Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Skkn giáo dục ý thức đội mũ bảo hiểm cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi khi tham gia giao thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.2 KB, 12 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

Mã số: ………………………………

1. Tên sáng kiến: Giáo dục ý thức đội mũ bảo hiểm cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
khi tham gia giao thông.

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn giảng dạy.

3. Mơ tả bản chất của sáng kiến

3.1. Tình trạng giải pháp đã biết

Theo Nghị định 100/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giao thơng đường bộ và đường sắt, quy định trẻ em từ 6 tuổi bắt buộc đội mũ bảo
hiểm khi tham gia giao thông.

skkn


2
Thực hiện theo tinh thần trên của Nghị định, các nội dung giáo dục an tồn giao
thơng đã được cụ thể hóa và đưa vào trong các hoạt động cho trẻ nhằm góp phần bảo
vệ chính bản thân trẻ, đồng thời nâng cao ý thức cho trẻ và phụ huynh về việc đội mũ
bảo hiểm khi tham gia giao thông.

Về phía nhà trường, chúng tơi có tun truyền cho phụ huynh thực hiện đội mũ
bảo hiểm cho trẻ khi đến trường. Tổ chức hội thi “Bé với an toàn giao thông” nhằm


giúp phụ huynh hiểu được đội mũ bảo hiểm cho trẻ là một việc làm hết sức cần thiết.
Tuy nhiên, từ thực tế tôi nhận thấy hiệu quả đạt được chưa thật sự cao, ý thức đội mũ
bảo hiểm khi tham gia giao thông chưa được cải thiện. Về phía phụ huynh, khơng ít
phụ huynh vẫn có thái độ chủ quan không đội mũ bảo hiểm cho trẻ hoặc có đội cũng
khơng đúng quy cách hay đội các loại mũ bảo hiểm khơng đảm bảo chất lượng. Thậm
chí, phụ huynh có mang theo nhưng khơng đội cho trẻ... Từ thực trạng trên tơi nhận
thấy mình cần “Giáo dục ý thức đội mũ bảo hiểm cho trẻ mẫu giáo 4 -5 tuổi khi tham
gia giao thông”.

skkn


3
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến

- Mục đích của giải pháp

Nâng cao ý thức của trẻ và phụ huynh phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao
thơng. Góp phần giảm thiểu những hậu quả không mong muốn cho trẻ khi bị tai nạn
giao thông.

Tạo được thói quen tốt và rèn luyện kỹ năng đội mũ bảo hiểm đúng cách cho
trẻ. Vận động phụ huynh cùng thực hiện tốt việc đội mũ bảo hiểm cho trẻ.

- Nội dung giải pháp

+ Điểm mới so với trước đây

Trước đây, giáo viên thường xuyên nhắc nhở trẻ thông qua các hoạt động trong
ngày và lồng ghép giáo dục mọi lúc mọi nơi nhưng đa số trẻ chưa được thực hành tự

đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thơng, trẻ có tham gia cùng cơ các hội thi an tồn
giao thơng nhưng chỉ dừng lại với sự hướng dẫn của cơ bằng những hình thức quen

skkn


4
thuộc như tơ màu, chọn hình đúng… chưa có tính mới lạ, tính thực tế chưa cao trong
hội thi, chưa thu hút được sự tham gia tích cực của trẻ.

Đối với giải pháp mới này, chúng tôi sẽ tạo ra khu vực để mũ bảo hiểm, trẻ ở
lớp sẽ được thực hành đội mũ bảo hiểm đúng cách, trang trí mũ bảo hiểm và phối hợp
phụ huynh đồng loạt đội mũ bảo hiểm cho trẻ khi tham gia giao thông. Quan sát, theo
dõi và nhắc nhở trẻ mọi lúc mọi nơi, rèn kỹ năng tốt cho trẻ dưới nhiều hình thức
khác nhau. Đồng thời, chúng tôi sẽ cùng trẻ thực hiện xuyên suốt nhằm nâng cao ý
thức cho cha mẹ trẻ và trẻ trong việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

+ Các bước thực hiện của giải pháp mới:

* Bước 1: Thực hiện tốt công tác tuyên truyền phối hợp với phụ huynh đội
mũ bảo hiểm cho trẻ khi tham gia giao thông.

Phụ huynh là một trong những nhân tố quyết định việc đội mũ bảo hiểm cho
trẻ, chúng tôi rất quan tâm đến công tác phối hợp với phụ huynh học sinh. Vì vậy,
trong cuộc họp phụ huynh học sinh đầu năm học, ngoài việc triển khai các nội dung

skkn


5

chính của cuộc họp, chúng tơi kết hợp cho phụ huynh xem một số đoạn video về tai
nạn giao thông xảy ra đối với trẻ khi tham gia giao thông mà khơng đội mũ bảo hiểm.
Tham khảo ý kiến đóng góp của phụ huynh để cùng nhau phối hợp giáo dục nhằm
mang lại hiệu quả tích cực trong việc rèn luyện kỹ năng cho trẻ. Việc đội mũ bảo
hiểm cho trẻ khi tham gia giao thông nhằm rèn luyện ý thức tốt và thật sự rất cần
thiết, lợi ích của việc dạy trẻ đội mũ bảo hiểm đúng cách nhằm góp phần bảo vệ cho
chính bản thân trẻ khi tham gia giao thơng; hình thành cho trẻ ý thức tự giác và hạn
chế đến mức tối đa những hậu quả từ tai nạn giao thông.

Đồng thời ngay từ đầu năm học chúng tôi đã xây dựng kế hoạch tổ chức nhiều
hoạt động có sự tham gia của phụ huynh: hội thi “Bé với an tồn giao thơng”, tọa đàm
về vấn nạn giao thông hiện nay…, mỗi phụ huynh sẽ cùng trẻ trải qua các nội dung
thi: đội mũ bảo hiểm đúng cách, chọn mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng… Vịng
chung khảo, 4 đội xuất sắc nhất sẽ cùng cơ giáo ở lớp tham gia tuyên truyền bằng một
tiểu phẩm với nội dung tuyên truyền việc phải đội mũ bảo hiểm cho trẻ em, giải quyết

skkn


6
các tình huống được diễn ra và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm kiến thức về an tồn
giao thơng và sự cần thiết của việc đội mũ bảo hiểm đúng cách.

Trong quá trình thực hiện, giáo viên phải thường xuyên đôn đốc, vận động
những trường hợp phụ huynh vẫn chưa phối hợp đội mũ bảo hiểm cho trẻ thực hiện
nghiêm túc hơn. Từng lúc trao đổi trong giờ đón, giờ trả trẻ để đạt hiệu quả cao.

* Bước 2: Rèn luyện ý thức đội mũ bảo hiểm cho trẻ thơng qua đổi mới
hình thức và nội dung giáo dục.


Chúng tơi thực hiện thay đổi hình thức giáo dục từ lồng ghép giáo dục sang
hình thức trải nghiệm.

Trong giờ đón trẻ, giáo viên quan sát xem trẻ có đội mũ bảo hiểm khi đến lớp
hay không, nếu trẻ không đội mũ bảo hiểm giáo viên trực tiếp nhắc nhở, trao đổi
thường xuyên để rèn luyện ý thức cho trẻ. Ngoài ra ở góc bé đến lớp giáo viên cũng
tạo hình những chiếc mũ bảo hiểm xinh xắn để điểm danh trẻ xem hôm nay bé nào
đội mũ bảo hiểm khi đi học. Ví dụ: hơm nay bé nào đi học bằng xe gắn máy có đội

skkn


7
mũ bảo hiểm trẻ sẽ lấy 1 chiếc mũ bảo hiểm và gắn vào ơ có ký hiệu của mình, bé nào
khơng có đội mũ bảo hiểm sẽ gắn 1 bông hoa. Cuối ngày trong giờ nêu gương giáo
viên sẽ kiểm tra hôm nay bạn nào đội mũ bảo hiểm đi học sẽ được cô và các bạn
tuyên dương.

Trong hoạt động học khi giả định các tình huống dẫn trẻ đi tham quan công
viên, đi về quê… bên cạnh giáo dục bằng lời hãy đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao
thơng thì giáo viên cho trẻ thực hành đội mũ bảo hiểm để rèn lyện kỹ năng cho trẻ. Ví
dụ: trong hoạt động học tạo hình, giáo viên giả định sẽ đưa trẻ đi tham quan khu triển
lãm tranh thì giáo viên và trẻ sẽ cùng lấy mũ bảo hiểm để thực hiện thao tác đội mũ
bảo hiểm đúng cách trước khi đi. Giáo viên cùng trẻ tự thiết kế, trang trí những chiếc
mũ bảo hiểm cho chính mình thu hút được sự quan tâm và yêu thích của trẻ về mũ
bảo hiểm.

skkn



8
Trong giờ trả trẻ hãy để trẻ tự lấy mũ bảo hiểm và đội, giáo viên quan sát và
kiểm tra trên từng trẻ thao tác đội xem có đúng quy cách chưa để kịp thời sửa chữa
từng lúc.

Trong các hoạt động khác như: tham quan công viên, tham quan trường tiểu
học… với điều kiện gần trường học nên giáo viên có thể cho trẻ đi bằng phương tiện
xe gắn máy, trẻ rất thích khi được trải nghiệm thực tế.

Thực hành đội mũ bảo hiểm đúng quy cách: đây là nội dung giáo dục quan
trọng, trẻ thực hiện kỹ năng đội mũ bảo hiểm đúng quy cách, cho trẻ thực hành thật
nhiều lần, kiểm tra các bước mà trẻ làm có chính xác hay khơng để hướng dẫn trẻ làm
đúng và ghi nhớ lâu hơn.

Lựa chọn mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng: trên thực tế, có một số trẻ đội mũ
bảo hiểm nhưng chưa đảm bảo chất lượng, một phần vì những chiếc mũ đó được
trang trí bởi những hình ảnh mà trẻ thích hoặc do phụ huynh lựa chọn mức giá rẻ...
Giáo viên cho trẻ xem một số mũ bảo hiểm chất lượng, mũ bảo hiểm có cấu tạo đủ ba

skkn


9
bộ phận: vỏ mũ, đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ và quai đeo. Mũ bảo hiểm
có cơng bố hợp quy CR phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, để từ đó, lựa chọn
những chiếc mũ bảo hiểm có chất lượng tốt, có nguồn gốc rõ ràng. Ví dụ: Giáo viên
tổ chức một trị chơi “Nào ta cùng chọn”

Chuẩn bị: nhiều loại mũ bảo hiểm, nhạc.


Cách chơi: chia lớp ra thành 2 đội, trẻ hãy chọn ra những chiếc mũ bảo hiểm
đảm bảo chất lượng và trong vòng 1 đoạn nhạc đội nào chọn đúng nhiều hơn sẽ chiến
thắng.

Qua trò chơi giáo dục trẻ biết đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy: giáo
viên hay nhắc trẻ đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thơng, nhưng hãy cụ thể ra đó là
đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy, cho trẻ xem những đoạn video trẻ đội và
không đội mũ bảo hiểm khi đi xe gắn máy khác nhau như thế nào. Cho trẻ xem những
hậu quả như: bị chú công an giao thông phạt, bị tai nạn giao thông… trẻ sẽ kể lại cho
phụ huynh những gì mình biết. Ngồi các hoạt động trên, chúng tơi ln tạo ra tình

skkn


10
huống như: có sự cố chấp của ba mẹ chở con bằng xe gắn máy mà không cho con đội
mũ bảo hiểm thì con phải làm sao? Khi ba mẹ đội mũ bảo hiểm khơng đúng cách cho
con thì con sẽ làm gì?... Hãy cho trẻ tự suy nghĩ và đưa ra cách giải quyết. Từ đó, giáo
dục ý thức trẻ đội mũ bảo hiểm khi đi xe gắn máy sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

* Bước 3: Tạo khu vực để mũ bảo hiểm

Do điều kiện thực tế ở trường, lớp nên khơng có khu vực để mũ bảo hiểm. Vì
vậy tơi phải tạo được khu vực để mũ bảo hiểm cho trẻ.

+ Nguyên tắc thực hiện: bền, thuận tiện cho trẻ và để được nhiều mũ bảo hiểm,
an tồn, dễ dàng và đẹp mắt.

+ Cách bố trí:


Ngồi lớp học, tơi đã dành một góc để đặt giá mốc mũ bảo hiểm cho trẻ, tận
dụng từ giá phơi khăn cũ của trẻ, tơi tiến hành trang trí cho đẹp mắt, với những khẩu
hiệu như: bé ơi! hãy đội mũ bảo hiểm, bé đội mũ bảo hiểm, mũ bảo hiểm của bé… thu
hút trẻ để mũ bảo hiểm vào.

skkn


11
Bên trong lớp học, tôi lựa chọn cách chia thành hai nhóm nhỏ và treo theo hai
góc để đảm bảo tất cả trẻ đều được đem mũ bảo hiểm của mình đến lớp.

3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp

Thơng qua giải pháp giáo dục đội mũ bảo hiểm đúng cách đã góp phần bảo vệ
được cho chính bản thân trẻ, đồng thời rèn luyện được ý thức và các kỹ năng tốt khi
tham gia giao thông. Với những giải pháp trên, giáo viên ở trong tổ, trong trường và
các trường mầm non trên địa bàn có thể vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo tùy
theo điều kiện thực tế tại trường.

3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp

Sau thời gian thực hiện liên tục và kiên trì 100% trẻ ở lớp đã có thói quen luôn
ý thức đội mũ bảo hiểm đúng cách khi tham gia giao thơng.

+ Về phía phụ huynh: Phụ huynh vui vẻ phấn khởi vì trẻ hình thành ý thức, thói
quen tốt khi tham gia giao thơng. Từ đó, tạo được mối quan hệ thống nhất, hợp tác
giữa nhà trường, giáo viên và phụ huynh trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ. Phụ huynh

skkn



12
ngày càng yên tâm về chất lượng giảng dạy của nhà trường.

+ Về phía giáo viên: Giáo viên rèn luyện được ý thức, kỹ năng tốt cho trẻ.
Mang lại hiệu quả cao trong giảng dạy. Tạo được không gian tiện lợi để mũ bảo hiểm
cho trẻ.

+ Về phía trẻ: Nâng cao số lượng trẻ đội mũ bảo hiểm khi đến trường. Tạo
được thói quen, ý thức tốt trong việc đội mũ bảo hiểm. Trẻ có kỹ năng đội mũ bảo
hiểm đúng cách nhằm bảo vệ được chính bản thân trẻ.

3.5. Tài liệu kèm theo gồm: Một số hình ảnh minh họa.

TP Bến Tre, ngày 20 tháng 02 năm 2021

skkn



×