Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Chính sách an sinh xã hội ứng phó với đại dịch C0VID 19 trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (569.6 KB, 5 trang )

CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI ỬNG PHĨ
VỚI ĐẠI DỊCH COVID-19 TRÊN THẾ GIỚI VÀ
BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐÔI VỚI VIỆT NAM
NGÓ THỊ NGỌC ANH
*

An sinh xã hội được coi là (õng cụ quan trọng để bảo đảm quá trình phục hồi kinh tế trong và sau
đại dịch COVID-19. Thực hiện an sinh xã hội ở nước ta hiện nay đang tập trung vào những giải pháp
ngắn hạn, chưa thích ứng lâu dài với điều kiện sau đại dịch và đặc thù của quốc gia. Bài viết làm rõ
thêm những chính sách an sinh xã hội trên thế giới đã được thực hiện để ứng phó với đại dịch và gợi
ý chính sách đối với an sinh xã hội ở Việt Nam nhằm hướng đến phát triển bền vững sau đại dịch.
Từ khóa: an sinh xã hội, đại dịch COVID-19, khủng hoảng kinh tế.

Social security policy has been considered as a vital tool to ensure economic recovery during and
after the COVID-19 pandemic. Social security practices in Vietnam recently have focused on short­
term solutions, instead ofpaying attention to long-term adaption to post-pandemic conditions and
the characteristics of the country. This paper contributes to clarifying social security policies in
response to the pandemic in the world and proposes some policy recommendations for a sustainable
social security system in Vietnam after the pandemic.
Keywords: social security, COVID-19 pandemic, economic crisis.

Ngày nhận: 6/2/2022

Ngày đánh giá, phản biện: 20/2/2022

1. Các vấn đề an sinh xã hội dưới tác động của đại dịch

COVID-19

Đại dịch COVID-19 gây ra suy thoái kinh tế
toàn cầu, bắt đầu từ những tuần đầu tiên của


năm 2020. Các vấn đề xã hội nảy sinh trong
đại dịch phổ biến như suy giảm sức khỏe và
chất lượng cuộc sống của người dân; việc làm,
thu nhập; đói nghèo và bất bình đẳng xã hội.
Việc giãn cách xã hội để hạn chế sự lây lan của
virus corona đã tác động đến tâm lý của người
dân, làm gia tăng xu hướng sợ hãi, bạo lực gia
đình, tự tử và các vấn đề về rối loạn hành vi
do bị hạn chế các giao tiếp xã hội.
Suy giảm việc làm và thu nhập là hai vấn
đề an sinh xã hội nan giải nhất đối với nền
kinh tế của các guốc gia trong và sau đại dịch
COVID-19. Ở các nước châu Âu, tỷ lệ thất
nghiệp của lực lượng lao động trong giai đoạn
2019-2020 trung bình là 7,4%, nhóm lao
* TS Ngơ Thị Ngọc Anh, Viện Kinh tế, Học viện Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh

Ngày duyệt đăng: 15/3/2022

động trẻ (từ 15-24 tuổi) thất nghiệp ở mức
cao gần 17%, đặt ra những áp lực mạnh đối
với hệ thống an sinh xã hội (ASXH) (Baptista
và cộng sự 2021). Tinh trạng phố biến ở các
guốc gia là sự gia tăng thất nghiệp do ảnh
hưởng của COVID-19, mặc dù các chính phủ
đã nỗ lực để duy trì việc làm (ILO, 2021) Báo
cáo ASXH thế giới 2020-2022 do ILO (2021)
thực hiện đã chỉ rõ: đại dịch COVID-19 làm
sâu sắc hơn tình trạng đói nghèo và bất bình

đẳng xã hội; mở rộng chênh lệch về thu nhập
và tiếp cận các dịch vụ xã hội cần thiết giữa
các nhóm người khác nhau, giữa các guốc
gia khác nhau. Trên toàn thế giới, hiện chỉ
có khoảng 47% dân số được bảo vệ hiệu guả
bởi loại hình trợ cấp về ASXH, khống 53%
hồn tồn không được bảo đảm an ninh thu
nhập từ các hệ thống ASXH guốc gia. Sự ứng
phó với đại dịch khơng đồng đều và không
đầy đủ giữa các vùng, các guốc gia đã làm
tăng thêm khoảng cách giữa các guốc gia có

SỐ 43 (3-2022) I TẠP CHÍ KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ I

43


TH ực TÊ-KINH NGHIỆM
___ •__________ ________•________

thu nhập cao và những quốc gia có thu nhập
thấp; nhũng nhóm nguời yếu thế nhu nguời
cao tuổi, trẻ em, người tàn tật, thất nghiệp,
ốm đau, thai sản... gặp khó khăn hơn nhiều
trong đại dịch (Eurofound, 2021); và nhiều
nhóm dân cư khơng được bảo đảm về ASXH
hoặc chỉ được bảo đảm ở mức không đầy đủ
(ILO, 2021). Có thể thấy, đại dịch COVID-19
đã đặt rất nhiều áp lực về thu nhập cho các hộ
gia đình và áp lực thực hiện ASXH đối với các

quốc gia trên thế giới.
Tại Việt Nam, sự bùng phát COVID-19 đã
phá vỡ đáng kể thị trường lao động, gây ra sự
suy giảm việc làm tổng thể, tỷ lệ thất nghiệp
gia tăng, trong đó tỷ lệ thất nghiệp của nữ cao
gấp đơi tỷ lệ thất nghiệp của nam giới. Hàng
triệu công nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng,
đặc biệt là lao động phổ thông, thu nhập
thấp và không thường xuyên (Worldbank,
2021). Dịch COVID-19 cũng gây ra tác động
đến các đối tượng dễ bị tổn thương khác như
đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo và hộ cận
nghèo (Hoang Viet Lam, 2021), tạo áp lực rất
lớn đến hệ thống ASXH quốc gia và việc hồn
thiện các chính sách ASXH phù hợp trong
điều kiện ảnh hưởng của đại dịch.
2. Chính sách an sinh xã hội thế giới ứng phó với đại

dịdiCOVID-19

Giải quyết những vấn đề về xã hội xuất
hiện trong và sau đại dịch, các quốc gia tập
trung vào giải quyết các vấn đề lớn về ASXH
cho người dân như chăm sóc y tế, các chính
sách về hỗ trợ/trợ cấp thu nhập; mở rộng
mạng lưới bảo hiểm xã hội, hỗ trợ việc làm và
các chính sách trợ giúp xã hội khác (Béland và
cộng sự, 2021).
Thực tế triển khai các chính sách ASXH
của các quốc gia trên thế giới cho thấy sự

khác nhau rất rõ rệt trong phương thức thực
hiện, cơng cụ chính sách và đối tượng tác
động của chính sách. Hội đồng châu Âu xác
định các lĩnh vực ưu tiên trong chính sách

44

ASXH là giảm bất bình đẳng, bảo vệ tiền
lương cơng bằng, chống lại sự loại trừ xã hội
và giải quyết đói nghèo, loại bỏ các rủi ro cho
các nhóm dân cư dễ bị tổn thương. Các quốc
gia thành viên của EU sử dụng hệ thống bảo
vệ và hòa nhập xã hội kết hợp với những
chính sách cơng ứng phó với đại dịch như
chính sách kích thích kinh tế vĩ mơ, các biện
pháp giúp duy trì việc làm, thu nhập... Sự
kết hợp này, theo đánh giá của các chuyên
gia kinh tế là đã thành công trong hạn chế
thất nghiệp và các hậu quả xã hội của đại
dịch (Baptista và cộng sự, 2021). Các biện
pháp được các quốc gia châu Âu sử dụng
trong đại dịch gồm các biện pháp hỗ trợ quốc
gia đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe và
thúc đẩy hợp tác trong phát triển vắcxin, gói
hỗ trợ tài chính để giảm thiểu tác động của
đại dịch đối với người dân và doanh nghiệp
(European Commission, 2021).
Trong đại dịch, các quốc gia châu Âu đã
mở rộng hoặc nhân rộng các chương trình
bảo trợ xã hội và hịa nhập xã hội hiện có

(ví dụ, chương trình trợ cấp ốm đau, chương
trình làm việc ngắn hạn, trợ cấp thất nghiệp,
lương hưu, thu nhập tối thiểu, cho phép
cha mẹ nghỉ làm để chăm sóc con cái trong
thời gian đóng cửa các cơ sở dành cho trẻ
em, cũng như cung cấp dịch vụ chăm sóc
dài hạn), đồng thời nới lỏng các điều kiện để
nhiều người được tiếp cận hỗ trợ hơn. Trong
khi sử dụng các địn bẩy chính sách nổi
tiếng, các quốc gia này cũng đưa ra một loạt
biện pháp khẩn cấp mới, sáng tạo như thiết
lập các quỹ khẩn cấp hỗ trợ lao động tự do;
miễn, giảm hoặc hỗn các khoản đóng góp
xã hội cho các doanh nghiệp; các biện pháp
hỗ trợ các nhóm dễ bị tổn thương trước đây
chưa được bảo hiểm và để hỗ trợ tác động
kinh tế và xã hội của đại dịch một cách tổng
thể hơn (European Commission, 2021).
Mặc dù được thực hiện dưới nhiều hình
thức khác nhau và với các mức độ hào phóng

I TẠP CHÍ KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ I số 43 (3-2022)


khác nhau, song các chính sách xã hội được
các quốc gia trên khắp châu Âu áp dụng là
để quản lý khủng hoảng và bảo đảm hành
động nhanh chóng giúp giảm thiểu tác động
của đại dịch (Béland và cộng sự 2021). Nhìn
chung, các chính sách này đều tập trung vào

những vấn đề ngắn hạn, tác động ngắn hạn,
tức thì của hệ thống ASXH và chính sách
ASXH ứng phó với đại dịch COVID-19; vẫn
cịn thiếu vắng các chính sách dài hạn để duy
trì, chuyển đổi hệ thống ASXH thích ứng với
những điều kiện mới sau khi đại dịch được
kiểm soát.
Thực tiễn thực hiện chính sách ASXH tại
các quốc gia châu Á trong đại dịch COVID-19
cho thấy phản ứng của các chính phủ trong khu
vực này có tính chủ động, thận trọng và bền
bỉ hơn so với các quốc gia châu Âu (Anttiroiko,
2021). Sự khác biệt về điều kiện kinh tế và đa
dạng về văn hóa của các nước trong khu vực
châu Á dẫn đến những chính sách an sinh và
hiệu quả thực hiện các chính sách an sinh của
các quốc gia là khác nhau. Chính phủ Trung
Quốc tập trung nguồn lực bù đắp những lỗ
hổng của hệ thống bảo hiểm y tế và ASXH
đối với những lao động bị mất việc, tập trung
trong hệ thống thuộc sở hữu nhà nước và các
tập đồn tư nhân lớn; hỗ trợ điều trị miễn phí
cho bệnh nhân COVID-19 (Greer et al., 2021).
Sự hợp tác của nhà nước Trung Quốc và các
tổ chức phúc lợi xã hội trung gian đã đóng vai
trị quan trọng trong cung cấp lợi ích tiền mặt,
hiện vật và dịch vụ xã hội. Lần đầu tiên, chính
sách xã hội ở Trung Quốc đóng vai trị là nhân
tố chính để đối phó với những kết quả tiêu cực
của đại dịch.

Trong khi đó, Chính phủ Hàn Quốc kết hợp
giữa chính sách về sức khỏe cộng đồng và các
chính sách kinh tế - xã hội dựa trên hệ thống
hạ tầng y tế công cộng hiện có. Cùng với tính
minh bạch, kịp thời về thơng tin dịch bệnh và
chính sách giãn cách xã hội phù hợp đã tạo
ra những thành cơng trong ứng phó với đại

dịch. Chính phủ Nhật Bản cũng kết hợp các
chính sách an sinh truyền thống như trợ cấp
xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bồi thường nghỉ
việc do sức khoẻ theo quy định của hệ thống
luật pháp có sẵn, cùng với các gói hỗ trợ xã
hội cho những người bị nhiễm COVID-19, các
khoản hỗn, miễn trừ đóng góp ASXH, thuế
hoặc cung cấp các khoản vay lãi suất thấp cho
các doanh nghiệp để duy trì hoạt động kinh
doanh. Sự kết hợp này đã giúp Nhật Bản ứng
phó hiệu quả với đại dịch.
Nhìn chung, thực hiện các chính sách
ASXH tại các quốc gia châu Á cũng chỉ ra kết
luận chung giống như trường hợp của các
nước châu Âu, đó là vai trị quan trọng của hệ
thống an sinh và các chính sách ASXH trong
chống dịch và chấm dứt dịch bệnh ở các quốc
gia (Greer và cộng sự, 2021).
Tuy nhiên, hệ thống ASXH của các quốc
gia vẫn còn rất nhiều lỗ hổng, bộc lộ rõ hơn
trong đại dịch COVID-19 như diện bao phủ
ASXH chưa cao, số lượng và phạm vi của các

chế độ ASXH và mức hưởng của các chế độ
ASXH ở các quốc gia còn hạn chế, đặc biệt đối
với các quốc gia có thu nhập thấp hoặc thu
nhập trung bình (ILO, 2021). Các vấn đề về
ASXH mà các quốc gia cần tiếp tục thực hiện
và hoàn thiện gồm: tiếp tục ưu tiên chi tiêu
cho ASXH để giảm bớt tình trạng nghèo đói
và bất bình đẳng; tăng độ bao phủ về phạm vi
và các chế độ ASXH cùng với mức hưởng đối
với người dân ở tất cả các quốc gia; lựa chọn
định hướng phát triển cho hệ thống ASXH
của quốc gia để thích ứng với điều kiện mới
sau đại dịch (ILO, 2021).
ì. Những bài học nít ra

Việc thực hiện chính sách ASXH ở Việt
Nam sau đại dịch COVID-19 cần lưu ý tới
những bài học kinh nghiệm sau:
Một là, các chính sách phát triển kinh tế
- xã hội nói chung và chính sách ASXH cần
chú ý đến trọng tâm giải quyết vấn đề về bất

SỐ 43 (3-2022) I TẠP CHÍ KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ I

45


THựC TÉ -KINH NGHIỆM
___ •______________ _ __ •________
bình đẳng giữa các nhóm người khác nhau ở

các ngành nghề khác nhau, các vùng địa lý
khác nhau.
Báo cáo của UN (2020) chỉ rõ, từ nay
đến năm 2030, do ảnh hưởng của đại dịch
COVID-19, xu hướng chủ đạo là sự gia tăng
tình trạng nghèo và cực nghèo dưới các hình
thức khác nhau, nhất là ở các quốc gia có thu
nhập thấp. Tác động của đại dịch lên các quốc
gia là khác nhau, do vậy mức độ gia tăng tình
trạng nghèo và cực nghèo cũng khác nhau,
hay nói cách khác mức độ bất bình đẳng sẽ
gia tăng sau đại dịch. COVID-19 đã làm nổi
bật nhiều khía cạnh của bất bình đẳng ngồi
kinh tế như bất bình đẳng về xã hội, giới,
chính trị, văn hóa, không gian, môi trường
và tri thức. Đại dịch đã khoét sâu hơn sự bất
bình đẳng giữa các nhóm người khác nhau ở
các ngành nghề khác nhau, các vùng địa lý
khác nhau và các quốc gia khác nhau. Chính
vì vậy, để bảo đảm phục hồi và phát triển
bền vững sau đại dịch, chính sách ASXH
nói riêng và các chính sách phát triển kinh
tế - xã hội nói chung cần đặt trong tâm giải
quyết những nội dung này.
Hai là, tiếp cận xây dựng hệ thống ASXH
bao phủ toàn dân và bảo đảm quyền tiếp cận
an sinh cho mọi người sẽ là xu hướng chủ đạo
trong quá trình phát triển lấy con người làm
trung tâm và tiến tới công bằng xã hội.
ILO (2021) đã nhấn mạnh đây là nhiệm

vụ ưu tiên đối với ASXH thời gian tới để thực
hiện thành cơng Chương trình nghị sự về
phát triển bền vững đến năm 2030. Xây dựng
và duy trì tồn diện các tầng bảo vệ ASXH và
xác định rõ các bảo đảm xã hội cơ bản thống
nhất ở cấp quốc gia để tất cả những người
có nhu cầu đều có thể tiếp cận được, nhất
là trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và bảo
đảm thu nhập cơ bản, nhằm hạn chế bất bình
đẳng nảy sinh dưới tác động của đại dịch, cần
mở rộng phạm vi bảo hiểm đến những nhóm
người mới bị rơi vào tình trạng nghèo đói vì

46

đại dịch, các nhóm dễ bị tổn thương mới xuất
hiện trong đại dịch mà không được bảo đảm
bởi hệ thống an sinh hiện tại.
Thứ ba, hầu hết các quốc gia trên thế giới
đều thực hiện giải pháp hỗ trợ thu nhập thơng
qua các lợi ích ngắn hạn, một lần để ứng phó
với đại dịch.
Trong giai đoạn đầu của đại dịch, ASXH
đón vai trị quan trọng trong giảm thiểu
những giảm sút hoặc mất mát thu nhập và
bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương nhất để
đáp ứng nhu cầu tiền mặt và vật chất tức thời
của họ. Các khoản trợ cấp tạm thời như trợ
cấp ốm đau, trợ cấp thất nghiệp và mở rộng
diện trợ cấp thất nghiệp, tăng mức trợ cấp

thất nghiệp, các quy định về nghỉ chăm sóc
trẻ em khi các trường học đóng cửa V.V.. là
những biện pháp cụ thể đã được các quốc gia
trên thế giới áp dụng để hỗ trợ người lao động
ứng phó với đại dịch COVID-19, đặc biệt là
nhóm lao động trong khu vực phi chính thức,
lao động nhập cư, nhóm dân cư không được
bảo vệ đầy đủ bởi hệ thống ASXH chính thức.
Bốn là, thực hiện giãn, hỗn đóng góp các
khoản về ASXH đối với doanh nghiệp.
Việc cắt, giảm các khoản đóng góp về
ASXH đối với doanh nghiệp sẽ giúp đáp ứng
nhu cầu thanh khoản tức thời của doanh
nghiệp để tiếp tục duy trì sản xuất, kinh
doanh, tạo việc làm và thu nhập cho người
lao động trong đại dịch. Tuy nhiên, nhiều
chuyên gia đánh giá giải pháp này ảnh hưởng
trực tiếp đến tài chính của các chương trình
ASXH mà các chính phủ đang thực hiện,
khiến ngân sách nhà nước phải chuyển sang
bù đắp cho các quỹ ASXH, gây ra tình trạng
thâm hụt ngân sách trầm trọng và phải bù
đắp bằng các khản nợ. Vì vậy, các chuyên gia
khuyến cáo cần nghiên cứu và đánh giá đúng
mức tác động dài hạn của biện pháp này và
có các giải pháp cụ thể để thu hồi chi phí
trong tương lai, trong sự đồng thuận của các
bên liên quan.

I TẠP CHÍ KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ I SỐ 43 (3-2022)



Năm là, thực hiện hỗ trợ chăm sóc Y tế đối
với bệnh nhân COVID-19. Giải pháp này nhấn
mạnh đến việc duy trì khả năng tiếp cận dịch
vụ chăm sóc y tế, trong đó có tiêm chủng và
xét nghiệm, điều trị COVID-19 trong đại dịch

và các bệnh hậu COVID-19. Các quốc gia thực
hiện giải pháp này ở các mức độ khác nhau,
tuy thuộc vào hệ thống y tế và khả năng tài
chính mỗi nuớc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Anttiroiko, A. V (2021). Successful government re­
sponses to the pandemic: Contextualizing national and
urban responses to the COVID-19 outbreak in oast and
west. International Journal of E-Planning liesearch
(IJEPR), 10(2), 1-17.
2. Baptista, I., Marlier, E; Spasova, s., Pena-Casas,
R„ Fronteddu, B„ Ghailani, D„ ... & Regazzoni, P: So­
cial protection and inclusion policy responses to the
COVID-19 crisis. An analysis ofpolicies in, 35, 2021..
3. Béland, D„ Cantillon, B„ Hick, R„ & Moreira, A.
(2021). Social policy in the face of a global pandemic:
Policy responses to the CO VID-19 crisis. Social Policy &
Administration, 55(2), 249-260.
4. Eurofound (2021), COVID-19: Implications for em­
ployment and working life, Luxembourg: Publications

Office of the European Union.
5. European Commission (2021), The European Pillar
of Social Rights Action Plan />
files/european-pillar-social-rights-action-plan_en
6. Greer, s. L„ King, E., Massard da Fonseca, E„ & Per­
alta-Santos, A. (2021). Coronavirus politics: The com­
parative politics and policy of COVID-19, p. 663. Uni­
versity ofMichigan Press.
7. Hoang Viet Lam (2021), L. Social Security Pol­
icy in Response to the Pandemic COVID-19: A
Case Study from Vietnam. Journal of Applied So­
cial
Science,
/>full/10.1177/19367244211026912.
8. ILO (2021), World social protection Report 2020-22.
9. United Nations (2020), COVID-19 Response, Spe­
cial Report COVID-19. en.pdf
10. World Bank (2021), The Labor Market and the
COVID-19 Outbreak in Vietnam: Impacts and Lessons
Learned for Social Protection. World Bank.

SỐ 43 (3-2022) I TẠP CHÍ KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ I

47



×