báo nộp thuế, nộp tiền điện
nướcv.v
*Uỷ nhiệm chi:
Thực chất là lệnh của chủ tài khoản bên mua yêu cầu ngân hàng ph5ục vụ trích tiên
từ tài khoản của đơn vị được hưởng( bên bán). Uỷ nhiệm chi dùng thanh toán tiền
hàng, lao vụ, dịch vụ v.v giữa cho hai đơn vị có sự tín nhiệm lẫn nhau trên cơ sở
hợp đồng kinh tế, được áp dụng cho hai đon vị ngoài hoặc cùng một địa phương.
- Trình tự luân chuyển chứng từ trong cùng địa phương;( 2 đơn vị mở tái khoản
ở cùng một ngân hàng )
(1a) Hai bên ký hợp đồng mua bán, sau khi thoả thuận bên B xuất hàng cho bên A.
(1b) Bên A lập uỷ nhiệm chi gửi đến ngân hàng yêu cầu trích tiền chuyển trả cho bên
B số tiền đã thoả rhuận trong hợp đồng.
(2), (3) Ngân hàng làm thủ tục chuyển trả tiền đồng thời gửi giấy báo có cho bên B,
giấy báo nợ cho bên a
-Trình tự luân chuyển chứng từ khác địa phương( 2 đơn vị mở tài khoản ở cùng 2
ngân hàng khác nhau)
(1a) Hai bên ký kết hợp đồng mua bán, sau khi thoả thuận bên B xuất hàng cho bên
A.
(1b) Bên A lập uỷ nhiiệm chi gửi đến ngân hàng yêu cầu trích tiền chuyển trả cho bên
B số tiền đã thoả thuận trong hợp đồng.
(2) Ngân hàng bên A gửi giấy báo nợ cho bên A
(3) Ngân hàng bên A gửi giấy báo có cho bên B
Uỷ nhiệm chi do bên mua pập thàng 4 liên. Liên màu đỏ do bên mua giữ, 3 bên còn
lại giao cho ngân hàng, ngân hàng chuyển đến cho bên bán 1 liên màu đen. Bên mua
phải chịu cước phí bưu điện
Ví dụ 1: ngày 02/5 /2002 căn cứ vào giấy báo thu tiền điện của Bảo Hiểm Xã
hội Đà Nẵng: 12.000.000 kế toán lập uỷ nhiệm hi gửi đến ngân hàng để chuyển trả
tiền như sau:
* Uỷ nhiệm thu
Đây cũng là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt giữa 2 đơn vị có mối quan hệ
lâu năm, có sự trở nhiệm lẫn nhau. Bên mua có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận
giấy đòi nợ trước khi trẩ tiền gọi là chấp nhận trước, chấp nhận trước có nghĩa là đơn
vị mua khi nhận giấy được nhờ thu trong thời gian quy định phải gửi giấy báo chấp
nhận nợ hay từ chối, nếu không gửi giấy báo thì sau thời gian quy định ngân hàng coi
như bên mua đã đồng ý tiến hành chuyển trả tiền cho bên bán hàng.
Trường hợp ngân hàng bên mua khi nhận được giấy uỷ nhiệm thu lập tức chuyển trả
tiên cho bên bán rồi gửi giấy báo cho bên mua gọi là chấp nhận sa. Nếu bên mua xét
thấy : không phù hợp ở điểm nào trong hợp đồng thì có quyền từ một phần hoặc toàn
bộ số tiền hàng nhưng phải báo cho ngân hàng phục vụ mình trong thời gian quy
định. Uỷ nhiệm thu cho bên mua, lập thành 4 liên. Trong đó 1 liên được lưu lại phòng
kế toán, 3 liên giao lại cho ngân hàng và ngân hàng sẽ gửi cho bên bán 1 liên
*Trình tự luân chuyển chứng từ trong cùng một địa phương( 2 đơn vị mở tài khoản ở
cùng một ngân hàng)
(1)Hai bên ký hợp đòng mua bán, sau khi thoả thuận bên B xuất hàng giao cho bên A.
(2) Đồng thời bên B lập uỷ nhiệm thu gửi đến ngân hàng nhờ thu hộ tiên hàng
(3) Ngân hàng làm thủ tục chuyển trả tiền đồng thời gửi giấy báo nợ cho bên A.
(4) Ngân hàng gửi giấy báo có cho bên B
*Trình tự luân chuyển chứng từ khác địa phương (2 đon vị mở tài khoản ở cùng 2
ngân hàng khác nhau)
(1) Hai bên ký hợp đòng mua bán, sau khi thoả thuận, bên B xuất hàng cho bên A
(2) Bên B lập uỷ nhiệm chi gửi đến ngân hàng nhờ thu hộ tiền hàng đã thoả thuận
trong hợp đồng.
(3) Ngân hàng bên B chuyển uỷ nhiệm thu đến ngân hàng a.
(4) Ngân hàng bên A chuyển tiền cho ngân hàng bên b
(5) Ngân hàng bên A gửi giấy báo nợ cho ngâqn hàng bên a
(6) Ngân hàng bên B gửi giấy báo có cho ngân hàng bên B
Ví dụ 2; ngày 08/6/2002 phòng kế toán Công ty nhận được uỷ nhiệm thu của Công ty
cấp thoát nước Đà Nẵng nhờ ngân hàng thu hộ tiền nước tháng 06/2002 với số tiền
500.000 Uỷ nhiệm thu như sau:
• Giấy báo nợ:
Là chứng từ làm cơ sở thanh toán giữa ngân hàng và công ty. Giấy báo nợ do ngân
hàng lập gửi đến cho công ty biết là ngân hàng đã trích tiền từ tài khoản của Công Ty
để chuyển trả cho bên bán trên cơ sở uỷ nhiệm thực hiện do bên bán lập ( hay bán
hàng trên cơ sở uỷ nhiệm chi do công ty lập) và chứng từ liên quan hợp lệ.
Ví dụ 3: Với ví dụ 2 ở trên phòng kế toán công ty nhận được giáy báo nợ như sau:
Ngân hàng đầu tư và phát triển
Thành Phố Đà Nẵng
GIẤY BÁO NỢ
Phòng : Kế Toán nghiệp vụ LK Số chứng từ177 Liên 2
Ngày lập phiếu: 08/06/2002 TÀI KHOẢN SỐ TIỀN
Ngày giá trị;08/06/20021 Nợ :Công ty lương thực đà nẵng
Giờ hiệu lực: 11:05:30
Số tiền bằng chữ: Năm trăm linh tám ngàn bốn trăm đồng y
Kế toánviên Kiểm soát TP máy tính Giám đốc
• Giấy báo có:
Tương tự như giấy báo nợ nhưng để báo cho công ty biết là ngân hàng đã chuyển tiền
vào tài khoản của công t7y trên cơ sở uỷ nhiệm thu do công ty lập ( hay uỷ nhiệm chi
do bên mua lập ) và chứng từ lieen quan.
Ví dụ 4; Ngày 20/06/2002 phọng Kế toán công ty nhận được uỷ nhiệm chi 120 cùng
với giấy báo có về khoản phòng THANH TOÁN vốn bắc quảng bình trả tiền nợ hàng
6.000.000
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
GIẤY BÁO CÓ LIÊN HÀNG NGOẠI TỈNH
MMTT: QEHL QW/CJO
Ngân hàng A: NHNo HUYEN QUANG TRACH SO HIEU ;3865
DIEN NGAN HANGB: SGD III DA NANG
KỸ THUẬT HIEU DIEN BAO; VG 0087087/III NGAY: 17/08/02
TEN DON VI TRA: phòng THANH TOÁN vốn bắc Quảng Bình
SO CHUNG MINH THU : CAP NGAY: NOI CAP:
DIA CHI;
SO HIEU TAI KHOAN: 4010010001 TAI NGAN HANG:NHDTTPDN
NOI DUNG: CT
SO TIEN; 6.000.000
SO TIEN BANG CHU: “Sáu triệu đồng chẵn”
NGAN HANG B NHAN: 18/08/2002 15:52:57 “IN LAN 1”
Ngày đối chiếu: / /
NGUOI NHAN TIN TP MAY TINH KE TOAN TP KE TOAN
• Giấy nộp tiền vào ngân sách bằng chuyển khoản:
Được áp dụng trong thanh toán với nhà nước( cơ quan thuế). Khi nhận được giấy báo
nộp thuế, kế toán lậo giấy nộp tiên bằng chuyển khoản nộp cho ngân hàng để ngân
hàng chuyển tiền thanh toán với cơ quan thuế. Giấy nộp tiền bằng chuyển khoản được
lập thành 6 liên:
- 1 liên lưu ở phòng kế toán Công ty
- 1 liên lưu tại cuốn
- 4 liên còn lại giao cho ngân hàng( ngân hàng chuyển cho kho bạc nhà Nước 1
liên. Cơ quan thuế 1 liên, cơ quan quản lý tài chính 1 liên
Ví dụ 5; ngày 25/06/2002 căn cứv vào giấy báo nộp thuế, kế toán lập giấy nộp tiền
bằng chuyển khoản để nộp thuế quí II/2002 số tiền: 9373.405
Mẫu giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước bằng chuyển khoản như sau:
• Thu lãi tiền gửi ngân hàng
Vào cuối mỗi tháng ngân hàng sẽ gửi cho c0ông ty “ giấy báo có”, “ bảng kê lãi”
cùng với giấy báo số dư khách hàng.
Tiền lãi được ngân hàng tính theo ssố tiền gửi của Công ty tại ngân hàng. Trong ngày
hôm đó tiền lãi được tính theo luỹ kế trong tháng đó và gửi về cho công ty, khi nhận
được chứng từ của ngân hàng, kế toán kiểm tra lại số dư hàng ngày của công ty trên
bảng kê có trùng khớp không, rồi mới tiến hành ghi sổ sách.
Nghiệp vụ này công ty dựa vào TK642 “ chi phí quản lý doanh nghiệp”