Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Bài giảng xã hội học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (849.9 KB, 51 trang )

lOMoARcPSD|16911414

MÃ MÔN HỌC: 02621

XÃ HỘI HỌC
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
GIẢNG VIÊN

Th.S Nguyễn Đức Thành

Điện thoại:
Email :
Website:

0908639595
,
www2.hcmuaf.edu.vn/?ur=ndthanh
THƠNG TIN VỀ MƠN HỌC
Một cách tự nhiên, các vấn đề xã hội là rất phức tạp. Để hiểu và xử lý, giải quyết một cách
thành công với các vấn đề này đòi hỏi các kiến thức, kỹ năng, và kinh nghiệm cả về lónh vực
khoa học chuyên môn lẫn lónh vực kinh tế – văn hóa – xã hội.

Thông thường, trong trường học, sinh viên được dạy các môn học thuộc những lónh vực gần
nhau, có liên quan với nhau. Tuy nhiên, sự thành công trong tất cả các môn học có thể
không dẫn tới thành công trong suốt cả quá trình học tập hoặc thực tiễn nếu sinh viên
không hội nhập kiến thức từ các môn học khác nhau. Môn học này chú trọng đến việc
Mơ tả mơn khuyến khích phát triển mối liên kết giữa kiến thức chuyên môn (khoa học) và các kiến thức
học
khoa học xã hội để giải quyết các vấn đề đặt ra.
Đây là một lớp học tương tác: lớp học này sử dụng phương pháp sinh viên thuyết trình, thảo
luận, và tình huống (case studies) để giúp cho học viên có được những tiếp cận và viễn cảnh


rộng lớn hơn trong việc xử lý, giải quyết các vấn đề liên quan đến xã hội. Sử dụng phương
pháp thảo luận tình huống còn nhằm để phát triển các nhận biết về một loạt các kỹ năng
được đòi hỏi cho sự thành công của học viên trong năm học chính khóa cũng như trong tương
lai.
1. Làm cho sinh viên có được nhận thức về bối cảnh rộng lớn của thực tế xã hội và công việc
trong tương lai.
Mục tiêu

2. Chuẩn bị và hoàn thiện các kỹ năng học tập và làm việc: các kỹ năng học tập, giao tiếp,
thông tin, làm việc đồng đội, và ra quyết định tập thể.
3. Giúp cho học viên làm quen và sử dụng những cách tiếp cận khác nhau hoặc những lónh
vực khoa học khác nhau để có được những quyết định tốt hơn.

Điều kiện
tiên quyết
Cấu trúc
mơn học

Nắm vững kỹ năng phân tích tiêp cận các vấn đề xã hội, chú trọng tính tồn diện và nhiều mặt
của vấn đề xã hội
Số tiết lý thuyết: 30
Số tiết thực hành: không hạn chế
1
Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ()


lOMoARcPSD|16911414

Số tiết chuẩn bị ở nhà: không hạn chế


Tổ chức
lớp học

Lớp học này được thiết kế với 30 tiết được dạy trong 10 tuần liên tục (3 tiết học 1 ngày, 1
ngày một tuần).
Vì là lớp học tương tác, sinh viên được yêu cầu chia nhóm, tiến hành chuẩn bị trình bày nội
dung được phân công, thảo luận quan điểm của mình liên quan đến vấn đề và sau đó trình
bày quan điểm của nhóm mình theo các chủ đề của môn học. Vì vậy, sự chuẩn bị trước tư
liệu cũng như tìm đọc thêm tư liệu là rất cần thiết.

Phương
pháp học

Sưu tầm tài liệu, đọc, phân tích vấn đề, thảo luận nhóm, brain storming (hội não), mind
map,... chú trọng đến việc hiểu + khả năng áp dụng các kiến thức hay quyết định tình huống.
Không yêu cầu học thuộc lòng từng câu chữ trong sách.
KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ

Cách thức
thi và kiểm
tra

Trình bày thảo luận hoặc cá nhân thường xuyên trong các buổi học. Thi giữa kỳ và Thi cuối kỳ.
1. Trình bày theo nhóm, khung thực hiện theo quy định (25%).
3. Kiểm tra giữa kỳ:trắc nghiệm/tự luận (25%)
4. Thi cuối khóa: Trắc nghiệm, theo lịch chung của trường (50%).

Một số phương pháp, kỹ năng học tập sẽ được áp dụng trong lớp:
Kỹ năng nói trước đám đơng, bài giảng
Mind map: “mạng nhện”, handout

Brain storming: “hội não”, handout
Students-centered discussion: thảo luận lấy sinh viên là trung tâm
Suy luận biện chứng
SWOT Analysis: SWOT là chữ viết tắt của những từ chỉ Thế mạnh
(Strengths), Thế yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities) và Thách thức
(Threats, hoặc Constraint). Nó là một kỹ thuật nổi tiếng để xác định các chiến
lược tương lai hoặc phương thức giải quyết vấn đề
o Các kỹ năng cần thiết cho sinh viên trong việc đọc, viết, sưu tầm tài liệu

o
o
o
o
o
o

Tài liệu tham khảo chuẩn bị cho môn học
1. Tài liệu chung theo quy định của khoa Khoa học
2. Cẩm nang tự học dành cho sinh viên, tài liệu internet
!!!
3. Mind Mapping (Phương pháp bản đồ não) cùng phần mềm vận dụng (Mindjet
Mindmanager 6.0 Pro)
4. SWOT analysis: Phân tích các thế mạnh (Strength), yếu (Weak), Cơ hội
(Opportunities) và Thách thức (Thread, Constrain)
5. Brainstorming: Hội não
6. Cause & Effect Analysis: Phân tích nguyên nhân và kết quả
Nguồn: www.mindgenius.com @ Gale Limited 2005
2
Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ()



lOMoARcPSD|16911414

7. Cẩm nang về văn phong tiếng Việt, nguồn Wikipedia
/>%83n_phong Rất có ích cho việc viết bài tiểu luận hay trình bày các bài viết bất kỳ
Các tài liệu tham khảo của môn học theo danh sách nêu ở phần bài giảng. Sinh viên có thể
tham khảo thêm các tài liệu khác trên mạng, hoặc vào trang web của giảng viên để tải về.

3
Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ()


lOMoARcPSD|16911414

Phần sau là tóm tắt ngắn gọn 1 số kiến thức được trình bày trên lớp. Sinh
viên cần theo học đầy đủ và tham khảo các tài liệu để có cách nhìn tổng quát
nhất về những vấn đề liên quan đến mơn học.
CHƯƠNG
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX

KHÁI LƯC VỀ XÃ HỘI HỌC
VĂN HOÁ

XÃ HỘI HÓA & QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH
CÁC TỔ CHỨC VÀ ĐỊNH CHẾ (THIẾT CHẾ) XÃ HỘI
GIAI CẤP VÀ PHÂN TẦNG XÃ HỘI
BIẾN CHUYỂN XÃ HỘI (SOCIAL CHANGE)
VẤN ĐỀ GIỚI, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC
THẢO LUẬN

Chương I. Khái lược về Xã hội học

I.

Xã hội học là gì?

1. Định nghóa:
- Xã hội họclà “những nghiên cứu có mục tiêu và hệ thống về xã hội và hành vi xã hội”.
2. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học
Đối tượng nghiên cứu chính của xã hội họclà “Mối tương tác giữa người với người” thông
qua hai cấp độ: Vó mô (các qui luật chung để vận hành xã hội) và vi mô (các mối quan hệ xã
hội, giai cấp và tầng lớp xã hội...)
3. Chức năng và Nhiệm vụ của xã hội học
a.
-

Chức năng
Nhận thức
Thông tin, dự báo
Tư tưởng

b. Nhiệm vụ của xã hội học

- Tìm ra các qui luật vận động và phát triển chung của xã hội
- Nghiên cứu các hình thái kinh tế xã hội, các yếu tố đặc thù trong sự phân bố khu vực của
các quốc gia
- Đối với riêng Việt Nam, xã hội học “nghiên cứu thực trạng xã hội Việt Nam để làm tiền
đề xây dựng chính sách kinh tế – xã hội” (Nghị quyết Đại hội Đảng CSVN laàn 9)

4
Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ()


lOMoARcPSD|16911414

c. Ý nghóa của xã hội học
Hữu ích, cần thiết và có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống xã hội vì xã hội học
giúp chúng ta có được những tri thức, những hiểu biết về những qui luật khách quan của thực tiễn
xã hội, và trang bị những nhận thức cần thiết về con người và các biện pháp để đạt được mục
đích cải tạo xã hội, phục vụ con người.
4. Xã hội học và các ngành khoa học khác
Khi những phương pháp khoa học được áp dụng lên nghiên cứu hành vi của con người,
người ta gọi đó là khoa học xã hội.
-

Kinh tế học: Khoa học nghiên cứu về cách mà hàng hóa hay dịch vụ được sản xuất, phân
phối, và tiêu dùng.
Chính trị học: tập trung vào hoạt động của chính phủ và cách sử dụng quyền lực chính trị.
Lịch sử học: nhìn về quá khứ trong một nổ lực tìm kiếm nguyên nhân, hệ quả và ý nghóa
của các sự kiện trong quá khứ.
Tâm lý học: quan tâm đến yếu tố tâm thần của con người.
Nhân chủng học: nghiên cứu về sinh thái con người và văn hóa ở tất cả thời gian và địa
điểm.


5. Xã Hội Học là một môn khoa học - khoa học xã hội
XHH quan tâm tìm hiểu về hành vi của con người, một đối tượng vốn được quan tâm bỡi
các nhà văn, soạn kịch, nhà thơ, nhà tâm lý, ... Tuy nhiên, khác với các môn học khác, ví dụ như
văn học cố gắng sáng tạo ra hành vi, thái độ, tu duy, tình cảm .... để sáng tạo nên nhân vật; nhà
thơ đưa ra những hình tượng khái quát xúc tích để thí vị hóa hình tượng con người; thì nhà xã hội
học lại tìm cách áp dụng những phương pháp khoa học để tìm hiểu hành vi của con người. Các
đặc điểm để có thể kết luận xã hội học là một môn khoa học bao gồm:
- Tính khách quan: đánh giá vấn đề thông qua các cách tiếp cận khác nhau, cố gắng loại
bỏ các nhận định chủ quan của người nghiên cứu.
- Phải có bằng chứng: Những vấn đề khi được phát biểu luôn phải có những chứng cứ
thuyết phục mạnh và chính xác.
II.

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI HỌC

1. Điều kiện và tiền đề ra đời của xã hội học
Ngành xã hội học đã ra đời khi hội đủ 3 điều kiện sau:
 Các cuộc cách mạng công nghiệp và chính trị: Xã hội học phát triển thông qua tìm hiểu đấu
tranh giai cấp và những thay đổi cần thiết phải có của xã hội (theo Karl Marx, Max Weber,
Emile Durkheim, Georg Simmel)
 Sự hình thành chủ nghóa xã hội và các vấn đề về đô thị hóa
 Sự phát triển của Khoa học kỹ thuật
2. Các nhà xã hội học tiền bối:
a. August Comte (1798-1857)
Agust Comte là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “xã hội học”.

5
Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ()



lOMoARcPSD|16911414

Comte phát triển vật lí học xã hội (social phisics), hoặc cái mà năm 1822 ông gọi là xã
hội học, để chiến đấu với các triết thuyết tiêu cực và chế độ quân chủ mà theo quan điểm của
ông đã lan tràn khắp xã hội Pháp lúc bấy giờ. Nền tảng của phương pháp tiếp cận của A. Comte
– Lý thuyết tiến hóa xã hội, hay còn gọi là “qui luật ba giai đoạn”.
- Giai đoạn thần học: định tính trên thế giới từ trước đó cho đến năm 1300, tin tưởng rằng
các lực lượng siêu nhiên, các nhân vật tôn giáo được hình tượng bởi loài người, là cội nguồn của
mọi sự vật. đặc biệt, thế giới xã hội và vật lí được coi là do Thượng đế sáng tạo ra.
- Giai đoạn siêu hình: 1300 – 1800 Tin rằng các lực lượng trừu tượng như “tự nhiên” chứ
không phải là những thần thánh đã được nhân cách hóa đã giải thích một cách hiển nhiên
mọi điều.
- Giai đọan thực chứng: từ năm 1800 trở đi, tin vào khoa học. mọi người giờ đây có xu
hướng ngưng tìm kiếm các nguyên nhân tuyệt đối (Thượng đế hay tự nhiên) và thay vào
đó tập trung vào quan sát thế giới xã hội và thế giới tự nhiên để tìm kiếm các qui luật vận
hành của chúng.
b. Herbert Spencer (1820-1903)
Herbert Spencer là nhà xã hội học người Anh, do ảnh hưởng thuyết tiến hoá của Darwin
(1809-1882), ông đưa ra quan điểm tiến hoá xã hội. Theo ông, chỉ có các cá nhân nào, hệ thống
xã hội nào có khả năng thích nghi nhất với môi trường xung quanh thì mới có thể tồn tại được
trong cuộc đấu tranh sinh tồn, “survival of the fittest”. Cũng như mọi hiện tượng tự nhiên, xã hội
vận động và phát triển theo quy luật.
c. Emile Durkheim (1858-1917)
Durkheim, là nhà xã hội học người Pháp, xem xã hội như là một thực thể bao gồm nhiều
bộ phận- hệ thống chính trị, hệ thống tôn giáo, hệ thống gia đình ....Khi xem xét bản chất của
một xã hội phải xem một cách toàn bộ chứ không thể xem các bộ phận một cách riêng lẽ. Theo
Durkheim, nhóm hoặc xã hội là đối tượng trung tâm của nghiên cứu xã hội học chứ không phải là
cá nhân. Durkheim đã thấy rằng cá nhân con người là một sinh vật bị động họ có cách cư xử, suy
nghó bị chi phối, ảnh hưởng bởi sự mong chờ, luật tục, phong tục của nhóm. Cách tổ chức và thiết

kế của mỗi xã hội đều có ảnh hưở ng đến con người sống trong xã hội đó. Ví dụ, ông ghi nhận
rằng tự tử xảy ra ở các xã hội đô thị hiện đại nhiều hơn các xã hội nông thôn, nông nghiệp. Ông
giả thiết rằng sư khác biệt này là do các xã hội nông thôn, nông nghiệp được tổ chức đồng nhất
và ít thay đổi hơn điều đó làm cho các nhân cảm nhận rõ hơn về ý nghóa hành động của họ và
mối liên hệ với những người khác, cuộc sống của họ ổn định hơn.
d. Karl Marx (1818- 1883)
Karl Marx là nhà kinh tế – chính trị – xã hội người Đức, là một trong những người đầu
tiên và là người tiêu biểu quan trọng của lý thuyết xung đột. Lý thuyết xung đột, conflict theory,
rất khác so với trường phái chức năng. Những nhà theo trường phái chức năng có xu hướng xem
xã hội ở trạng thái cân bằng, hợp tác, hoà đồng, trong khi đó những nhà học thuyết xung đột xem
sự cạnh tranh, xung đột xã hội tạo thành nền tảng của nhóm và đời sống xã hội.
- Về quy luật phát triển của lịch sử, Marx đã chỉ ra rằng, lịch sử xã hội loài người
trải qua 5 hình thái kinh tế xã hội: Công xã nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản
chủ nghóa, cộng sản chủ nghóa.
e. Max Weber (1864-1920)

6
Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ()


lOMoARcPSD|16911414

M.Weber là nhà xã hội học người Đức, cho đối tượng nghiên cứu của khoa học tự nhiên
là các sự kiện vật lý của thế giới tự nhiên, còn đối tượng nghiên cứu của khoa học xã hội là hoạt
động xã hội của con người. Tri thức khoa học tự nhiên là sự hiểu biết về thế giới tự nhiên có thể
giải thích nó bằng các quy luật khách quan, chính xác. Còn tri thức khoa học xã hội là sự hiểu
biết về xã hội do con người tạo ra.
Có 4 loại hành động xã hội:
- Hành động duy lý-công cụ: là hành động được thực hiện với sự cân nhắc, tính toán, lựa
chọn công cụ, phương tiện, mục đích sao cho có hiệu quả nhất: hành động kinh tế;

- Hành động duy lý-giá trị: là hành động được thực hiện vì bản thân hành động. Loại
hành động này có thể nhằm vào những mục đích phi lý nhưng lại thực hiện bằng những công cụ,
phương tiện duy lý: hành vi tín ngưỡng;
- Hành động duy lý truyền thống: là hành động tuân thủ những thói quen, nghi lễ, phong
tục, tập quán được truyền từ đời này sang đời khác: “hành động theo người xưa”, “ các cụ
dạy”,….
- Hành động duy cảm (cảm xúc): là hành động do cảm xúc hoặc tình cảm bộc phát gây ra
mà không có sự cân nhắc, xem xét, phân tích: như hành động đám đông quá khích…

7
Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ()


lOMoARcPSD|16911414

CHƯƠNG II: VĂN HÓA & XÃ HỘI
Dưới con mắt của các nhà xã hội học, con người là một “sinh vật của xã hội”, tức là con người với
tư cách là một thành viên của một nhóm, của một xã hội nào đó. Các nhà xã hội học hướng sự chú
ý của mình vào những khía cạnh xã hội ở cá nhân nhưng không phải các cá nhân đơn lẻ với những
thuộc tính riêng mà vào những mối quan hệ và những mô hình ứng xử cá nhân như là thành viên
trong nhóm đó. Họ quan niệm cá nhân là sản phẩm của các thiết chế văn hoá và xã hội của họ.
Hay nói cách khác, ứng xử của con người chịu ảnh hưởng của tác động tương hỗ trong xã hội (các
mối quan hệ trong nhóm, giữa các tầng lớp xã hội như giới tính, dân tộc, giai cấp xã hội, nghề
nghiệp…). Con người khác động vật ở chỗ họ hành động và ứng xử có ý thức và theo các chuẩn
mực, giá trị của xã hội với tư cách họ là thành viên. Đây là biểu hiện của nét văn hoá của xã hội
đó.
I.

VĂN HOÁ LÀ GÌ?


Văn hóa là phương tiện ứng xử của con người, với tư cách là một phản ánh các nét truyền
thống của các cá nhân trong một xã hội hay mọi tiến bộ xã hội nào đó. Văn hóa là những nét
giống nhau, những cái mà mọi người cùng nhất trí đồng tình cho là đúng và có cách nhìn giống
nhau. Mỗi xã hội hoặc một nhóm xã hội nhất định có một nét văn hóa riêng đặc thù (chỉ phù hợp
với nó) và có thể không phù hợp với những xã hội hay nhóm xã hội khác. Do đó, khôn g có những
đánh giá “đúng/sai” đối với văn hóa, và xã hội học cho rằng cái đúng – cái sai được xác định bởi
hệ thống giá trị và hệ thống tín ngưỡng của nhóm.
Vậy văn hoá là gì? Nó là tổng thể những hành vi học hỏi được, là “những giá trị, niềm tin,
ngôn ngữ, luật pháp và kỷ luật” của các thành viên sống trong một xã hội nhất định nào đó.
Thuật ngữ “văn hóa” được bắt nguồn từ chữ Latin “Cultus”, nghóa là gieo trồng, như gieo trồng
trên ruộng đất hoặc là gieo trồng tinh thần, tức là giáo dục bồi dưỡng tâm hồn con người. Thuật
ngữ này ngụ ý rằng việc bồi dưỡng con người ngay từ khi còn bé cũng giống như ươm mầm và
chăm sóc cây non, luôn dành cho nó những cái gì quý báu và quan tâm cẩn thận nhất.
Hiện nay, có rất nhiều quan niệm khác nhau về văn hoá. Ví dụ, các nhà tâm lí học cho
rằng văn hoá là toàn thể những môn học cho phép cá nhân trong một xã hội nhất định đạt tới sự
phát triển nào đó về bản năng, ý thức phê phán, các năng lực nhận thức và khả năng sáng tạo.
Trong khi đó, các nhà triết học thì cho văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất, tinh thần do con
người sáng tạo ra trong quá trình thực tiễn lịch sử xã hội và đặc trưng cho trình độ đạt được trong
sự phát triển lịch sử của xã hội. Dưới góc độ xã hội học, văn hóa là sản phẩm của con người, là
các quan niệm về cuộc sống, cách tổ chức cuộc sống ấy. Nó là đặc trưng cho một xã hội nhất
định và đem lại diện mạo, bản sắc riêng của nó.
Hay nói cách khác, văn hóa là các giá trị có tính chân lí, các chuẩn mực và mục tiêu mà
con người cùng thống nhất với nhau trong quá trình tương tác và trải dài theo thời gian.
II.
CÁC LOẠI HÌNH VĂN HOÁ
Xét về các mối quan hệ giữa người và người, có thể tạm chia ra làm 4 loại hình văn hoaù sau:

8
Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ()



lOMoARcPSD|16911414

Hành động: là các mô hình ứng xử giữa các cá nhân tương ứng và các chuẩn mực giá trị
của xã hội. Ví dụ: nhường chỗ ngồi trên xe buýt cho cụ già và phụ nữ có thai là một hành
động văn hoá.
 Đồ vật: Là những sản phẩm do con người tạo ra, bao gồm tất cả những gì do một nhóm
hay tập thể xã hội tạo ra và sử dụng. Ví dụ: Chùa Một Cột là một di tích (đồ vật) văn hóa,
ghe bầu Nam bộ là một phương tiện/công cụ văn hóa
 Tư tưởng: Bao gồm các tín ngưỡng và kiến thức được truyền lại trong xã hội hay những
cái mà chúng ta biết, hay tin là có thật đều thuộc khía cạnh tư tưởng của văn hóa. Ví dụ:
thờ cúng ông bà là tín ngưỡng phổ biến của người Việt Nam nhưng tin vào thần lửa là tín
ngưỡng của người Ba Tư xưa.
 Tình cảm: Thái độ và giá trị liên quan đến cảm xúc, dùng để đánh giá về cái tốt – cái
xấu, cái đúng – cái sai. Ví dụ: Có hiếu với bậc sinh thành là nét văn hóa tình cảm của
người Việt Nam. Nhưng đối với một số vùng ở Nhật Bản, người con có hiếu phải là người
giúp đưa cha mẹ đã già yếu đến những ngọn núi giá lạnh hoang vu để tự sinh tự diệt.
Nhìn chung, văn hoá là sản phẩm của con người, do đó nó bao gồm cả hai khía cạnh: vật
chất và phi vật chất. Các nhà xã hội họccho rằng, một nền văn hóa có hai bộ phận, hay hai loại
hình văn hóa: đó là văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần:
 Văn hóa tinh thần: là những ý niệm, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, giá trị, chuẩn
mực… tạo nên một hệ thống.
 Văn hóa vật chất: đó là những vật phẩm do con người tạo ra để phân biệt họ với người
khác (như công cụ sản xuất, nhà ở…). Nó luôn đặt trong một nội dung tinh thần. Mỗi nề n
văn hóa đều bắt rễ trên một mảnh đất sinh, tử, phát triển và phụ thuộc vào một môi
trường sinh thái. Nó qui định các kỹ thuật được tạo ra, lẫn việc sáng tạo ra các sản phẩm.
Ví dụ, trống đồng được tạo ra với các biểu tượng là hoa văn chim lạc.


III.


CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN VĂN HOÁ
Hành động của con người là hành động có ý thức và rất phức tạp. Để hiểu bản chất của
một hành động bất kỳ, cần phải xem xét các khía cạnh sau: bản năng, sinh tồn, văn hoá, truyền
đạt biểu tượng, phong cách sống, cơ hội sống.
1. Bản năng: Là ứng xử mang tính bẩm sinh, không cần qua quá trình học hỏi. Ví dụ: trẻ
đói thì khóc, vui => cười, nóng => rụt tay. Mọi hành động thuộc bản năng đều giống nhau ở mọi
con người (có tính rập khuôn).
2. Sinh tồn: Người ta thường cho rằng con người có “bản năng” sinh tồn. Tuy nhiên, nếu
khát vọng sinh tồn là phổ biến ở nhiều người thì các hành động nhằm sinh tồn lại khác nhau. Ví
dụ: ăn để sinh tồn, nhưng người Việt và Hàn có thể ăn thịt chó, còn người châu u thì không.
Người Mỹ thường ăn gà rán (KFC), người Pháp ăn gà nấu rượu vang, người n Độ ăn cà ri gà,
còn người Việt ăn … tất cả các món đó.
Ngay từ khi mới sinh, con người phải phụ thuộc vào người khác (cha mẹ, ông bà…) để sinh
tồn. Khi đứa trẻ dần dần lớn lên thì cũng là lúc chúng dần dần học được cách sinh tồn. Những
hành động để sinh tồn này phản ánh truyền thống và môi trường của xã hội mà chúng lớn lên. Ví
dụ, một đứa trẻ lớn lên ở miền quê thường phải biết làm ruộng để sinh tồn, nhưng đứa trẻ giống
ở miền hoang mạc Mông cổ phải biết cưỡi ngựa chăn nuôi trâu bò để tính kế sinh nhai. Con
người ngay nay muốn sống phải làm việc để có tiền mua lương thực, khác với con người 10.000
năm trước đây phải đi săn bắt hái lượm để tồn tại.

9
Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ()


lOMoARcPSD|16911414

3. Khả năng truyền đạt: Một điều kiện quan trọng để đánh dấu con người tách khỏi
động vật là khả năng thông đạt. Chính nhờ sự giao tiếp bằng biểu tượng mà con người dễ dàng
hấp thụ văn hoá và thực hiện việc truyền văn hoá từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Sự truyền đạt bằng biểu tượng được thể hiện qua 3 hình thức: ngôn ngữ nói, viết, và hành
vi không lời:
 Ngôn ngữ nói: là các khuôn mẫu âm thanh chứa đựng những ý nghóa gắn liền với nhau.
Ngôn ngữ bằng lời nói đem lại thuận lợi nhất cho việc giáo dục và truyền đạt cho nhau.
Ví dụ: thử tưởng tượng bạn nhờ một người khác nhặt giùm một món đồ khi hai tay đang
bận. Nếu không dùng lời nói, thì có lẽ tốt hơn hết là bạn tự thân nhặt lấy vì như thế còn
dễ dàng hơn là tìm cách cho đối phương hiểu bạn nhờ họ giúp gì?
 Ngôn ngữ viết: là sự ghi lại những lời nói hay những ý nghó thành ngững kí tự/hình vẽ
theo một qui tắc nào đó. Đây chính là phương tiện hữu hiệu để đảm bảo cho việc học hỏi
và bảo tồn di sản văn hóa. Ngôn ngữ viết có từ thời rất xa xưa với những chữ tượng hình
trên vách đá. Hiện nay, chữ viết đã được phát triển thành những hệ thống quy tắc khá
chặt chẽ. Tuy nhiên, giống như ngôn ngữ nói, chữ viết cũng không ngừng phát triển và
biến đổi để phù hợp với mục đích sử dụng con người. (Ví dụ: có thể thể tạm chấp nhận
các thông tin lưu giữ dưới dạng băng từ, đóa CD, máy vi tính, internet… là một dạng ngôn
ngữ viết mới. Các dạng này thậm chí lấn át chữ viết truyền thống. Vấn đề đặt ra là những
thông tin này tồn tại không những ở dạng chữ viết (điện tử) mà còn là hình ảnh, âm
thanh, biểu tượng…
 Hành vi không lời: là việc trao đổi các ý nghóa thông qua các yếu tố phi ngôn ngữ và chỉ
sử dụng các điệu bộ, cử chỉ hay tư thế (như chuyển động tay chân, mắt, môi, nụ cười,
nhếch mép…). Những hành vi không lời này có khi giống nhau nhưng khác nghóa nhau (ví
dụ hành vi gật đầu thường biểu thị là đồng ý, nhưng đối với một số nước Châu Mỹ La
Tinh (Columbia) và Đông u (Bungary) thì có nghóa là không.
3. Phong Cách sống: Là lối sống được qui định bởi nội dung truyền thống được mệnh danh là
văn hoá, hay nói cách khác, đó là cách ứng xử của các thành viên đã được qui định khác nhau
về văn hoá. Điều này có nghóa là mọi người phải có cách sống, cách ứng xử với các việc sao
cho phù hợp với đòi hỏi của mọi người (Ví dụ: bà mẹ dù rất lo lắng cho con những vẫn đè
nén tình cảm động viên con đi đánh giặc). Và rõ ràng là tình cảm và cách ứng xử của con
ngươi không phải lúc nào cũng tương xứng nhau. Sự sai biệt giữa lí tưởng và hành động hiện
thực này đưa đến một tập hợp những phong cách sống rất khác biệt giữa những người trong
xã hội. Tuy nhiên, trong mỗi nền văn hoá nhất định đều có những phong cách sống chung mà

mọi người đều noi theo.

IV. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN HÓA
1. Văn hóa là cái được học tập
Văn hóa không mang tính bẩm sinh mà là kết quả của một quá trình học hỏi: học những
cách mô hình ứng xử tương ứng với hoàn cảnh đã được xác định với sự chờ đợi của người khác .
Khi xảy ra một sự việc thì mọi người chờ ở ta một cách ứng xử với xu hướng chung theo mô hình
chung. Ví dụ, hai người quen gặp nhau, ứng xử được mong đợi ít nhất là hai người chào nhau;
Hoặc khi một người nào đó chưa quen với việc xếp hàng khi mua sắp, có thể họ sẽ chen lấn
giành mua trước gây cãi cọ, tranh giành. Có thể anh ta nhận ra chen ngang không là ứng xử tốt ,
và bắt đầu học cách xếp hàng khi mua sắm. Dần dần, việc xếp hàng trở thành thói quen và dễ
dàng trở thành truyền thống nếu có nhiều người cũng trải qua tình trạng giống như anh ta vaäy.
10
Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ()


lOMoARcPSD|16911414

Sự tương đồng trong các hành động cho thấy rằng các thành viên của xã hội đều học
giống như nhau về các mô hình ứng xử truyền thống của xã hội. Quá trình học hỏi ấy diễn ra
trong mối tác động qua lại trong xã hội và phụ thuộc vào khả năng ngôn ngữ trừu tượng.
2. Văn hóa có thể truyền đạt được
Văn hóa có bản tính tích lũy qua thời gian do nội dung của nó có thể truyền đạt lại từ
người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác (ví dụ: Văn Miếu, Quốc Tử Giám có
từ lâu đời, tư tưởng trọng nam khinh nữ có từ đời chiến quốc và tồn tại đến gần đây...). Và vì vậy,
văn hóa có tính chất xã hội, thường không có sẳn, không luôn trùng khớp với ứng xử hiện thực
và mang tính chất làm thỏa mãn và thích ứng với môi trường xã hội.
Văn hóa có tính chất xã hội vì nó đi theo xã hội một cách liên tục. Nó có được là do quá
trình tác động qua lại giữa các cá nhân với nhau trong xã hội thông qua hoạt động học hỏi và tích
lũy kinh nghiệm. Trong quá trình tác động qua lại này các mô hình được phát triển từ những cái

đã được xác lập thành quy tắc hay là những cách hành động đã được mọi người chấp nhận. Khi
đã xác lập được các mô hình này thì văn hóa xuất hiện. Quá trình này diễn ra thông qua sự đồng
tình giữa các thành viên (dù không phải là 100%)
Vì là một quá trình học hỏi và tích lũy, văn hóa không phải là cái có sẳn. Mỗi cá nhân
khi hòa mình vào xã hội luôn phải học hỏi và thích ứng với những quy tắc hay mô hình hành
động mới. Điều này có thể minh chứng thông qua sự hòa nhập của người Việt Nam (ăn cơm bằng
đủa) khi sang sống ở các nước phương Tây (ăn bằng thìa và nóa) và ngược lại.
Văn hóa ký túc xá: Một ví dụ gần hơn, các sinh viên mới nhập học thường được cho ở trọ tại Ký
Túc Xá. Họ có thể đầu tiên phải học kỹ nội quy của Ký túc xá, phải ở giườn g tầng, phải cùng
sống chung với nhiều bạn mới đến từ những vùng quê khác nhau, phải tự nấu cơm hoặc ăn cơm
bụi, phải chịu sự quản lý về giờ giấc... Những điều này có thể hòan toàn trái ngược với mô hình
văn hóa ở gia đình hay quê nhà. Và họ ta buộc phải học hỏi và thích nghi. Và dần dần giữa
những con người trong KTX hình thành một mô hình hành động mới: ăn, uống, ngủ nghỉ, học tập,
vui chơi, bạn bè, yêu đương, v.v.. Những cái này gộp lại thành một loại văn hóa, vừa cũ lại vừa
mới, văn hóa ký túc xá.
Bên cạnh đó, các tư tưởng về văn hóa không luôn trùng khớp với ứng xử hiện thực. Ví dụ
người Việt Nam có tinh thần yêu nước, nhưng vẫn có kẻ làm tai sai cho giặc. Trong văn hóa,
những quan niệm của chúng ta về cái gì nên làm và cái gì không nên làm thường mang hình thức
lý tưởng. Những cái gì được gọi là văn hóa thì được mọi người quan niệm là đúng nhưng trong
thực tế không phải ai cũng thực hiện theo quan niệm đó.
Văn hóa có tính chất thỏa mãn nhu cầu vì các mô hình ứng xử thường đưa ra những
phương thức làm thỏa mãn nhu cầu (ăn, uống, xây nhà, lập gia đình...). Để thỏa mãn cơn đói thì
ta phải ăn, muốn có cuộc sống tiện nghi thì ta phải xây nhà đẹp và hiện đại. Hoặc trước đây,
muốn bảo tồn tài sản thì anh em họ người Trung Quốc có thể cưới nhau, hay thậm chí gần đây ở
Ấn Độ người em trai chồng phải cưới chị dâu sau khi anh trai mình mất... Vấn đề là văn hóa luôn
thích ứng với sự thay đổi của thời đại và môi trường xã hội. Tìm hiểu được sự thay đổi về văn
hóa của một xã hội nhất định, chúng ta có thể phần nào đánh giá được những biến chuyển trong
các giai đoạn phát triển của xã hội đó.

11

Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ()


lOMoARcPSD|16911414

V. VĂN HÓA PHỤ
1. Văn hóa phụ là gì?
Các nhóm xã hội luôn luôn có những mô hình ứng xử riêng biệt mang nét đặc thù của
mình, tức là có nét văn hóa riêng, hay ta còn gọi là văn hóa phụ. Ví dụ: văn hóa phụ của nhóm
sử dụng ma túy, của một băng cướp, hoặc của một nhóm sinh viên chuộng xe Vespa, một nhóm
thành viên của diễn đàn online....Ngoài ra, còn có thể kể đến các hình thức văn hóa phụ khác
như phương ngôn, tiếng lóng, y phục, món ăn, âm nhạc...
Chúng ta có thể tìm thấy sự đồng tình trong lòng những văn hóa phụ. Nhưng chúng ta
cũng có thể tìm thấy nhiều bất dồng giữa những văn hóa phụ với nhau hoặc giữa văn hóa phụ với
toàn xã hội nói chung. Sự tương tác hay xung đột giữa các văn hóa này có thể là điểm mấu chốt
để tìm hiểu về hành vi con người, ví dụ để nghiên cứu tại sao một nhóm đối tượng có khuynh
hướng phạm tội, hoặc khuynh hướng quậy phá trong nhà trường...
2. Một số loại hình văn hóa phụ
Văn hóa phụ ma túy (của giới hút ma túy) hay văn hóa phụ mafia là những dạng văn hóa
đối nghịch với những giá trị và nguyên tắc của xã hội. Không phải mọi văn hóa phụ đều là văn
hóa đối nghịch. Do đó, cần tìm hiểu kỹ về sự khác biệt về văn hóa, phân tích những hệ quả và
nguyên nhân của chúng để tránh đưa ra những đánh giá sai lầm khi gặp những khác biệt về văn
hóa trong giao lưu giữa các truyền thống văn hóa khác nhau.

12
Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ()


lOMoARcPSD|16911414


CHƯƠNG III: XÃ HỘI HĨA VÀ Q TRÌNH HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH
I. XÃ HỘI HĨA LÀ GÌ?
1. Khái niệm
Một đứa trẻ sinh ra không mang sẵn bản chất xã hội, mà chỉ có các phản xạ bẩm sinh. Theo
thời gian, cùng với quá trình phát triển thể chất, đứa trẻ dần dần học được từ bố mẹ và những người
xung quanh cách sử sự. Quá trình hình thành ý thức trong cách ứng xử của đứa trẻ này được gọi là
q trình xã hội hóa. Hay nói cách khác, q trình xã hội hóa là q trình mà trong đó chúng ta có thể
tiếp nhận nền văn hóa của xã hội, có thể học được cách suy nghĩ và ứng xử hợp với đặc trưng của xã
hội.
Trong quá trình xã hội hóa, cá nhân thu thập kinh nghiệm xã hội và học các chuẩn mực,
khuôn mẫu một cách tự nhiên mà khơng chống đối lại được. Ví dụ: một đứa trẻ được cha mẹ dạy cho
cách ăn uống, tư thế ngồi, ăn, giao tiếp như khi ai cho cái gì phải cảm ơn, nếu không sẽ bị khiển
trách. Mỗi cá nhân được xã hội mặc cho một chiếc áo văn hóa phù hợp theo cách nhìn của xã hội với
từng nơi, từng thời điểm và từng giai đọan của cuộc sống. Tuy nhiên, cá nhân khơng có quyền tự
chọn chiếc áo văn hóa đó.
Khi cá nhân phát triển đến một lúc nào đó, cá nhân khơng chỉ tiếp thu những kinh nghiệm xã
hội mà cịn tham gia vào q trình sáng tạo ra các kinh nghiệm xã hội.
2. Định nghĩa xã hội hóa
Theo Neil Smelser (Mỹ), xã hội hóa là “q trình mà trong đó cá nhân học cách thức hành
động tương ứng với vai trị của mình để phụ vụ tốt cho việc thực hiện các mơ hình hành vi tương ứng
với hệ thống vai trò mà cá nhân phải đóng trong cuộc đời mình”.
Trong định nghóa này, vai trò cá nhân trong quá trình xã hội hoá chỉ giới hạn trong việc
tiếp nhận các kinh nghiệm, giá trị, chuẩn mực. Neil Smelser chưa đề cập đến khả năng sáng tạo
của cá nhân mà lịch sử đã chứng minh. Những nhà tư tưởng đã tạo ra hàng loạt những chuẩn
mực, giá trị…có những giá trị được thể hiện trong quốc gia, có những giá trị được thể hiện trên
toàn thế giới, đó là những nhà chính trị, nhà giáo dục học, những nhà văn hoá nổi tiếng.
Fichter ( nhà nghiên cứu xã hội học người Mỹ khác) đã xem “ xã hội hoá là một quá trình
tương tác giữa người này và người khác, kết quả là một sự chấp nhận những khuôn mẫu hành động
và sự thích nghi với những khuôn mẫu”
Nhà xã hội học người Nga G.Andreeva, đã nêu được cả hai mặt của quá trình xã hội hoá .

Theo bà, xã hội hoá là quá trình hai mặt. Một mặt, cá nhân tiếp nhận kinh nghiệm xã hội bằng
cách thâm nhập vào xã hội, vào hệ thống xã hội ; Mặt khác, cá nhân tái sản xuất một cách chủ
động bằng các mối quan hệ thông qua việc họ tham gia vào các hoạt động và thâm nhập vào các
quan hệ xã hội.
Như vậy cá nhân trong xã hội hoá, không chỉ là sự thu nhận kinh nghiệm xã hội, mà còn
chuyển hoá nó thành những giá trị, xu hướng của cá nhân để tham gia tái tạo “sản xuất” chúng
trong xã hội. Mặt thứ nhất của quá trình xã hội hoá, là sự thu thập kinh nghiệm xã hội để hình
thành nhân cách, cá tính của mình. Mặt thứ hai của quá trình xã hội hóa là cách con người thể
hiện sự tác động của con người trở lại môi trường thông qua hành động của mình, đó là lúc con
người thể hiện nhân cách, hay cái tôi của họ.
Như ta đã nói ở trên, xã hội hoá là một quá trình, vậy thì nó có bắt đầu, có diễn biến và
có kết thúc.
3. Các giai đoạn của quá trình xã hội hoá.
Các nhà xã hội học gần như đã thống nhất với nhau 3 giai đoạn của xã hội hoá (tuy
nhiên, mỗi trường phái có sự đánh giá khác nhau về tầm quan trọng của từng giai đoạn):

13
Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ()


lOMoARcPSD|16911414

Giai đoạn xã hội hoá ban đầu của đứa trẻ trong gia đình: Môi trường gia đình là môi
trường xã hội hóa quan trọng bậc nhất của cá nhân, bởi vì hầu hết cá nhân đều sinh ra và lớn lên
trong gia đình, chịu sự giáo dục về những quan niệm đúng, sai của riêng gia đình và các phương
cách ứng xử chuẩn bị cho việc gia nhập xã hội lớn hơn. Có thể xem gia đình như một tiểu văn
hóa, với nền giáo dục, lối sống, truyền thống của gia đình, v.v.. mà cá nhân sẽ tiếp nhận các đặc
điểm này. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng của gia đình thường là không chính thức và không có chủ
đích, vì nó là sản phẩm của sự tương tác qua lại giữa những người sống gần gũi nhau về mặt tinh
thần và thể chất. Sự tiếp thu trong giai đoạn đầu của quá trình xã hội hóa này không đơn thuần

thông qua những lời răn dạy, mà còn thông qua các hành vi của thành viên trong gia đình1.
Giai đoạn xã hội hoá diễn ra trong nhà trường: Dưới mái trường, trẻ con được học tập
và vui chơi và dần dần trở thành một con người của xã hội thông qua hoạt động thu nhận những
kiến thức ban đầu về ý thức trách nhiệm và xã hội, thông qua giao tiếp và dần dần hình thành
các mối quan hệ xã hội. Theo các nhà xã hội học, trường lớp không chỉ đơn thuần là cơ sở để
truyền đạt kiến thức khoa học cơ bản về tự nhiên, văn hóa – kinh tế – xã hội làm nền tảng cho
cuộc sống sau này, mà còn là các cơ quan xã hội chính yếu. Khi đứa trẻ đến trường, nó không chỉ
học các kiến thức, mà học cả những qui tắc và cách thức xác định hành vi.
Giai đoạn con người thực sự bước vào xã hội để đảm nhận vai trò mà hai giai đoạn
trước đã được chuẩn bị đầy đủ. Lúc này, cá nhân tham gia vào xã hộ thường dưới dạng thành
viên của nhóm (từ nhóm sinh viên, nhóm có cùng sở thích, nhóm nghiên cứu, sáng tác, nhóm lập
trình viên trẻ... đến thành viên của các hội đoàn, các tổ chức chính thống của xã hội). Lúc này,
quá trình xã hội hóa của cá nhân được thể hiện thông qua các chuẩn mực chính thức (của xã hội)
hay không chính thức (của nhóm). Đây là một quá trình phức tạp và chồng chéo hơn nhiều so với
hai giai đoạn trước, và thường là một quá trình liên tục và kéo dài đến suốt đời. Trong quá trình
này, cá nhân thực hiện một lúc nhiều vai trò khác nhau trong các nhóm xã hội và trong toàn xã
hội (làm chồng, vợ, hay trở thành cán bộ công chức nhà nước…). Chính giai đoạn này cá nhân
phát huy khả năng sáng tạo của mình nhiều nhất
Ranh giới giữa các giai đoạn trên không phải lúc nào cũng rõ ràng mà chỉ mang tính ước
lệ. Tức là nó không được phân chia một cách rạch ròi theo kiểu giai đoạn này kết thúc thì giai
đoạn khác mới được bắt đầu. Vì trong thực tế cuộc sống, cá nhân có thể đã đi làm, đã có gia
đình, nhưng vẫn tiếp tục học tập và có nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh ở cơ quan hay trong quan
hệ vợ chồng, họ vẫn tìm đến cha mẹ để tìm một lời khuyên. Như vậy, quá trình xã hội hoá chỉ
chấm dứt khi cuộc sống của chúng ta chấm dứt mà thôi.

II. SỰ HÌNH THÀNH CÁI TƠI CỦA CÁ NHÂN
Thơng qua q trình xã hội hóa, mỗi cá nhân dần dần nhập tâm những giá trị và chuẩn mực xã hội và
dần dần biến chúng thành những giá trị chuẩn mực của riêng mình. Sự cá nhân hóa các giá trị chân
lý, xã hội và qui tắc ứng xử để biến con người thành chủ thể xã hội này chính là q trình hình thành
“cái tơi” của con người, hay nói cách khác, “cái tơi” chính là kết quả của q trình xã hội hóa.

1. Cơ sở hình thành cái tơi của con người
Người ta thường đề cập đến “Cái tơi” nhằm nói kinh nghiệm của các cá nhân trong q trình xã
hội hóa cũng như những đặc trưng nhân cách của cá nhân ấy trong q trình tương tác xã hội. Theo
1

Điều này giải thích tại sao có hiện tượng “sóng trước đổ đâu sóng sau đổ đó”, hay cha mẹ đối xử thế nào đối
với cha mẹ mình thì con cái sau này cũng đối xử với mình theo cách như vậy.

14
Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ()


lOMoARcPSD|16911414

lý thuyết biểu tượng của George H. Mead, những tương tác biểu tượng là trung tâm của các tác động
hỗ tương trong xã hội và chính nó qui định kinh nghiệm xã hội đối với cá nhân. Theo Talcot Parsons
(1954), ứng xử của con người thường dựa trên 4 cấp độ:
 Cấp độ văn hóa, liên quan đến những truyền thống, chẳng hạn như thiết chế hay các giá trị
chuẩn mực
 Cấp độ xã hội, liên quan đến tổ chức và bao hàm những khái niệm như nhóm, địa vị, vai
trị…
 Cấp độ nhân cách, gắn liền với cái tơi và những khái niệm mô tả về cái tôi cũng những
những kinh nghiệm cá nhân.
 Cấp độ cá nhân, liên hệ tới sinh vật sinh lý, cơ thể.
Bốn cấp độ trên đều thuộc khía cạnh ứng xử của con người, và qua q trình xã hội hóa, con
người sẽ khơng ngừng học tập, cải thiện mình để lĩnh hội được những kỳ vọng đối với hành vi và giá
trị mà xã hội đó thừa nhận. Tuy nhiên, sự kiểm sốt của xã hội bằng các chế tài chỉ là từ bên ngồi
(ngọai tại), các thành viên trong xã hội ln tự tìm cách điều chỉnh hành vi của mình để phù hợp với
những phản ứng đã được trù liệu trước.
2. Sự phát triển của cái tôi

Sự phát triển của cái tơi, theo lý thuyết biểu tượng, là q trình cá nhân học hỏi để đáp ứng
lại các kì vọng của người khác về cách thức họ đánh giá bản thân và thể hiện mình. Cái tơi được phát
triển thơng qua sự tác động qua lại với những người khác, được họ đánh giá, hướng dẫn. Cái tơi
mang tính phản chiếu và được Cooley (1922) mơ tả thơng qua hình tượng cái tôi trong gương: “cá
nhân thực hiện hành vi nào đó và có thể tự quan sát hành vi của mình thơng qua phản ứng của
cá nhân khác, sau đó lí giải những đánh giá phản ứng đó về những hành vi của mình”. Nhờ đó,
cá nhân hiểu được cái tơi của mình và phản ứng tương đối với những đánh giá (dù chính xác hay
khơng), bằng sự xấu hổ hoặc giận dữ (khi nhận được những phản ứng tiêu cực), hoặc tự hào (khi
nhận được phản ứng tích cực. Những phản ứng của người khác là cơ sở cho sự đánh giá lại bản thân
mình, và cũng là cơ sở để cá nhân ý thức về chính bản thân mình (cái tơi).
4. Một số lí thuyết về sự hình thành cái tôi
- Lý thuyết sinh học xã hội: cho rằng những yếu tố di truyền đóng vai trị quyết định hành động
con người, ví dụ như quan điểm về phân loại chủng tộc cho rằng sự khác biệt chủng tộc quyết
định sự khác biệt trong trí lực, sức kkhỏe của con người và vì vậy có người thơng minh, có người
ngu đần. Những quan điểm này dễ dàng bị bác bỏ bằng phát triển phản xạ có điều kiện, và những
nghiên cứu về lí thuyết hành vi cho thấy q trình xã hội hóa mới là quan trọng (ví dụ: những đứa
trẻ bị cơ lập khơng phát triển bình thường được), yếu tố sinh vật chỉ đóng vai trị là điều kiện cần
nhưng chưa đủ quyết định hành vi của con người.
- Lý thuyết hình thành hân cách theo lứa tuổi: Theo Jean Piaget (1896-1980), quá trình hình
thành nhân cách của con người trải qua 4 giai đoạn: (1) Giai đọan cảm giác (0-2 tuổi), nhận thức
thị giác bằng các giác quan qua tiếp xúc mang tính vật chất; (2) Giai đoạn tiền thao tác (2-7
tuổi), nhận thức thông qua biểu tượng và ngôn ngữ, đứa trẻ phân biệt tư tưởng và thực tại khách
quan bằng cách cho mình là trung tâm; (3) Giai đoạn thao tác cụ thể (7-11 tuổi), bắt đầu lý luận
nhưng dựa vào những tình huống cụ thể chứ chưa nâng lên mức trừu tượng; (4) Giai đoạn lý
luận hình thức (11 tuổi trở lên), có tư duy trừu tượng cao, có thể hình dung khả năng của thực
tế.
- Lý thuyết Freud: do Etik Emikson sáng lập (ơng là học trị của Freud), chú ý đến quá trình học
hỏi trong việc hình thành nhân cách con người. Ơng cho rằng sự hình thành cái tơi của con người
là một q trình xã hội, trong đó cá nhânlựa chọn và cố gắng bắt chước hành vi người lớn hoặc
những người mình ngưỡng mộ (quá trình cố gắng đồng nhất hóa – Identification). Q trình này

kéo dài suốt cuộc đời của con người, nhưng những khía cạnh cơ bản nhất và quan trọng nhất
được hình thành từ thời ấu thơ.
- Lý thuyết về đạo đức, do Lowtence Kolbeng (học trò của Jean Piaget) sáng lập, chú ý q trình
hình thành nhân cách về mặt đạo đức, thơng qua 3 giai đoạn: (1) Giai đoạn tiền qui ước, trong
đó hành vi đạo đức cá nhân chịu sự chi phối của các tiêu chuẩn chế tài (khen thưởng hay trừng

15
Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ()


lOMoARcPSD|16911414

-

-

phạt); (2) Giai đọan qui ước, hiểu được cái đúng cái sai của luật lệ hay luật pháp; (3) Giai đoạn
hậu qui ước, cá nhân phân biệt được những qui chuẩn của luật pháp và các nguyên tắc đạo đức.
Lí thuyết này bị phê phán là không chú trọng đến sự khác biệt giữa các nền văn hóa và khác biệt
giới tính.
Lý thuyết tương tác biểu tượng về sự hình thành cái tôi (George Herbert Mead khởi xướng
năm 1934): đưa ra sự giải thích về cách thức cá nhân học tập để đáp ứng lại các kỳ vọng của
người khác và cách thức họ tự đánh giá về bản thân mình mỗi khi bị phản ứng. Cái tơi hình thành
nhờ sự tương tác với người khác và nó quyết định cách thức hành động trong quan hệ xã hội. cái
tôi vừa là chủ thể (vì là tác nhân của hành động), vừa là đối tượng (vì có thể nhìn chính mình qua
phản ứng của người khác). Quá trình này được phân tích thơng qua khái niệm phản ứng “cái tơi
trong gương”, theo đó (1) cá nhân thực hiện hành vi và được mọi người xung quan quan sát và
phản ứng lại, (2) cá nhân tiếp nhận và lý giải những phản ứng của người khác đối với ứng xử của
mình, (3) sau đó, cá nhân phản ứng lại với những đánh giá của những người khác bằng sự kiêu
hãnh hay xấu hổ.

Trong khuôn khổ của lý thuyết tương tác biểu tượng, G. Mead còn đề ra những khái niệm về
“những người khác nói chung”, và “những người khác có ý nghĩa”: Khi cá nhân sống trong
xã hội và được kì vọng một số vai trị nào đó. Kết hợp những vai trò được kỳ vọng này được gọi
là “những người khác nói chung”, theo đó khi cá nhân đóng một vai trị nào đó, cá nhân cũng coi
mình như người khác (ví dụ: cơ bé đóng vai cơ bảo mẫu để chăm sóc các búp bê) và thơng qua
đó làm cá nhân hiểu người khác hơn (cơ bé khi đóng vai cô bảo mẫu phải làm những công việc
phù hợp với vai trị bảo mẫu, từ đó hình thành ý niệm về thái độ, hành vi ứng xử của người bảo
mẫu). Tuy nhiên, đối với những người có khả năng tạo ra ảnh hưởng đối với hành vi của cá nhân
(cha mẹn, anh chị, bản thân, thầy cô), cá nhân ý thức về những người này như là “những người
khác có ý nghĩa”, và cố gắng làm điều gì đó để vừa lòng họ, mong muốn tuân theo lời khuyên
hay hướng dẫn của họ, từ đó hình thành nhân cách.

III. VAI TRÒ VÀ ĐỊA VỊ XÃ HỘI
Liên quan chặt chẽ với sự hình thành về cái tôi, ý thức của con người về địa vị và vai trò
của mình trong xã hội có ảnh hưởng rất quan trọng đến hành vi của họ.
1. Địa vị xã hội:
Theo quan niệm xã hội học, địa vị xã hội là vị thế phản ánh một vị trí trong xã hội của
cá nhân nào đó. Mỗi vị thế quyết định chỗ đứng của mỗi cá nhân trong xã hội và mối quan hệ
của cá nhân đó với những người khác. Nó là sự đánh giá của cộng đồng xã hội đối với cá nhân,
biểu thị sự kính nể, trọng thị của cộng đồng đối với cá nhân do thâm niên nghề nghiệp , tài năng,
đức độ, tuổi tác tạo nên. Một cá nhân có thể có nhiều vị thế xã hội tuỳ theo cá nhân đó tham gia
hoạt

động trong nhiều tổ chức xã hội khác nhau. Tuy nhiên, vị thế xã hội bao giờ cũng có một vị trí
then chốt mà cá nhân gắn bó hoặc chuyên trách.
Theo quan niệm xã hội học thì địa vị xã hội có thể chia thành hai loại:
Địa vị gán: là vị thế tự nhiên thế mà con người được gắn bởi những thiên chức, những đặc
điểm cơ bản mà họ không thể tự kiểm soát được như trẻ hay già, nam hay nữ…
Địa vị đạt được: là vị thế xã hội, phụ thuộc vào những đặc điểm mà trong một chừng
mực nhất định cá nhân có thể kiểm soát được, nó phụ thuộc vào sự nỗ lực phấn đấu và nghị lực

của bản thân như anh có thể trở thành kỹ sư hay bác só hay giám ñoác…

16
Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ()


lOMoARcPSD|16911414

2. Vai tròxã hội
Vai trò của cá nhân như là một vai diễn trên sân khấu, trong đó hàm chứa một hoặc nhiều
chức năng mà cá nhân ấy phải đảm trách trước xã hội. Vai trò tức là tập hợp các chuẩn mực hành
vi, quyền lợi và nghóa vụ được gắn liền với một vị thế xã hội nhất định.
Có 5 loại vai trò xã hội mà cá nhân thường đảm trách: (1) Vai trò định chế là vai trò cá
nhân đóng phải theo cách thức nhất định mang tính chế tài của hành động theo khuôn mẫu đã
được vạch sẵn của một tổ chức chính trị-xã hội nào đó. (2) Vai trò thông thường là vai trò cá
nhân bắt chước học hỏi một cách đơn giản. (3) Vai trò kỳ vọng là vai trò cá nhân đảm nhiệm thì
được nhiều người mong đợi và cá nhân đó cần phải đáp ứng sự mong đợi đó. (4) Vai trò gán là
vai trò do một tổ chức xã hội hay một nhóm xã hội gán cho cá nhân. (5) Vai trò tự chọn là vai trò
tuỳ theo ý muốn của cá nhân.
Khi cá nhân thực hiện vai trò, tức là anh ta đang thực hiện những hành vi thực tế ứng với
một địa vị xã hội đang chiếm giữ (ví dụ: sinh viên học bài, đi học, nghiên cứu tìm hiểu thêm). Và
người ta sẽ không giông nhau trong việc thực hiện các vai trò của mình (ví dụ: không phải sinh
viên nào cũng chăm chỉ học hành). Mỗi cá nhân có thể có nhiều vai trò, tạo thành tập hợp những
vai trò (ví dụ: giảng viên vừa có vai trò của người thầy, người nghiên cứu, đồng nghiệp, thành
viên trong gia đình…). Đôi khi, trong cuộc sống cá nhân buộc phải đảm nhiệm nhiều vai trò khác
nhau cùng một lúc (ví dụ: một nữ giám đốc vừa điều hành một công ty, vừa là người mẹ, người
vợ…). Mâu thuẩn có thể phát sinh khi các vai trò này xung đột với nhau về yêu cầu thờ i gian,
hiệu quả làm việc… gây nên sự xung đột vai trò (khi cùng lúc nắm giữ nhiều vai trò) hoặc căng
thẳng vai trò (khi cá nhân nhận thấy không thể đảm nhiệm nổi vai trò được trông đợi).
Nhìn chung, vị thế và vai trò của cá nhân trong xã hội bắt nguồn từ vị trí kinh tế, chính trị,

xã hội của họ, từ địa vị của các cá nhân thuộc các giai cấp và các nhóm xã hội khác mà quy định
nên. Mỗi cá nhân có nhiều vị thế và vai trò khác nhau ở gia đình, ngoài xã hội…và tuỳ theo vai
trò của mình mà cá nhân sẽ có cách ứng xử, hành vi, tác phong, hành động tương ứng với vai trò
mà cá nhân đảm trách. Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến vị thế và vai trò của cá nhân trong xã
hội bao gồm thu nhập, uy thế nghề nghiệp, trình độ học vấn, chủng tộc, …

Chương IV: TỔ CHỨC VÀ THIẾT CHẾ XÃ HỘI
I. Nhóm xã hội
Nhóm xã hội là một tập hợp người có liên hệ với nhau, về vị thế, vai trò, nhu cầu lợi ích
và những định hướng giá trị nhất định. Mỗi nhóm xã hội được hình thành có một kiểu đặc trưng
quan hệ khác nhau.
Nhóm là những bộ phận hữu cơ, để cấu thành nên xã hội. Tuỳ theo cách phân chia, xã
hội học phân theo nhiều loại hình, các độ khác nhau. Nhóm theo nghóa hẹp là nhóm nhỏ, nhóm
theo nghóa rộng là nhóm lớn. Để thành lập nhóm, trước hết phải có 2 tiêu chuẩn:
- Số đông cá nhân: hai hoặc ba người trở lên
- Hành động của mỗi cá nhân trong nhóm phải có ý nghóa với phản ứng của những người khác
(sự tác động tương hỗ)
Tất cả cá nhóm đều có các đặc trưng bao gồm: tư cách thành viên, vai trò, địa vị, chuẩn
mực, chế tài và mục tiêu rõ ràng. Trong đó, ứng với mỗi nhóm, các đặc trưng này là hoàn tòan

17
Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ()


lOMoARcPSD|16911414

đặc trưng và khác biệt nhau. Theo GS. TS C.H.Cooley (1999, người đầu tiên phân lọai nhóm), thì
nhóm có thể bao gồm nhóm sơ cấp hoặc thứ cấp, nhóm tự nguyện hay không tự nguyện:
Nhóm sơ cấp: Nhóm tương đối nhỏ, các cá nhân có quan hệ trực tiếp gần gũi (ví dụ: gia
đình, bạn bè ngang hàng). Đặc trưng của nhóm này là có sự đồng nhất giữa các thành viên của

nhóm, hành động mang tính tự phát, các chế tài không chính thức, quan hệ mang tính cá nhân và
mục tiêu không rõ ràng.
Nhóm thứ cấp: Nhóm có số lượng thành viên lớn hơn, mối quan hệ giữa các thành viên
không trực tiếp. Các chuẩn mực và qui tắc ứng xử, tổ chức dựa trên quan hệ vai trò và địa vị. Sự
đồng nhất giữa cá thành viên thấp hơn nhóm sơ cấp. Chế tài mang tính chính thức, mục tiêu rõ
ràng, sự biến thiên bị hạn chế. Ví dụ: công đòan, đòan thanh niên, tập thể…
Trong sự hình thành nhóm, thủ lónh được xem là thành viên có uy tín nhiều nhất và quan
trọng nhất đối với nhóm. Có hai hình thức thủ lónh:
- Thủ lónh công việc: là người trực tiếp điều hành nhóm, tổ chức, hướng dẫn các thành viên
nhóm hoàn thành nhiệm vụ của mình. Đó là những người có kinh nghiệm và năng lực tổ
chức, không nhất thiết là người có chuyên môn giỏi nhất
- Thủ lónh tinh thần: là người có khả năng tạo được bầu không khí vui vẻ, thỏai mái, làm dịu
đị không khí căng thẳng trong tập thể, là người có khả năng giải quyết các mâu thuẩn giữa
các thành viên nhóm. Thủ linh tinh thần không nhất thiết là thủ lónh công việc.
Trong thực tế, ở mỗi nhóm hay tập thể có thể đồng thời tồn tại song song hai dạng thủ
lónh trên, nhưng cũng có thể chí có một người đứng đầu đảm đương cả hai việc. Vấn đề này liên
quan cách thức lãnh đạo một nhóm, theo đó người ta chia ra làm 3 loại:
- Lãnh đạo kiểu độc đóan: lãnh đạo chủ yếu bằng các mệnh lệnh, buộc mọi thành viên trong
nhóm phải thực hiện. Kiểu lãnh đạo này thường chỉ có thể đảm nhiệm vai trò thủ lónh trong
công việc mà thôi.
- Lãnh đạo kiểu dân chủ: lãnh đạo không bằng mệnh lệnh, người thủ lónh chỉ hướng dẫn, gợi ý
các ý tưởng, còn các quyết định dựa trên sự lựa chọn và quyết định của cả nhóm. Đây là các h
lãnh đạo có thể đảm nhiệm cả hai vai trò thủ lónh công việc và tinh thần.
- Lãnh đạo thụ động: là kiểu lãnh đạo chung chung, không có sự quyết đóan. Sự quan tâm đôi
khi không liên quan đến mục tiêu của nhóm, tạo nên thiếu ý thức tự giác của các thành viên
trong việc thực hiện mục tiêu của nhóm.
Nhìn chung, trong xã hội hiện đại và phức tạp, các tổ chức thường lớn và chứa đựng nhiều
nhóm nhỏ khác nhau. Các nhà xã hội học không những quan tâm đến hoạt động của từng nhóm
nhỏ mà còn quan tâm đến sự phối hợp và liên quan lẫn nhau. Điều này liên quan đến các thiết
chế xã hội, mà trong đó mỗi cá nhân phải tự điều chỉnh ứng xử của mình sao cho phù hợp với nhu

cầu của bản thân, của nhóm, và của tập đòan lớn hơn.
II. Thiết chế xã hội ( social institution)
Theo quan niệm xã hội học thì khái niệm thiết chế xã hội hay còn gọi là thể chế xã hội
có thể thể hiện theo hai cách:
- Cách thức tổ chức xã hội với toàn bộ bộ khung của xã hội do luật pháp tạo nên.
- Thiết chế xã hội dùng chỉ một tập hợp những giá trị chuẩn mực, quy tắc, thói quen
hay tập tục được áp dụng trong xã hội và được thừa nhận.
Thiết chế xã hội là một tập hợp bền vững các giá trị chuẩn mực, vị thế, vai trò và nhóm
vận động xung quanh nhu cầu cơ bản của xã hội. Nó là một tổ chức nhất định của sự hoạt động
xã hội và các quan hệ xã hội được thực hiện bằng một hệ thống của các hành vi con người với
18
Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ()


lOMoARcPSD|16911414

các chuẩn mực và quy phạm xã hội. Tất cả các thiết chế đều có các quy tắc chuẩn mực, điều luật
và cả cơ chế vật chất của nó mà các nhóm xã hội phải tôn trọng, nó là chất kết dính giữa các cá
nhân, các nhóm xã hội và sự điều tiết hoạt động của chúng.
Trong một xã hội, thường tồn tại 5 loại thiết chế cơ bản làm nền móng cho toàn xã
hội đó là: gia đình, giáo dục, tôn giáo, kinh tế và nhà nước ( chính trị). Mỗi một thiết chế đều
có chức năng và nhiệm vụ rõ ràng của nó. Các thiết chế này tồn tại trong mọi xã hội, nhưng
hình thức của các thiết chế này khác nhau trong các xã hội khác nhau. Đó là những hiện
tượng văn hoá, đã phản ánh được những đặc trưng riêng của mỗi xã hội .
Sự nảy sinh thiết chế xã hội, là do điều kiện khách quan nhất định, biểu hiện ở tính thống
nhất với cơ sở kinh tế xã hội .
Bản thân thiết chế xã hội, có sự độc lập tương đối và có sự tác động trở lại đối với cơ sở
kinh tế, xã hội. Tồn tại trong xã hội, các thiết chế tuy có những đặc trưng riêng về chức năng và
nhiệm vụ, nhưng lại liên quan rất chặt chẽ với nhau, tạo thành một hệ thống.
Thuật ngữ hệ thống, ám chỉ các mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận, ảnh hưởng và phụ

thuộc lẫn nhau. Vì vậy, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng, cái gì xảy ra ở bộ phận này có
thể kéo theo sự biến đổi trong các bộ phận khác (xem sơ đồ 1).

19
Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ()


lOMoARcPSD|16911414

Sơ đồ 1: Mối quan hệ tương hỗ giữa các thiết chế cơ bản trong xã hội
TÔN GIÁO
Khẳng định và củng cố hệ
thống quốc gia

NHÀ NƯỚC
Quy định và sự tôn trọng pháp luật,
phối hợp các hoạt động và dịch vụ

GIA ĐÌNH
Xã hội hoá- thoả mãn nhu cầu bảo
vệ và hỗ trợ

KINH TẾ
Sản xuất và phân phối hàng hoá nhằm
thoả mãn nhu cầu của các thành viên
trong xã hội

GIÁO DỤC
Huấn luyện các thành viên câu hỏi
về những địa vị: người trưởng

thành, nghề nghiệp

1. Thiết chế tôn giáo (Religious Institution):
Tồn tại ở hầu hết các xã hội, thiết chế tôn giáo đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của con
người mà các thiết chế khác không thực hiện được. Thiết chế tôn giáo đáp ứng mối quan tâm cơ
bản của con người về sự sống và cái chết. Đáp ứng nhu cầu căn bản của con người là giải thích ý
nghóa của sự sống. Thiết chế tôn giáo có các chức năng sau đây:
- Cung cấp một hệ thống các đức tin ( set of beliefs) nhằm giải thích, làm sáng tỏ các sự kiện
trong môi trường tự nhiên và xã hội mà không thể giải thích bằng cách khác.
- Thoả mãn nhu cầu căn bản của bằng cách cung cấp cho con người các tôn chỉ xử thế, đạo
đức, và các nguyên tắc chủ đạo của một hành vi phù hợp.
- Cung cấp một hệ thống các đức tin để giải thích các nguyên nhân và kết quả của tư cách của
con người ở quá khứ, hiện tại và tương lai. Nó trả lời câu hỏi tại sao con người tồn tại.
- Hỗ trợ về mặt tinh thần và an ủi khi con người đối mặt với sự bấp bênh, lo lắng, thất bại, sự
chán nản, thất vọng.
Các nhà xã hội học xem tôn giáo như là một sản phẩm của con người. Emile Durkheim,
người đã nghiên cứu tôn giáo của các bộ tộc ở Úc nhấn mạnh rằng tôn giáo hoàn toàn là một
hiện tượng xã hội ( social phenomenon). Ông cho rằng nguồn gốc của tôn giáo là đời sống cộng
đồng, và các tư tưởng, nghi thức tôn giáo biểu trưng cho đời sống cộng đồng. Tôn giáo có thể
được định nghóa là hệ thống các đức tin và nghi lễ liên quan đến các vật linh thiêng (“ system of
beliefs and practices relating to sacred things”). Marx có cách nhìn về tôn giáo khác hẳn với
Durkheim. Durkheim quan niệm tôn giáo, với các nghi lể, nghi thức của nó, như là thực hiện một
chức năng cần thiết cho xã hội. Marx cho rằng, tôn giáo là một dạng của nhận thức sai lầm và là
một công cụ để biện minh, hợp thức hoá quyền lực của giai cấp thống trị. Đối với Marx, một tôn
giáo có ảnh hưởng lớn ở bất kỳ xã hội nào cũng là tôn giáo của giai cấp thống trị. Tôn giáo phát
triển như là một sự biện minh cho sự tồn tại của bấ bình đẳng xã hội và ủng hộ cho vị trí đặc
quyền đặc lợi về kinh tế, chính trị của giai cấp cầm quyền. Marx xem tôn giáo như là “thuốc

20
Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ()



lOMoARcPSD|16911414

phiện của quần chúng-opiate of people” phát triển giữa những người nghèo và người bị áp bức
nhằm thích nghi với cuộc sống mà có ít thuận lợi hơn là khó khăn. Hứa hẹn một hoàn cảnh tốt
đẹp hơn ở kiếp sau, giai lao động bị làm mù quán, không tin vào việc có thể có một cuộc sống tốt
đẹp hơn ở kiếp hiện tại. Mọi thiết chế tôn giáo đều kiềm chế sự thay đổi bằng cách ủng hộ và
biện minh hiện trạng.
Một số nhà xã hội học cho rằng tư tưởng của Marx đã không xem xét đến trạng thái độc
lập của tôn giáo như là một sự kiện xã hội độc lập trong mối quan hệ của nó với cấu trúc giai
cấp; hơn nữa, Ông đã không xem xét đến các nhiều chức năng khác mà tôn giáo đảm nhận trong
xã hội.
-

Bài đọc tham khảo: Giới thiệu về các tôn giáo chính trên thế giới

Khảo luận về ảnh hưởng của các học thuyết triết học Phương Đông
đến đời sống tinh thần của người dân Việt Nam
Th.S Nguyễn Đức Thành
Việt Nam là quốc gia nơng nghiệp, vị trí địa lý nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng giao thoa của
các nền văn hóa và tư tưởng triết học lớn trên thế giới – đặc biệt là triết học Ấn Độ và Trung
Quốc. Trải qua lịch sử phát triển 4000 năm, với các hình thái kinh tế xã hội khác nhau (như thời
kỳ Hùng Vương với văn minh đồng thau, thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc, thời kỳ độc lập tự trị dưới
chế độ phong kiến, thời kỳ Pháp thuộc và chống Mỹ, và thời kỳ xây dựng đất nước tiến lên xã
hội chủ nghĩa như hiện nay) người dân Việt Nam ít nhiều tiếp thu các tư tưởng triết học của nhân
loại để phục vụ cho đời sống kinh tế - văn hóa – tinh thần của riêng mình. Trong đó, những tư
tưởng triết học được xem là có ảnh hưởng sâu rộng nhất là sự kết hợp của hệ tư tưởng Nho –
Thích – Lão, kết hợp và dung hịa trên cơ sở bản địa hóa các triết lý của Nho giáo, Phật Giáo và
Lão giáo để ứng dụng vào đời sống kinh tế - văn hóa – tinh thần thực tế của người dân Việt Nam.

Phật giáo là một trường phái thuộc Triết học Ấn Độ cổ, ra đời vào cuối thế kỷ thứ VI trước công
nguyên, do Phật Thích Ca Mâu Ni ( Siddhatta Gautama) sáng lập. Đây là trường phái triết học
không thừa nhận sự tồn tại của một thực thể siêu nhiên tối cao và chi phối vũ trụ (Phật giáo có
quan điểm trái với quan điểm của kinh Veda, do đó bị các trường phái triết học cổ Ấn Độ xem là
tà giáo). Đạo Phật cho rằng vũ trụ là vô thủy, vô chung, là dịng biến hóa vơ thường, vơ định nên
khơng có cái gọi là bản ngã, khơng có thực thể, tất cả theo luật nhân quả biến đổi không ngừng.
Tất cả các sự vật, hiện tượng tồn tại trong vũ trụ từ cái vô cùng nhỏ đến cái vô cùng lớn đều
khơng thốt ra khỏi sự chi phối của luật nhân duyên. Con người cũng do nhân duyên kết hợp và
được tạo thành bổi hai thành phần - thể xác và tinh thần - được taọ nên từ ngũ uẩn, do đó cũng
biến đổi khơng ngừng. Tuy nhiên, do khơng nhận thức được sự biến ảo, vô thường của vạn vật
mà con người lầm tưởng mình tồn tại mãi, cái gì cũng trường định, của ta, là ta... từ đó đi đến
tham – sân – si – hỉ - nộ - ái– dục làm con người mắc vào bể khổ triền miên không dứt.
Từ sự lý giải về nổi khổ của con người như trên, Phật giáo đề ra thuyết “Tứ diệu đế” (tức bốn
chân lý) và “Thập nhị nhân duyên” để giải thoát chúng sinh mọi nỗi khổ và kiếp nghiệp báo, luân
hồi. Tứ diệu đế bao gồm: Khổ đế (đời là bể khổ, khổ do các nguyên nhân về sinh, lão, bệnh, tử,
biệt ly, yêu, ghét, được, mất...), Tập đế (căn nguyên nổi khổ của con người là do lịng tham, sân,
si, cứ muốn mọi vật có mãi nhưng thực tại lại luôn biến đổi không ngừng), Diệt đế (cách lần theo
Thập nhị nhân duyên, con người tìm ra cội nguồn nổi khổ và tìm cách dứt bỏ mọi hình thức đau
khổ, đưa chúng sinh thốt khỏi nghiệp chướng luận hồ, đạt tới cảnh trí niết bàn – một trạng thái
thanh tĩnh, không ham muốn, không vọng động, diệt được nọi ái dục, chấm dứt mọi khổ đau,
phiền não...) và Đạo đế (con đường phải theo để diệt khổ, bằng cách đi theo trung đạo thông qua
21
Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ()


lOMoARcPSD|16911414

các phép tu Giới – Luật – Đạo để phá bỏ sự u mê, dứt bỏ được vô minh, nhận thức rõ về bản thân
và thế giới vạn vật và đạt tới cảnh giới niết bàn.
Phật giáo được truyền từ Việt Nam từ khá sớm từ phía Bắc thơng qua Trung Quốc (và phía Nam

thơng qua các nước Đơng Nam Á) và sau đó là từ phía Nam. Phật giáo phát triển cực thịnh tại
Việt Nam vào đầu thế kỷ thức X sau công nguyên, và được Nhà Lý tôn lên hàng quốc giáo. Sau
đó, với sự thay thế của Nho giáo nhằm phục vụ cho lợi ích của giai cấp phong kiến, Phật Giáo bị
giảm vai trò trong bộ máy chính quyền, nhưng nó đã ăn sâu vào đời sống tinh thần của người
dân. Phật giáo góp phần giúp người Việt Nam thức ngộ về đời sống thực tế của mình, đặc biệt là
trong hồn cảnh chịu sự đơ hộ của ngoại xâm và sự áp bức bóc lột của tầng lớp địa chủ phong
kiến. Nó giúp họ thức ngộ về cuộc sống dưới chế độ xã hội bất cơng, địi tư tưởng bình đẳng xã
hội, giải thốt con người khỏi nỗi bi kịch của cuộc đời. Tuy nhiên, do tư tưởng Phật giáo mạng
nặng tính yếm thế, bi quan, khơng đấu tranh tích cực cho cuộc sống mà chủ trương cuộc sống
“xuất thế”, “siêu thốt” nên nó cũng ảnh hưởng đến mặt được và mất trong đời sống tinh thần
của người Việt Nam: chuộng hịa bình, hiền hịa, sống tương thân tương ái nhưng khá thụ động
và không có tính đấu tranh cho một cuộc sống vật chất – tinh thần – xã hội tốt đẹp hơn, tuy cần
cù lao động nhưng dễ thõa mãn và tâm lý hưởng thụ còn nặng.
Nho giáo phát sinh từ Trung Quốc từ thế kỷ thứ 3-4 trước công nguyên và du nhập vào Việt Nam
cùng với sự biến đổi về cấu trúc thượng tầng xã hội thể hiện ở chế độ phong kiến cơ bản định
hình vững chắc ở Việt Nam, giai cấp thống trị cần một hệ thống lý luận vững chắc phục vụ cho
lợi ích của mình. Sau khi Nhà Lý diệt vong, nhà Trần thay thế, Nho giáo được xem như hệ tư
tưởng chính của Việt Nam thời bấy giờ. Nó tiếp tục phát triển và ăn sâu vào đời sống người dân
thông qua các quy cách ứng xử, nhân, lê, nghĩa, trí, tín.. cũng như điều tiết các mối quan hệ trong
cuộc sống. Nho giáo phát triển cực thịnh ở Việt Nam vào thời nhà Lê và kết hợp với Phật giáo
tiếp tục có ảnh hưởng sâu rộng đến tận ngày nay. Những nhà tư tưởng tiên phong của Nho Giáo
là Khổng tử, Mạnh tử, và Tuân Tử.
Khổng tử được xem là cha đẻ của Nho giáo, Ông cho rằng vạn vật trong vũ trụ luôn sinh thành,
biến hóa khơng ngừng theo mối liên hệ và tương tác giữa hai lực “âm” và “dương” trong một thể
thống nhất là Thái cực – hay là Đạo, hoặc Thiên lý. Đạo hay Thiên lý có tính huyền vi, mạnh mẽ,
lưu hành khắp vũ trụ nên con người không thể cưỡng lại được, và Khổng tử gọi đó là Thiên
Mệnh – mệnh trời. Con người phải hiểu biết mệnh trời và nỗ lực học tập, làm việc tận tâm, tận
lực thì mới là con người hồn thiện. Bên cạnh đó, quan điểm về luân lý, đạo đức, chính trị xã hội
là một vấn đề cốt lõi trong hệ thống tư tưởng của Khổng từ, thông qua lý luận về “Thiên nhân
tương đồng”. Khổng tử là người đề ra hệ thống quan điểm về nhân, lễ, trí, dũng, “nhân trị”,

“chính danh”, “thượng hiền”, “tiểu nhân” tạo nên hệ thống nguyên lý đạo đức cơ bản quy định
bản tính con người và những quan hệ giữa người với người tính từ gia đình cho đến ra ngồi xã
hội.
Chính điều trên đã tạo nên một hệ thống có quy cũ, nề nếp, và nhìn chung ổn định với những sắc
thái riêng trong đời sống xã hội của các nước Á Đơng nói chung và Việt Nam nói riêng. Ví dụ,
Khổng tử lấy chữ “nhân” để làm nguyên tắc đạo đức quy định mối quan hệ giữa con người với tự
nhiên và con người với con người: con người phải giữ thái độ Trung Dung, tức là trung hòa giữa
âm và dương, trời và đất, sống đúng với mình và sống phải với người, dùng nhân đức để giáo
hóa con người. Từ nguyên lý đạo đức này, trong chính trị xã hội Khổng tử chủ trương khơng
dùng pháp chế, hình pháp trị dân mà dùng “nhân trị” theo chủ nghĩa “chính danh, định phận”
trong đó lấy việc làm ngay thẳng làm đầu, ai cũng có địa vị, bổn phận và khung cách hành xử
chính đáng của người ấy (ví dụ như quan hệ vua tơi, quan hệ cha con, vợ chồng...). Ơng quan
niệm một nước muốn thịnh trị phải là một nước có lễ nghĩa, đức, danh phận vẹn toàn. Muốn
22
Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ()


lOMoARcPSD|16911414

được như thế phải học đạo sửa mình để đạt được đức nhân, đạo sửa mình ở đây là phải học và
làm theo “lễ”. Lễ trước kia là những quy phạm, nguyên tắc đạo đức có từ nhà Chu. Lễ ở Khổng
tử là những phong tục, tập quán, những quy tắc, quy định trật tự xã hội và cả thể chế pháp luật
nhà nước như sinh, tử, tang, hôn, tế lễ, triều sinh, luật lệ, hình pháp...Lễ quan hệ mật thiết với
nhân, khi đạt được cả lễ lẫn nhân thì xã hội ổn định, quan hệ người và người trong xã hội đều
“chính danh định phận”.
Mạnh tử là người kế thừa và phát huy tư tưởng của Khổng tử, xây dựng hệ thống triết học duy
tâm của Nho gia. Tư tưởng chủ yếu nhất trong học thuyết của Mạnh tử là vấn đề triết lý nhân
sinh với trọng tâm là học thuyết “Tính thiện”, cho rằng “bản tính con người ta là thiện”. Con
người có làm điều bất thiện, “chẳng qua là họ theo tự dục của mình”. Tính thiện của con người
thể hiện ở 4 đức lớn: nhân – nghĩa – lễ - trí, bắt nguồn từ “tứ đoan” tức 4 đầu mối của thiện là :

biết thương xót, biết thẹn ghét, biết cung kính và biết phải trái. Bản tính của con người là thiện vì
“tính là cái chung, cái bản chất của một loài”, ai sinh ra cũng biết nhận biết, phân biệt phải, trái,
tốt xấu như nhau. Tính thiện của người xuất phát từ tâm, là chủ thể của tinh thần, là thần minh
được trời phú cho con người. Con người phải “tồn tâm dưỡng tính”, giữ gìn và bồi dưỡng tâm
đức mới có thể giữ mình và khơng hại người. Trên cơ sở học thuyết về Tính thiện, Mạnh tử đề ra
tư tưởng “nhân chính” trong phương pháp trị nước và đề cao dân quyền. Ông cho rằng “dân vi
quý, xã tắc thức chi, quân vi khinh”, có dân mới có nước, có nước mới có vua, đề cao sự ủng hộ
của nhân dân. Điều này có thể nói phù hợp với tầng lớp nhân dân lao động ở mọi thời đại, cả ở
Trung Quốc – Việt Nam lẫn ở các nước khác, đặc biệt trong thời đại dân chủ hiện nay. Tuy
nhiên, triết học của Mạnh tử còn mang nhiều yếu tố hạn chế như duy tâm, thần bí và đặc biệt là
các quan niệm về luân lý đạo đức chủ yếu phục vụ cho giai cấp quý tộc thống trị đương thời.
Tuân tử là người theo học thuyết của Khổng tử, đề cao nhân nghĩa, lễ nhạc, chính danh nhưng
ơng lại đưa ra thế giới quan duy vật, vô thần, cho rằng tự nhiên gồm ba bộ phận: trời, đất, và
người tách bạch nhau. Sự biến hóa của vạn vật, sự thay đổi của vũ trụ do đạo Trời chi phối
không liên quan đến sự sáng suốt hay hôn muội của giai cấp thống trị, Trời không thể quyết định
vận mệnh của con người. Nếu ý chí con người hành động thuận theo trật tự của giới tự nhiên thì
sẽ được hạnh phúc, trái lại sẽ gặp tại họa. Tuân tử khuyên con người hãy tự tin ở mình, biết làm
chủ mình, ra sức làm việc và tiết kiệm tiền của, con người có thể cải tạo được tự nhiên dựa vào
tài trí và khả năng của mình chứ khơng chờ tự nhiên ban phát. Về quan niệm đạo đức, ông cho
rằng bản tính con người là ác, việc đi tìm sự thỏa mãn về dục vọng sinh lý là bản tính của con
người. Do quan niệm “tính người là ác, thiện là do người làm ra” nên Tuân tử mặc nhiên công
nhận các “lễ nghĩa hình phạt” của giai cấp quý tộc và thể chế nhà nước phong kiến là tất yếu tồn
tại. Tuy nhiên, điểm tích cực trong học thuyết “Tính ác” của Tuân tử là ông cho rằng hành vi đạo
đức của con người là do thói quen mà thành, phẩm chất con người là sản phẩm của hoàn cảnh xã
hội và kết quả của sự học tập – giáo dục lâu ngày mà nên.
Đạo gia (hay Lão Giáo) là một trong những trào lưu triết học cổ đại lớn của Trung Quốc. Cùng
với nho giáo, ý thức hệ của đạo gia từng bước thâm nhập vào đời sống tinh thần và mối quan hệ
giữa người với người trong xã hội Việt Nam, thể hiện qua các tư tưởng về “Vơ vi” của Lão tử, tư
tưởng “vị ngã-con người vì mình” của Dương Chu, hay các quan điểm về đạo, về tự nhiên của
Trang tử.

Lão tử được coi là ông tổ của đạo gia. Tư tưởng chủ đạo của ông thể hiện ở tác phẩm “Đạo đức
kinh” thông qua các vấn đề cơ bản về học thuyết về đạo, tư tưởng về phép biện chứng, và học
thuyết vơ vi. Ơng cho rằng đạo là cơ sở vật chất đầu tiên của thế giới, là thực thể vật chất của
khối hổn độn, mập mờ, khơng đặc tính, khơng hình thể... tồn tại tuyệt đối, vĩnh viễn trong vũ trụ.
Nó là một phạm trù khái quát, là cái tất cả mọi vật từ đó sinh ra, vừa biến hóa vừa bất biến. Đạo
23
Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ()


lOMoARcPSD|16911414

sinh ra vạn vật nhưng không cho vạn vật là của mình, khơng chí phối vạn vật mà thuận theo sự
phát triển tự nhiên của vạn vật. Từ đó, ơng tìm ra quy luật của sự vật phát triển và biến hóa. Ơng
cho rằng tồn thể vũ trụ bị chi phối bởi hai quy luật phổ biến là luật quân bình và luật phản phục.
Luật qn bình ln giữ cho vận động được thăng bằng, khơng có gì là thái quá. Luật phản phục
quy định vạn vật biến hóa nối tiếp nhau theo vịng tuần hồn đều đặn, bất tận. Từ đó, Lão tử dạy
cho con người hành động theo quy luật tự nhiên, nhưng cho rằng con người không cần làm gì cả
trước tự nhiên, khơng phải tích cực đấu tranh, cải tạo tự nhiên. Trong xã hội, ông chủ trương
sống theo học thuyết “vô vi”, tức không làm gì, thuận theo bản tính tự nhiên của mình, khơng
can thiệp vào guồng máy tự nhiên. Từ đó, ơng rút ra các điểm căn bản về nghệ thuật sống của
con người là các đức tính: từ ái, cần kiệm khiêm nhường, khoan dung, tri túc và kiến vi. Nhìn
chung, đây là những đặc điểm tích cực thể hiện khá rõ nét trong đặc điểm tích cách con người
Việt Nam.
Dương Chu, tuy xuất phát từ đạo gia, nhưng không bắt đầu từ “đạo” mà bắt đầu từ con người và
đạo sống theo bản tính tự nhiên của con người. Ơng chủ trương con người hãy sống vì mình. Con
người sinh ra từ đạo tự nhiên, thuận theo bản tính tự nhiên con người phải biết bảo tồn sự sống
của mình bằng khả năng, bản tính tự nhiên vốn có của mình. Khi phải dựa vào ngoại vật để ni
sống mình thì phải dùng mưu trí, chứ khơng ỷ lại vào sức mạnh được. Từ đó, ơng kêu gọi đề cao
tự do cá nhân, địi quyền được sống cho mình, dẫn đến đề cao chủ nghĩa cá nhân, tự do vo chính
phủ, ước vọng thỏa mãn đến mức tối đa những tình cảm và ước muốn của mình, tận hưởng cuộc

sống. Điều này khiến ta liên hệ đến những biểu hiện của đức tính anh hùng cá nhân và chủ nghĩa
hưởng lạc ở một số bộ phận dân cư Việt Nam
Trang tử được coi là nhà tư tưởng lớn của Đạo gia, tư tưởng thể hiện chủ yếu ở tác phẩm “Nam
Hoa Kinh”. Ông chủ trương học thuyết “Trời đất cùng ta đồng sinh, vạn vật cùng ta là Một”, đạo
và mọi vật sinh ra từ đạo đều có bàn tính và khả năng tự nhiên của mình. Ơng cho rằng, những
hiện tượng thiện ác, đẹp xấu, lớn nhỏ, sang hèn, sống chết... đều là những thứ như nhau. Từ đó,
Ơng khun người ta nên xóa bỏ sự khác nhau và sự đối lập của thế giới thực tại và đi tìm trong
một tinh thần một thế giới thần bí, hư ảo khơng có sự khác nhau. Điều này có thể thấy ở thái độ
“làm ngơ” trước bất cứ điều gì trong xã hội của một số người trong xã hội Việt Nam, làm ngơ dể
mặt cho sự vật phải trái tự nhiên phát triển, không cần phân biệt chân lý và sai lầm. Điều này
ngăn cản con người có sự phán đoán về mặt lý luận, thủ tiêu đấu tranh trong thực tiễn.
Nhìn chung, Việt Nam trải qua một quá trình phát triển và biến đổi về hình thái kinh tế - xã hội
khá phức tạp và lâu dài, đặc biệt là trải qua nhiều thời kỳ bị lệ thuộc – sau đó tự chủ - rồi lại bị lệ
thuộc – tự chủ. Do đó sự giao thoa và tiếp tiếp thu ảnh hưởng của các nền văn hóa, tư tưởng của
các quốc gia khác là một tất yếu khách quan. Một điều cần khẳng định là người Việt Nam có tinh
thần dân tộc rất cao, biết học tập và cái hay của thiên hạ, lược bỏ bớt các mặt tiêu cực trên cơ sở
văn hóa ý thức dân tộc của mình, hịa đồng nhưng khơng hịa nhập2. Tuy nhiên, dù ích hay nhiều,
các tư tưởng triết học Nho – Thích – Lão cũng bị giai cấp phong kiến thống trị sử dụng cho
quyền lợi của mình, nên các nét tiêu cực và tích cực phần nhiều ảnh hưởng đến tính cách, đặc
điểm lối sống của con người Việt Nam mà khơng phải một sớm một chiều có thể thay đổi được.
Để kết thức bài này, người viết xin trích lại một số ý kiến trao đổi với các bạn học về những mâu
thuẫn trong tính cách của con người Việt Nam như sau:
Người Việt Nam cần cù lao động song dễ thỏa mãn nên tâm lý hưởng thụ cịn nặng.
Tính riêng về tơn giáo, điều này có thể thấy thơng qua cách tiếp cận và giải thích đạo lý của Đạo Cao Đài ở Tây
Ninh – Việt Nam: “Tam giáo quy nguyên, ngũ chi hiệp nhất” (ba tôn giáo quy về một mối gốc, năm chi phái hợp lại
thành một)
2

24
Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ()



lOMoARcPSD|16911414

Thơng minh, sáng tạo, song chỉ có tính chất đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn, chủ động.
Khéo léo, song khơng duy trì đến cùng (ít quan tâm đến sự hồn thiện cuối cùng của sản
phẩm).
Ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh, song ít khi học "đến đầu đến đuôi" nên kiến thức
không hệ thống, mất cơ bản. Ngồi ra, học tập khơng phải là mục tiêu tự thân của mỗi người
Việt Nam (nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện, vì kiếm cơng ăn việc làm, ít vì chí khí,
đam mê).
Xởi lởi, chiều khách, song khơng bền.
Tiết kiệm, song nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vơ bổ (sĩ diện, khoe khoang, thích
hơn đời).
Có tinh thần đồn kết, tương thân, tương ái, song hầu như chỉ trong những hồn cảnh, trường
hợp khó khăn, bần hàn. Còn trong điều kiện sống tốt hơn, giàu có hơn thì tinh thần này rất ít
xuất hiện.
u hịa bình, nhẫn nhịn, song nhiều khi lại hiếu chiến, hiếu thắng vì những lý do tự ái, lặt
vặt, đánh mất đại cục.
Thích tụ tập, nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo ra sức mạnh (Cùng một việc, một người làm
thì tốt, ba người làm thì kém, bảy người làm thì hỏng)

2. Thiết chế giáo dục (Educational institution)
Một điểm khác biệt của xã hội hiện đại là giáo dục được tách rời ra khỏi tôn giáo và gia
đình. Mục tiêu cơ bản của thiết chế giáo dục là xã hội hoá thế hệ trẻ. Durkheim nhấn mạnh vai
trò của giáo dục chính thức như là một công cụ bảo tồn văn hoá. Thiết chế xã hội của giáo dục
phản ảnh hơn là làm biến đổi cấu trúc xã hội. Lester Ward xem thiết chế này là phương tiện của
sự tiến bộ xã hội, ở đó người được giáo dục tìm được niềm vui hạnh phúc như là một sản phẩm
phụ q giá. Nó cũng có thể được xem là phương tiện để đạt được, nắm giữ quyền lực, sự giàu có
và uy tín.

Thể chế giáo dục rất cần thiết bởi hai sự thật không thể thay đổi được đó là: Văn hoá của
loài người không phải là được kế thừa về mặt sinh học mà là được học hỏi; và đứa trẻ phát triển
tính cách xã hội thông qua sự dạy dỗ và nuôi dưỡng chăm sóc của người lớn.
Tài liệu tham khảo:
- Luật giáo dục nước cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2005
- Đề án đổi mới giáo dục
3. Thiết chế kinh tế (Economic Institution)
Là sự sản xuất hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ xã hội. Nó bao gồm sự sản xuất, phân phối,
trao đổi, và tiêu thụ sản phẩm. Nó cũng đồng thời bao gồm các thiết chế phụ thuộc như tín dụng,
ngân hàng, quảng cáo…

Bài đọc tham khảo:
- Việt Nam gia nhập WTO: Những Thỏa Thuận Và Thực Hiện Của Việt Nam Trong Các Hiệp
Ước/Quy Định Quốc Tế Và Lợi Ích Của Chúng Trong Lónh Vực Nông Nghiệp, Nguyễn Đức
Thành, 2003.

25
Downloaded by Nguynhavy Ha Vy ()


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×