Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Giáo trình Thiết bị may (Nghề May thời trang Cao đẳng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.1 MB, 109 trang )

BỘ LAO ĐỘNG -THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT CƠNG NGHỆ

GIÁO TRÌNH

Mơn học: Thiết bị may
NGHỀ: MAY THỜI TRANG
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẰNG

Ban hành kèm theo Quyết định số:
của

/QĐ-

Hà Nội, năm 2021

)

ngày tháng

năm


1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nội bộ nên các nguồn thơng tin có
thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.



2
LỜI GIỚI THIỆU
Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ
cùng với việc xuất hiện các thiết bị hiện đại trong công nghiệp nói chung thiết bị
gia cơng ngành Dệt May nói riêng trên tồn thế giới.
Trong cơng nghiệp, ngành may mặc địi hỏi phát triển với tốc độ cao về
năng suất và chất lượng đáp ứng cho xuất khẩu và thị trường tiêu dùng nội địa.
Do vậy đòi hỏi việc áp dụng công nghệ và trang thiết bị hiện đại vào trong q
trình sản xuất.
May cơng nghiệp với hàng loạt các trang thiết bị hiện đại cùng các thiết bị
cơ khí hóa đến các máy móc được ứng dụng kỹ thuật điện tử, tin học đã đáp ứng
được nhu cầu sản xuất trong nước.
Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về tài liệu học tập và giảng dạy của
ngành may thời trang trong đào tạo trình độ cao đẳng nghề giáo trình “ Thiết bị
may” cung cấp các kiến thức cơ sở hình thành các đường may máy cơ bản, cấu
tạo, nguyên lý hoạt động của các cơ cấu chính trong máy may công nghiệp, một
số máy may một kim, hai kim thắt nút, máy vắt sổ, thiết bị cắt, là và phương
pháp vận hành, nguyên nhân cách khắc phục các dạng hỏng trong máy may
cơng nghiệp.
Ngồi ra giáo trình cịn đề cập đến một số vấn đề khác nhằm khai thác, sử
dụng có hiệu quả các thiết bị trong cơng nghiệp may.
Giáo trình “Thiết bị may” có thể dùng làm tài liệu học tập cho học sinh
trình độ Trung cấp nghề, làm tài liệu tham khảo cho cán bộ kỹ thuật ngành may
và những người quan tâm đến lĩnh vực này.
Trong q trình biên soạn giáo trình chắc chắn cịn những vấn đề chưa
hồn chỉnh. Nhóm tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy,
cơ giáo, các bạn học sinh, sinh viên và đông đảo các bạn đọc để giáo trình ngày
càng hồn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2021

Tham gia biên soạn
1. Chủ biên: Phùng Thị Nụ
2. Biên soạn: Đào Thị Thủy
Trần Thị Ngọc Huế


3
MỤC LỤC
Bài mở đầu
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ MÁY MAY CƠNG NGHIỆP ........................... 8
1. Thiết bị cơng nghệ may .................................................................................... 9
2. Thiết bị gia công nhiệt hơi .............................................................................. 10
3. Thiết bị vận chuyển và cữ cuốn gá lắp........................................................ 10
CHƯƠNG I: CÁC LOẠI MŨI MAY CƠ BẢN
1. Mũi may thắt nút ............................................................................................ 12
1.1. Định nghĩa ............................................................................................... 12
1.2. Đặc tính .................................................................................................... 12
1.3. Vẽ hình ..................................................................................................... 12
1.4. Phạm vi ứng dụng ................................................................................... 14
2. Mũi may móc xích đơn. .................................................................................. 14
2.1. Định nghĩa ............................................................................................... 14
2.2. Đặc tính : .................................................................................................. 14
2.3. Vẽ hình ..................................................................................................... 14
2.4. Phạm vi ứng dụng ................................................................................... 16
3. Mũi may móc xích kép.................................................................................... 16
3.1. Định nghĩa ............................................................................................... 16
3.2. Đặc tính ................................................................................................... 16
3.3. Vẽ hình ..................................................................................................... 16
3.4. Phạm vi ứng dụng ................................................................................... 18
4. Mũi may vắt sổ: ............................................................................................... 18

4.1. Định nghĩa ............................................................................................... 18
4.2. Đặc tính ................................................................................................... 18
4.3. Vẽ hình ..................................................................................................... 18
4.4. Phạm vi ứng dụng: ................................................................................... 20
CÂU HỎI CHƯƠNG 1 ....................................................................................... 21
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI ......................................................... 21
CHƯƠNG II: THIẾT BỊ MAY CƠ BẢN
1. Máy may 1 kim mũi may thắt nút (Juki DDL5550) ....................................... 22
1.1. Đặc điểm .................................................................................................. 23
1.2. Đặc tính kỹ thuật ...................................................................................... 23
1.3. Cấu tạo chung ........................................................................................... 23
1.3.1. Đầu máy ............................................................................................ 24
1.3.2. Bàn máy............................................................................................. 24
1.3.3. Chân bàn máy .................................................................................... 24
1.3.4. Mô tơ ................................................................................................. 25
1.4. Một số chi tiết, cụm chi tiết chính của máy ............................................. 25
1.4.1. Cấu tạo, thông số kỹ thuật của kim máy ........................................... 25
1.4.2.Cấu tạo, tính năng tác dụng của ổ máy .............................................. 29
1.4.3. Cấu tạo, tính năng tác dụng của bộ phận chuyển đẩy nguyên liệu ... 32
1.4.4. Cấu tạo, tính năng tác dụng của cụm đồng tiền nén chỉ ................... 35
1.5. Nguyên lý hoạt động ................................................................................ 37


4
1.5.1. Cấu tạo............................................................................................... 37
1.5.2. Nguyên lý .......................................................................................... 37
1.6. Hướng dẫn sử dụng, vận hành và vệ sinh bảo quản máy......................... 49
1.6.1. Kiểm tra hệ thống bôi trơn ................................................................ 49
1.6.2. Lắp kim máy...................................................................................... 49
1.6.3. Lắp suốt vào thoi ............................................................................... 50

1.6.4. Điều chỉnh chiều dài mũi may và lại mũi ......................................... 50
1.6.5. Điều chỉnh lực ép chân vịt ................................................................ 51
1.6.6. Nâng chân vịt bằng tay...................................................................... 51
1.6.7. Xâu chỉ kim ....................................................................................... 52
1.6.8. Điều chỉnh lực căng chỉ..................................................................... 52
1.6.9. Chỉnh râu tôm .................................................................................... 53
1.6.10. Vận hành máy.................................................................................. 54
1.7. Một số sai hỏng thường gặp trong quá trình sử dụng .............................. 54
2. Máy may 2 kim mũi may thắt nút ................................................................... 58
2.1. Đặc điểm, tính năng ................................................................................. 58
2.2. Đặc tính kỹ thuật ...................................................................................... 58
2.3. Cấu tạo chung ........................................................................................... 58
2.4. Hướng dẫn mắc chỉ, sử dụng, vận hành và vệ sinh bảo quản máy .......... 60
2.4.1. Hướng dẫn mắc chỉ ........................................................................... 60
2.4.2. Hướng dẫn sử dụng, vận hành và bảo quản máy .............................. 61
2.5. Một số sai hỏng thường gặp trong quá trình sử dụng .............................. 66
CÂU HỎI CHƯƠNG 2 ....................................................................................... 69
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CHƯƠNG 2 ............................................. 69
YÊU CẦU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP .. Error! Bookmark not defined.
Chương III
THIẾT BỊ CHUYÊN DÙNG
1. Máy vắt sổ (MO - 6700).................................................................................. 71
1.1. Định nghĩa. ............................................................................................... 71
1.2. Đặc tính. ................................................................................................... 71
1.3. Cấu tạo chung và nguyên lý hoạt động của một số chi tiết. .................... 71
1.4. Hướng dẫn mắc chỉ, sử dụng và bảo quản may ....................................... 77
Câu hỏi ôn tập: .................................................................................................... 79
2. Máy cắt phá ..................................................................................................... 80
2.1. Định nghĩa. ............................................................................................... 80
2.2. Đặc tính. ................................................................................................... 80

2.3. Cấu tạo...................................................................................................... 80
2.4. Hướng dẫn sử dụng và bảo quản may ...................................................... 81
3. Máy cắt vòng HITAKA ............................................................................... 81
3. 1. Định nghĩa. ............................................................................................ 81
3.2. Đặc tính máy cắt vịng HITAKA. ............................................................ 82
3. 3. Cấu tạo..................................................................................................... 82
3.4. Hướng dẫn sử dụng và bảo quản máy. ..................................................... 83
Câu hỏi ôn tập ..................................................................................................... 84
4. Thiết bị là hơi .................................................................................................. 85


5
4.1. Khái niệm ................................................................................................. 85
4.2. Đặc điểm. ................................................................................................. 85
4.3. Phạm vi ứng dụng. ................................................................................... 85
5. Thiết bị là phom. ............................................................................................. 86
5.1. Khái niệm ................................................................................................. 86
5.2.Đặc điểm. .................................................................................................. 86
5.3.Phạm vi ứng dụng ..................................................................................... 86
5.4. Một số cầu là được sử dụng trong q trình là: ....................................... 88
Câu hỏi ơn tập ..................................................................................................... 89
6. Các loại đồ gá. ................................................................................................. 89
6.1. Khái niệm: ................................................................................................ 89
6.2 Các loại đồ gá và cơng dụng của nó.......................................................... 90
6.3. Các loại ke cữ đồ gá khác ...................................................................... 100
6.4. Phạm vi ứng dụng. ................................................................................. 107
Câu hỏi ôn tập ................................................................................................... 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 108



6
MƠN HỌC: THIẾT BỊ MAY
Mã mơn học: MHMTT12
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơn học:
 Vị trí:
 Mơn học Thiết bị may là mơn học được bố trí học trước khi học các
mơ đun cơng nghệ may đào tạo trình độ Trung cấp nghề May thời trang.
 Tính chất:
+ Mơn học Thiết bị may là mơn học cơ sở bắt buộc, lý thuyết kết hợp với
thực hành trên máy nhằm bổ trợ cho các mô đun công nghệ may.
 Ý nghĩa:
+ Môn học Thiết bị may có ý nghĩa quan trọng với ngành May thời trang
giúp cho người học hiểu được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của một số thiết bị
may, thiết bị là, đồ gá ke cữ trong sản xuất.
 Vai trò:
+ Giúp cho người học phương pháp vận hành, sử dụng và vệ sinh, bảo
quản một số thiết bị may.
Mục tiêu của môn học:
+Về kiến thức
 Nhận biết được một số mũi may cơ bản như mũi may thắt nút, móc xích đơn,
móc xích kép, vắt sổ;
 Trình bày được đặc điểm, tính năng và phân loại chính xác một số máy may
cơng nghiệp cơ bản;
+Về kỹ năng
 Phân loại được các thiết bị cắt, thiết bị là và các loại đồ gá, ke cữ;
 Vận hành được một số máy may công nghiệp cơ bản như máy 1 kim, 2kim
đúng yêu cầu kỹ thuật;
+ Về năng lực tự chủ và trách nhiệm.
 Rèn luyện tính cẩn thận, có ý thức bảo đảm an toàn cho người sử dụng và thiết
bị.



7
Nội dung của môn học:
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
Số
TT

I

II

Tên chương/mục

Thời gian
Thực Kiểm tra*
Tổng Lý
hành (LT hoặc
số thuyết
Bài tập
TH)

Bài mở đầu: Giới thiệu khái quát về máy
1
may công nghiệp
Các loại mũi may máy cơ bản
2
Mũi may thắt nút
0,5
Mũi may móc xích đơn

0,5
Mũi may móc xích kép
0,5
Mũi may vắt sổ
0,5
Thiết bị may cơ bản
16,5
Máy may 1 kim mũi may thắt nút
9

2
0,5
0,5
0,5
0,5
15,5
9

0
0

Máy may 2 kim mũi may thắt nút

6,5

0

Kiểm tra
III Thiết bị chuyên dùng, thiết bị phụ trợ
Máy vắt sổ

Máy cắt phá
Máy cắt gọt
Thiết bị là hơi
Các loại đồ gá, ke cữ
Kiểm tra
Thi kết thúc môn học
Cộng

6,5

1

1
9,5
3
2,25
1,25
1
1
1
1
30

1

1
8,5
3
2,25
1,25

1
1

17

1

1
3


8
Bài mở đầu
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ MÁY MAY CÔNG NGHIỆP
Lịch sử phát triển thiết bị may công nghiệp gắn liền với việc phát triển
máy may. Ngay từ khi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất diễn ra ở
châu Âu, các nhu cầu sinh hoạt của con người ngày càng tăng địi hỏi nghành
may phảy có nhiều máy móc, thiết bị được chun mơn hóa cao để rút ngắn thời
gian, vưa thực hiện được các yêu cầu kỹ thuật phức tạp trên sản phẩm.
Vào khoảng cuối thế kỷ thứ 18 người ta đã tìm ra cách cơ giới hóa cơng
việc may khi sản suất quần áo. Nhưng những thử nghiện cơ giới hóa phỏng theo
may tay đã khơng đem lại kết quả vì kim loại may cùng chỉ phải xuyên qua vải,
và để tạo nên mũi may mới thì kim và chỉ phải được kéo trở lại. chỉ đến lúc có
hai phát kiến quan trọng chuyển lỗ kim từ đốc kim lên sát mũi kim và bắt lấy
vịng chỉ xun qua vải từ phía dưới, sau đó thắt lại (hoặc móc lại) với nhau, dẫn
đến những kết cấu máy may có thể dùng được. Từ đó ngành may công nghiệp
bắt đầu phát triển mạnh mẽ với các phát minh trình tự dưới đây.
Năm 1790 Thomas Saint (Người Anh) phát minh ra máy may móc xích
một chỉ.
Năm 1830 Barthelemy Thiemonier (Người Pháp) đã sản xuất được máy

may móc xích 1 chỉ
Năm 1845 Elias Howe (Người Mỹ) đã được cấp bằng sáng chế cho máy
may thắt nút 2 chỉ dùng dạng thoi thuyền.
Năm 1830 Balthasar Krems (Người Đức) phts minh ra máy may móc xích
1 chỉ với cơ cấu kim có lỗ gần mũi và bộ phận tạo múi có dạng chảo hình cung.
Tất cả các phát minh riền lẻ kể trên có ít giá trị và chỉ cơ khí hóa một phần
nhỏ của cơng việc may. Mãi đến năm 1850 Merrit Singer (Người Mỹ) mới đưa
vào sản xuất hàng loạt những máy may hồn chỉnh và có giá trị thực tiễn cao,
dựa vào phát minh của Howe (Singer đã không chia phần lợi nhuận cho Howe).
Năm 1876 Muler phát minh ra thoi nửa chu kỳ tạo nền tảng cho việc chế tạo
thành cơng chiếc máy may gia đình hiện nay.
Năm 1882 Banos Kayser phát minh ra máy may zic zắc …
Ngày nay người ta đã thiết kế ra được các loại máy may được chun
mơn hóa theo một loại hình cơng việc đặc biệt, có năng suất cao như máy may
nhiều kim, máy đính, máy thùa, máy vắt sổ và các loại máy chuyên dụng khác
được tự động hóa một phần hoặc tồn bộ. Từ đó nhất là ngành may công nghiệp
phát triển ngày càng mạnh mẽ, thực hiện được đủ loại trang phục có yêu cầu kỹ


9
thuật phức tạp với sản lượng hành loạt lớn có chất lượng đáp ừng được nhu cầu
may mặc hiện nay.
1. Thiết bị công nghệ may
a. Định nghĩa máy may:
Máy may là loại máy dùng để may 2 hay nhiều lớp nguyên liệu lại với nhau
bằng 2 hệ thống chỉ trên và chỉ dưới.
b. Phân loại:
+ Phân loại theo dạng mũi may
- Máy may mũi may móc xích đơn
- Máy may mũi thắt nút

- Máy may mũi may vắt sổ
- Máy may mũi may trần diễu
+ Phân loại theo hình dáng máy
- Máy may bằng dùng để may tất cả các chi tiết có dạng mặt phẳng
- Máy may địn dọc: may các chi tiết có dạng ống mà đường may song song dọc
theo ống thường gặp ở các máy cuốn ống.
- Máy may địn ngang: may các chi tiết có dạng ống nhưng đường may ngang
với đường dọc trục ống
- Máy may trụ: May các chi tiết có dạng ống, nhưng đường may được thực hiện
ở ở đáy ống.
+ Phân loại theo độ phức tạp của kỹ thuật
Máy may gia đình: Tốc độ may có n < 1000 vịng/phút
Máy may động cơ: tốc độ may có n > 1000 vịng/phút
Chia làm 2 loại: + Máy may có tốc độ thấp n < 3500 đến 4000 vịng/phút
+ Máy có tốc độ cao n > 4000 vòng/phút
Máy may tự động: Các mũi may được sắp xếp theo 1 chương trình cho trước và
làm việc theo đúng chương trình đã sắp xếp. Loại máy này gồm có các máy
chuyên dùng như máy thùa khuy, đính cúc, máy đính bọ . . .
- Máy tự động: tồn bộ q trình gia cơng sản phẩm may được tự động hóa hịan
tồn, tất cả các khâu chức nang của máy đều được tự động hóa. Người ta chia ra
6 nhóm chức năng ở các loại máy bao gồm các nhóm:
Cơng tác
Động lực
Chuyển động
Điều khiển
Thao tác chi tiết gia công
Đo lường kiểm tra
- Máy bán tự động: Hai nhóm cuối cùng khơng được tự động hóa đó là thao tác
chi tiết gia công và đo lường kiểm tra



10
+ Phân loại theo nguyên liệu may
- Máy may vải dệt thoi
- Máy may vải dày và rất dày
- Máy may vải mỏng
- Máy may vải trung bình
- Máy may vải dệt kim
- Máy may da và giả da
- Máy may cao su
2. Thiết bị gia công nhiệt hơi
Trong quá trình sản xuất, sản phẩm gia cơng nhiệt hơi đóng vai trị quan
trọng, nó sảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Nhờ gia cơng nhiệt hơi sản
phẩm tạo ra có được hình dạng cần thiết làm phẳng vải và đường may.
Gia công nhiệt hơi được dùng trong các nguyên công dán các chi tiết (ép mex),
cắt, cắt nóng chảy 1 số chi tiết làm bằng vật liệu hóa học. Gia công nhiệt hơi cho
khả năng làm giảm ứng suất trong các sợi vải, xuất hiện trong chúng khi chế tạo
sản phẩm.
Chọn chế độ gia công nhiệt hơi phụ thuộc vào tính chất của vải và quy luật thay
đổi của nó dưới ảnh hưởng của độ ẩm, nhiệt độ và tác dụng cơ học.
Trong công nghiệp may thường dùng 3 dạng gia công nhiệt hơi sau: hấp, là
phẳng, ép
Hấp: Khi hấp làm giảm đáng kể ứng suất trong sợi sinh ra trong q trình gia
cơng ở các ngun cơng trước.
Mục đích của nguyên công này là làm giảm sự co của sợi là phẳng: bề mặt
nguyên liệu dưới áp lực nào đó được làm phẳng
ép: Khi ép các chi tiết gia công được làm ẩm sơ bộ hoặc phần sản phẩm được ép
với áp lực lớn.
Dạng gia công này cho nanưg suất cao hơn, chất lượng tốt hơn so với nguyên
công là phẳng. Nhiều ngun cơng là phẳng có thể thay thế bằng nguyên công

ép.
Để thực hiện các dạng gia công nhiệt hơi, có thể dùng các thiết bị sau:
- Thiết bị hấp
- Thiết bị là phẳng: bàn là điện, bàn là điện có bình phun hơi nước, là hơi
theo hình dáng sản phẩm may.
- Thiết bị ép: Máy cắt khí nén áp lực trung bình và áp lực lớn, máy ép thủy
lực.
3. Thiết bị vận chuyển và cữ cuốn gá lắp
a. Thiết bị vận chuyển cơ khí hóa, bán tự động hoặc tự động hóa
- Các xe đẩy nguyên phụ liệu may


11
- Các băng chuyền vận chuyển bán thành phẩm gia công giữa các nguyên
công
- Các loại máy nâng chuyển
- Các loại thang di động
b. Cữ cuốn gá lắp
Cữ cuốn gá lắp là 1 bộ phận cần thiết đối với các thiết bị may. Nhiều thiết bị
may có sử dụng cữ cuốn gá lắp làm tăng nanưg suất và chất lượng gia công
- Gá lộn cổ kim
- Gá cuốn gấu
- Gá cuốn nẹp
- Gá cuốn thép tay
- Cữ viền mép
- Cữ thùa, cữ đính cúc
- Gá cuốn phải, gá cuốn trái

.



12
CHƯƠNG I: CÁC LOẠI MŨI MAY CƠ BẢN
Mã chương: MHMTT 12-01

Giới thiệu:
Sản phẩm may mặc đóng vai trị hết sức quan trọng trong cuộc sống,
ngoài việc bảo vệ cơ thể tránh thời tiết khắc nghiệt còn khắc phục được các
khuyết điểm trên cơ thể người. Giúp chúng ta tự tin hơn với các công việc hàng
ngày, Để cấu thành nên một sản phẩm may đẹp đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và mỹ
thuật phải trải qua nhiều công đoạn may trên nhiều thiết bị may và các dạng mũi
may khác nhau, Các loại mũi may khác nhau tạo nên sản phẩm có ve đẹp khác
nhau.
Mục tiêu:
 Trình bày được định nghĩa, đặc tính và phạm vi ứng dụng của các loại mũi
may cơ bản;
 Vẽ được mũi may thắt nút, móc xích đơn, móc xích kép, vắt sổ đảm bảo các
yêu cầu kỹ thuật;
 Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác trong q trình học tập.
Nội dung chính:
1. Mũi may thắt nút
Mục tiêu:
 Trình bày được định nghĩa, đặc tính và phạm vi ứng dụng của mũi may thắt
nút;
 Vẽ được mũi may thắt nút đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật;
 Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác trong q trình học tập.
1.1. Định nghĩa
Là dạng mũi may được thực hiện bởi một chỉ của kim cùng một chỉ của ổ
tạo thành các nút thắt liên kết với nhau ở giữa hai lớp nguyên liệu.
1.2. Đặc tính

- Rất bền chặt.
- Hình dạng hai mặt giống nhau thuận tiện cho việc thao tác công nghệ.
- Hướng tạo mũi thực hiện cả 2 chiều.
- Bộ tạo mũi may phức tạp chiếm nhiều không gian.
- Chỉ dưới bị giới hạn (phải đánh suốt).
- Đường may kém đàn hồi, dễ bị đứt chỉ khi kéo dãn đường may.
1.3. Vẽ hình
a. Kết cấu đường may


13

b. Quy trình tạo mũi

Hình I.1: Kết cấu mũi may thắt nút

Hình I.2: Quy trình tạo mũi may thắt nút
Giai đoạn 1
Khi kim đến điểm thấp nhất, tạo vòng chỉ ở lỗ kim. Mỏ ổ quay tới bắt lấy
vòng chỉ kim..
Giai đoạn 2
Kim rút lên khỏi mặt nguyên liệu. Ổ mang vòng chỉ kim quay làm rộng
vòng chỉ ra.
Giai đoạn 3
Vịng chỉ kim chồng qua ruột ổ.
Giai đoạn 4
Kim tiếp tục đi lên. Mỏ ổ nhả vòng chỉ ra.
Giai đoạn 5



14
Răng cưa đẩy vải đi. Cần giật chỉ kéo chỉ trên lên thu hồi lượng chỉ thừa
đồng thời thắt chặt mũi may vừa tạo ra.
1.4. Phạm vi ứng dụng
- Dùng cho tất cả những loại máy may bằng đường thẳng, dùng cho các
loại nguyên liệu dệt thoi, da và bạt.
- Dùng cho các loại máy may chuyên dùng và máy may đường thẳng mà
không hạn chế không gian. Hiện nay mới chỉ có máy may 2 kim, 2 ổ tạo hai
đường may thắt nút song song.
2. Mũi may móc xích đơn.
Mục tiêu:
 Trình bày được định nghĩa, đặc tính và phạm vi ứng dụng của mũi may móc
xích đơn;
 Vẽ được mũi may móc xích đơn đảm bảo u cầu kỹ thuật;
 Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác trong quá trình học tập.
2.1. Định nghĩa
Là dạng mũi may được thực hiện bởi một chỉ của kim, tự tạo thành
những mắc xích khóa với nhau ở mặt dưới của ngun liệu may.
2.2. Đặc tính :
- Có độ đàn hồi lớn, dùng rất thích hợp cho các nguyên liệu có tính co
giãn lớn.
- Bộ tạo mũi đơn giản ít chiếm khơng gian, do đó máy có kết cấu rất gọn
nhẹ.
- Độ bền kém, dễ bị tuột chỉ, khắc phục bằng cách dùng thêm cụm đồng
tiền phụ.
- Hướng tạo mũi bị phụ thuộc vào móc nên khơng thực hiện được mũi
may lùi.
2.3. Vẽ hình
a. Kết cấu đường may


Hình I.3: Kết cấu mũi may móc xích đơn


15
b. Quy trình tạo mũi

Hình I.4: Quy trình tạo mũi may móc xích đơn

Giai đoạn 1
Kim mang chỉ xun qua lớp nguyên liệu xuống điểm thấp nhất, sau đó đi
lên khoảng 2 – 2,5cm tạo vòng chỉ ở rãnh vát trên lỗ kim. Mỏ ổ quay tới bắt lấy
vòng chỉ kim..
Giai đoạn 2
Kim đi lên khỏi mặt nguyên liệu. Móc chỉ quay đi một góc 900, giữ vịng
chỉ kim ở trên thân móc. Răng cưa ở phía sau ép sát nguyên liệu và bàn ép để
chuẩn bị đẩy nguyên liệu.
Giai đoạn 3
Kim đi lên khỏi nguyên liệu, răng cưa đẩy nguyên liệu đi bằng chiều dài
mũi may, móc chỉ tiếp túc lồng rộng vòng chỉ và quay đi 1800.
Giai đoạn 4
Kim tiếp tục đi xuống, mỏ móc quay 2700 đồng thời giữ vòng chỉ ở dưới,
răng cưa sau khi đẩy tạo được chiều dài mũi may hạ xuống thấp để chuẩn bị lùi
về.
Giai đoạn 5
Kim đi xuống vị trí thấp nhất của hành trình rồi lại đi lên tạo ra vịng chỉ
mới. Móc chỉ quay hết một vịng tiếp tục bắt vịng chỉ mới.
Giai đoạn 6
Kim đi lên, móc tiếp tục bắt lấy vòng chỉ thứ 2 của kim để kéo chỉ kim
lồng qua vịng chỉ móc đang giữ vịng chỉ thứ nhất và từ từ nhả chỉ móc đang
giữ. Dưới tác dụng của việc kéo chỉ kim của vòng chỉ thứ nhất thu ngắn lại tạo

vịng xích ép sát mặt dưới nguyên liệu may. Cứ như vậy quá trình tiếp theo
được lặp lại khi kim tạo vòng chỉ thứ 3 móc lại lấy vịng chỉ thứ 3 lồng vào vòng
chỉ thứ 2.


16
2.4. Phạm vi ứng dụng
- Dùng để may đường thẳng
- Dùng nhiều trong các loại máy may dấu mũi
- Dùng cho một số máy chuyên dùng như máy thùa, máy đính cúc.
- Dùng cho các loại khâu miệng bao.
3. Mũi may móc xích kép.
Mục tiêu:
 Trình bày được định nghĩa, đặc tính và phạm vi ứng dụng của mũi may móc
xích kép;
 Vẽ được mũi may móc xích kép đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;
 Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác trong q trình học tập.
3.1. Định nghĩa
Là dạng mũi may do một chỉ của kim cùng với một chỉ của móc khố với
nhau thành những móc xích nằm giữa hai lớp nguyên liệu .
3.2. Đặc tính
- Mũi may có độ đàn hồi lớn .
- Bộ tạo mũi đơn giản, ít chiếm khơng gian .
- Chỉ khơng bị giới hạn.
- Mũi may có độ bền ổn định.
- Bị phụ thuộc vào hướng may do đó chỉ thực hiện được một chiều.
-Tiêu hao nhiều chỉ.
3.3. Vẽ hình
a. Kết cấu đường may


Hình I.5: Kết cấu mũi may móc xích kép
b. Quy trình tạo mũi


17

Hình I.6: Quy trình tạo mũi may móc xích kép

Giai đoạn1
Kim mang chỉ xuyên qua nguyên liệu đi xuống đến vị trí thấp nhất. Khi
kim rút lên tạo vịng chỉ ở lỗ kim. Móc mang chỉ dưới bắt lấy vịng chỉ kim. Ở
thời điểm này kim may nằm trước móc may.
Giai đoạn 2
Móc tiếp tục tiến lên, đồng thời vẫn giữ vòng chỉ kim. Khi kim rút đến tận
cùng trên thì răng cưa đẩy ngun liệu, vịng chỉ móc và vòng chỉ kim tạo thành
một tam giác.
Giai đoạn 3
Kim lại xuyên qua nguyên liệu vào tam giác chỉ. Ở thời điểm này móc
nằm trước kim.
Giai đoạn 4
Móc lùi lại, vịng chỉ kim tuột ra khỏi móc đồng thời ơm lấy vịng chỉ móc
lúc này đang bị kim giữ. Kim tiếp tục đi xuống, chỉ kim xiết lấy chỉ móc tạo
thành mũi móc xích hai chỉ.
Giai đoạn 5
Khi kim đi từ dưới lên tạo thành vịng chỉ thứ hai, móc đi từ phải sang trái
lấy vòng chỉ kim. Kết thúc quá trình tạo thành một mũi may. Quá trình tạo thành
mũi may tiếp theo được lặp lại theo chu kỳ.


18

3.4. Phạm vi ứng dụng
Ứng dụng cho tất các loại máy may đường thẳng, cho tất cả các loại
nguyên liệu. Đặc biệt ứng dụng cho các loại máy có nhiều đường may thẳng
song song (các dạng mũi may khác không thực hiện được).
Dùng trong các loại máy chuyên dùng không có yêu cầu bước may quá
nhỏ.
4. Mũi may vắt sổ:
Mục tiêu:
 Trình bày được định nghĩa, đặc tính và phạm vi ứng dụng của mũi may vắt sổ;
 Vẽ được mũi may vắt sổ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;
 Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác trong quá trình học tập.
4.1. Định nghĩa
Là loại mũi may được phát triển từ dạng mũi may mắc xích dùng một
hoặc hai chỉ kim với không hoặc một hoặc hai chỉ móc tạo những mắt xích liên
kết với nhau ở mắt trên, mặt dưới và mép nguyên liệu may.
4.2. Đặc tính
- Độ đàn hồi mũi may lớn.
- Bộ tạo mũi đơn giản, ít chiếm khơng gian.
- Chỉ khơng bị giới hạn.
- Có thể bọc gữi mép cắt của sản phẩm.
- Địi hỏi cơ cấu xén mép.
- Chỉ thực hiện được một chiều ở mép chi tiết sản phẩm.
4.3. Vẽ hình
a. Kết cấu đường may

Hình I.7: Kết cấu mũi may vắt sổ
b. Quy trình tạo mũi


19


Hình I.8: Quy trình tạo mũi may
Giai đoạn 1
Kim mang chỉ xuyên qua nguyên liệu đi xuống đến vị trí thấp nhất. Khi
kim rút lên tạo vòng chỉ ở rãnh vát trên lỗ kim. Móc chỉ trên (móc chỉ phải) ở
tận cùng phải, móc chỉ dưới (móc chỉ trái) ở tận cùng trái mang chỉ chuyển động
sang phải đi vào vòng chỉ kim.
Giai đoạn 2


20
Khi kim rút lên trên, móc chỉ dưới tiếp tục chuyển động sang phải đi vào
vịng chỉ kim. Móc trên bắt đầu chuyển động sang trái, vòng chỉ kim để lại trên
thân móc dưới.
Giai đoạn 3
Móc dưới tiếp tục chuyển động sang phải, móc trên chuyển động sang trái
để lấy chỉ móc dưới. Kim đi lên vị trí tận cùng trên lại đi xuống, răng cưa đẩy
nguyên liệu đi bằng chiều dài một mũi may.
Giai đoạn 4
Móc trên chuyển động sang tận cùng trái, kim xuống lần 2 cách lần trước
một đoạn bằng một mũi may và đi vào vòng chỉ của móc trên (đi vào tam giác
chỉ được tạo thành giữa chỉ của móc trên và chỉ kim). Móc dưới bắt đầu chuyển
động sang trái.
Giai đoạn 5
Khi kim đi xuống giữ vịng chỉ móc trên ở trên thân kim, móc dưới tiếp
tục về tận cùng trái, móc trên chuyển động về tận cùng phải, vịng chỉ của móc
dưới tuột khỏi móc trên, vịng chỉ kim tuột khỏi móc dưới. Kim xuống tận cùng
dưới đi lên tạo thành vòng chỉ thứ 2, móc trên chuyển động từ trái sang phải
lồng vào vịng chỉ kim. Q trình tạo thành mũi may tiếp theo được lặp lại theo
chu kỳ.

4.4. Phạm vi ứng dụng:
Đường may vắt sổ dùng để bọc viền hoặc cuốn mép cắt chi tiết sản phẩm cho
tất cả nguyên liệu. Đặc biệt là để cuốn mép cho các loại sản phẩm thuộc loại
nguyên liệu có độ đàn hồi lớn như thun.


21
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

CÂU HỎI CHƯƠNG 1
Trình bày định nghĩa, đặc tính và vẽ hình mũi may thắt nút?
Trình bày quy trình tạo mũi, phạm vi ứng dụng mũi may thắt nút (Vẽ
hình minh họa)?
Trình bày định nghĩa, đặc tính và vẽ hình mũi may móc xích đơn?
Trình bày quy trình tạo mũi, phạm vi ứng dụng mũi may móc xích đơn
(Vẽ hình minh họa)?
Trình bày định nghĩa, đặc tính và vẽ hình mũi may móc xích kép?
Trình bày quy trình tạo mũi, phạm vi ứng dụng mũi may móc xích kép
(Vẽ hình minh họa)?
Trình bày định nghĩa, đặc tính và vẽ hình mũi may vắt sổ?
Trình bày quy trình tạo mũi, phạm vi ứng dụng mũi may vắt sổ (Vẽ hình
minh họa)?


HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI
Câu 1: Xem mục 1.1; 1.2; 1.3 trang 14, hình vẽ I.1: Kết cấu mũi may thắt nút
trang 15
Câu 2: Xem mục b trang 15 và hình I.2: Quy trình tạo mũi may thắt nút; mục 1.4
trang 16
Câu 3: Xem mục 2.1; 2.2; 2.3 trang 16, hình vẽ I.3: Kết cấu mũi may móc xích
đơn trang 16
Câu 4: Xem mục b trang 17 và hình I.4: Quy trình tạo mũi may móc xích đơn;
mục 2.4 trang 18
Câu 5: Xem mục 3.1; 3.2; 3.3 trang 18, hình vẽ I.5: Kết cấu mũi may móc xích
kép trang 18
Câu 6: Xem mục b trang 19 và hình I.6: Quy trình tạo mũi may móc xích kép;
mục 3.4 trang 20
Câu 7: Xem mục 4.1; 4.2; 4.3 trang 20, hình vẽ I.7: Kết cấu mũi may vắt sổ
trang 18
Câu 8: Xem mục b trang 22 và hình I.8: Quy trình tạo mũi vắt sổ; mục 4.4 trang
22


22
CHƯƠNG II: THIẾT BỊ MAY CƠ BẢN
Mã chương: MHMTT12-02

Giới thiệu:
Máy may là loại máy dùng chỉ để kết nối nguyên liệu với nhau, tạo thành
sản phẩm may theo yêu cầu cơng nghệ. Có rất nhiều loại máy may có chức năng
chuyên dùng cho một loại vật liệu như hàng dệt thoi, dệt kim, da chuyên dùng
cho một loại sản phẩm như cuốn ống, may 2 đường thẳng song song . Máy sử
dụng các loại mũi may như thắt nút, móc xích, chần diễu v.v…trong đó, may
may bằng sử dụng mũi may thắt nút là được sử dụng nhiều nhất trong ngành

cơng nghiệp may. Hiện nay, có rất nhiều hãng sản xuất máy may với các thiết kế
khác nhau về kiểu dáng, hình thức. Tuy nhiên, dù có đặc điểm khác nhau nhưng
máy vẫn thực hiện các yêu cầu công nghệ khi thiết kế bao gồm các bộ phận cơ
bản cụ thể:
- Bộ phận chuyển đẩy nguyên liệu: Bao gồm bàn ép, cơ cấu răng cưa đẩy
vải
- Bộ phận tạo mũi: gồm kim và các chi tiết bắt mũi móc may, ổ móc
- Cơ cấu thay đổi độ dài mũi may và lại mũi
- Hệ thống cung cấp chỉ
- Hệ thống bôi trơn
- Các bộ phận truyền động tới các chi tiết
Mục tiêu:
 Trình bày được đặc điểm, đặc tính kỹ thuật, cấu tạo và nguyên lý hoạt động
của máy may 1 kim, 2 kim mũi may thắt nút;
 Sử dụng, vận hành được máy may 1 kim, 2 kim đúng quy trình kỹ thuật, đảm
bảo an tồn;
 Biết vệ sinh bảo quản máy và khắc phục được một số sai hỏng thường gặp
trong q trình sử dụng;
 Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, chun cần trong q trình học tập.
Nội dung chính:
1. Máy may 1 kim mũi may thắt nút (Juki DDL5550)
Mục tiêu:
 Trình bày được đặc điểm, đặc tính kỹ thuật, cấu tạo và nguyên lý hoạt động
của máy may 1 kim mũi may thắt nút Juki DDL5550;
 Sử dụng, vận hành được máy may 1 kim Juki DDL5550 đúng quy trình kỹ
thuật, đảm bảo an tồn;
 Biết vệ sinh bảo quản máy và khắc phục được một số sai hỏng thường gặp
trong quá trình sử dụng;



23
 Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, chuyên cần trong quá trình học tập.
1.1. Đặc điểm
Máy may bằng một kim Juki DDL5550 thực hiện đường may thắt nút
có tốc độ cao, may được tất cả các loại nguyên liệu. Do đặc tính của đường
may thắt nút là bền chặt, chỉ trên chỉ dưới giống nhau, độ đàn hồi kém nên
dùng cho các loại nguyên liệu co giãn.
Máy thực hiện đường may cả hai chiều may tiến và lại mũi đảm bảo
cùng một bước đẩy. Việc lại mũi tại hai đầu đường may đảm bảo yêu cầu
công nghệ gia công sản phẩm.
1.2. Đặc tính kỹ thuật
Khả năng may: may vật liệu trung bình.
Tốc độ máy: max 4500mũi/ phút, trung bình 4000mũi/phút.
Chiều dài mũi may: max 5mm.
Độ rộng bàn ép: max 13mm (bằng gạt gối).
Kim máy: DB x1# 9 – 18.
Bơm trơn: cưỡng bức bằng bơm dầu.
Động cơ điện: 400w hoặc 3 pha.
Dầu bôi trơn: Juki New Defrix số 1.
Dây đai. M41.
1.3. Cấu tạo chung
- Đầu máy
- Bàn máy
- Chân máy
- Mô tơ


24
Hình II.1: Cấu tạo chung máy may một kim thắt nút
1.3.1. Đầu máy

Đầu máy may chia làm 2 phần:
Phần thân máy
Phần đế máy
a) Phần thân máy: thường đặt nổi bên trong có cơ cấu trụ kim, cần giật chỉ và hệ
thống phân phối chuyển động tới
các khu vực khác
b) Phần đế máy
Thường là vị trí thao tác cơng nghệ chứa các bộ phận tạo mũi như trục, ổ, cơ cấu
đẩy, móc . . .
Các bộ phận chính của đầu máy:
+ Bộ trục chính: để tiếp nhận và phân phối chuyển động tới các cơ cấu chấp
hành. Trục chính thường là trục trơn.
+ Bộ trụ kim: Cần giật chỉ để tạo chuyển động cho kim máy và cần giật chỉ
nhằm cung cấp và xuyên chỉ qua nguyên liệu may
+ Bộ tạo mũi: là bộ phận kết hợp với kim để tạo mũi may tùy theo loại máy mà
các bộ tạo mũi sẽ khác nhau.
+ Bộ phận đẩy: là bộ phận để tạo chiều dài bước may thường máy sử dụng bộ
răng cưa, bàn ép, ru lô kéo hoặc con lăn.
1.3.2. Bàn máy
Bàn máy có nhiệm vụ đỡ đầu máy, gắn động cơ đỡ nguyên liệu may
Bàn máy là 1 tấm phẳng hình chữ nhật được gắn chạt vào chân bàn. Mặt bàn
làm bằng gỗ ép để giảm rung động và chống cong vênh. Trên mặt bàn có phủ 1
lớp vật liệu có hệ số ma sát nhỏ để nguyên liệu may dễ trượt. Trên đó có kht 1
lỗ hình chữ nhật lớn để lắp đặt đầu máy. ở bốn góc của lỗ có đặt 4 miếng đệm
cao su để đỡ đầu máy, làm giảm rung động của đầu máy truyền xuống mặt bàn.
Đầu máy được lắp khớp bản lề vào mặt bàn máy. Kích thước mặt bàn thường là:
1050 x 550 mm hay 1100 x 600 mm, dày 30 - 40 mm.
1.3.3. Chân bàn máy
Chân bàn máy có nhiệm vụ đỡ bàn máy
Chân bàn máy thướng được đúc liền bằng gang hoặc lắp ghép. Chân bàn máy có

4 chân và những thanh ngang, các thanh ngang làm tăng độ cứng vững và ổn
định của chân bàn máy, các chân bàn được lắp ghép bằng bulơng có thể điều
chỉnh được vị trí cao thấp của mặt bàn tuỳ theo người sử dụng. Dưới chân bàn
có gắn đệm cao su để giảm chấn động từ chân bàn đến nền xưởng.


×