Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Tieu luan cao cấp lý luận chính trị giải pháp phát triển kinh tế xã hội khu vực miền trung tây nguyên trên cơ sở tầm nhìn vùng và liên kết vùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.59 KB, 30 trang )

LỜI MỞ ĐẦU:
Từ nay đến năm 2020, dựa trên cơ sở khai thác nguồn lực, vị trí địa lý và
các lơi thế so sánh của vùng, từng bước phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung thành một vùng phát triển năng động của cả nước, với tốc độ tăng trưởng
nhanh và bền vững, bảo đảm vai trò hạt nhân tăng trưởng và thúc đẩy phát triển
khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ,
trong đó chú trọng phát triển dịch vụ chất lượng cao có tầm cở khu vực và quốc tế,
hình thành một số ngành công nghiệp chủ lực như lọc dầu, hóa chất; từng bước
phát triển các ngành có hàm lượng kỹ thuật công nghệ cao, công nghiệp điện tử và
công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghiệp cơ khí chế tạo; đẩy mạnh
vai trị trung tâm thương mại và giao dịch quốc tế của Đà Nẵng, Huế, Quy Nhơn
để đảm nhận chức năng dịch vụ của cả khu vực miền Trung và Tây Ngun. Đó là
một bài tốn lớn vấn đề phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Một vấn đề quan trọng của lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế vùng là sự
hợp tác và liên kết nội bộ vùng và liên vùng. Ở góc độ thực tiễn cần luận giải
nguyên nhân của những hạn chế trong hợp tác và liên kết vùng để có thể lựa chọn
mơ hình liên kết và hợp tác phát triển phù hợp, từ đó phát huy một cách tốt nhất
các nguồn lực và lợi thế của khu vực miền Trung- Tây Nguyên vào sự phát triển
kinh tế- xã hội và môi trường một cách bền vững. Và mặc dù đã đạt được những
thành quả phát triển vẫn còn rất nhiều rào cản phải vượt qua để sự hợp tác và liên
kết vùng thực sự đi vào chiều sâu và phát huy hiệu quả.
Bài viết tập trung làm rõ tình hình phát triển kinh tế - xã hội vùng duyên
hải miền Trung, thế mạnh, điểm yếu; cơ hội, thách thức; tình hình phát triển kinh
tế- xã hội vùng, tiềm năng thế mạnh, khó khăn và yếu kém; cơ hội và thách thức,
quan điểm, định hướng, giải pháp phát triển kinh tế xã hội khu vực miền TrungTây Nguyên trên cơ sở tầm nhìn vùng và liên kết vùng và dựa trên khng khổ
phân tích đã luận giải các căn cứ khoa học và thực tiễn để thiết chế mô hình phát
triển các quan hệ liên kết vùng trong một tầm nhìn dài hạn; Đồng thời qua thực
tiễn tỉnh Khánh Hòa đề ra nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu phát triển ngành và lĩnh
vực ở địa phương, nâng cao năng xuất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của

1




nền kinh tế; bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống nhân dân; củng
cố quốc phịng, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

2


CHƯƠNG 1:
TẦM NHÌN VÙNG VÀ LIÊN KẾT VÙNG - MỘT SỐ VẤN ĐỀ
LÝ LUẬN
1.1. Phát triển kinh tế- xã hội
Phát triển kinh tế- xã hội là sự tiến bộ về mọi mặt của nền kinh tế và đời
sống xã hội trong một thời kỳ nhất định, được biểu hiện ở sự tăng trưởng kinh tế
cao và ổn định, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế- xã hội theo hướng tiến bộ; chất
lượng cuộc sống của nhân dân được nâng cao, nền chính trị ổn định, dân chủ,
cơng bằng, văn minh.
1.2.Vùng, Vùng kinh tế, tầm nhìn vùng, liên kết vùng
1.2.1.Vùng
Vùng là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia có một sắc thái đặc thù nhất
định, hoạt động như một hệ thống do có những mối quan hệ tương đối chặt chẽ
giữa các thành phần cấu tạo nên nó cũng như mối quan hệ có chọn lọc với khơng
gian các cấp bên ngoài.
1.2.1.Vùng kinh tế
Vùng kinh tế là một bộ phận kinh tế lãnh thổ đặc thù của nền kinh tế quốc
dân có chun mơn hố sản xuất kết hợp chặt chẽ với sự phát triển tổng hợp.
1.2.2.Tầm nhìn vùng và liên kết vùng
+Tầm nhìn vùng là khả năng hình dung về khuynh hướng phát triển tổng
thể trong tương lai của vùng và khả năng đó có thể biến thành hiện thực thơng
qua những chương trình hành động có tính chiến lược

+ Liên kết vùng là các mối quan hệ hợp tác và phối hợp thường xuyên, ổn
định các hoạt động (trên các lĩnh vực của đời sống xã hội – trong đó lĩnh vực kinh
tế là trọng tâm) do các địa phương, đơn vị trong vùng được thiết lập trên ngun
tắc tự nguyện, bình đẳng và cùng có lợi nhằm khai thác tốt nhất tiềm năng, lợi thế
so sánh thúc đẩy cả vùng và từng địa phương phát triển, đảm bảo lợi ích tối đa
cho các bên tham gia.
1.3. Nội dung và mục đích liên kết vùng
1.3.1.Nội dung:

3


Nội dung của liên kết vùng rất đa dạng, phong phú và phù hợp với yêu cầu phát
triển của cả vùng và từng địa phương, đơn vị trong từng thời kỳ nhất định. Trên lĩnh
vực kinh tế: Có thể là cùng phối hợp để kết nối và sử dụng hiệu quả hạ tầng giao thông,
cung cấp xăng dầu, điện, nước, bưu chính viễn thơng, đào tạo dạy nghề, nghiên cứu
khoa học; có thể là phân cơng, chun mơn hố và hiệp tác hoá sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm, dịch vụ; cùng nhau xúc tiến đầu tư, thương mại, tổ chức hội chợ triển lãm, tạo
thị trường nội địa và xuất nhập khẩu;... nhằm tiết kiệm thời gian, công sức và kinh phí,
đạt hiệu quả cao các hoạt động kinh tế cho toàn vùng và cho từng chủ thể tham gia.
Trên lĩnh vực văn hóa – xã hội: Có thể là sự phối hợp để bảo tồn, phát huy các giá trị
văn hóa truyền thống; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; phát triển khoa học –
công nghệ; bảo vệ mơi trường và phịng chống giảm nhẹ thiên tai…Trên lĩnh vực an
ninh - quốc phịng: Có thể là sự phối hợp, trao đổi kinh nghiệm trong việc bảo vệ chủ
quyền biên giới (trên đất liền và trên biển), chống lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để
thực hiện âm mưu “ diễn biến hịa bình”. Trên lĩnh vực thể chế: Đó là sự phối hợp giữa
các Bộ, Ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố trong việc nghiên cứu, quy hoạch,
cung cấp thơng tin….
1.3.2.Mục đích của sự phối hợp, liên kết giữa các tỉnh, thành phố với nhau
trong Vùng nhằm tạo “khơng gian thống nhất” cho tồn vùng để cùng phát triển đạt

được hiệu quả cao trong điều kiện hội nhập quốc tế.

4


CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC MIỀN
TRUNG - TÂY NGUYÊN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
2.1.Tổng quan về khu vực miền Trung- Tây Nguyên
-Khu vực miền Trung- Tây Nguyên gồm có 3 vùng là Bắc Trung bộ, duyên
hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên, với diện tích tự nhiên là 150,6 nghìn km 2 (gần
50% lãnh thổ Việt Nam): Bắc Trung bộ, gồm 6 tỉnh là: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà
Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, diện tích tự nhiên 51,5 nghìn
km2. Duyên hải Nam Trung bộ, gồm 8 tỉnh, thành phố: Thành phố Đà Nẵng,
Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú n, Khánh Hịa, Ninh Thuận, Bình
Thuận, diện tích tự nhiên 44,4 nghìn km 2. Tây Nguyên, gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia
Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng, diện tích tự nhiên là 54,7 nghìn km 2. Đây là
khu vực có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa,
5


xã hội và an ninh quốc phòng của Việt Nam. Dân số khu vực này có khoảng 24
triệu người (chiếm khoảng 28% dân số cả nước) – trong đó khu vực miền Trung
chiếm khoảng 18.835.154 người và Tây Nguyên chiếm khoảng hơn 5.115.135
người. Sự đa dạng về điều kiện tự nhiên, văn hóa và xã hội khu vực miền Trung Tây Nguyên là cơ sở để các tỉnh trong khu vực phát triển kinh tế bền vững trên cơ
sở khai thác và kết hợp giữa kinh tế biển với kinh tế đất liền.
Tuy giàu tài nguyên thiên nhiên và nhân lực nhưng khu vực miền Trung Tây Nguyên vẫn còn là khu vực chậm phát triển của Việt Nam: Giai đoạn 20062010, có tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình là 12,6%, trong đó các tỉnh miền
Trung có tốc độ là 13% và Tây Nguyên là 12,2%. Mặc dù đã đạt được tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao hơn so với cả nước, song đến năm 2010, tỷ trọng GDP của toàn
khu vực này cũng mới chỉ chiếm gần 14% trên tổng GDP của cả nước. Đặc biệt,

thu nhập bình qn đầu người của tồn khu vực vẫn thấp hơn mức trung bình
chung của cả nước và các khu vực phát triển khác. Công nghiệp phổ biến là quy
mô nhỏ, trình độ cơng nghệ thấp, chủ yếu mới dừng lại ở lắp ráp và chế biến thô.
Trong các ngành dịch vụ, du lịch là ngành có tốc độ tăng trưởng khá, mang lại
nhiều việc làm cho người dân trong khu vực; tuy nhiên, việc phát triển du lịch vẫn
chỉ mới dừng lại ở “đi, nhìn, ăn, ngủ”, các sản phẩm du lịch giá trị gia tăng cao
còn hạn chế do thiếu đầu tư chiều sâu. Việc giải quyết mối quan hệ hài hịa giữa
phát triển và mơi trường, giữa phát triển và công bằng xã hội vẫn chưa được quan
tâm đúng mức. Khu vực sản xuất nông nghiệp rộng lớn, nơi giải quyết việc làm và
đảm bảo cuộc sống cho trên 70% dân số trong khu vực hiện vẫn trong tình trạng
phát triển thiếu ổn định, ln tồn chứa yếu tố rủi ro gây bất lợi cho nông dân. So
với cả nước, môi trường kinh doanh của khu vực cịn kém phát triển, chưa thực sự
sơi động để có thể thu hút được đông đảo đối tác đến hợp tác, kinh doanh. Điều
này thể hiện qua số lượng các doanh nghiệp của khu vực miền Trung - Tây
Nguyên chỉ mới chiếm khoảng 12% về số lượng, 14% về lao động, 6% về vốn và
7% về tài sản so với cả nước, trong khi dân số ở đây chiếm đến 16% so với cả
nước. Đến năm 2009, tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực khu vực miền Trung -Tây Nguyên
vẫn còn khoảng 20%, cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ này của cả nước là 12.9%.

6


Đánh giá một cách khái quát về bức tranh tổng thể kinh tế - xã hội khu vực
miền Trung - Tây Nguyên là sự phát triển chưa thật sự nhanh và bền vững, thiếu
tầm nhìn vùng và liên kết vùng. Thực tế cho thấy, kinh tế các tỉnh trong khu vực
vẫn phát triển dưới tiềm năng và thiếu vững chắc khi dựa trên mơ hình phát triển
sao chép lẫn nhau đã dẫn tới sự cạnh tranh lẫn nhau làm lãng phí nguồn lực. Mơi
trường xã hội chưa được cải thiện tương ứng với sự phát triển về kinh tế. Môi
trường tự nhiên đang có xu hướng bị ơ nhiễm ngày càng nhanh, cảnh quan thiên
nhiên còn bị xâm lấn và bị tàn phá thiếu kiểm soát. Việc khai thác các nguồn tài

nguyên chưa thật sự hiệu quả, thiếu hoạch định dài hạn...
Để khu vực miền Trung - Tây Nguyên phát triển nhanh và bền vững, bức tranh
tổng thể kinh tế - xã hội cần được đặt trên cơ sở tầm nhìn vùng, liên kết vùng
2.2. Tình hình phát triển kinh tế- xã hội vùng duyên hải miền Trung –
thế mạnh, điểm yếu; cơ hội, thách thức
2.2.1.Khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn vùng
2.2.1.1.Về kinh tế
Giai đoạn 2001 – 2011 các tỉnh trong vùng đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khá
cao, bình quân trên 10%/năm (mức bình quân cả nước là 7,26%/năm. GDP bình qn
đầu người của vùng cũng có sự cải thiện đáng kể (năm 2006 đạt 9,3 triệu đồng/người
theo giá hiện hành - thấp hơn mức trung bình của cả nước, nhưng đến năm 2011 đã
đạt 27,6 triệu đồng/người - gấp 1,2 lần so với bình quân cả nước). Tuy nhiên, sự
chênh lệch về thu nhập bình quân đầu người giữa các địa phương trong Vùng, giữa
thành thị và nông thôn cịn khá lớn và có xu hướng gia tăng.
2.2.1.2.Về văn hóa - xã hội
Dân số vùng duyên hải miền Trung tương đối đông so với các vùng khác
trong cả nước. Đến năm 2009 dân số tồn vùng có khoảng 18.835.200 người,
chiếm khoảng 21,9% dân số cả nước và đứng vị trí thứ 2, sau vùng đồng bằng
sơng Hồng. Về lao động, việc làm, dân số trong độ tuổi lao động của tồn vùng
có 12.067.374 người (tại thời điểm 01/4/2009), chiếm tỷ lệ 64,07% tổng dân số.
Điều này, cho thấy tiềm năng lao động của vùng dồi dào. Tuy nhiên, điểm hạn chế
là trình độ lao động cịn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu sử dụng hiện nay, đặc biệt là
các khu kinh tế, khu công nghiệp

7


2.2.2.Nhận diện về thế mạnh, điểm yếu đối với việc phát triển kinh tế xã hội vùng duyên hải miền Trung
a.Về tiềm năng thế mạnh
-Vùng duyên hải miền Trung nằm ở trung độ trên các trục giao

thơng chính Bắc - Nam cả về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng
khơng, có ý nghĩa chiến lược về giao lưu kinh tế Bắc - Nam và Đơng - Tây, có
quan hệ chặt chẽ với Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia, Đông Bắc
Thái Lan và Myanmar, là cửa ngõ ra biển của các tuyến hành lang Đông - Tây nối
với đường hàng hải quốc tế qua biển Đông và Thái Bình Dương.
- Nhìn chung, các địa phương trong vùng có nguồn tài nguyên khá đa dạng
và phong phú với nhiều tiềm năng nổi trội về biển, đảo, vịnh nước sâu, đất, rừng,
di sản văn hóa lịch sử… cho phép phát triển kinh tế tổng hợp với các ngành chủ
lực như: du lịch, cơng nghiệp đóng tàu và dịch vụ hàng hải, khai thác và chế biến
thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá... Đặc biệt, trên địa bàn tập trung đến 4 di sản
văn hóa thế giới được UNESCO cơng nhận là Quần thể di tích cố đơ Huế và Nhã
nhạc cung đình Huế, Phố cổ Hội An và Khu di tích Mỹ Sơn; có nhiều vũng, vịnh,
bãi tắm đẹp tầm cỡ quốc tế và các khu bảo tồn thiên nhiên…
-Tồn vùng đã có 10 khu kinh tế, 44 khu cơng nghiệp (trong đó, 20 KCN đã
đi vào hoạt động và 24 KCN đang xây dựng cơ bản) tập trung phát triển các ngành
cơng nghiệp chủ lực có quy mơ lớn như lọc hóa dầu, năng lượng, lắp ráp ơ tơ, sửa
chữa và đóng mới tàu biển, chế biến nơng lâm thủy sản, hóa chất, vật liệu xây
dựng, khai khống, cơ khí, điện, điện tử, điện lạnh, cơng nghiệp thơng tin, dệt
may, da giày... với các sản phẩm chủ lực là hóa dầu, thủy điện, ơ tơ, hải sản, dệt
may, da giày, cao su
-Có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành khai thác,chế biến thủy sản và
dịch vụ hầu cần nghề cá, khai thác khoáng sản biển
b.Về điểm yếu
- Xuất phát điểm nền kinh tế của các địa phương trong vùng thấp, quy mơ
kinh tế cịn nhỏ hẹp, tích lũy đầu tư nhỏ và hiệu quả đầu tư chưa cao, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế ít hiệu quả: Ngoại trừ các đơ thị lớn trong vùng, trình độ phát triển
kinh tế - xã hội vẫn còn khá thấp so với mặt bằng chung cả nước, nhất là chỉ tiêu

8



GDP bình qn trên đầu người, tỷ lệ đơ thị hóa, các chỉ tiêu an sinh xã hội… Cơ
cấu kinh tế đã chuyển dịch tích cực theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các nhóm
ngành dịch vụ, cơng nghiệp - xây dựng; tuy nhiên, tỷ trọng nhóm ngành nơng,
lâm, ngư nghiệp vẫn cịn khá lớn- chỉ có Đà Nẵng và Khánh Hịa có tỷ trọng thấp,
tương ứng năm 2010 là 2,97% và 12,2%. Quy mô thu ngân sách của các tỉnh,
thành cịn nhỏ - chỉ có Đà Nẵng, Khánh Hịa có thu vượt chi và tự cân đối được,
tương ứng năm 2010 là 12.100 tỷ và 8.000 tỷ. Doanh nghiệp chủ yếu là doanh
nghiệp nhỏ và vừa, năng lực cạnh tranh thấp; các địa phương có chỉ số năng lực
cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) cịn ở mức thấp hoặc trung bình (trừ Đà Nẵng và Thừa
Thiên Huế- cụ thể: Quảng Ngãi (55/63), Khánh Hịa (40/63), Phú n (31/63),
Quảng Nam (26/63), Bình Định (20/63); năm 2013: Quảng Trị (58/63 – rất thấp),
Phú n (51/63 – thấp), Khánh Hịa (34 – trung bình), Quảng Bình (29/63 – trung
bình), Quảng Nam (27/63 – trung bình), Bình Định (18/63 – khá) )
- Tiềm năng, thế mạnh khá tương đồng (biển, du lịch, cảng biển, sân bay,
khu kinh tế, nguồn nhân lực dồi dào...); các ngành kinh tế chủ lực tại các khu kinh
tế, khu công nghiệp của các địa phương có sự trùng lắp nên địa phương nào cũng
bị phân tán nguồn lực đầu tư (cả nhà nước lẫn tư nhân).
- Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao – lực lượng lao động kỹ thuật, đội
ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp có năng lực cịn thiếu; lao động trong nơng
nghiệp cịn chiếm tỷ trọng khá cao, lao động chưa qua đào tạo còn lớn (khoảng
gần 60%) - tỷ lệ lao động lành nghề, đáp ứng cao yêu cầu doanh nghiệp thấp;
thiếu hụt nguồn nhân lực trình độ cao;
-Cơng nghệ sản xuất chưa cao; ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới,
thiết bị hiện đại vào sản xuất cịn ít
-Doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, năng lực cạnh tranh
thấp; quy mơ thị trường nhỏ, khả năng thanh tốn của người dân thấp.
- Hạ tầng kinh tế - xã hội còn thiếu, yếu, chưa đồng bộ (chưa có hệ thống
giao thơng đường bộ hiện đại, nhất là các tuyến đường cao tốc, để đáp ứng yêu
cầu liên kết phát triển kinh tế - xã hội của vùng…); thường xuyên chịu tác động

của biến đổi khí hậu (hạn hán, bão lụt)
- Phần lớn các địa phương đều có tư duy phát triển dàn trãi dựa trên tiềm

9


năng, thế mạnh của mình về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên du lịch, nguồn
nhân lực dồi dào, lao động rẻ... Tư duy quy hoạch cịn mang nhiều tính cục bộ, địa
phương, chú trọng tới lợi ích của địa phương mà chưa tính tốn đúng mức tới lợi
ích của vùng, quốc gia.
-Chính sách ưu đãi áp dụng cho các địa phương trong vùng chưa đồng bộ,
chưa đủ sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư; chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)
trong những năm gần đây vẫn chưa cải thiện đáng kể (trừ TP Đà Nẵng, TT Huế)
2.3. Tình hình phát triển kinh tế- xã hội vùng Tây Nguyên- tiềm năng
thế mạnh, khó khăn và yếu kém; cơ hội và thách thức
2.3.1.Tiềm năng thế mạnh và cơ hội:
2.3.1.1. Tây Ngun vừa có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về quốc
phịng, an ninh, vừa có điều kiện để phát triển một nền kinh tế mở:
-Tây Nguyên được xác định là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh
tế - xã hội, chính trị, quân sự của cả nước: Với vị trí nằm ở trung tâm miền núi Nam
Đơng Dương, địa thế hiểm yếu, có những hành lang tự nhiên thông với Nam Lào,
Đông Bắc Campuchia và duyên hải Trung bộ... nên trong chiến tranh giải phóng
dân tộc trước đây cũng như trong sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc
hiện nay, Tây Nguyên giữ một vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về quốc phòng
và an ninh, là một địa bàn cơ động đặc biệt, có ưu thế lớn cả trong tấn cơng và
phịng thủ
-Tây Ngun cịn có hệ thống đường giao thông quan trọng liên kết 5 tỉnh trong
vùng với nhau; đồng thời nối liền Tây Nguyên với các tỉnh duyên hải miền Trung, miền
Đông Nam bộ và Đông Bắc Campuchia... tạo cho tồn vùng một vị trí địa lý đặc biệt
về quốc phịng, an ninh và có điều kiện để xây dựng một nền kinh tế mở.

2.3.1.2.Là vùng có tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng thuận lợi và đầy
tiềm năng cho việc phát triển các nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và du lịch
+Tiềm năng nông- lâm nghiệp:.Trong tổng diện tích tự nhiên 5.474.000ha
thì đất bazan chiếm đến 26% (khoảng 1.425.000ha) có độ phì cao, tính chất cơ lý
đặc trưng phù hợp với các cây công nghiệp dài ngày (cao su, cà phê, chè, hồ tiêu,
điều…) và các loại cây công nghiệp ngắn ngày (bông vải), cây ăn quả (bơ, ca cao),
rau, hoa quả.

10


+Tiềm năng cơng nghiệp:Tây Ngun có một mạng lưới sơng suối khá dày,
nhiều ghềnh thác: Trữ lượng thủy năng của các hệ thống sông ở đây chiếm trên 22%
nguồn thủy năng của cả nước, có thể sản xuất từ 15-16 tỉ kwh điện mỗi năm. Tài
nguyên khoáng sản ở Tây Ngun khá đa dạng: Bơ-xít có trữ lượng rất lớn (dự báo
khoảng 4,5 tỷ tấn) chiếm 91% trữ lượng bơ-xít của cả nước, phân bố chủ yếu ở các
tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng. Một số loại đã được điều tra có trữ lượng lớn như: than
bùn, than nâu, sét cao lanh, puzơlan. Nhóm khống sản kim loại có giá trị như sắt,
wonfram, antimon, chì, kẽm, vàng; nhóm đá q như saphia, xircon, corindon, thạch
anh hồng và thạch anh tinh thể... khá nhiều và phân bố đều ở các tỉnh.
+Tiềm năng du lịch và thương mại: Tây Nguyên cũng là vùng đất lý tưởng
để làm du lịch với những sản phẩm đặc trưng, riêng biệt, hấp dẫn, thông qua khai
thác cảnh quan thiên nhiên, di tích văn hóa, lịch sử và di sản văn hóa tộc người;
nơi dồi dào tiềm năng du lịch sinh thái với hệ thống hồ, thác, khu hệ động, thực
vật và nhiều tiểu vùng có khí hậu ơn hịa mát mẻ, thích hợp với loại hình nghỉ
dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa.
3.1.3.Với sự quan tâm, đầu tư toàn diện của Đảng, Nhà nước, kinh tế -xã
hội của vùng Tây Nguyên thời gian qua đã thu được những thành tựu to lớn, tồn
diện và có ý nghĩa quan trọng.
Cùng với chính sách chung phát triển miền núi trong cả nước, Đảng và

Chính phủ đã có nhiều chính sách “đặc thù” đối với vùng DTTS Tây Nguyên trên
cơ sở đẩy mạnh thực hiện chính sách dân tộc, tập trung giải quyết những vấn đề
cấp bách về đất đai, nhà ở, giao rừng, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo,
nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc.
2.3.1.4. Đồng bào các dân tộc Tây Nguyên ngày càng tin tưởng vào Đảng
và Nhà nước. Hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, nhất là cấp xã và bn, làng
được kiện tồn, từng bước đảm đương tốt nhiệm vụ, gắn bó và chăm lo có hiệu
quả đời sống của người dân. Thế trận quốc phịng tồn dân và an ninh nhân dân
không ngừng được củng cố vững chắc; ngăn chặn và đẩy lùi nhiều âm mưu phá
hoại của các thế lực thù địch; phá tan tổ chức FULRO trên địa bàn, đấu tranh
làm thất bại âm mưu thành lập “Nhà nước Đề Ga”.

11


2.3.2.Khó khăn, yếu kém và thách thức:
2.3.2.1. Đây vẫn là địa bàn nhạy cảm và phức tạp về an ninh chính trị.
Trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc cũng như trong thời kỳ xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc từ năm 1975 đến nay, Tây Nguyên luôn là địa bàn trọng điểm
chống phá của thực dân, đế quốc, các thế lực thù địch, phản động. Chúng tìm mọi
cách để thực hiện âm mưu “Diễn biến hịa bình”; kích động tâm lý dân tộc hẹp
hòi, gây chia rẽ Kinh - Thượng... hòng thực hiện những mưu đồ đen tối
2.3.1.2.Tiềm lực, trình độ phát triển kinh tế -xã hội cịn ở mức thấp, kết cấu
hạ tầng kinh tế -xã hội yếu kém và chưa đồng bộ; chất lượng nguồn nhân lực
thấp. Phát triển kinh tế chưa gắn với việc giải quyết tốt các vấn đề xã hội và củng
cố khối đại đoàn kết các dân tộc; chênh lệch giàu nghèo giữa đô thị và nông thôn,
giữa đồng bào Kinh với đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng tăng, tỷ lệ hộ nghèo
còn cao, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số:
-Tốc độ phát triển kinh tế tuy cao nhưng chủ yếu vẫn theo chiều rộng mà
không theo chiều sâu: Doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, năng

lực cạnh tranh thấp: Xếp hạng chỉ số PCI năm 2013 của khu vực Tây Nguyên như
sau: ĐăkNông (50/63 – thấp), KonTum (44/63 – Trung bình), Gia Lai (31/63 –
Khá), Lâm Đồng (36/63 – Khá), ĐăkLăk (38/63 – Khá)
-Kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội yếu kém là một trong những nguyên nhân
chủ yếu làm hạn chế sự phát triển kinh tế-xã hội của Tây Nguyên nói chung, vùng
DTTS nói riêng, đồng thời làm giảm khả năng thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
-Khoa học công nghệ chưa thâm nhập sâu vào sản xuất, đời sống để nâng
cao chất lượng, hiệu quả của các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là ở vùng sâu
vùng xa, vùng đồng bào DTTS- hàm lượng tri thức trong các sản phẩm chủ lực
thấp, nông sản xuất khẩu phần lớn cịn ở dạng ngun liệu thơ: Chất lượng nguồn
nhân lực, số lao động qua đào tạo rất thấp, năng suất lao động bằng 47,5% mức
trung bình của cả nước (cả nước 37,5%) đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và
năng lực canh tranh.
-Mục tiêu phát triển sản xuất, xây dựng buôn làng, sớm đưa nông thôn
vùng DTTS thốt ra khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu chưa hồn thành: Kết quả
giải quyết việc làm, xố đói giảm nghèo chưa vững chắc; chưa lường được sự

12


phức tạp trong việc giải quyết đất đai trong vùng DTTS tại chỗ- hiện vẫn cịn 11
nghìn hộ đồng bào DTTS thiếu đất sản xuất nhưng khơng có quỹ đất dự phịng để
giải quyết. Đó cũng là ngun nhân gây ra nạn phá rừng, tranh chấp đất đai, gây
mất ổn định xã hội
- Thu nhập bình quân đầu người tuy được cải thiện nhưng đến nay mới
bằng 2/3 so với cả nước. Tình trạng tái nghèo, cận nghèo cịn cao; đời sống vật
chất, tinh thần của một bộ phận khá lớn dân cư còn thấp kém, nhất là một số vùng
kinh tế mới, di cư tự do và đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ
kháng chiến.
2.3.1.3. Nhiều vấn đề trên lĩnh vực văn hóa - xã hội cịn nổi lên bức xúc:

vấn đề đất đai, tình trạng di cư tự do, trình độ dân trí; chất lượng giáo dục, y tế ở
nông thôn; những tác động tiêu cực làm biến đổi, đứt gãy văn hóa truyền thống ở
Tây Nguyên: Đến nay, qua nhiều năm nỗ lực giải quyết bằng nhiều chính sách
nhưng vẫn cịn hàng chục nghìn hộ thiếu đất sản xuất, thiếu việc làm; Tình hình
dân di cư tự do chưa được giải quyết cơ bản; Cơ sở vật chất và chất lượng giáo
dục, y tế, văn hóa ở nơng thơn cịn nhiều khó khăn. Những tác động tiêu cực làm
biến đổi, mai một, đứt gãy văn hóa truyền thống ở Tây Nguyên.
2.1.1.4. Hệ thống chính trị cơ sở, nhất là trong vùng dân tộc thiểu số
(DTTS), chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới: Vai trị, trách
nhiệm lãnh đạo điều hành của cấp ủy, chính quyền nhiều nơi yếu kém, chưa đảm
đương được nhiệm vụ lãnh đạo phát triển kinh tế-xã hội, phát hiện xử lý những
vấn đề phát sinh; vẫn cịn tình trạng quan liêu, xa dân, chưa thực sự chăm lo đời
sống của đồng bào DTTS.
2.3.1.5. Tài nguyên, môi trường, nhất là tài nguyên rừng suy giảm nhanh
do việc tổ chức khai thác chưa hợp lý, áp lực của dân di cư tự do và từ nhiều vấn
đề khác: Mặc dù thực hiện chính sách đóng cửa rừng tự nhiên và tăng cường quản
lý bảo vệ, nhưng tốc độ suy giảm vẫn tiếp tục diễn ra nhanh, và đó là một trong
những ngun nhân chính làm cho khí hậu, thời tiết, khô hạn, lũ quét diễn biến bất
thường. Tài nguyên đất bị suy thoái do quản lý và tổ chức khai thác chưa hiệu quả,
làm phát sinh ngày càng nhiều mâu thuẫn, tranh chấp, khiếu kiện về đất đai. Việc
quy hoạch phát triển thủy điện có ý nghĩa kinh tế - xã hội lớn nhưng đã có những

13


tác động tiêu cực đến môi trường, ảnh hưởng lớn đến tài nguyên đất, rừng và
nguồn nước, đến đời sống của đồng bào trong các vùng dự án
2.3.1.6. Tình hình đầu tư vào Tây Nguyên nói chung, trong đó có đầu tư
nước ngồi, đến nay vẫn cịn khiêm tốn, hồn tồn chưa tương xứng với tiềm
năng, lợi thế sẵn có cũng như yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của khu vực trong

giai đoạn mới.
Ngoài những nguyên nhân chung như hình kinh tế vĩ mơ trong nước có
nhiều biến động, lạm phát tăng ở mức cao; tỉ giá hối đối khơng ổn định làm cho
nhà đầu tư lo ngại; lãi suất ngân hàng tăng ở mức cao, ảnh hưởng tới phát triển của
doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. FDI vào khu vực Tây
Nguyên hạn chế còn do sự hợp tác và liên kết vùng chưa được chú trọng, công tác
thu hút đầu tư cịn rời rạc; quy mơ, số lượng các dự án vào khu vực cịn hạn chế,
cơng nghệ đơn giản, sử dụng ít lao động và chủ yếu tập trung ở đô thị; nguồn nhân
lực chất lượng cao phục vụ cho phát triển cơng nghiệp cịn hạn chế, chất lượng lao
động phổ thông cũng thấp hơn so với các vùng miền khác trong cả nước; cơ chế,
chính sách ưu đãi cho vùng Tây Nguyên đến nay vẫn chưa mang tính “đặc thù”,
chưa đủ mức hấp dẫn để thu hút nhiều doanh nghiệp, nhất là các nhà đầu tư nước
ngoài; kết cầu hạ tầng kinh tế - xã hội của vùng còn yếu kém, chưa đáp ứng được
yêu cầu của việc thu hút đầu tư
2.3.1.7.Thiếu quy hoạch và chiến lược kinh tế Vùng:
Đến nay, vẫn chưa có quy hoạch và chiến lược phát triển kinh tế vùng Tây
Nguyên mà chỉ mới có quy hoạch và chiến lược phát triển kinh tế 5 tỉnh với 5 nền
kinh tế địa phương, theo định hướng chung mà Trung ương vạch ra, với những
chính sách, cơ cấu kinh tế tương tự nhau, cộng thêm tư duy cục bộ địa phương,
khơng tính đến quy hoạch chung nên khơng hổ trợ mà cịn tự phát, làm cho nguồn
lực bị chia cắt- trong đó tình trạng phát triển ồ ạt, thiếu quy hoạch các dự án thủy
điện, cây cà phê và các cây trồng khác là những ví dụ minh chứng. Hạn chế đó đã
cản trở hoạt động xúc tiến đầu tư cho vùng Tây Nguyên.

14


CHƯƠNG 3:
QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN TRÊN CƠ SỞ TẦM
NHÌN VÙNG VÀ LIÊN KẾT VÙNG


15


3.1. Quan điểm, định hướng:
- Phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng vùng với tầm nhìn dài hạn, tăng
cường liên kết giữa các địa phương trong vùng theo quy hoạch, khắc phục tình
trạng đầu tư trùng lặp, thiếu liên kết giữa các địa phương trong vùng; đồng thời
tăng cường sự liên kết, phối hợp giữa các vùng để các vùng đều phát triển, từng
bước giảm bớt chênh lệch về trình độ phát triển và mức sống dân cư giữa các
vùng. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển các vùng kinh tế, lãnh thổ trọng điểm tạo động
lực cho nền kinh tế. Tăng cường chính sách hỗ trợ phát triển các vùng cịn nhiều
khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Liên kết trên cơ sở đảm bảo sự phát triển nhanh, nhưng hài hịa và bền
vững (kinh tế, văn hóa, mơi trường; hiên tại, tương lai…)
- Cần có quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền
Trung - Tây Nguyên nhằm khai thác và phát huy các tiềm năng, thế mạnh của
từng địa phương, vùng, khu vực góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh,
toàn diện, bền vững … nhằm tạo lập không gian kinh tế thống nhất toàn vùng, khu
vực để cùng phát triển, tăng sức cạnh tranh trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập
quốc tế.
- Liên kết bình đẳng, các bên cùng có lợi trên cơ sở khai thác và phát huy
tiềm năng và thế mạnh, đặc thù của từng địa phương và toàn Vùng để cùng phát
triển. Liên kết trên tinh thần tự nguyện của các địa phương, tổ chức, doanh
nghiệp; có bước đi thích hợp, theo từng giai đoạn, mục tiêu cụ thể trên cơ sở lựa
chọn những nội dung, lĩnh vực thiết thực, trọng điểm cho sự phát triển kinh tế - xã
hội của các địa phương và toàn Vùng. Nội dung liên kết được xây dựng thành các
dự án, chương trình cụ thể và có mục tiêu rõ ràng, thời gian triển khai, kinh phí,
đơn vị và đối tác thực hiện.
- Cần hình thành Ban điều phối chung của vùng (hoặc cơ quan Quản lý

vùng) để thực hiện liên kết vùng có hiệu quả
3.2. Những giải pháp chủ yếu:
3.2.1. Những giải pháp chung đối với khu vực
- Liên kết khu vực miền Trung- Tây Nguyên chính là mệnh lệnh của sự phát
triển, là cách thức để tận dụng tối đa mọi nguồn lực của quốc gia, của địa phương

16


cho đầu tư phát triển bền vững, để nâng cao sức cạnh tranh của tồn vùng theo
ngun tắc bình đẳng, cùng có lợi: Liên kết bao gồm cả liên kết về kinh tế, văn
hóa – xã hội, an ninh – quốc phịng, thể chế - chính sách
- Từng địa phương trong khu vực chủ động nghiên cứu và phác thảo kế
hoạch chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và có sự phối tác giữa các địa phương
trong quá trình hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo hướng nhanh,
bền vững (với một tư duy phát triển có tầm nhìn lâu dài, dựa trên lợi ích toàn
vùng, khu vực, thậm chí là của cả quốc gia)
- Xác định các ngành nghề ưu tiên phát triển gắn liền với điều kiện tự nhiên
vốn có của các địa phương, có kế hoạch định hướng phát triển các ngành nghề
nhằm khai thác các giá trị gia tăng trong q trình hoạt động
- Có chính sách đầu tư hiệu quả phù hợp với khả năng và điều kiện vốn có
của các địa phương, đặc biệt là đầu tư hồn thiện các điều kiện cần thiết về cơ sở
hạ tầng và các ngành kinh tế đặc thù khai thác các nguồn lực địa phương
- Nhanh chóng hình thành các tổ chức kinh tế qui mô lớn, hỗ trợ phát triển
nhanh chóng các doanh nghiệp khơng chỉ có năng lực tốt trong ngành nghề hoạt
động, có tri thức quản trị kinh doanh hiện đại và có năng lực cạnh tranh tốt trên thị
trường quốc gia
- Phối hợp các địa phương trong thu hút đầu tư nước ngoài nhằm thực hiện
đa dạng các mục tiêu thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội của vung, khu vực, cụ
thể: thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư chuyển giao công nghệ phục vụ sản xuất

các ngành nghề truyền thống của các địa phương, đầu tư phát triển các ngành kinh
tế có tầm vóc khu vực và quốc tế (trong chuỗi giá trị toàn cầu)
- Phát huy tiềm năng, lợi thế của từng địa phương với tầm nhìn dài hạn,
tăng cường liên kết giữa các địa phương trong vùng theo qui hoạch, khắc phục đầu
tư trùng lắp, cụ thể: tập trung đầu tư hạ tầng liên kết giữa các địa phương cho phép
kết nối giữa các địa phương; tập trung phát triển các ngành kinh tế trọng điểm tạo
tiền để cho sự phát triển vượt trội mang tính lan tỏa phát triển kinh tế của khu vực.
- Tiếp tục thực hiện các chương trình hỗ trợ phát triển trực tiếp bằng cách
tranh thủ các chương trình của chính phủ, trực tiếp từ ngân sách cho các địa
phương nói chung và các địa phương khó khăn nói riêng

17


- Đầu tư phát triển mạnh các khu kinh tế; phát triển thành phố, thị xã tỉnh lỵ trở
thành hạt nhân tăng trưởng của vùng. Cơ cấu lại kinh tế nông thôn; gắn kinh tế nông
thôn như một vành đâi, vệ tinh phát triển của khu kinh tế và các đô thị trong vùng
3.2.2. Những giải pháp cụ thể đối với Vùng trong Khu vực miền Trung –
Tây Nguyên
3.2.2.1.Vùng duyên hải miền Trung
+Thứ nhất, Khai thác, phát huy lợi thế tự nhiên lớn nhất và quan trọng
nhất của Vùng là kinh tế biển: Đây là lợi thế đặc trưng nhất của Việt Nam nói
chung và vùng duyên hải miền Trung nói riêng trong quan hệ cạnh tranh kinh tế
khu vực và toàn cầu 4 lĩnh vực cơ bản: Ngư nghiệp (nuôi trồng, đánh bắt và chế
biển thủy sản), du lịch (đặc biệt là du lịch đảo), cảng biển và dịch vụ logistics và
phát triển các ngành khai khoáng, chế tạo, chế biến gắn với lợi thế cảng biển
+Thứ hai, Phân bố lại lực lượng sản xuất, điều chỉnh quy hoạch phát triển
phù hợp với thế mạnh của từng địa phương: Tiến hành rà soát các quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế- xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch các khu kinh tế, khu công
nghiệp của từng địa phương để phân bố lại lực lượng sản xuất theo hướng ưu tiên

khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương; liên kết để phát triển các ngành
công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ, tăng cường các hình thức doanh nghiệp vệ tinh, thuê
ngoài; từng bước hạn chế sự trùng lắp về cơ cấu ngành, sản phẩm, giảm thiểu chi phí
sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Phát triển chuỗi logistic nhằm gắn
kết các khâu sản xuất, lưu thông, giao nhận, xuất nhập khẩu, phân phối hàng hóa giữa
các địa phương trong Vùng và với khu vực tiểu vùng sông Mê Kông thông qua các
Hành lang Đông- Tây. Liên kết phát triển công nghiệp hỗ trợ nhằm khai thác tiềm
năng, thế mạnh về vùng nguyên liệu, lao động, vốn….
+Thứ ba, Xây dựng đồng bộ hạ tầng giao thông liên tỉnh và quốc tế, nhất
là hạ tầng giao thông đường bộ: Hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ của từng địa phương, khớp nối với hệ thống giao thơng đường bộ liên
tỉnh và quốc tế. Tìm kiếm cơ chế đầu tư phát triển và tạo bước đột phá trong xúc
tiến triển khai những cơng trình có tầm ảnh hưởng lớn, tạo ra liên kết vùng gồm:
Các trục dọc vùng như đường cao tốc nối Huế- Đà Nẵng- Quảng Ngãi- Quy
Nhơn- Tuy Hòa- Nha Trang trên cơ sở tuyến đường cao tốc Đà Nẵng- Quảng

18


Ngãi; hoàn chỉnh và kết nối các đoạn tuyến du lịch ven biển; triển khai hầm đường
bộ qua các đèo Phước Tượng, Phú Gia, đèo Cả.Nâng cấp các đường hành lang
Đông- Tây (các quốc lộ 49, 14B, 14D, 14E, 19, 24, 25, 26) kết nối các cảng biển
lên Tây Nguyên và các cửa khẩu quốc tế ở biên giới phía Tây của đất nước. Phối
hợp với Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam xúc tiến mở các tuyến đường bay
quốc tế trực tiếp đến các cảng hàng không quốc tế trong Vùng (Đà Nẵng, Phú Bài,
Chu Lai, Cam Ranh); mở thêm các đường bay trong nước nối các đô thị trong
Vùng với nhau và với các trung tâm du lịch cả nước.
+Thứ tư, Liên kết đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Tập trung đào tạo
lao động chất lượng cao đón đầu các ngành cơng nghiệp cơng nghệ cao, các ngành
dịch vụ có giá trị gia tăng lớn. Thu hút nguồn nhân lực trình độ cao, nhất là các

chuyên gia hàng đầu có trình độ quốc tế, về làm việc trong các ngành giáo dụcđào tạo, y tế, khoa học công nghệ. Tăng cường liên kết giữa các cơ sở đào tạo, cơ
sở dạy nghề với các doanh nghiệp, nhất là các tập đoàn, doanh nghiệp lớn để tăng
nhanh quy mô và nâng cao chất lượng dạy nghề, khu công nghiệp, khu kinh tế đối
với các ngành kinh tế, các lĩnh vực quan trọng của Vùng như du lịch, thương mại,
vận tải - kho bãi - cảng biển, điện, điện tử, điện lạnh, viễn thông, công nghệ thông
tin, cơ khí điện tử. Tập trung đầu tư để Đại học Huế trở thành Đại học quốc gia,
cùng với các Đại học Đà Nẵng, Vinh, Nha Trang, Quy Nhơn, Tài chính - Kế toán
Quảng Ngãi, các trường cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở đào
tạo khác hình thành một hệ thống đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu
vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước.
+Thứ năm, Cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư, nâng cao năng lực
cạnh tranh Vùng: Chia sẻ kinh nghiệm giữa các tỉnh, thành phố nhằm tăng cường
năng lực điều hành của chính quyền địa phương thơng qua việc cải thiện chỉ số cạnh
tranh cấp tỉnh (PCI), tập trung vào việc giảm chi phí gia nhập thị trường của doanh
nghiệp, nâng cao tính minh bạch và thơng tin, tăng khả năng tiếp cận đất đai của
doanh nghiệp, giảm chi phí khơng chính thức, giảm chi phí thời gian để thực hiện các
quy định của Nhà nước, nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp.Công khai,
minh bạch các chủ trương, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
của toàn Vùng và từng địa phương, nhất là các chương trình, dự án, đề án liên kết

19


phát triển ngành, lĩnh vực thông qua cổng thông tin điện tử của từng địa phương,
cổng thông tin điện tử chung của tồn Vùng…Đa dạng hóa các loại hình liên kết kinh
tế gồm liên kết toàn Vùng, liên kết giữa các địa phương trong Vùng, liên kết giữa các
khu kinh tế, khu công nghệ cao với nhau, liên kết giữa Vùng với các địa phương, khu
vực trong cả nước, liên kết quốc tế…
+ Thứ sáu, Tạo dựng một “không gian kinh tế chung” của Vùng: Để biến
những tiềm năng, thế mạnh mang tính đồng nhất của Vùng thành triển vọng phát

triển kinh tế, tránh tình trạng “mạnh ai nấy làm”. Cần có một “Ban điều phối
Vùng” quy tụ được nhiều nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách, các chuyên
gia, nhà tài trợ làm “nhạc trưởng” để theo dõi, phát triển vùng một cách khoa học,
sâu sát và khách quan. Trên tinh thần đó, “Ban điều phối Vùng”, với vai trị và
trách nhiệm của mình, sẽ chỉ cần các nhà đầu tư cần gì, định hướng và phân bổ có
hiệu quả các dự án, đem lại lợi ích cho tồn vùng. Đồng thời là việc thành lập
Quỹ Nghiên cứu phát triển miền Trung và những diễn đàn kinh tế chung cho cả
khu vực được liên tục tổ chức…
3.2.2.1. Vùng Tây Nguyên
+Thứ nhất, tăng cường vững chắc khối đại đoàn kết các dân tộc, bảo đảm
quốc phòng -an ninh, giữ vững ổn định chính trị, an tồn xã hội trên địa bàn: Là
địa bàn có tính nhạy cảm, do vậy phát triển vùng Tây Nguyên toàn diện, bền vững
phải trên nền tảng bảo đảm quốc phòng, an ninh; giữ vững ổn định chính trị, xã
hội; bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới.Cần phải có quan điểm, chính
sách, giải pháp đúng đắn để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cho
đồng bào; coi trọng tính đặc thù, đặc điểm tâm lý, phong tục, tập quán dân tộc khi
giải quyết những vấn đề thực tiễn cụ thể.
+Thứ hai, xây dựng chiến lược quy hoạch từng ngành, vùng sản xuất cho
hợp lý: Bảo đảm tất cả các quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực cũng
như quy hoạch của các tỉnh phải dựa trên những đánh giá, dự báo trung thực, đầy
đủ về biến động dân cư, xã hội, tài ngun, mơi trường; có sự đột phá trong từng
giai đoạn, từng lĩnh vực; bám sát yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội và có sự gắn kết
với các quy hoạch của các ngành, lĩnh vực, vùng, địa phương khác để phát huy
hiệu quả. Vừa qua, Chính phủ đã phê duyệt Quyết định 45/QĐ-TTg về nhiệm vụ

20


quy hoạch xây dựng vùng Tây Nguyên đến năm 2030, trong đó xác định vùng Tây
Nguyên là vùng kinh tế động lực của cả nước về nông, lâm nghiệp, khai thác-chế

biến khống sản bơ-xit và vùng ngun liệu phục vụ sản xuất hàng hóa xuất khẩu,
đặc biệt là phát triển thủy điện, thủy lợi.
+Thứ ba, khai thác mọi tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế theo hướng
bền vững với các giải pháp mang tính đột phá sau đây:
Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính
trong lĩnh vực đầu tư. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Xây dựng chính sách
riêng về thu hút, phát triển nguồn nhân lực ở Tây Nguyên. Tổ chức đào tạo, đào tạo
lại để nâng trình độ chuyên môn của lực lượng lao động, trước hết là trong các ngành
công nghiệp, xây dựng, dịch vụ. Phấn đấu đến 2015, 100% số huyện có đơng đồng
bào dân tộc thiểu số đều có trường phổ thơng dân tộc nội trú; 96-98% trẻ em 5 tuổi
người dân tộc thiểu số được chuẩn bị tốt tiếng Việt trước khi vào lớp 1.
-Tăng cường nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ: Có chính sách thúc
đẩy, gắn khoa học-cơng nghệ với sản xuất, nâng hàm lượng tri thức trong các sản
phẩm nơng, lâm, cơng nghiệp chủ lực của Tây Ngun, góp phần xây dựng các
thương hiệu mạnh, đủ sức cạnh tranh trong thị trường nội địa và quốc tế.
- Tăng cường quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường: Tổ chức khai
thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên rừng, tài ngun nước, khống sản, thực hiện
tốt chính sách đất đai, bảo đảm việc sử dụng đất phù hợp với phương hướng phát
triển kinh tế-xã hội và nhiệm vụ quốc phịng an ninh, đồng thời bảo đảm khơng
gian sinh sống của đồng bào DTTS tại chỗ.
- Huy động tối đa nguồn lực của cộng đồng xã hội đầu tư cho vùng dân tộc
thiểu số: Một mặt, tranh thủ nguồn vốn của nhà nước, lồng ghép các chương trình
mục tiêu quốc gia, phát huy tinh thần tự lực của người dân để vươn lên giảm
nghèo; mặt khác đẩy mạnh việc tổ chức liên kết sản xuất, khuyến khích các doanh
nghiệp, cơng ty, nơng trường đóng vai trị bà đỡ, liên kết làm ăn trên cơ sở đất đai
và lao động của dân cộng với vốn đầu tư,.
+Thứ tư, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh gắn với củng
cố khối đại đồn kết các dân tộc: Hệ thống chính trị vững mạnh là yếu tố quyết
định cho sự ổn định và phát triển. phải tập trung sức xây dựng một hệ thống chính


21


trị vững mạnh, nhất là ở cấp cơ sở. Cấp ủy, chính quyền ở cơ sở phải được tăng
cường để có đủ năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành đời sống xã hội và xây dựng
khối đoàn kết các dân tộc. Có chính sách phù hợp để thu hút cán bộ, công chức về
làm việc ở Tây Nguyên và có chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với cán bộ có chun
mơn giỏi. Cán bộ cơng tác ở vùng dân tộc thiểu số phải gần dân, hiểu biết và gắn
bó với dân. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng và tạo điều kiện cho
cán bộ là người dân tộc thiểu số tại chỗ đảm nhận tốt trách nhiệm cơng việc; coi
trọng và phát huy vai trị của già làng, trưởng bản. Thực hiện tốt chính sách tơn
giáo, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, bình đẳng, tơn trọng, đồn kết
giúp đỡ nhau cùng phát triển và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc
+Thứ năm, đẩy mạnh hợp tác liên vùng và hội nhập quốc tế: Thực hiện liên
kết với các tỉnh duyên hải miền Trung và các vùng trong cả nước trong việc kết
nối hạ tầng giao thông, đào tạo nguồn nhân lực (y tế, giáo dục, dạy nghề, du lịch,
chế biến sản phẩm nông nghiệp…), phát triển du lịch và xúc tiến đầu tư. Hợp tác
phát triển kinh tế - xã hội xuyên biên giới vùng “Tam giác phát triển Việt NamLào- Campuchia”
3.3. Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Khánh Hòa
3.3.1. Về tổng quan
Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, giáp với tỉnh Phú Yên về
hướng bắc, tỉnh Đắk Lắk về hướng tây bắc, tỉnh Lâm Dồng về hướng tây nam,
tỉnh Ninh Thuận về hướng nam và biển Đông về hướng đông. Tỉnh lỵ của Khánh
Hòa là thành phố Nha Trang cách thành phố Hồ Chí Minh 447 km và cách thủ đơ Hà
Nội 1278 km đường bộ, Khánh Hịa có diện tích tự nhiên là 5.197 km2. Nằm ở vị trí
chiến lược của khu kinh tế trọng điểm miền Trung, với nhiều lợi thế, tiềm năng chưa
được khai thác đúng mức. Để đạt được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định đó, Khánh
Hịa đã phát huy tốt những tiềm năng, thế mạnh của địa phương, biết khai thác, vận
dụng những điều kiện thuận lợi để phát triển, một phần không nhỏ vào thành cơng
chung của tỉnh góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Khánh Hịa nói

riêng và sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, sự đồng
thuận của nhân dân, kinh tế- xã hội của tỉnh trong những năm qua tiếp tục phát
22


triển, theo báo cáo của tỉnh Khánh Hòa năm 2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP
ước tăng 8,55% (GDP cả nước ước tăng 5,8%); chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP)
tăng 7,22%, giá trị sản xuất dịch vụ- du lịch ước tăng 15%, gái trị sản xuất nông,
lâm, thủy sản ước tăng 2,8%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng
14,9%; doanh thu du lịch tăng 28,1%; thu cân đối ngân sách nhà nước ước đạt
111,1% dự tốn; tốc độ tăng trưởng tín dụng ước đạt 12%...các lĩnh vực văn hóaxã hội, mơi trường được quan tâm chỉ đạo; an sinh xã hội và phúc lợi xã hội cơ
bản được đảm bảo, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, đấu tranh phòng, chống
tham nhũng được chú trọng, quốc phòng, an ninh được giữ vững.
Bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn tồn tại một số khó khăn, hạn chế như sau:
Tổng vốn đầu tư phát triển xã hội trên địa bàn tỉnh đạt thấp, do thiếu nhà
đầu tư được cấp giấy chứng nhận đầu tư triển khai dự án chậm vì thiếu năng lực
tài chính.
Tình trạng ơ nhiễm mơi trường ở một số cơ sở sản xuất cơng nghiệp, tiểu thủ cơng
nghiệp vẫn cịn xảy ra: các lị gạch thủ cơng, các cơ sở tại một số làng nghề truyền
thống, một số doanh nghiệp vẫn chưa có ý thức trong việc bảo vệ mơi trường như
xả thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt hiệu quả ra môi trường làm ảnh hưởng
đến sản xuất và đời sống của người dân. Công tác cải cách hành chính đã triển
khai thực hiện, tuy nhiên môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh vẫn
chưa được cải thiện đáng kể, chỉ ở mức trung bình so với cả nước, việc cấp giấy
chứng nhận đầu tư, cấp giấy phép xây dựng thời gian còn tương đối dài. Tình hình
an ninh, trật tự tuy có chuyển biến nhưng vẫn còn phức tạp, số vụ cướp giật tài sản
trên thành phố Nha Trang vẫn còn thường xuyên xảy ra.
3.3.2. Mục tiêu chủ yếu kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội
Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách của Chính

phủ về tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng nhằm phục hồi và
phát triển sản xuất kinh doanh: nâng cao năng xuất, chất lượng, hiệu quả và sức
cạnh tranh của nền kinh tế- xã hội 5 năm 2011- 2015 ở mức cao nhất; bảo đảm an
sinh và phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống nhân dân; củng cố quốc phịng, bảo
đảm an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội; đẩy mạnh cơng tác phịng, chống
tham nhũng, lãng phí.

23


3.3.3. Dự kiến các chỉ tiêu chủ yếu hàng năm đến năm 2015
3.3.3.1. Các chỉ tiêu về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) hàng
năm tăng 8,5- 9%; GDP bình quân đầu người tương đương 2.650 USD; Giá trị sản
xuất công nghiệp- xây dựng tăng 7,65%; Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng
7,2%; Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng 2,8%; Giá trị dịch vụ- du lịch tăng
15%; Giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 1.252 triệu USD; Giá trị kim
ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 700 triệu USD; Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã
hội đạt 28.100 tỷ đồng, tăng 23,8%; Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đạt
14.733 tỷ đồng, tăng 2%; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu
dùng tăng 15%.
3.3.3.2. Các chỉ tiêu về văn hóa- xã hội: Số lao động giải quyết việc làm
mới đạt 26.500 người; Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động được đào tạo nghề đạt
47,5%.
-Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,97%; Mức giảm tỷ lệ sinh trong năm khoảng
0,2%; Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn dưới 10%.
3.3.3.3. Các chỉ tiêu về môi trường: Tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 45%; Tỷ lệ
dân cư sử dụng nước sạch và hợp vệ sinh đạt 95%; Tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh
doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường là 87%.
3.3.4. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu phát triển ngành và lĩnh vực
3.3.4.1. Về phát triển kinh tế

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình hành động về tái cơ cấu kinh tế gắn
với chuyển đổi mơ hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng
lực cạnh tranh của nền kinh tế giai đoạn 2013- 2020. Tập trung rà soát, điều chỉnh các
quy hoạch phát triển nhằm khai thác các tiềm năng, lợi thế để thúc đẩy phát triển kinh
tế, tháo gỡ khó khăn nhằm ổn định và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là
các doanh nghiệp có năng lực, hoạt động ổn định ln thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế
nhưng đang gặp khó khăn về vốn sản xuất kinh doanh
a. Về sản xuất cơng nghiệp
Tiếp tục tháo gỡ khó khăn để phát triển sản xuất công nghiệp, hỗ trợ đẩy
nhanh tiến độ thực hiện các dự án công nghiệp trọng điểm trên địa bàn như: Nhà
máy nhiệt điện Vân Phong 1, Tổ hợp lọc dầu nam Vân Phong, Nhà máy xi măng

24


Cơng Thanh, Nhà máy bia Sài Gịn,…để tăng thêm năng lực sản xuất mới; thu hút
nhiều đơn hàng xuất khẩu, đặc biệt là đơn hàng đóng mới tàu biển.
Phát triển các sản phẩm cơng nghiệp có lợi thế cạnh tranh cao, công nghiệp
hỗ trợ, công nghiệp sử dụng đầu vào là các sản phẩm nông, lâm, thủy sản. Đẩy
mạnh các hoạt động ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất kinh
doanh. Tiếp tục đầu tư hạ tầng khu kinh tế Vân Phong, các khu, cụm công nghiệp,
để thu hút đầu tư; kêu gọi và tạo điều kiện cho nhà đầu tư tham gia đầu tư xây
dựng hạ tầng các khu, cụm cơng nghiệp đã có quyết định thành lập.
b. Về sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản
Tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ sản xuất nông,
lâm nghiệp, thủy sản nhằm phát triển sản xuất, giải quyết việc làm và tăng thu
nhập cho nơng dân. Thực hiện chính sách giao đất, giao rừng, khống rừng cho
các hộ gia đình, cộng đồng và tổ chức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Tiển khai
thực hiện tốt các cơ chế hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển nguồn lực đánh bắt xa bờ,
phát triển các tàu có cơng suất lớn có trang bị phương tiện đánh bắt hiện đại; tiếp

tục tập trung đầu tư hệ thống hậu cần dịch vụ trên biển như: hệ thống sơ chế, hệ
thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bảo, hệ thống thơng tin tìm kiếm cứu nạn…
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng nơng thơn mới,
chương trình phát triển kinh tế- xã hội miền núi, chương trình nước sạch và vệ
sinh môi trường nông thôn.
c. Về phát triển dịch vụ- du lịch
Đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, trong tỉnh nhất là hỗ trợ doanh
nghiệp, nông dân tiêu thụ sản phẩm. Đẩy mạnh xuất khẩu theo hướng đa dạng các
thị trường xuất khẩu để không phụ thuộc vào một thị trường, vận động các cơ sở
sản xuất và người tiêu dùng hạn chế sử dụng hàng nhập khẩu, tăng cường sử dụng
hàng hóa trong nước. Phát triển, nâng cao chất lượng các dịch vụ vận tải, tài chính
ngân hàng và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác. Tiếp tục triển khai thực hiện có
hiệu quả chương trình hành động du kịch Khánh Hòa giai đoạn 2012- 2015 và
định hướng đến năm 2020, đẩy mạnh công tác quản bá, xúc tiến du lịch trong và
ngoài nước, xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn để thu hút

25


×