Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tieu luan QLNN ve kinh te VAI TRÒ và CHỨC NĂNG QUẢN lý NHÀ nước về KINH tế” LIÊN hệ THỰC TIỄN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.78 KB, 17 trang )

MỞ ĐẦU
Vấn đề đặt ra là, nếu thị trường và hệ thống thị trường là hiệu quả thì sao
Nhà nước vẫn phải can thiệp vào các hoạt động của nó? Tại sao khơng thực hiện
một chính sách để tư nhân được hoàn toàn tự do kinh doanh? Trả lời vấn đề này,
có thể khẳng định rằng, Nhà nước khơng thể thay thế cho thị trường nhưng nó
có thể tác động một cách có hiệu quả đến mọi hoạt động của nền kinh tế thị
trường.
Để trả lời câu hỏi trên em chọn để tài: “Vai trò và chức năng quản lý
Nhà nước về kinh tế” liên hệ thực tiến làm đề tài tiểu luận của mình cho mơn
học Quản lý Nhà nước về kinh tế.
Lịch sử đã chứng minh rằng, các nền kinh tế thị trường thành công nhất
đều không thể phát triển một cách tự phát nếu thiếu sự can thiệp và hỗ trợ của
Nhà nước. Các nền kinh tế thị trường nguyên thuỷ dựa trên cơ sở sản xuất và
trao đổi giản đơn có thể hoạt động một cách có hiệu quả mà khơng cần sự can
thiệp của Nhà nước. Tuy nhiên, vì nền kinh tế tăng trưởng dưới tác động bên
ngoài ngày một phức tạp nên sự can thiệp của Nhà nước xuất hiện như một tất
yếu cho sự hoạt động có hiệu quả của nền kinh tế thị trường. Trong các nền kinh
tế thị trường đã phát triển, Nhà nước có 3 chức năng kinh tế rõ rệt là: can thiệp,
quản lý và điều hoà phúc lợi. Mặc dù cịn có những hạn chế nhất định, song sự
điều tiết của Nhà nước vẫn là một trong các hoạt động của nền kinh tế thị
trường. Theo đó, thị trường tự do với đúng nghĩa của nó khơng thể tồn tại, ngoại
trừ trong các lý thuyết kinh tế.
Tuy nhiên, khi khẳng định sự cần thiết phải có sự can thiệp của Nhà nước
thì cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng tới cái được - cái mất của sự can thiệp ấy. Cách
giải quyết không phải là bỏ mặc thị trường, mà phải là nâng cao hiệu quả của sự
can thiệp đó. Nhà nước có một vai trị chính đáng và thường xuyên trong các
nền kinh tế hiện đại. Vai trò đó của Nhà nước đặc biệt thể hiện rõ rệt ở việc xác
định "các quy tắc trò chơi" để can thiệp vào những khu vực cần có sự lựa chọn,


thể hiện những khuyết tật của thị trường, để đảm bảo tính chỉnh thể của nền kinh


tế và để cung cấp những dịch vụ phúc lợi.

2


NỘI DUNG CỦA BÀI
I. KHÁI NIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
Quản lý Nhà nước về kinh tế là sự tác động có tổ chức và bằng pháp
quyền của Nhà nước lên nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhất
các nguồn lực kinh tế trong và ngồi nước, các cơ hội có thể có, để đạt được các
mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đặt ra trong điều kiện hội nhập và mở rộng
giao lưu quốc tế.
Theo nghĩa rộng , quản lý nhà nước về kinh tế được thực hiện thông qua
cả ba loại cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp của Nhà nước.
Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước về kinh tế được hiểu như hoạt động
quản lý có tính chất Nhà nước nhằm điều hành nền kinh tế, được thực hiện bởi
cơ quan hành pháp (Chính phủ).

II. VAI TRỊ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TRONG
QUÁ TRÌNH CHUYỂN SANG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG
1. Vai trò quản lý nhà nước về kinh tế qua các giai doạn lịch sử
Nhà nước là một phạm trù lịch sử nó ra đời trong điều kiện xã hội có phân
chia giai cấp và đấu tranh giai cấp, nó là cơng cụ quyền lực của giai cấp thống trị
để quản lý xã hội, phục vụ lợi ích giai cấp thống trị.
Ngay từ khi nhà nước mới ra đời dã thực hiện vai trò và chức năng quản
lý, lúc đầu là quản lý xã hội, quản lý hành chính, bảo đảm trật tự trị an, dần dần
mở rộng đảm nhận cả lĩnh vực quản lý kinh tế. Cùng với sự phát triển về quy mơ
và trình độ của nền kinh tế, vai trò quản lý kinh tế của nhà nước ngày càng tăng
lên và chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động quản lý của Nhà nước. Tuy
nhiên, vai trò quản lý nhà nước về kinh tế cũng luôn luôn biến đổi tùy theo chế

độ chính trị, yêu cầu và xu hướng phát triển kinh tế của từng quốc gia trong từng
giai đoạn lịch sử khác nhau.

3


Dưới chế độ phong kiến, khi nền kinh tế chưa phát triển thì nhà nước thực
hiện vai trị quản lý kinh tế ở phạm vi hẹp, chủ yếu quản lý điền địa, thu thuế,
xây dựng kết cấu hạ tầng như tổ chức đào mương, đắp đập, làm đường sá... Khi
chủ nghĩa tư bản ra đời, yêu cầu và trình độ phát triển kinh tế ngày càng tăng
lên, đòi hỏi nhà nước phải can thiệp mạnh và sâu vào nền kinh tế, thực hiện
những chính sách chặt chẽ và ngặt nghèo với vai trò “bà đỡ” cho kinh tế thị
trường ra đời. Khi kinh tế thị trường đã ra đời, cơ chế thị trường đã vận hành
đồng bộ, đòi hỏi tự do cạnh tranh càng tăng lên và giảm bớt sự can thiệp của
Nhà nước vào hoạt động kinh tế. Nhưng tự do cạnh tranh không phải là liều
thuốc vạn năng của nền kinh tế thị trường dưới chủ nghĩa tư bản. Nó vừa kích
thích hoạt động kinh tế phát triển năng động, nhưng cũng dẫn tới độc quyền,
khủng hoảng kinh tế, phân hóa giàu - nghèo q mức, ơ nhiễm mơi trường
nghiêm trọng, do đó lại địi hỏi bàn tay can thiệp của Nhà nước. Như vậy là
ngay trong chủ nghĩa tư bản, ở các quốc gia khác nhau và ở các giai đoạn phát
triển khác nhau, vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước cũng khác nhau, tương
quan với sự vận động của cơ chế thị trường. ngày nay, người ta đều nhận thức
rằng, vai trò quản lý nhà nước về kinh tế ở các quốc gia ngày càng tăng lên.
Ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, do yêu cầu xây dựng nền kinh tế
theo chế độ cơng hữu, phi hàng hóa và được quản lý theo cơ chế kế hoạch hóa
tập trung nên nhà nước xã hội chủ nghĩa đã đảm nhiệm vai trò quản lý tuyệt đối
toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội, nắm và chi phối toàn bộ hoạt động kinh tế của
đất nước. Với cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung, nhà nước của các nước xã
hội chủ nghĩa đã thực hiện được những mục tiêu kinh tế và chính trị - xã hội
quan trọng, thể hiện được tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội trên nhiều mặt. Tuy

nhiên, với cơ cấu kinh tế công hữu, phi hàng hóa và cơ chế quản lý tập trung cao
độ cũng bộc lộ nhiều khuyết tật, về cơ bản là triệt tiêu động lực phát triển, nền
kinh tế trì trệ, rơi vào tình trạng khan hiếm, dẫn tới khủng hoảng kinh tế - xã hội,
cịn nhà nước thì bao biện làm thay thị trường và xã hội, dẫn tới bộ máy cồng
kềnh, quan liêu, quản lý kém hiệu lực và hiệu quả. Thực trạng đó buộc các nước
phải cải tổ, cải cách, đổi mới quản lý nền kinh tế, chuyển sang nền kinh tế thị
4


trường có nhiều thành phần tham gia, đồng thời tiến hành cải cách nhà nước cho
phù hợp và có khả năng quản lý nền kinh tế thị trường. Trong bước chuyển đổi
đó, nhiều nước xã hội chủ nghĩa đã thất bại và đổ vỡ, chuyển sang con đường
phát triển tư bản chủ nghĩa, nhưng cịn một số nước trong đó có Việt Nam đã
chuyển đổi thành cơng, bảo đảm cho kinh tế phát triển và ổn định chính trị - xã
hội, vừa cải cách kinh tế, vừa đổi mới chính trị và cải cách bộ máy nhà nước,
vẫn kiên trì theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Trong giai đoạn hiện nay, mặc dù các quốc gia trên thế giới có những chế
độ chính trị khác nhau, nhưng về mặt quản lý nhà nước về kinh tế thì hầu hết các
nước đều có những điểm chung là chấp nhận kinh tế hàng hóa với cơ chế thị
trường vận hành khách quan, đồng thời ngày càng coi trọng vai trò quản lý, điều
tiết của Nhà nước. Sự khác nhau giữa các nước, một mặt ở bản chất của chế độ
chính trị - xã hội quy định giai cấp lãnh đạo nắm quyền lực nhà nước; mặt khác,
chủ yếu ở liều lượng; tính chất tác động của Nhà nước khi thực hiện vai trị,
chức năng quản lý về kinh tế của mình.
Vấn đề quan trọng đối với các quốc gia là phải xác định được phạm vi,
mức độ, vai trị của mình trong quản lý kinh tế sao cho phù hợp với bản chất,
định hướng chính trị của Nhà nước, năng lực của Nhà nước; đồng thời có tri
thức và kỹ năng thực hiện thành cơng, có hiệu quả vai trị của mình trên thực tế.
2. Vai trò quản lý nhà nước về kinh tế trong điều kiện chuyển sang cơ
chế thị trường ở nước ta

Phát huy vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay chính là cách thiết thực góp phần bảo đảm
cơng bằng xã hội, vì sự phát triển dân chủ, văn minh của đất nước, song vẫn giữ
được bản sắc chính trị - xã hội của dân tộc trong thời kỳ hội nhập tồn cầu. Do
đó, đổi mới thành công hay không lại phụ thuộc vào sự lãnh đạo của Đảng và sự
quản lý của Nhà nước. Như vậy, trong quá trình chuyển đổi sang cơ chế thị
trường cũng như khi cơ chế thị trường đã được xây dựng đồng bộ, vai trò quản
lý kinh tế của Nhà nước không hề bị suy giảm mà càng tăng lên. Cần nhận thức
5


rằng, tăng cường vai trò quản lý nhà nước về kinh tế khơng có nghĩa là Nhà
nước nắm tất cả, can thiệp vào tất cả mọi hoạt động kinh tế của toàn xã hội, mà
trái lại Nhà nước phải nắm những lĩnh vực, những khâu, thực hiện những công
việc quan trọng nhất mà thị trường và nhân dân không làm được; biết sử dụng
cơ chế thị trường một cách khôn khéo để phục vụ cho mục tiêu quản lý của
mình; biết phát huy những mặt tích cực của cơ chế thị trường và hạn chế mặt
tiêu cực của cơ chế đó; biết “nắm những cái cần nắm và bng những cái cần
buông”; phát huy động lực của sự phát triển kinh tế; xử lý những bất trắc và tình
huống mới nảy sinh; bảo đảm cho cơ chế thị trường ra đời đồng bộ và vận hành
thông suốt, thúc đẩy kinh tế phát triển. Như vậy vai trò của Nhà nước trong bước
chuyển đổi sang cơ chế thị trường hết sức quan trọng và nặng nề, vừa phải tiến
hành đổi mới, cách thức điều hành từ chỗ trước đây vốn quen với cơ chế cũ sang
cách thức điều hành quản lý theo cơ chế mới, nguyên tắc mới, nhằm thiết lập
mối quan hệ hợp lý giữa Nhà nước - thị trường - doanh nghiệp; vừa phải liên tục
hoàn thiện phương pháp, công cụ và kỹ thuật điều hành trong điều kiện vừa
chuyển đổi, vừa hội nhập; vừa phát triển theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Quan trọng và khó khăn nhất là Nhà nước phải xác định phương
hướng, nguyên tắc, lộ trình cải cách cho phù hợp và nâng cao năng lực để có đủ
khả năng quản lý nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước đây. Đồng thời, với

định hướng xã hội chủ nghĩa của mô hình kinh tế đã được Đảng và nhân dân ta
lựa chọn, Nhà nước phải thực hiện vai trò là người đại diện cho nhân dân để
quản lý nền kinh tế, vì lợi ích của đất nước và nhân dân, là người phải chịu trách
nhiệm về tài sản công hữu; đồng thời là một tổ chức chịu sự lãnh đạo của Đảng,
thực hiện thể chế hóa, cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng thành pháp
luật, chính sách và biến các đường lối đó thành hiện thực nhằm thực hiện mục
tiêu kinh tế - xã hội do Đảng đề ra, thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa của
nền kinh tế.

6


III. NHỮNG CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH
TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chức năng quản lý nhà nước về kinh tế là những nhiệm vụ tổng quát mà
Nhà nước phải thực hiện để thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững.
Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một trong
những vấn đề căn bản của triết lý phát triển ở Việt Nam hiện nay. Không phải
đến khi khủng hoảng tiền tệ xuất phát từ Mỹ năm 2008 gây ảnh hưởng lan tỏa ra
hầu khắp thế giới như hiện nay, cùng những giải pháp cơ bản mà các nước đang
sử dụng với hy vọng ngăn ngừa những kết cục bi thảm về mặt kinh tế - xã hội do
khủng hoảng đó gây ra, chúng ta mới thấy tính phi lý của cái gọi là “thị trường
tự do”, “bàn tay vơ hình”. Từ rất sớm, chúng ta đã khẳng định, nền kinh tế mà
chúng ta đang xây dựng phải có sự quản lý của Nhà nước. Kiên trì tư tưởng đó,
tại Đại hội X, Đảng ta nhấn mạnh sự cần thiết phải “bảo đảm vai trò quản lý,
điều tiết nền kinh tế của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”1.
Như vậy, nhìn chung các chức năng quản lý nhà nước về kinh tế bao gồm:
a- Định hướng phát triển kinh tế
Trên cớ sở nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan, căn cứ vào
các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội mà Đảng đã đề ra, Nhà nước định hướng

phát triển kinh tế. Thực hiện chức năng, định hướng của Nhà nước là: Xác định
có căn cứ khoa học những mục tiêu xây dựng chiến lược phát triển kinh tế quốc
gia, phát triển các ngành và vùng lãnh thổ. Lập các quy hoạch, kế hoạch đồng
thời lựa chọn các biện pháp chủ yếu để đạt được các mục tiêu đó trong thời gian
nhất định. Nhà nước càng thực hiẹn tốt chức năng định hướng càng tránh được
rủi ro cho các doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt trong thời kỳ mới chuyển từ nền
kinh tế kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường, Nhà nước càng phải tăng
cường định hướng, hướng phát triển kinh tế, vì: Các doanh nhân tự chủ kinh
doanh nhưng chưa thể nắm được tình hình, xu hướng vận động của thị trường,
1

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr 78

7


dễ gây thu lỗ, thất bại và đổ vỡ, gây thiệt hại chung cho nền kinh tế. Nhà nước
phải định hướng nền kinh tế phát triển theo quỹ đạo và mục tiêu kinh tế - xã hội
đã được Đảng và Nhà nước định ra. Nhà nước định hướng phát triển kinh tế và
hướng dẫn các nhà kinh doanh, các tổ chức kinh tế hoạt động đúng định hướng
nhằm thực hiện chiến lược, quy hoạch và kế hoạch mà Nhà nước đã vạch ra.
b- Điều chỉnh, điều tiết quan hệ thị trường
Trong khi quản lý nền kinh tế thị trường, Nhà nước phải vận dụng các quy
luật khách quan của kinh tế thị trường nhằm điều chỉnh, điều tiết, chi phối thị
trường theo định hướng của Nhà nước, đảm bảo cho kinh tế phát triển cơng
băng, ổn định và có hiệu quả. Đảm bảo mọi hoạt động kinh tế phải đạt được hiệu
quả cao nhất , mọi nguồn lực phải được sử dụng tiết kiệm nhất nhưng cung cấp
cho xã hội các hàng hoá và dịch vụ tốt nhất. Để điều chỉnh, điều tiết thị trường,
Nhà nước sử dụng hàng loạt biện pháp như để điề chỉnh các quan hệ xã hội bao

gồm:
- Các quan hệ lao động, như phân công và hiệp tác, phân bố lực lượng sản
xuất, v.v…giữa các doanh nghiệp, sao cho các quan hệ đó được thiết lập một
cách tối ưu.
- Các quan hệ phân phối lợi ích. Đó là quan hệ trao đổi và thanh tốn giữa
các doanh nhân với nhau, quan hệ chia lợi nhuận giữa các cổ đông trong một
công ty, quan hệ chủ thợ trong mỗi doanh nghiệp có lao động làm thuê, quan hệ
giữa các doanh nhân với Nhà nước trong sử dụng tài nguyên môi trường, bảo vệ
an ninh quốc gia, trật tự an toành xã hội, quan hệ giữa người cung ứng hàng
hoá, dịch vụ với người tiêu dùng qua giá cả và chất lượng sản phẩm.vv…
c- Tạo mội trường
Nhà nước tạo môi trường phát triển kinh t ế là tạo ổn định chính trị, đảm
bảo trật tự an tồnh xã hội. Bảo đảm an ninh tài sản và tính mạng cho giới sản
xuất kinh doanh bằng các phương tiên và lực lượng hữu hiệu của nhà nước.
- Tạo môi trường pháp lý là có đủ hệ thống pháp luật. Mơi trường kinh tế
là ổn định nền tài chính, tiền tệ, kiểm soát lạm phát, tạo cơ sở hạ tầng (giao
thông, điện nước).
8


- Tạo mơi trường thuận lợi, đầy đủ có chất lượng là hỗ trợ tích cực cho
các doanh nghiệp hoạt động. Nhà nước có chính sách hỗ trợ tài chính, tín dụng
cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh.
- Hỗ trợ tài chính, tiền tệ nhằm giúp các nhà sản xuất – kinh doanh, giúp
công dân tạo vốn cho q trình gây dựng cơ nghiệp của họ thơng qua hoạt động
của các tổ chức ngân hàng của Nhà nước.
- Nhà nước bao mua và bao cấp những hàng hố, dịch vụ nói trên từ các
háng tư nhân dưới hình thức các hợp đồng dịch vụ cơng. Bằng cách này tư nhân
sản xuất theo đơn đặt hàng của Nhà nước, người dân tiêu dùng không qua thị
trường tự do mà qua bảo lãnh của Nhà nước trước người sản xuất và cung ứng.

- Tạo cầu nối cho các doanh nhân tìm đối tác qua các câu lạc bộ doanh
nhân, các hội chợ, hội nghị bạn hàng trong nước và quốc tế.
- Bảo đảm an ninh về tài sản và tính mạng cho giới sản xuất – kinh doanh
bằng các phương tiện và lực lượng hữu hiệu của Nhà nước.
d- Chức năng kiểm tra, kiểm soát
- Để bảo đảm tuân thủ pháp luật, bảo vệ tài sản công, khắc phục khuyết tật
của kinh tế thị trường và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các hoạt
động ssản xuất kinh doanh nhà nước phải tăng cường công tác kiểm tra, kiểm
sốt..
e- Chức năng thơng tin
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có hội nhập, các cơ quan chức năng
nhà nước cần thực hiện tốt các chức năng thông tin như:
- Thông tin thị trường giá cả;
- Thông tin về khoa học, công nghệ

9


IV. THỰC TIỄN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM SAU HƠN 20 NĂM
ĐỔI MỚI DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG VÀ QUẢN LÝ
CỦA NHÀ NƯỚC
1. Những thành tựu:
Sự phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay bị chi phối và nhằm
phục vụ cho định hướng xã hội chủ nghĩa. Để đường lối, quan điểm, tư tưởng
chỉ đạo của Đảng biến thành hiện thực vận động của nền kinh tế, chúng phải
được thể chế hóa thành hệ thống pháp luật, chương trình, kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội và được triển khai bằng Nhà nước, thông qua Nhà nước, dưới sự
quản lý của Nhà nước do Đảng lãnh đạo
Vai trò của nhà nước đối với sự phát triển kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa cũng thể hiện ở việc nhà nước góp phần đắc lực vào việc tạo

môi trường cho thị trường phát triển, như tạo lập kết cấu hạ tầng kinh tế cho sản
xuất, lưu thơng hàng hóa; tạo lập sự phân cơng lao động theo ngành, nghề, vùng
kinh tế qua việc nhà nước tiến hành quy hoạch phát triển kinh tế theo lợi thế
từng vùng, ngành và nhu cầu chung của xã hội... Là chủ thể trực tiếp sở hữu
hoặc quản lý, khai thác những cơ quan truyền thông mạnh nhất của quốc gia,
nhà nước góp phần cung cấp thơng tin thị trường cho các chủ thể kinh tế để các
chủ thể này chủ động lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh, đối tác kinh tế,
thời điểm thực hiện các giao dịch kinh tế, cách thức sản xuất kinh doanh có hiệu
quả nhất trong điều kiện cụ thể của mình...
Trong xu thế tồn cầu hóa hiện nay, sự giao lưu kinh tế, hội nhập kinh tế
quốc tế của mọi quốc gia chỉ có hiệu quả cao, khi có tác nhân khởi thủy từ phía
nhà nước, được hỗ trợ đắc lực từ phía nhà nước. Bằng chính sách hội nhập đúng
đắn và năng lực tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách đó, nhà nước góp phần
khởi đầu và có tác động tích cực vào q trình thiết lập quan hệ quốc tế. Đại
diện cho đất nước tham gia vào các q trình soạn thảo và thơng qua chuẩn mực
luật pháp kinh tế, các hiệp định kinh tế, các nghị định thư..., Nhà nước ta góp
phần tạo cho chủ thể kinh tế của đất nước vị trí có lợi trong quan hệ kinh tế quốc
10


tế. Sự kiện đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thành công
là chứng minh rõ rệt cho điều này.
Nhà nước ta là chủ thể chính của nền giáo dục - đào tạo. Bằng hệ thống
chính sách giáo dục, đào tạo của mình, được thực hiện qua hệ thống giáo dục đào tạo do Nhà nước thống nhất quản lý, dù tồn tại dưới nhiều loại hình khác
nhau (cơng lập, ngồi cơng lập, liên doanh, liên kết trong nước và với nước
ngoài...), Nhà nước cung cấp nguồn lao động chính, có chất lượng cho sản xuất
kinh doanh, cung cấp cán bộ quản trị doanh nghiệp cho mọi thành phần, mọi
loại hình kinh tế. Qua đó, Nhà nước ta có tác động rất mạnh và trực tiếp tới việc
nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao hiệu quả quản lý nền kinh tế, nâng cao
hiệu quả của kinh tế thị trường nói chung.

Cùng với tác động của hệ thống luật kinh tế và sự đầu tư trực tiếp vào
kinh tế, Nhà nước còn định hướng nền kinh tế qua các cơng cụ gián tiếp là chính
sách kinh tế, như chính sách tài chính - tiền tệ, chính sách đầu tư, chính sách thu
nhập và việc làm...
Việc nhấn mạnh vai trò của Nhà nước trong việc định hướng sự phát triển
của nền kinh tế thị trường ở nước ta khơng mâu thuẫn với vấn đề có tính ngun
tắc: sự vận hành của nền kinh tế thị trường nào cũng trước hết và chủ yếu do
các quy luật thị trường quyết định. Song, quy luật kinh tế thị trường lại thuộc
lĩnh vực quy luật xã hội. Tính khách quan của nó được thể hiện và thực hiện
thơng qua hoạt động có ý thức của con người. Dựa trên việc nhận thức đúng đắn
những yêu cầu của các quy luật trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước cụ thể
hóa những u cầu đó thành luật, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội, xác định đúng bước đi để hiện thực hóa chúng. Đây là nhân tố có tác động
trực tiếp thúc đẩy nền kinh tế thị trường vận động phù hợp với quy luật nội tại
của nó. Ở đây có sự thống nhất giữa khách quan và chủ quan. Song, sự thống
nhất đó chỉ có được, khi lợi ích chân chính mà nhà nước theo đuổi phù hợp với
quy luật phát triển khách quan của xã hội nói chung, của kinh tế thị trường nói
riêng; chủ thể nhà nước có năng lực trí tuệ đủ tầm để nắm bắt, vận dụng yêu cầu
11


của các quy luật kinh tế vào việc hoạch định các chính sách phát triển. Trong
điều kiện cụ thể ở Việt Nam hiện nay, xét về bản chất, Nhà nước ta là nhà nước
của dân, do dân, vì dân, lấy lợi ích của dân tộc đáp ứng đúng nhu cầu phát triển
khách quan của xã hội làm mục tiêu hoạt động của mình. Nhà nước ta lấy hệ tư
tưởng cách mạng và khoa học (chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh)
làm một trong những cơ sở xuất phát quan trọng để hoạch định chiến lược phát
triển kinh tế. Đó là hai nhân tố bảo đảm có sự thống nhất giữa tính khách quan
của q trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và việc
phát huy vai trò của nhà nước xã hội chủ nghĩa với tư cách là một nhân tố chủ

quan tác động tích cực tới sự phát triển của nền kinh tế đó.
Thực tiễn phát triển nền kinh tế thị trường hơn 20 năm đổi mới cho thấy,
Nhà nước ta đã có nhiều tác động tích cực trong việc bảo đảm định hướng xã
hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển nền kinh tế này. Việc từng bước hoàn
thiện hệ thống chính sách về chế độ sở hữu và cơ cấu thành phần kinh tế đã
góp phần thúc đẩy chuyển dịch theo hướng tạo động lực và điều kiện thuận lợi
hơn cho khai thác các tiềm năng trong và ngoài nước để phát triển kinh tế- xã
hội. Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhìn chung, khơng ngừng được nâng
cao: thời kỳ 1986 - 1990, tăng trưởng GDP bình quân đạt 4,5%/năm; 1996 2000: 7%/năm; 2001 - 2005: 7,5%/năm; năm 2007 đạt 8,48%. Năm 2008, dù
phải đối mặt với khơng ít khó khăn, nhưng Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng
GDP là 6,23%. Năm 2009, tăng trưởng GDP 5,2%, Việt Nam đạt mức tăng
trưởng cao nhất khu vực.
Để góp phần giữ vững độc lập tự chủ trong phát triển kinh tế, từ đó có độc
lập tự chủ trên con đường phát triển đất nước nói chung, Nhà nước đã có nhiều
chính sách phát huy vai trị các nhân tố nội lực, coi trọng tích lũy từ nội bộ nền
kinh tế. Trong năng lực nội sinh, chúng ta coi trọng trước hết nhân tố con người.
Do vậy, Nhà nước đã có nhiều chính sách về giáo dục - đào tạo để nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực. Số lao động tốt nghiệp phổ thông trung học từ 13,5%
năm 1996 tăng lên 19,7% năm 2005. Năm 1996 mới có 12,31% lực lượng lao
động được đào tạo, đến nay, tỷ lệ này đạt 31%. Về nỗ lực nâng cao tích lũy từ
12


nội bộ nền kinh tế: năm 1990, tỷ lệ tích lũy so với GDP mới đạt 2,9%, năm 2004
là 35,15% và những năm gần đây đều có xu hướng tăng lên...
Nhà nước cũng có nhiều chính sách khai thác ngoại lực, biến ngoại lực
thành nội lực cho sự phát triển. Biểu hiện rõ nhất là Nhà nước đã hoàn thiện
Luật Đầu tư, thu hút được nhiều vốn ODA, FDI,... Từ năm 1988 đến hết năm
2006, có hơn 8.000 dự án đầu tư FDI với tổng vốn đăng ký 74 tỉ USD. Năm
2006, khu vực FDI đóng góp gần 30% cho tăng trưởng kinh tế; xuất khẩu của

khu vực này chiếm khoảng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước; cung
cấp việc làm cho khoảng 50 vạn người và việc làm gián tiếp cho 2,5 triệu người;
đào tạo được 8.000 cán bộ quản lý, 30.000 cán bộ kỹ thuật. Năm 2007, nguồn
vốn ODA từ các nước, các tổ chức tài chính quốc tế cấp cho Việt Nam đạt hơn
40 tỉ USD, trong đó, 80% là nguồn vốn vay ưu đãi. Năm 2008, dù kinh tế thế
giới suy thoái, nhưng nguồn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam lại tăng kỷ lục:
vốn đăng ký 64 tỉ USD, trong đó các dự án mới chiếm 60,2 tỉ USD.
Nhìn lại hơn 20 năm đổi mới, thu nhập của nhân dân đã có bước cải thiện
đáng kể. Năm 1995, GDP bình quân đầu người mới đạt 289 USD; năm 2005:
639 USD; năm 2007: 835 USD. Năm 2008, GDP bình quân theo đầu người đã
đạt trên 1.000 USD. Với mức thu nhập này, Việt Nam vượt qua ngưỡng nước thu
nhập thấp2...
Vai trò của Nhà nước ta đối với kinh tế càng bộc lộ rõ nét trong ban hành,
thực thi các chính sách khắc phục tình trạng suy giảm kinh tế gần đây. Trên cơ
sở tiên định những diễn biến xấu có thể xảy ra, Nhà nước đã đưa ra 8 nhóm giải
pháp cấp bách, và bằng việc tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp đó, Nhà
nước đã góp phần tích cực vào việc kiềm chế lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng
không ngừng giảm: tháng 9-2008 tăng 0,18%, tháng 10 giảm 0,19%, tháng 11
giảm 0,76%, tháng 12 giảm 0,68%. Kinh tế vĩ mô ổn định: thu chi ngân sách
được cân đối; tổng thu ngân sách nhà nước vượt mức dự toán cả năm, tăng
26,3% so với năm 2007. Kim ngạch xuất khẩu đạt 62,9 tỉ USD, vượt kế hoạch
đề ra; kim ngạch nhập khẩu đạt 80,4 tỉ USD, tăng 28% so với năm 2007. Những
2

TS Nguyễn Từ tổng hợp, tính tốn từ Thời báo Kinh tế Việt Nam, Kinh tế Việt Nam và thế giới, 2007 - 2008

13


thành tựu này có vai trị to lớn trong việc giữ vững ổn định xã hội, tạo môi

trường thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế.
2. Những hạn chế:
Tuy nhiên, việc phát huy vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay cũng còn
những hạn chế đáng kể: thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
còn chưa được xây dựng đồng bộ, vận hành suôn sẻ; quản lý nhà nước về kinh tế
cịn nhiều bất cập; chưa có giải pháp mang tầm đột phá để kinh tế nhà nước thực
sự hoàn thành tốt chức năng chủ đạo trong nền kinh tế; kinh tế tập thể còn rất
yếu kém; năng lực cạnh tranh của nền kinh tế thấp; chưa giải quyết tốt mối quan
hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường...
- Quản lý nhà nước chưa ngang tầm với đòi hỏi của thời kỳ đổi mới, chưa
phát huy đầy đủ mặt tích cực và hạn chế được tính tự phát, tiêu cực của kinh tế
thị trường.
- Hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách chưa đồng bộ và nhất quán, thực
hiện chưa nghiêm.
- Quản lý các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, giá cả, kế hoạch hóa, thương
mại, phân phối thu nhập, đất đai, vốn và tài sản nhà nước chưa tốt và chậm đổi
mới.
- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước còn nặng nề, quan hệ phân cơng và
hiệp tác chưa rõ ràng và cịn nhiều vướng mắc; tình trạng tham nhũng, lãng phí,
quan liêu, phân tán cục bộ cịn nghiêm trọng; cán bộ và cơng chức nhà nước cịn
nhiều hạn chế cả về trình độ, năng lực và phẩm chất, chưa tương xứng với yêu
cầu của nhiệm vụ.
- Cải cách hành chính tiến hành chậm, hiệu quả thấp.

14


3. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực và hiệu lực quản lý Nhà
nước về kinh tế:

- Nhận thức và xử lý tốt mối quan hệ giữa nhà nước với nhân dân, giữa sự
lãnh đạo của Đảng và quản lý nhà nước và quản lý của doanh nghiệp
- Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của
bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế.
- Cần có sự thống nhất giữa các Luật, Nghị định, Thông tư … và thồng ti,
tuyền truyền cho người dân và doanh nghiệp biết để thực hiện theo đúng quy
định của Pháp luật.
- Cần có các cơ quan giám sát việc thực hiện các Luật, Nghị định, Thông
tư và các Quyết định và kịp thời xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm pháp
luật.
- Đẩy mạnh cải cách nền hành chính nhà nước nhằm khắc phục những tồn
tại của quản lý nhà nước kiểu cũ, xây dựng một nhà nước thực sự của dân, do
dân và vì dân, có khả năng quản lý nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi
sang nền kinh tế thị trường, cịn mới mẻ và rất phức tạp, sớm thích nghi và hòa
nhập với thị trường thế giới.
- Đẩy mạnh đấu tranh chống tệ quan liêu, tham nhũng. Đây là căn bệnh
vốn có của Nhà nước nói chung. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với cơng tác phịng, chống tham nhũng, lãng phí nêu rõ: Cơng tác xây
dựng, chỉnh đốn Đảng tuy đã đạt được một số kết quả tích cực, nhưng vẫn chưa
đạt u cầu. Tình trạng suy thối về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, của
một bộ phận cán bộ, đảng viên, gắn với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí là
nghiêm trọng... Vì vậy, Đảng ta nói riêng và cả hệ thống chính trị nói chung
đang tập trung mọi nỗ lực để đẩy lùi tình trạng này.

15


PHẦN KẾT LUẬN
Trong xã hội hiện đại, sự điều hành của Nhà nước đối với quá trình phát

triển kinh tế, khắc phục các cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội và mở rộng nền
dân chủ cũng chính là nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế -xã hội. Đặc biệt
Nhà nước trong một nền dân chủ là công cụ có thể làm dịu đi phần lớn những
tác động tiêu cực của hệ thống thị trường, trong khi vẫn duy trì được quyền sở
hữu và quyền tự do. Nói cách khác, chính hệ thống chính trị dân chủ có thể đóng
góp hiệu quả nhất vào hoạt động của nền kinh tế thị trường. Và, cho dù Nhà
nước là tác nhân quan trọng, không thể thiếu được trong một nền kinh tế, song
điều đó khơng có nghĩa là Nhà nước có thể bao biện, làm thay cho tất cả các
hoạt động thị trường. Nhà nước chỉ nên chú trọng tới những lĩnh vực mà thị
trường không thể làm được, hoặc mức độ làm được khơng thể hồn hảo bằng sự
can thiệp của Nhà nước. Những vấn đề được phân tích ở trên chính là những
lĩnh vực mà Nhà nước có thể phát huy đầy đủ nhất vai trò điều tiết của mình.
Ở Việt Nam, từ Đại hội VI đến nay, Đảng ta ln khẳng định vai trị của
Nhà nước trong việc định hướng sự phát triển của kinh tế thị trường. Trước hết,
Nhà nước định hướng sự phát triển kinh tế - xã hội bằng đường lối phát triển
kinh tế, dự báo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch. Nhà nước thiết lập trật tự cho
nền kinh tế bằng hệ thống pháp luật và các văn bản dưới luật. Nhà nước tạo điều
kiện và môi trường cho sản xuất kinh doanh; trước hết là giữ mơi trường chính
trị ổn định, tạo niềm tin cũng như đảm bảo an toàn cho hoạt động của các doanh
nghiệp. Nhà nước điều tiết thông qua các chính sách cơng cụ kinh tế vĩ mơ như:
ổn định tiền tệ, khống chế lạm phát, cân bằng cán cân thanh toán trong nước và
quốc tế, bảo đảm kinh tế tăng trưởng bền vững và ổn định. Nhà nước xây dựng
kết cấu hạ tầng như hệ thống giao thông, thông tin liên lạc và đầu tư để đào tạo
nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế./.

16


Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình quản lý kinh tế - Nhà xuất bản chính trị quốc gia, H. 2001

2. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - Nhà xuất bản chính trị
quốc gia, H. 2008
3. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2006.
4. Giáo trình quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - NXB Khoa học và
kỹ thuật
5. />6. />7. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2000, 2005, 2008 - Tổng cục
Thống kê - Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

17



×