BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN PHÚ THẮNG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH AN GIANG
TRONG LIÊN KẾT VÙNG PHỤ CẬN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ HỌC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN PHÚ THẮNG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH AN GIANG
TRONG LIÊN KẾT VÙNG PHỤ CẬN
Chuyên ngành : Địa lí học
Mã số
: 62 31 05 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Sơn
TS. Trương Văn Tuấn
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của cá
nhân tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực. Mọi
tài liệu tham khảo đều được trích dẫn chính xác. Tơi xin chịu
hồn tồn trách nhiệm về các kết quả cơng bố trong luận án.
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Phú Thắng
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận án, tơi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới PGS.TS
Nguyễn Thị Sơn, TS Trương Văn Tuấn đã tận tình hướng dẫn, động viên và
giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện luận án.
Tơi xin trân trọng cảm ơn phịng Sau Đại học, Ban chủ nhiệm khoa Địa
lí, các Thầy, Cơ khoa Địa lí Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh đã tạo
mọi điều kiện tốt nhất cho tơi hồn thành q trình học tập và nghiên cứu tại
trường.
Tơi xin chân thành cảm ơn đơn vị công tác – Bộ môn Địa lí – Khoa Sư
phạm; các đồng nghiệp Khoa Du lịch – Văn hóa Nghệ thuật; Ban Giám hiệu
cùng các Phòng, Ban của Trường Đại học An Giang – Đại học Quốc gia TP
Hồ Chí Minh, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình tham gia học
tập và nghiên cứu tại TP Hồ Chí Minh.
Tơi xin gửi lời cảm ơn Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành
An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Đồng Tháp; các Sở, Ban ngành có liên
quan; các doanh nghiệp DL, các đồng nghiệp và cộng đồng địa phương trên
địa bàn tỉnh An Giang, TP Cần Thơ, tỉnh Kiên Giang, tỉnh Đồng Tháp đã
nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp thơng tin, tư liệu cũng như đóng góp ý kiến cho
việc nghiên cứu và hồn thành luận án.
Cuối cùng, tơi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình; các
thầy, cơ giáo; bạn bè, đồng nghiệp, sinh viên…đã chia sẻ, động viên tôi trong
suốt thời gian học tập và thực hiện cơng trình này. Tơi xin cảm ơn những tình
cảm tốt đẹp và q báu đó.
Tác giả luận án
iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AN – CT
CSHT
An ninh – Chính trị
Cơ sở hạ tầng
CSVCKT
Cơ sở vật chất kĩ thuật
CTK
ĐBSCL
Cục Thống kê
Đồng bằng sơng Cửu Long
DL
Du lịch
EFA
Exploratory Factor Analysis (Phân tích nhân tố khám phá)
GDP
GRDP
Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)
Gross Regional Domestic Product (Tổng sản phẩm trên địa bàn)
GTVT
KDL
KLN
KT – XH
LS – VH
MDTA
Giao thông vận tải
Khu du lịch
Khu lưu niệm
Kinh tế - xã hội
Lịch sử - văn hóa
Mekong Delta Tourism Association (Hiệp hội DL ĐBSCL)
MLRA
NGTK
Multiple Linear Regression Analysis (Hồi quy đa biến)
Niên giám thống kê
NQ
PTDL
QL
SPDL
TCDL
TCLTDL
TNDL
Nghị quyết
Phát triển du lịch
Quốc lộ
Sản phẩm du lịch
Tổng cục Du lịch
Tổ chức lãnh thổ du lịch
Tài nguyên du lịch
TP
TTLL
TX
UBND
UNWTO
VH – TT – DL
VPC
VQG
Thành phố
Thông tin liên lạc
Thị xã
Ủy ban Nhân dân
Tổ chức Du lịch Thế giới
Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Vùng phụ cận
Vườn quốc gia
iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... viii
DANH MỤC BẢN ĐỒ................................................................................................ viii
PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ..........................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................................2
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.......................................................................................2
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ......................................................................4
6. Lịch sử nghiên cứu.....................................................................................................10
7. Đóng góp mới của đề tài ............................................................................................18
8. Cấu trúc đề tài ............................................................................................................18
PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................................19
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRONG LIÊN KẾT VÙNG ....................................19
1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................................19
1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................................45
Tiểu kết chương 1 ..........................................................................................................50
CHƯƠNG 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TỈNH AN GIANG TRONG LIÊN KẾT VÙNG PHỤ CẬN ....................................52
2.1. Khái quát về tỉnh An Giang và vùng phụ cận.........................................................52
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch tỉnh An Giang ................................56
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết du lịch giữa An Giang và vùng phụ cận ..................69
2.4. Đánh giá chung về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch tỉnh An Giang
trong liên kết vùng phụ cận............................................................................................78
Tiểu kết chương 2 ..........................................................................................................79
v
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH AN GIANG
TRONG LIÊN KẾT VÙNG PHỤ CẬN.....................................................................80
3.1. Phát triển du lịch theo ngành ..................................................................................80
3.2. Phát triển du lịch theo lãnh thổ ..............................................................................94
3.3. Thực trạng liên kết du lịch giữa An Giang với vùng phụ cận ............................. 107
3.4. Đánh giá chung thực trạng phát triển du lịch tỉnh An Giang trong liên kết với
vùng phụ cận ............................................................................................................... 119
Tiểu kết chương 3 ....................................................................................................... 122
CHƯƠNG 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH
AN GIANG TRONG LIÊN KẾT VÙNG PHỤ CẬN ............................................ 124
4.1. Cơ sở khoa học của định hướng .......................................................................... 124
4.2. Định hướng phát triển du lịch tỉnh An Giang trong liên kết vùng phụ cận ......... 131
4.3. Giải pháp phát triển du lịch tỉnh An Giang trong liên kết vùng phụ cận ............ 137
Tiểu kết chương 4 ....................................................................................................... 162
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 163
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN TÁC GIẢ ............................................................................................. 165
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 167
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tiêu chí về độ hấp dẫn ..................................................................................30
Bảng 1.2. Tiêu chí về CSHT, CSVCKT ........................................................................31
Bảng 1.3. Tiêu chí về khả năng quản lí .........................................................................32
Bảng 1.4. Tiêu chí về mơi trường ..................................................................................32
Bảng 1.5. Tiêu chí về khả năng liên kết ........................................................................33
Bảng 1.6. Tiêu chí về vị trí và khả năng tiếp cận ..........................................................34
Bảng 1.7. Tiêu chí về sức chứa ......................................................................................35
Bảng 1.8. Tiêu chí về thời gian hoạt động DL ..............................................................35
Bảng 1.9. Thang đánh giá mức độ so sánh ....................................................................36
Bảng 1.10. Kết quả phân tích ma trận so sánh cặp ........................................................37
Bảng 1.11. Trọng số trung bình của các tiêu chí đánh giá điểm DL .............................37
Bảng 1.12. Phân loại chỉ số ngẫu nhiên RI ....................................................................38
Bảng 1.13. Thang đánh giá thành phần điểm DL ..........................................................38
Bảng 1.14. Xác định tổng hợp và phân hạng điểm DL .................................................40
Bảng 1.15. Một số chỉ tiêu PTDL Việt Nam, năm 2007 và 2017 .................................46
Bảng 2.1. Các đơn vị hành chính tỉnh An Giang năm 2017 ..........................................52
Bảng 2.2. Số lượng di tích LS - VH tỉnh An Giang năm 2017 ....................................60
Bảng 2.3. Số lượng di tích được xếp hạng phân theo đơn vị hành chính ......................61
Bảng 2.4. Ma trận giá trị TNDL đặc sắc, khác biệt của An Giang và VPC ..................71
Bảng 2.5. Kết quả đánh giá tổng hợp khả năng liên kết một số điểm DL VPC và
KDL Núi Sam (An Giang) .............................................................................................73
Bảng 2.6. Một số chỉ tiêu về cơ sở lưu trú, doanh nghiệp lữ hành ở An Giang và
VPC năm 2017 ...............................................................................................................76
Bảng 2.7. Vị trí của An Giang với Cần Thơ, Kiên Giang và Đồng Tháp .....................77
Bảng 3.1. Số lượt khách DL đến An Giang, 2007 – 2017 .............................................80
Bảng 3.2. Lượt khách lưu trú, số ngày lưu trú tỉnh An Giang, 2007 - 2017 .................83
Bảng 3.3. Doanh thu DL tỉnh An Giang, 2007 – 2017 ..................................................84
Bảng 3.4. Doanh thu DL tỉnh An Giang và các địa phương VPC, 2007 – 2017 ...........85
Bảng 3.5. Lao động trực tiếp trong ngành DL tỉnh An Giang, 2007 – 2015 .................86
Bảng 3.6. Đánh giá của khách DL về thái độ, kĩ năng nghiệp vụ nhân viên ................87
vii
Bảng 3.7. Đánh giá của khách DL về CSVCKT DL .....................................................90
Bảng 3.8. Đánh giá tổng hợp điểm DL ở An Giang (chưa có trọng số) ........................94
Bảng 3.9. Đánh giá tổng hợp điểm DL ở An Giang (đã có trọng số) ............................95
Bảng 3.10. Đánh giá và phân loại điểm DL phân theo địa phương tỉnh An Giang ... 100
Bảng 3.11. Phân bậc đánh giá tiêu chí của điểm DL ở An Giang .............................. 101
Bảng 3.12. Đánh giá của khách DL về các điểm DL ở An Giang.............................. 102
Bảng 3.13. Đánh giá của khách DL đối với một số điểm DL tỉnh An Giang (theo trị
số điểm trung bình - mean) ......................................................................................... 102
Bảng 3.14. Lượt khách DL ở một số KDL tỉnh An Giang, 2007 – 2017 ................... 104
Bảng 3.15. Liên kết TNDL và SPDL liên vùng giữa An Giang và VPC ................... 110
Bảng 3.16. Liên kết giữa một số đơn vị kinh doanh lữ hành, khách sạn nhà hàng ở
An Giang với VPC ...................................................................................................... 113
Bảng 3.17. Một số sản phẩm liên kết giữa các đơn vị kinh doanh lữ hành và khách
sạn ở An Giang với đối tác ở Cần Thơ, Kiên Giang, Đồng Tháp .............................. 116
Bảng 3.18. Mức độ liên kết PTDL giữa An Giang với VPC ...................................... 117
Bảng 4.1. Phân tích ma trận SWOT PTDL tỉnh An Giang trong liên kết VPC ......... 129
Bảng 4.2. Dự báo nguồn nhân lực DL giai đoạn 2020 – 2030 ................................... 134
Bảng 4.3. Dự báo số phòng giai đoạn 2020 – 2030 .................................................... 135
Bảng 4.4. Các tuyến DL ở An Giang .......................................................................... 155
viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Hệ thống tiêu chí đánh giá điểm DL tỉnh An Giang ......................................36
Hình 3.1. Lượt khách nội địa của An Giang và các địa phương VPC, 2007 – 2017 ....81
Hình 3.2. Lượt khách quốc tế của An Giang và các địa phương VPC, 2007 - 2017 ....84
Hình 3.3. Số cơ sở lưu trú, công suất sử dụng phòng của An Giang và các địa
phương VPC, năm 2017 ................................................................................................88
Hình 3.4. Loại hình DL u thích ..................................................................................91
Hình 3.5. Đánh giá tổng hợp các điểm DL hạng I .........................................................97
Hình 3.6. Đánh giá tổng hợp các điểm DL hạng II .......................................................98
Hình 3.7. Đánh giá tổng hợp các điểm DL hạng III ......................................................98
Hình 3.8. Đánh giá tổng hợp các điểm DL hạng IV ......................................................99
DANH MỤC BẢN ĐỒ
Bản đồ hành chính tỉnh An Giang .................................................................................53
Bản đồ hành chính VPC.................................................................................................55
Bản đồ TNDL tỉnh An Giang ........................................................................................58
Bản đồ TNDL VPC........................................................................................................72
Bản đồ thực trạng PTDL tỉnh An Giang ........................................................................93
Lược đồ liên kết sản phẩm, tuyến DL giữa tỉnh An Giang và VPC ........................... 118
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
DL là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, ngày càng khẳng định được
vị thế và nhận được sự quan tâm đặc biệt từ Trung ương cho đến địa phương. Ngày
09/08/2016 tại TP Hội An, Chính phủ tổ chức Hội nghị toàn quốc về DL. Ngày 16 –
01 – 2017, Bộ Chính trị đã ban hành NQ số 08/NQ-TW về “PTDL trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn” gồm 5 quan điểm và 8 nhóm giải pháp. Đến ngày 06 – 10 – 2017,
NQ 103/NQ-CP về chương trình hành động thực hiện NQ 08 đã được ban hành.
Điều này cho thấy, PTDL là nhiệm vụ chiến lược quan trọng của cả nước cũng như
các địa phương ở nước ta trong bối cảnh mới.
Trong PTDL, xu thế liên kết vùng đang trở nên phổ biến bởi những lợi ích
mà nó mang lại đối với địa phương và vùng liên kết. Liên kết vùng cho phép khai
thác những lợi thế về tài nguyên, về vị trí, hạ tầng và các nguồn lực khác cho PTDL.
Việc liên kết góp phần tăng cường năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư cũng như hấp
dẫn khách du lịch đến địa bàn liên kết. Đối với một số lãnh thổ có tính tương đồng
cao về tài ngun, việc liên kết vùng sẽ cho phép hạn chế hiệu quả tình trạng manh
mún và trùng lặp, tạo ra các SPDL đặc trưng của vùng và địa phương, duy trì lợi ích
bền vững, lâu dài hơn từ PTDL (TCDL, 2016).
Xác định được tầm quan trọng của PTDL trong liên kết vùng, các cấp ban
ngành ở tỉnh An Giang đã tập trung PTDL thành ngành kinh tế mũi nhọn, đồng thời
chú trọng tăng cường tính liên kết vùng trong PTDL với mục tiêu đưa An Giang trở
thành một điểm đến DL hấp dẫn của tồn vùng và cả nước.
Nằm ở phía Tây Nam ĐBSCL, An Giang có nhiều thế mạnh để PTDL. Năm
2017, ngành DL tỉnh thu hút 7,3 triệu lượt khách, đứng đầu toàn vùng ĐBSCL về
tổng lượt khách (TCDL, 2018); tổng doanh thu DL tăng nhanh và đạt 3.700 tỉ đồng,
đóng góp hơn 5,0% GRDP (Sở VH - TT - DL, 2018). Nhiều điểm, KDL thực sự
hấp dẫn khách DL trong và ngoài nước như Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam, rừng tràm
Trà Sư, … An Giang còn tiếp giáp với các địa phương lân cận với TNDL hấp dẫn
như Cần Thơ, Đồng Tháp, Kiên Giang. Việc liên kết với các địa phương này sẽ góp
2
phần quan trọng trong việc đa dạng sản phẩm, xây dựng các sản phẩm DL đặc thù.
Tuy nhiên, thực trạng PTDL còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn
có, sự liên kết DL với các địa phương lân cận còn chưa hiệu quả (Sở VH - TT - DL,
2017). Để thúc đẩy PTDL trong bối cảnh liên kết, cần định hướng sự PTDL tỉnh An
Giang trong mối liên kết với các lãnh thổ phụ cận nhằm phát huy hiệu quả các lợi
thế so sánh của địa phương và vùng, tạo ra SPDL, tuyến DL đa dạng và hấp dẫn,
nâng cao hiệu quả PTDL.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên, đề tài “PTDL tỉnh An Giang trong liên
kết VPC” được chọn làm đề tài nghiên cứu cho luận án Tiến sĩ với mong muốn làm
rõ được các thế mạnh và khả năng PTDL của An Giang trong mối liên kết DL với
VPC, góp phần nâng cao vị thế của ngành DL trong hệ thống KT - XH của tỉnh
cũng như các địa phương vùng liên kết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Vận dụng cơ sở lí luận và thực tiễn về PTDL trong liên kết vùng, luận án tập
trung phân tích thực trạng PTDL tỉnh An Giang trong liên kết VPC. Từ đó, đề xuất
định hướng và các giải pháp PTDL của tỉnh trong liên kết vùng nhằm đạt hiệu quả
cao về KT - XH và môi trường.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan một số vấn đề lí luận và thực tiễn về PTDL và PTDL trong liên
kết vùng để vận dụng vào địa bàn nghiên cứu.
- Xác định các tiêu chí đánh giá sự PTDL (theo ngành và theo lãnh thổ) trong
liên kết VPC áp dụng vào địa bàn nghiên cứu.
- Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến PTDL tỉnh An Giang trong liên kết
VPC.
- Phân tích thực trạng PTDL và PTDL trong liên kết với VPC tỉnh An Giang
dưới góc độ Địa lí học.
- Đề xuất định hướng và giải pháp cơ bản nhằm PTDL tỉnh An Giang trong
mối liên kết với VPC.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
* Về nội dung nghiên cứu:
3
+ Luận án tập trung chủ yếu ở 4 nhóm nhân tố gồm TNDL; cơ chế chính
sách PTDL trong liên kết vùng, CSHT – CSVCKT và cơng nghệ; Vị trí, khoảng
cách địa lí và các yếu tố bổ trợ.
+ Tập trung phân tích thực trạng PTDL tỉnh An Giang dưới góc độ Địa lí
học:
- Theo ngành: dựa trên các tiêu chí (khách DL, doanh thu DL, lao động DL,
CSVCKT DL…)
- Theo lãnh thổ: tập trung vào một số hình thức TCLTDL cấp tỉnh: điểm DL,
KDL. Trong đó tập trung đánh giá hình thức điểm DL.
+ Tập trung phân tích nội dung liên kết DL giữa An Giang với VPC ở 2
phương diện (1) Liên kết trong khai thác tài nguyên và phát triển SPDL và (2) Liên
kết trong xây dựng tuyến, tour, chương trình DL.
* Về thời gian nghiên cứu: giai đoạn 2007– 2017, định hướng đến năm 2030.
* Về không gian nghiên cứu được giới hạn ở phạm vi ranh giới: tỉnh An
Giang và VPC (gồm 3 tỉnh, thành: Kiên Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp). Điều này
được luận giải như sau:
Thứ nhất: Trong định hướng phát triển không gian DL ở Quy hoạch tổng thể
PTDL vùng ĐBSCL đến năm 2030 (Bộ VH – TT - DL, 2017), An Giang và các địa
phương VPC được xác định nằm ở không gian PTDL phía Tây vùng ĐBSCL. Đây
là khu vực có sự đa dạng về TNDL, chứa đựng các SPDL đặc thù của vùng. Vì vậy,
việc liên kết giữa An Giang và VPC sẽ phát huy lợi thế so sánh của tỉnh và cụm liên
kết, đồng thời góp phần thực hiện các mục tiêu về xây dựng SPDL và liên kết vùng.
Thứ hai: Trong quy hoạch tổng thể PTDL tỉnh An Giang (Sở VH – TT – DL,
2014) nhấn mạnh quan điểm tăng cường liên kết với Cần Thơ, Kiên Giang – các
đầu mối chính của ĐBSCL, đồng thời coi Đồng Tháp là một vệ tinh DL trong tương
lai nhờ các lợi thế về DL sinh thái. Ở chiều ngược lại, Quy hoạch DL của các địa
phương VPC cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc liên kết với An Giang trong
việc PTDL địa phương. Như vậy, nghiên cứu phát triển DL tỉnh An Giang trong
liên kết với các địa phương trên phù hợp với định hướng PTDL của địa phương và
vùng.
4
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1. Quan điểm nghiên cứu
5.1.1. Quan điểm hệ thống
Về mặt hệ thống, lãnh thổ DL bao gồm nhiều thành phần có mối liên hệ chặt
chẽ với nhau. Khi nghiên cứu, phân tích DL ở An Giang trong mối liên kết VPC,
cần chú trọng đề cao và thực hiện nhất quán các yêu cầu của quan điểm này. Việc
vận dụng quan điểm hệ thống – cấu trúc giúp luận án có sự đánh giá đồng bộ, toàn
diện hoạt động DL tỉnh An Giang trong liên kết VPC, từ đó thấy được những lợi thế
cũng như thách thức của PTDL dựa trên việc liên kết lãnh thổ.
5.1.2. Quan điểm tổng hợp - lãnh thổ
Hệ thống lãnh thổ DL là một hệ thống được thành tạo bởi nhiều thành tố có
mối quan hệ qua lại thống nhất và hồn chỉnh: tự nhiên, văn hóa, lịch sử, con
người… Vì vậy việc nghiên cứu, đánh giá các nguồn lực và thực trạng PTDL
thường được nhìn nhận trong mối quan hệ về mặt không gian hay lãnh thổ nhất định
để đạt được những giá trị đồng bộ về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Quan
điểm này được vận dụng vào luận án thông qua việc phân tích, đánh giá các tiềm
năng, thực trạng PTDL tỉnh An Giang trong mối quan hệ tương hỗ với hệ thống
lãnh thổ DL toàn vùng ĐBSCL và VPC, đồng thời cũng được quán triệt vận dụng
trong việc định hướng, đề xuất các giải pháp PTDL dựa trên liên kết của An Giang
với các tỉnh thành trong VPC.
5.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Theo quan điểm này, mọi sự vật, hiện tượng đều có sự vận động, biến đổi
hay phát triển theo thời gian. Nghiên cứu quá khứ để có được những đánh giá đúng
đắn hiện tại, phân tích nguồn gốc phát sinh, phát triển và có cơ sở để đưa ra các dự
báo về xu hướng phát triển. Áp dụng quan điểm lịch sử - viễn cảnh vào luận án góp
phần làm rõ nguồn gốc phát sinh, PTDL ở tỉnh An Giang trong hồn cảnh lịch sử cụ
thể và tính đến sự phát triển lâu dài về sau.
5.1.4. Quan điểm phát triển bền vững
Quan điểm này nhấn mạnh rằng sự phát triển của DL phải tính đến việc bảo
vệ, gìn giữ và tôn tạo cảnh quan môi trường, đem lại cơ hội cho phát triển kinh tế,
5
xã hội nhưng không làm tổn hại đến các yếu tố của hệ thống. Quan điểm này được
vận dụng trong luận án thông qua việc quán triệt quan điểm hướng đến sự bền vững
nhằm đảm bảo cả 3 lợi ích: bền vững về kinh tế, bền vững xã hội và bền vững về tài
nguyên, môi trường trong phát triển và liên kết DL ở An Giang với VPC.
5.2. Các phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích tài liệu thứ cấp
Phương pháp này được vận dụng trong luận án thông qua việc thu thập, tổng
hợp và phân tích các nguồn tài liệu, số liệu.. có liên quan. Việc tiếp cận các nguồn
dữ liệu thứ cấp đa dạng và có độ tin cậy cao như tài liệu chuyên khảo, quy hoạch,
đề tài nghiên cứu khoa học, báo cáo… cho phép luận án tổng quan các vấn đề về lí
luận và thực tiễn liên quan đến PTDL và liên kết trong PTDL trên thế giới và Việt
Nam, xây dựng các phương pháp nghiên cứu phù hợp. Mặt khác, các tài liệu thứ cấp
từ các cơ quan ban ngành cũng giúp luận án củng cố, xác lập và phân tích một cách
đa diện về các nhân tố ảnh hưởng, thực trạng PTDL An Giang trong liên kết VPC.
5.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa
Thực địa là phương pháp truyền thống trong nghiên cứu địa lí. Việc vận
dụng phương pháp khảo sát thực địa cho phép luận án đánh giá một cách khoa học
và thực tiễn các thực trạng phát triển của các điểm, KDL ở An Giang cũng như mức
độ liên kết DL giữa An Giang với các địa phương khác trong VPC. Trong luận án,
phương pháp này được sử dụng kết hợp với phương pháp bản đồ, thu thập thông tin,
phương pháp điều tra xã hội học các đối tượng khách DL và dân địa phương. Do địa
bàn nghiên cứu lớn, đề tài đã thực hiện nhiều đợt khảo sát thực địa tại các điểm và
KDL tỉnh An Giang và VPC. Cụ thể:
Giai đoạn 1: Tìm hiểu khái qt tồn bộ địa bàn nghiên cứu, từ đó xây dựng
hệ chỉ tiêu đánh giá; xác định các điểm, KDL và thời gian cần thực hiện điều tra ở
An Giang và các địa phương VPC;
Giai đoạn 2: Tiến hành khảo sát thực địa và thu thập thông tin theo hệ thống
các tiêu chí đánh giá tại các điểm, KDL An Giang và VPC. Các thông tin thu thập ở
giai đoạn này được sẽ được phân tích và xử lí để đưa ra các nhận định chính nghiên
cứu của luận án;
6
Giai đoạn 3: Dựa trên kết quả phân tích, việc tiến hành thực địa ở giai đoạn
này nhằm đánh giá lại các kết quả nghiên cứu trong luận án, có những chỉnh sửa và
cập nhập các thông tin mới.
5.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học
Phương pháp điều tra xã hội học được vận dụng nhằm phản ánh đầy đủ và
khách quan cảm nhận của khách DL về các vấn đề liên quan đến nhân tố, thực trạng
PTDL và liên kết trong PTDL của An Giang trong mối quan hệ với VPC.
Phương pháp chọn mẫu thuận tiện được sử dụng để khảo sát. Trên cơ sở kết
hợp với yêu cầu của phương pháp EFA, tổng số mẫu được thực hiện là 300 phiếu.
Về quy trình, việc điều tra xã hội học được thực hiện như sau:
Bước 1 – Xây dựng phiếu điều tra: Dựa trên các nghiên cứu trước đó và thực
tiễn phát triển, bảng hỏi được xây dựng với hệ thống các chỉ tiêu liên quan;
Bước 2 - Điều tra thử: Nhằm khảo sát địa bàn, điều tra mẫu, phân tích kết
quả về cấu trúc và nội dung của bảng hỏi. Trên cơ sở đó, kết hợp với ý kiến chuyên
gia, hệ thống câu hỏi sẽ được điều chỉnh lại cho phù hợp;
Bước 3 - Lựa chọn địa bàn điều tra: Do địa bàn nghiên cứu lớn, luận án tập
trung điều tra tại 7 điểm DL đại diện cho các loại hình TNDL và khơng gian PTDL,
cụ thể: (1) Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam (KDL Núi Sam); (2) Rừng tràm Trà Sư; (3)
Chùa Vạn Linh (KDL Núi Cấm); (4) Khu di chỉ khảo cổ và nghệ thuật Óc Eo; (5)
KLN chủ tịch Tôn Đức Thắng; (6) Thánh đường Cù Lao Giêng; (7) Làng Chăm
Châu Phong;
Bước 4 - Chọn thời gian điều tra: Việc điều tra được tập trung tiến hành
trong năm 2017 vào các thời điểm khác nhau (tháng 4, tháng 6, tháng 10, tháng 11).
Đây là thời điểm các sự kiện DL được tổ chức thường niên như lễ hội, tháng DL,...
Việc điều tra qua các mốc thời gian khác nhau nhằm thu được những thông tin đa
dạng, khách quan về loại hình, SPDL,…;
Bước 5- Phân tích kết quả điều tra: Sau khi thực hiện điều tra, các kết quả sẽ
được xử lí trên phần mềm SPSS 16 và sử dụng cho nghiên cứu.
5.2.4. Phương pháp thang điểm tổng hợp
Phương pháp thang điểm tổng hợp được sử dụng trong nghiên cứu nhằm
lượng hóa các đối tượng điểm DL. Trên cơ sở xây dựng các tiêu chí đánh giá thành
7
phần ở các điểm DL, luận án tổng hợp và phân hạng các điểm DL theo các cấp độ
khác nhau.
Trong luận án, trên cơ sở kết hợp với các phương pháp nghiên cứu bổ trợ
khác, phương pháp thang điểm tổng hợp được sử dụng theo trình tự sau:
Bước 1 – Xác định nguyên tắc lựa chọn điểm DL, số lượng điểm DL đánh giá:
Về nguyên tắc lựa chọn các điểm DL để đánh giá:
- Những điểm DL phải đại diện cho loại hình tài nguyên, SPDL;
- Các điểm DL phải phản ánh được mức độ khai thác, PTDL ở tỉnh An Giang;
- Số lượng điểm DL đưa vào xác định dựa trên giá trị tài nguyên, hiện trạng
phát triển và khả năng khai thác trong thời gian tới.
Do địa bàn nghiên cứu rộng lớn, luận án giới hạn 46 điểm DL gồm nhiều loại
hình, cụ thể: các di tích LS - VH được xếp hạng (gồm cấp đặc biệt quốc gia, cấp
quốc gia và cấp tỉnh); các làng nghề; danh lam thắng cảnh; các đối tượng dân tộc
học. Điều này dựa trên cơ sở khoa học sau:
- Về mặt lí luận, một trong những căn cứ quan trọng là độ hấp dẫn của tài
nguyên với tư cách là một tiêu chí quan trọng hàng đầu trong đánh giá điểm DL ở
cấp tỉnh (Nguyễn Lan Anh, 2014; Nguyễn Phương Nga, 2015; Nguyễn Hà Quỳnh
Giao, 2015; Nguyễn Văn Anh, 2018). Theo hướng tiếp cận này, luận án sẽ loại trừ
các điểm DL có độ hấp dẫn dưới trung bình, ít có khả năng khai thác (phụ lục 4.1).
- Trên thực tế, An Giang là địa bàn có nhiều loại TNDL mang tính bản địa
như các đình, miếu, chùa chiền…, số lượng lớn song chủ yếu mới dừng lại ở giá trị
tâm linh, lịch sử đối với nhóm đối tượng là dân cư địa phương, ít được khách DL
bên ngồi biết đến, một số di tích có dấu hiệu xuống cấp, ít có giá trị khai thác DL.
- Về cơ sở pháp lí và quy hoạch: Các điểm DL được lựa chọn đánh giá đều
nằm trong báo cáo, định hướng, quy hoạch và chiến lược PTDL tỉnh An Giang.
Bước 2 – Xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá thành phần: Để đánh giá
hệ thống điểm DL ở An Giang, luận án sử dụng phương pháp thang điểm tổng hợp
với 8 tiêu chí đánh giá, bao gồm: (1) Độ hấp dẫn; (2) CSVCKT, CSHT; (3) Thời
gian hoạt động DL; (4) Vị trí và khả năng tiếp cận; (5) Khả năng liên kết; (6) Khả
năng quản lí; (7) Sức chứa (khả năng đón khách); (8) Môi trường điểm DL;
8
Bước 3 – Xây dựng hệ số (trọng số) và thang đo cho từng cấp đánh giá.
Trong luận án, các tiêu chí đánh giá được chia theo thang đo ngũ vị phân (5 bậc).
Trên cơ sở kết hợp với kết quả của phương pháp AHP, luận án xây dựng các trọng
số tương ứng cho các tiêu chí;
Bước 4 – Đánh giá các chỉ tiêu thành phần trên cơ sở kết hợp kết quả điều tra
thực địa, kết quả nghiên cứu của các cơ quan chức năng. Các chỉ tiêu sẽ được nhân
với trọng số nhằm tìm ra giá trị tương ứng ở mỗi cấp;
Bước 5 – Đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu thành phần và phân hạng đánh giá.
Sau khi thực hiện đánh giá các tiêu chí thành phần, luận án thực hiện tổng hợp và
phân hạng các điểm DL thành 5 cấp (từ I đến V).
5.2.5. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp chuyên gia được vận dụng trong luận án nhằm đánh giá một
cách khoa học các nội dung liên quan đến sự PTDL tỉnh An Giang trong liên kết
VPC. Ý kiến của các chuyên gia tập trung vào việc đánh giá mức độ quan trọng của
các tiêu chí đánh giá điểm DL ở An Giang, thông qua AHP nhằm tìm ra mức độ ưu
tiên của các tiêu chí.
Bên cạnh đó, phiếu phỏng vấn cịn được thực hiện đối với các chuyên gia ở
cơ quan quản lí nhà nước về DL, các công ty cung ứng dịch vụ DL, công ty lữ hành,
khách sạn nhằm làm rõ hơn các phương diện liên kết về khai thác TNDL và phát
triển SPDL, liên kết trong xây dựng tuyến, chương trình DL giữa An Giang với
VPC. Trong giới hạn, luận án tập trung phỏng vấn Phịng Quản lí hoạt động DL Sở
VH – TT – DL An Giang và đại diện quản lí, điều hành 10 cơng ty cung ứng dịch
vụ DL, công ty lữ hành, 08 khách sạn, nhà hàng.
5.2.6. Phương pháp bản đồ và GIS
Phương pháp này được vận dụng xuyên suốt trong luận án, nhằm khai thác
thông tin trên hệ thống bản đồ đã được xây dựng, đồng thời sử dụng các bản đồ có
sẵn để khảo sát, định vị đối tượng địa lí có liên quan phục vụ cho công tác nghiên
cứu. Các đối tượng liên quan đến thực trạng PTDL và PTDL tỉnh An Giang trong
liên kết VPC được định vị, phân tích trên bản đồ nhằm tìm ra mối quan hệ trong hệ
thống. Trên cơ sở đó kết hợp với q trình khảo sát thực địa, luận án xác lập các nội
dung nghiên cứu liên quan.
9
Bên cạnh đó, luận án sử dụng GIS (Geographic Information System) để xây
dựng hệ thống bản đồ tỉnh An Giang và VPC thông qua phần mềm Mapinfo 15.0.
5.2.7. Phương pháp thống kê
Trong giới hạn của luận án, phương pháp này được vận dụng nhằm bước đầu
lượng hóa tác động của một số nhân tố ảnh hưởng đến liên kết giữa An Giang với
VPC. Cụ thể, luận án sử dụng phương pháp Phân tích nhân tố khám phá
(Exploratory Factor Analysis – EFA) và Hồi quy đa biến (Multiple Linear
Regression Analysis - MLRA) như sau:
Bước 1. Xác định mẫu, nhóm nhân tố (diễn đạt và mã hóa thang đo)
Với 22 nhân tố thành phần được sử dụng trong nghiên cứu (phụ lục 2.1),
tổng mẫu điều tra của luận án là 300 mẫu, đáp ứng yêu cầu về số mẫu khi sử dụng
EFA (Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), số lượng phiếu điều
tra tối thiểu phải gấp 5 lần số lượng nhân tố chỉ tiêu).
Căn cứ vào các nghiên cứu trước đây về nhân tố ảnh hưởng đến PTDL của
Mok và Lam (1996); Mirela Mazilu và Sabina Mitroi (2014); Nguyen Thi Khanh
Chi và Ha Thuc Vien (2012); Nguyễn Lan Anh (2014), Nguyễn Phương Nga
(2015), Nguyễn Hà Quỳnh Giao (2015); Nguyễn Thị Hồng Hải (2018) và trên cơ sở
thực tiễn ở An Giang, luận án đề xuất 4 nhóm biến (nhân tố) gồm 22 biến từ X1 –
X22 cụ thể: CSHT và cơng nghệ (biến X1-X3); Chính sách (X4-X9); TNDL (X10X19) và Các yếu tố bổ trợ (X20-X22) (Chi tiết phụ lục 2.3.1)
Bước 2: Phân tích EFA
Thơng qua Kiểm định Cronbach Anpha và KMO cho thấy: hệ số Cronbach’s
Alpha chung và Cronbach’s Alpha của từng thành phần >0,6 (phụ lục 2.3.2), đáp
ứng u cầu phân tích EFA (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008);
KMO = 0,796 <1 và > 0,5, phân tích nhân tố được chấp nhận với tập dữ liệu nghiên
cứu. Giá trị Eigenvalue = 1,314 ≥ 1 và trích được 5 nhân tố mang ý nghĩa tóm tắt
thơng tin tốt nhất (phụ lục 2.3.3 và 2.3.4). Tổng phương sai trích = 63,871 ≥ 50%
(phụ lục 2.3.5) cho thấy mơ hình EFA là phù hợp và đủ điều kiện thực hiện MLRA
(Gerbing & Anderson, 1988).
10
Bước 3: Phân tích hồi quy MLRA
Trên cơ sở thực hiện MLRA, kết quả tác động của các nhóm nhân tố được
thể hiện chi tiết ở phụ lục 2.3.5 - bảng Coefficientsa - giá trị hệ số hồi quy chuẩn hóa
(Standardized Coefficients Beta). Các kết quả MLRA nhằm lượng hóa tác động của
một số nhân tố tác động đến PTDL và liên kết DL dựa trên các hệ số hồi quy.
5.2.8. Phương pháp phân tích SWOT
SWOT là từ viết tắt của S - Strengths (Điểm mạnh), W - Weaknesses (Điểm
yếu), O - Opportunities (Cơ hội) và T - Threats (Thách thức). Mơ hình phân tích
SWOT được vận dụng trong luận án nhằm đánh giá tổng quan những điểm mạnh,
điểm yếu, cơ hội, thách thức của PTDL tỉnh An Giang trong liên kết VPC, trên cơ
sở đó xây dựng các chiến lược (SO: Điểm mạnh – Cơ hội; ST: Điểm mạnh – Thách
thức; WO: Điểm yếu – Cơ hội; WT: Điểm yếu – Thách thức) gắn với việc giải
quyết các vấn đề còn tồn tại trong PTDL An Giang trong liên kết với VPC.
6. Lịch sử nghiên cứu
6.1. Trên thế giới, với tư cách là ngành kinh tế quan trọng và có tác động to
lớn đối với đời sống xã hội, DL được quan tâm và nghiên cứu từ rất sớm. Sự xuất
hiện đầu tiên của DL diễn ra ở các nước phương Tây đã được ghi nhận ở cơng trình
“Hướng dẫn đường sá ở Pháp” năm 1552, “Cuộc du hành ở Pháp” năm 1589, cơng
trình “Sách tra cứu về y học, lí học và lịch sử học về Lisbenstain” năm 1610 (dẫn
theo Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hịa, 2003). Kể từ đó đến nay, DL ngày
càng khẳng định tầm quan trọng của mình đối với nền KT – XH, mở rộng khắp lãnh
thổ các quốc gia, khu vực trên thế giới. Đặc biệt, trong xu thế hợp tác, liên kết ngày
càng trở nên phổ biến trong mọi lĩnh vực của đời sống KT - XH, nghiên cứu về
PTDL trong liên kết vùng, địa phương được xem là hướng mới và có ý nghĩa thực
tiễn quan trọng.
Gắn với PTDL, các vấn đề về vai trò, tác động của DL được dẫn luận trong
nhiều cơng trình nghiên cứu. Trong các báo cáo thường niên, UNWTO đã khẳng
định tầm quan trọng của hoạt động DL đối với hệ thống kinh tế, trong đó nhấn
mạnh khía cạnh đóng góp tới 10% tổng GDP, cung cấp 1/10 tổng số việc làm, 30%
giá trị dịch vụ xuất khẩu của nền kinh tế thế giới (UNWTO, 2018), đồng thời xác
định DL là phương tiện bảo tồn giá trị văn hóa, là sinh kế giảm nghèo cho các đối
11
tượng người có thu nhập thấp, cộng đồng dân tộc ít người, là công cụ cơ bản và hiệu
quả trong việc duy trì và đảm bảo sự phát triển bền vững (UNWTO, 2015). Ở khía
cạnh xã hội, DL được xem là phương tiện để nâng cao chất lượng cuộc sống, tăng
cường khả năng giao lưu giữa các cộng đồng dân tộc từ những nền văn hóa, truyền
thống khác biệt, nâng cao yếu tố hịa bình (UNESCO, 2006). Bên cạnh đó, sự tương
tác giữa dân cư bản địa và khách DL tạo ra những ý tưởng, giá trị và động lực cho
tiến bộ xã hội (D.Omotayo Brown, 1998). DL cịn có vai trị tái tạo, bảo tồn những
giá trị văn hóa cộng đồng, ví dụ như nghệ thuật và lễ hội truyền thống (Mason,
2003). Đối với môi trường, nhằm thu hút khách DL, chất lượng môi trường cũng
được cải thiện các điểm DL. Trong bối cảnh hiện nay, sự phát triển của DL còn đối
mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng cả về tài ngun, mơi trường, kinh tế, văn
hóa (William F. Theobald, 2013).
Sự PTDL chịu tác động của nhiều nhân tố. Trong các nhân tố tác động đến
PTDL, TNDL đóng vai trò rất quan trọng. Các nghiên cứu về TNDL tập trung vào
việc phân tích phương diện tác động cụ thể của TNDL với PTDL. Điển hình là
nghiên cứu ảnh hưởng của TNDL đến việc hình thành các SPDL (Denis Tolkach &
Brian King, 2015), sự tác động của các yếu tố môi trường, tài nguyên đến hiệu quả
hoạt động DL (Choon, 2017). Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu tập trung tìm hiểu ảnh
hưởng của các nhân tố cụ thể đến sự PTDL ở các lãnh thổ khác biệt trên thế giới, cụ
thể như nghiên cứu sự tác động của khí hậu và thời tiết đối với tính mùa DL
(Amelung B, Nicholls S, Viner D, 2007); TNDL văn hóa và những vấn đề liên quan
đến DL và nghỉ dưỡng (Salih Kusluvan, Zeynep Kusluvan, Ibrahim Ilhan Lutfi
Buyruk, 2010); sự hình thành của nhiều loại hình DL dựa trên việc khai thác các
TNDL đặc trưng như loại hình DL văn hóa (Nikola Naumov, 2016)… Sự khác biệt
về phân bố TNDL khác biệt là một trong những tiền đề dẫn đến nhu cầu hợp tác,
liên kết giữa các địa phương, quốc gia và khu vực nhằm tạo ra các tuyến DL và
chuỗi cung ứng đa dạng (Cátia Jesus & Mário Franco, 2016).
Ở phương diện TCLTDL, bên cạnh việc quan tâm đến các hình thức
TCLTDL, mối liên kết các lãnh thổ DL cũng được chú trọng nghiên cứu. Hướng
nghiên cứu PTDL theo không gian, phân vùng DL tiêu biểu có N.X.Kandaxkia
(1973), B.N.Likhanov và các nhà địa lí học Xơ Viết. Nhà địa lí DL M.Buchovarop
12
(1975) đã đưa ra sơ đồ hệ thống lãnh thổ DL với 4 phân hệ có mối quan hệ qua lại
mật thiết với nhau. Khái niệm TCLTDL và vùng DL được Pirojnik (1985) đề cập
đến mối quan hệ giữa PTDL với phân bố không gian (dẫn theo Nguyễn Minh Tuệ,
2010). Các nhà địa lí phương Tây quan tâm nhiều hơn đến yếu tố sức chứa lãnh thổ
(Carrying Capacity) và không gian (Spartial) như là một chỉ tiêu quan trọng, có ảnh
hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững (A.M.O'Reilly, 1986). Để giảm tải sức
chứa vào mùa cao điểm, có thể tổ chức các tour với các lãnh thổ lân cận nhằm giãn
bớt số lượng khách tập trung quá đông (Leong Choon Chiang, 1999). Nghiên cứu
của Colin Michael Hall (2008) cũng đề xuất các yếu tố không gian trong định
hướng PTDL ở các lãnh thổ cụ thể. Các nghiên cứu trên đã dẫn luận và chứng minh
TCLTDL là yêu cầu quan trọng trong PTDL, và hướng liên kết PTDL theo không
gian trở thành một đặc điểm cơ bản gắn với TCLTDL.
Trong PTDL, nội dung liên kết, hợp tác DL giữa các vùng, quốc gia, địa
phương được quan tâm. Theo hướng nghiên cứu này, sự PTDL không bị giới hạn
trong lãnh thổ nhất định mà phát triển ra ngoài ranh giới của một địa phương, một
quốc gia, một khu vực. Stephen William (1998) trong cơng trình “Tourism
Geography” đã nhấn mạnh sự mở rộng của không gian phân bố từ những năm 50
làm thay đổi đặc điểm ngành DL ở một số quốc gia châu Âu, đưa DL trở thành một
ngành kinh tế mở và có tính liên kết cao. Mối liên kết của DL không chỉ giới hạn ở
một địa phương mà có liên quan mật thiết đến khơng gian rộng hơn. Sự PTDL theo
hướng liên kết, hợp tác trở thành một xu hướng chủ đạo ở thời kì hiện đại.
Trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, thực tiễn về PTDL
trong liên kết, hợp tác giữa các quốc gia, khu vực, địa phương rất được quan tâm và
bước đầu khẳng định tầm quan trọng của liên kết vùng đối với sự PTDL. Trong
hướng nghiên cứu này, mối quan tâm của các nhà khoa học, nhà quản lí DL là việc
chỉ rõ lợi ích của việc liên kết vùng DL, đặc biệt là trong bối cảnh tồn cầu hóa và
hội nhập kinh tế quốc tế. Trong chiến lược PTDL ở khu vực, Tove Oliver & Tim
Jenkins (2003) khẳng định vai trò quan trọng của liên kết, hội nhập DL đối với mục
tiêu bảo tồn bền vững cảnh quan. Inskeep. E (1991) và Mathildavan Niekerk (2014)
nhấn mạnh vai trò tiên phong của liên kết PTDL trong việc thực hiện các mục tiêu
phát triển bền vững. Trên thực tế, tầm quan trọng của liên kết vùng DL đã được
13
Chính phủ các quốc gia nhấn mạnh và trở thành một nội dung quan trọng trong
chiến lược, quy hoạch PTDL (G.Cazes – R.Lanquar, Y. Raynouard, 2003). Việc
liên kết DL được thực hiện trên nhiều phương diện như liên kết địa lí, bao hàm
nhiều thành phần khác nhau như biển, bờ biển hoặc vùng nội địa (UNEP, 2009),
liên kết về chính sách, quy hoạch (V.Castellani & S.Sala, 2010; Gordon Clark &
Mary Chabrel, 2007), liên kết theo không gian (Spartial), gồm liên kết theo chiều
đứng (Vertical) và chiều ngang (Horizontal)... Sự liên kết DL bắt đầu diễn ra không
chỉ giới hạn trong khơng gian của một quốc gia mà cịn trên nhiều vùng, lãnh thổ
thế giới, dẫn đến sự ra đời của các tổ chức liên kết như tổ chức liên kết, hợp tác DL
châu Á Thái Bình Dương… Xu thế liên kết đang trở nên phổ biến bởi những lợi ích
mà nó mang lại cho sự phát triển của DL quốc gia, vùng, địa phương. Liên kết lúc
này trở thành một đặc tính khơng thể thiếu trong PTDL tồn cầu và khu vực.
6.2. Ở Việt Nam, gắn với sự mở rộng của ngành DL từ những năm 90 của
thế kỉ XX, các nghiên cứu về PTDL được quan tâm cả về lí luận và thực tiễn, từ
phương diện ngành như vai trò, đặc điểm, nhân tố ảnh hưởng đến PTDL…, cho đến
phương diện TCLTDL. Bên cạnh đó, vấn đề về liên kết vùng trong PTDL bước đầu
được tiếp cận.
Ở góc độ ngành, DL được xác định như một ngành kinh tế quan trọng, đóng
góp lớn vào GDP, mang lại nguồn ngoại tệ lớn, phục hồi sức khỏe, giữ gìn bảo tồn
bản sắc văn hóa, xóa đói giảm nghèo, có tác dụng kích thích việc bảo vệ mơi trường
xung quanh (Lê Thơng, Nguyễn Minh Tuệ, 1998; Nguyễn Minh Tuệ và cộng sự,
2010). Trong cơng trình “Địa lí DL – Cơ sở lí luận và thực tiễn phát triển ở Việt
Nam”, nhóm tác giả Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Đình Hịa và cộng sự (2017) đã nhấn
mạnh tác động của DL khơng chỉ bó hẹp trong phạm vi kinh tế hay xã hội mà còn
bao gồm những tác động đến lĩnh vực dịch vụ, thái độ của cộng đồng... Trần Đức
Thanh (2017) xác định DL như là một phương thức liên kết hiệu quả giữa các ngành
kinh tế. Vai trò và tầm quan trọng của DL trong giai đoạn hiện nay đã được Bộ
Chính trị nhấn mạnh như “ngành kinh tế mũi nhọn” (Ban Chấp hành Trung ương,
2017). Với tầm quan trọng này, sự PTDL diễn ra rộng khắp trên bình diện cả nước,
vùng và địa phương và được nghiên cứu cụ thể trong nhiều cơng trình của nhiều tác
giả (Đỗ Quốc Thơng, 2004; Mai Thị Ánh Tuyết, 2007; Nguyễn Duy Mậu, 2012;
14
Nguyễn Lan Anh, 2014; Nguyễn Phương Nga, 2016). Bên cạnh đó, một số nghiên
cứu tập trung vào các yếu tố, nội dung cụ thể liên quan đến PTDL như yếu tố về thị
trường DL (Nguyễn Văn Lưu, 1998; Nguyễn Quỳnh Nga, 2001; Trần Thị Minh Hịa,
2006); loại hình DL (Trần Thị Tuyết Mai, 2005; Phạm Xuân Hậu, Trịnh Văn Anh,
2012).
Sự PTDL chịu tác động của nhiều nhân tố, bao gồm TNDL, yếu tố KT - XH
và chính trị, CSHT và CSVCKT DL (Nguyễn Minh Tuệ và cộng sự, 2010). Trong
các nhân tố trên, TNDL được quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ. Các vấn đề
về lí luận về vai trò, đặc điểm, phân loại TNDL được đề cập trong nhiều nghiên cứu
của nhiều tác giả như Phạm Trung Lương (2000); Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Đình Hịa
và cộng sự (2017); Trần Đức Thanh (2017). Hướng tiếp cận khai thác TNDL ở các
địa bàn lân cận bước đầu được chú trọng. Theo hướng nghiên cứu này, để PTDL đa
dạng và có hiệu quả, việc PTDL địa phương gắn với khai thác TNDL VPC được
xem như một hướng đi phù hợp, tạo điều kiện để xây dựng đa dạng chuỗi SPDL
(Đỗ Quốc Thông, 2004), hạn chế sự trùng lặp tài nguyên và SPDL (Nguyễn Lan
Anh, 2014), đồng thời tạo điều kiện cho việc hội nhập DL (Nguyễn Phương Nga,
2015). Trong việc khai thác TNDL, bên cạnh các định hướng khai thác cụ thể đối
với từng nhóm TNDL như TNDL tự nhiên (Nguyễn Minh Tuệ, 1992; Đặng Duy
Lợi, 1992; Lê Văn Tin, 1999), TNDL nhân văn (Nguyễn Minh Tuệ, 1993), nhiều
nghiên cứu đã xác lập các chỉ tiêu đánh giá mức độ khai thác TNDL, như độ hấp
dẫn, thời gian hoạt động DL, sức chứa khách DL, độ bền vững của môi trường, vị
trí của địa điểm DL, CSHT, CSVCKT DL và hiệu quả kinh tế (Đặng Duy Lợi, Trần
Văn Thắng, 1994; Nguyễn Thế Chinh, 1995; Hồ Cơng Dũng, 1996) tính liên kết
(Nguyễn Hà Quỳnh Giao, 2015). Theo dịng lí luận mới, TNDL ở một địa phương
có thể được bổ sung, đa dạng và hấp dẫn nhờ vào liên kết khai thác TNDL của các
địa phương lân cận, tiến tới xây dựng SPDL đặc thù toàn khu vực liên kết (Nguyễn
Lan Anh, 2015; Nguyễn Phương Nga, 2015). Việc xây dựng các cơ sở khoa học cho
việc khai thác và phát triển các loại hình DL dựa trên các yếu tố tài nguyên cũng
được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, điển hình là loại hình DL sinh thái (Nguyễn
Thị Sơn, 2000; Phạm Xuân Hậu, 2000; Phạm Trung Lương, 2002; Trịnh Quang
Hảo, 2002), DL làng nghề (Phạm Xuân Hậu, Trịnh Văn Anh, 2012)..
15
Bên cạnh yếu tố ngành, TCLTDL là một nội dung quan trọng được nhiều
nhà địa lí học tiếp cận. Điển hình là các cơng trình “TCLTDL” của tác giả Lê
Thơng, Nguyễn Minh Tuệ (1998), đề tài “TCLTDL Việt Nam” của tác giả Vũ Tuấn
Cảnh (chủ nhiệm, 1999) nhấn mạnh những quan điểm về TCLTDL, đồng thời đánh
giá một cách tổng quan các nhân tố ảnh hưởng và một số hình thức TCLTDL cơ
bản ở Việt Nam. Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Đình Hịa và cộng sự (2017) đã xác lập các
yếu tố chi phối đến sự PTDL, phân tích hệ thống chỉ tiêu phân vị trong đánh giá các
hình thức TCLTDL ở Việt Nam, sắp xếp lại các vùng DL theo quy hoạch tổng thể
PTDL của Bộ VH - TT - DL. Nhiều cơng trình của các tác giả chú trọng đến hướng
TCLTDL ở các địa bàn có sự tương đồng về tài ngun và vị trí, từ đó tạo ra sự kết
nối các lãnh thổ với mục tiêu đem lại hiệu quả cao nhất (Nguyễn Tưởng, 1999;
Trương Phước Minh, 2003; Đỗ Quốc Thông, 2004,); hoặc xác định các tuyến, điểm
ở các lãnh thổ cụ thể (Nguyễn Thế Chinh, 1995; Hồ Công Dũng, 1996; Đào Ngọc
Cảnh, 2003; Nguyễn Văn Anh, 2018).
Vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan đến liên kết vùng trong PTDL ở nước ta
bước đầu được chú trọng. Việc liên kết DL giữa các lãnh thổ được quan tâm đặc
biệt ở khía cạnh quy hoạch DL. Trong Quy hoạch tổng thể PTDL đến năm 2020 tầm
nhìn 2030 nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng các tuyến, điểm liên kết
giữa các địa phương thuận lợi về nguồn tài nguyên và vị trí địa lí, làm cơ sở cho
việc hình thành các điểm tuyến liên tỉnh, liên vùng và liên quốc gia, với mục tiêu
khai thác một cách tối ưu lợi thế so sánh về SPDL, đa dạng hóa các loại hình DL
(Bộ VH – TT - DL, 2013). Chiến lược phát triển SPDL Việt Nam đến năm 2025,
định hướng đến năm 2030 tiếp tục chỉ rõ “Liên kết tạo SPDL vùng, liên kết theo
loại hình chuyên đề; liên kết khu vực gắn với các hành lang kinh tế; liên kết giữa
DL với các ngành hàng không, đường sắt, tàu biển để tạo sản phẩm đa dạng (TCDL,
2016). Quy hoạch tổng thể “PTDL vùng ĐBSCL đến năm 2030" và Đề án “Phát
triển SPDL đặc thù vùng ĐBSCL” nhấn mạnh tính cấp thiết của việc xây dựng
SPDL mang tính liên kết trong các tỉnh nội vùng ĐBSCL với mục tiêu “Khai thác
và phát huy các tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương và tồn vùng góp phần
thúc đẩy tăng trưởng DL nhanh và phát triển bền vững; tạo lập khơng gian DL
thống nhất tồn vùng để cùng phát triển, tăng khả năng cạnh tranh trong bối cảnh