Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Bào chế lotion chứa L-menthol và Methyl salicylate

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.38 KB, 7 trang )

BÀO CHẾ LOTION CHỨA
L-MENTHOL VÀ METHYL SALICYLATE
Nguyễn Thị Thanh Nhàn
Khoa Dược, Trường Đại học Cơng nghệ TP. Hồ Chí Minh
GVHD: TS. DS. Nguyễn Thùy Trang

TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện nhằm nghiên cứu bào chế lotion chứa L-menthol và Methyl salicylate điều trị các
triệu chứng đau như đau cơ, đau khớp. Sau khi khảo sát bằng phương nghiên cứu công thức cơ bản và các thử
nghiệm về độ bền qua quá trình ly tâm và chu trình nhiệt, kết quả cho thấy công thức lotion gồm: 6% L-menthol,
20% Methyl salicylate, 1,4% Dầu Lanolin, 5,6% Paraffin lỏng, 8,6% Polysorbate 60, 3,4% Sorbitan
monostearate, 0,4% Carbomer 934 P cho chế phẩm đạt yêu cầu về thể chất, đáp ứng các chỉ tiêu kiểm nghiệm
về cảm quan, độ đồng nhất, độ bền, pH. độ nhớt.
Từ khóa: gel, giảm đau tại chỗ qua da, lotion, L-menthol và Methyl salicyalte, nhũ tương.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh đau cơ, đau khớp từ nhẹ đến trung bình chiếm tỉ lệ cao trong dân số; đau có thể cấp tính do tập thể thao,
lao động không đúng tư thế hoặc mãn tính do lão hóa. Bệnh khơng ảnh hưởng đến tính mạng nhưng ảnh hưởng
nhiều đến năng suất lao động, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Để điều trị bệnh, thuốc bơi ngồi da giảm
đau tại vị trí được sử dụng nhiều ở các dạng bào chế như kem, thuốc mỡ, gel, thuốc lỏng dạng dung dịch…Các
dạng bào chế trên cịn những hạn chế riêng: thuốc mỡ giải phóng hoạt chất chậm, trơn nhờn, dễ bị ôi khét [1].
Trong khi đó lotion là dạng bào chế mới khắc phục được những hạn chế trên với hoạt chất L-menthol kết hợp
Methyl salicylate làm tăng khả năng giảm đau, thông qua sự kết hợp giữa hai hoạt chất giảm đau trong cùng
một dạng bào chế tác động tại chỗ, hiệu quả điều trị sẽ được cải thiện đáng kể. Việc lựa chọn dạng bào chế
lotion là một cách tiếp cận mới nhằm góp phần đa dạng hóa sự lựa chọn các dược phẩm có trên thị trường,
ngồi ra lotion thấm nhanh và trải mỏng lên bề mặt da, độ ổn định cao, giúp hoạt chất thấm sâu vào các lớp da
tăng hiệu quả điều trị [2],[3].

747


2. NGUYÊN VẬT LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Nguyên liệu
L-menthol, Methyl salicylate, Paraffin Lỏng, Dầu Lanolin, Sorbitan monostearate, Polysorbate 60,
Trollamine, Carbomer 934 P, Nước cất.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Khảo sát công thức cơ bản
Tiến hành đánh giá sơ bộ qua công thức cơ bản. Bằng cách khảo sát công thức cơ bản dựa thay đổi tỷ lệ khác
nhau giữa các pha (pha dầu: paraffin lỏng, lanolin; pha nước; chất nhũ hóa: span 60, tween 60 với HLB hỗn
hợp là 12). Tiến hành bào chế 6 công thức cơ bản. Sau đó cho các cơng thức vào eppendorf 1,5ml, ly tâm 5.000
vòng/ phút trong 10 phút. Quan sát và ghi nhận cảm quan, độ bền nhũ tương để chọn ra công thức cơ bản phù
hợp.
Bảng 1: Thay đổi tỷ lệ pha dầu, pha nước và chất nhũ hóa qua khảo sát công thức cơ bản
CT1

CT2

CT3

CT4

CT5

CT6

L-menthol

3

6%

3


6%

3

6%

3

6%

3

6%

3

6%

Methyl

10

20%

10

20%

10


20%

10

20%

10

20%

10

20%

2.8 5.6%

2.8 5.6%

2.8

5.6%

2

4%

3.6 7.2%

4.4


2.8%

Lanolin

0.7 1.4%

0.7 1.4%

0.7

1.4%

0.5

1%

0.9 1.8%

1.1

2.2%

Tween 60

3.6 7.2%

4.3 8.6%

5


10.1%

4.3

8.6%

4.3 8.6%

4.3

8.6%

Span 60

1.4 2.8%

1.7 3.4%

2

3.9%

1.7

3.4%

1.7 3.4%

1.7


3.4%

Salicylate

Paraffin
Lỏng

Nước

28.5

27.5

26.5

748

28.5

26.5

25.5


Tổng bao

50

50


50

50

50

50

nhiêu (g)
Thử độ bền qua chu trình nhiệt
Cân 10 g nhũ tương của các công thức đạt chỉ tiêu sau khi đã thử độ bền bằng cách ly tâm rồi cho vào ống
nghiệm có nắp đậy. Đặt ống nghiệm này lần lượt ở nhiệt độ 4 ℃ trong 24 giờ, tiếp theo ở nhiệt độ 40 ℃ trong
24 giờ, sau đó đặt ở nhiệt độ phịng trong 6 giờ. Các chu kì được tiến hành liên tục, thực hiện 6 chu kì. Sau mỗi
chu kì, mẫu thử được kiểm tra về cảm quan. Mẫu nhũ tương được công nhận đạt độ ổn định khi khơng có thay
đổi nào về cảm quan sau 6 chu kì [4].
Cơng thức ổn định nhất qua hai phương pháp ly tâm và chu trình thử độ bền nhiệt sẽ được chọn để điều chế
lotion.
2.2.2. Khảo sát tỷ lệ tá dược tạo gel nhũ tương (lotion)
Khảo sát ảnh hưởng của pH

Triethanolamine

0.1ml

0.15ml

Carbomer 934 P

0.25%


Nước cất vđ

25ml

0.3ml

Lựa chọn tỷ lệ Triethanolamine cho pH trong khoảng 6 - 7 để phù hợp chế phẩm dùng qua da.
Khảo sát tỷ lệ Carbomer 934 P

Tỷ lệ thích hợp vừa khảo sát được

Triethanolamine
Carbomer 934 P

0.2%

0.3%

Nước cất vđ

0.4%

25ml

Thử độ nhớt của 3 công thức vừa điều chế. Chọn công thức phù hợp.
2.2.3. Kiểm nghiệm chỉ tiêu hóa lý của chế phẩm bào chế
Cảm quan
Lotion có màu trắng như sữa, thể chất lỏng, có mùi bạc hà dễ chịu khơng biến màu, khơng cứng lại hoặc tách
lớp ở điều kiện thường, bắt dính được trên da khi bôi[4],[5],[6].

Độ đồng nhất

749


Lotion phải đồng nhất, khơng vón cục, khơng có cấu tử lạ. Lấy 4 mẫu lotion, mỗi mẫu khoảng 0,02 g - 0,03
g,trải đều trên 4 phiến kính. Đậy lên mỗi phiến kính bằng một phiến kính thứ hai và ép mạnh cho đến khi tạo
thành vết trịn có đường kính khoảng 2 cm. Quan sát vết thu được bằng mắt thường, ở 3 trong 4 tiêu bản không
được nhận thấy các tiểu phân. Nếu có các tiểu phân nhìn thấy ở trong phần lớn số các vết thì phải làm lại với 8
mẫu. Trong số các tiêu bản này, các tiểu phân cho phép nhận thấy không được vượt quá 2 tiêu bản[7]
pH
Cân 10 g lotion cho vào becher 100 mL, thêm 50 mL nước đun sôi để nguội. Khuấy kĩ, lọc qua giấy lọc và tiến
hành đo pH dịch lọc. Đo 3 lần, lấy giá trị trung bình[4].
Độ bền
Cân 10 g lotion cho vào ống nghiệm có nắp đậy. Đặt ống nghiệm này lần lượt các điều kiện nhiệt độ 40 0C
trong 24 giờ, 4 0C trong 24 giờ, sau đó đặt nhiệt độ phịng trong 6 giờ. Tiếp tục lặp lại các chu kỳ tương tự. Sau
mỗi 24 giờ quan sát và ghi nhận thời gian tách lớp bằng cách đưa ống nghiệm ngang tầm mắt, đối diện với ánh
sáng đèn. Mẫu được cho là tách lớp khi lotion bị tách thành 2 pha rõ rệt. Thực hiện 6 chu kỳ[5].
Độ nhớt
Máy đo độ nhớt hiện số LVDV-EE BROOKFIELD và được đo bằng thang nhớt LV3(63).
3. KẾT QUẢ
3.1. Khảo sát công thức cơ bản
Sau khi khảo sát cơng thức cơ bản chọn ra 6 cơng thức có độ bền cao qua thử nghiệm ly tâm để tiếp tục thử
nghiệm về độ bền qua chu trình nhiệt
Thử nghiệm độ bền qua q trình ly tâm
Sáu cơng thức được cho vào eppendorf 15 ml ly tâm dưới tốc độ 5000 vịng trong 10 phút sau đó quan sát kết
quả
Bảng 2: Kết quả sau ly tâm
Công thức 1


Tách lớp rõ rệt hơn 2cm lắc khó trở về trạng thái nhũ tương ban đầu

Công thức 2

Không bị tách lớp

Công thức 3

Tách lớp thấy rõ khoảng 1.5cm lắc khó trở về trạng thái nhũ tương ban đầu

750


Công thức 4

Tách lớp khoảng 0.5cm

Công thức 5

Không tách lớp

Công thức 6

Khơng tách lớp

Qua q trình ly tâm các cơng thức 2, 5, 6 không bị tách lớp nên tiếp tục thử độ bền qua chu trình nhiệt
Bảng 3: Kết quả các cơng thức sau chu trình nhiệt
Cơng thức 2

Khơng tách lớp qua 6 chu kỳ


Công thức 5

Tách lớp khoảng 0.5cm khi để ở điều kiện 40℃ vào chu kỳ 3

Công thức 6

Tách lớp khoảng 1cm khi để ở điều kiện 40℃ vào chu kỳ 2

Qua cả 2 quá trình thử độ bền cơng thức cho ra thể chất thích hợp và độ bền cao nhất là công thức 2 với 7%
pha dầu, 55% nước và 12% chất nhũ hóa
3.2. Kết quả sau khi khảo sát tá dược gel
Bảng 4: Kết quả khảo sát ảnh hưởng pH

Triethanolamine

0.1ml

0.15ml

0.3ml

pH

6 ± 0.25

8 ± 0.25

9 ± 0.25


Qua khảo sát triethanolamine tỷ lệ 0,1 ml cho pH (6 ± 0.25) phù hợp khoảng pH yêu cầu 6-7 và Carbomer 934
P tỷ lệ 0.3 g với độ nhớt đo được là 1164 ± 45 cP cho thể chất gel thích hợp.
Qua các q trình khảo sát tỷ lệ thành công, công thức được lựa chọn được trình bày trong bảng 1
Các thành phần cơng thức: L-menthol 6 g, Methyl salicylate 20 g, Paraffin Lỏng 5.6 g, Dầu Lanolin 1.4 g,
Carbomer 934 P 0.3 g, Sorbitan Monostearate 3.4 g, Polysorbate 60 8.5 g, Nước cất 54.7 g. Tổng cộng 100
g
Quy trình điều chế

751


Pha chế lotion với mỗi công thức thành phẩm thu được 100 g lotion theo sơ đồ được trình bày ở hình 1
Cho 0.3 g Carbomer 934 phân tán trong nước nóng, chờ khoảng 2 giờ cho polymer trương nở hồn tồn.

Hình 1: Sơ đồ quy trình điều chế lotion.
3.3. Kết quả kiểm nghiệm các chỉ tiêu đề ra của chế phẩm
Cảm quan: gel có màu trắng đục, thể chất lỏng, có mùi đặc trưng khơng biến màu, khơng cứng lại hoặc tách
lớp ở điều kiện thường, bắt dính được trên da khi bôi.
Độ đồng nhất: Sau khi kiểm tra với 4 mẫu, khơng mẫu nào có tiểu phân quan sát bằng mắt thường.
pH: ổn định pH dao động từ 6-7 phù hợp cho dùng trên da.
Độ bền: chế phẩm không tách lớp qua 6 chu kỳ.
Độ nhớt: sau khi đo chế phẩm được đạt 1164 ± 45 cP.
4. KẾT LUẬN
Qua các quá trình khảo sát, tỷ lệ thành phần của công thức được lựa chọn để bào chế lotion chứa L-menthol và
Methyl salicylate gồm: L-menthol: 6% ; 20% Methyl Salicylate, 1,4% Dầu Lanolin, 5,6% Paraffin Lỏng, 8,6%
Polysorbate 60, 3,4% Sorbitan monostearate, 0,4% Carbomer 934 P; nước cất vừa đủ 100%
Đề nghị: Nghiên cứu độ ổn định sơ bộ của chế phẩm, xây dựng tiêu chí định lượng bằng phương pháp sắc ký
khí (GC).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]Sah, S. K., Badola, A., & Nayak, B. K. (2017). Emulgel: Magnifying the application of topical drug

delivery. Indian Journal of Pharmaceutical and Biological Research, 5(01), 25–33.
/>[2]PubChem. (2022). L-Menthol. PubChem. Accessed
May 10 2022.
752


[3]PubChem. (n.d.). Methyl salicylate. Retrieved April 28, 2022, from
Accessed May 10 2022.
[4]Phạm, Đ. D., & Đoàn, D. Q. (2019). Xây dựng công thức gel nhũ tương dầu dừa (coconut oil) ứng dụng
trong mỹ phẩm. Bản B Của Tạp Chí Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam, 61(7).
[5]Lê Quang Nghiệm, Huỳnh Văn Hóa (2010). Bào chế và Sinh dược học – Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam,
Hà Nội, 96 -109. (n.d.).
[6]Nguyễn Thị Kim Liên, Chế Quang Minh, “Xây dựng cơng thức gel nhũ tương Dầu Olive dùng ngồi”
2020, Tạp chí Khoa học Cơng nghệ Việt Nam, 12, 64-69. (n.d.).
[7]Lưu Anh. (2018, July 18). THUỐC MỀM DÙNG TRÊN DA VÀ NIÊM MẠC. Dược Điển Việt Nam.
/>
753



×