Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Đề cương bài giảng phương pháp nghiên cứu khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (613.07 KB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ MAY
---------***--------

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Hà Nội, tháng 9 năm 2021
1


2


MỤC LỤC
GIỚI THIỆU HỌC PHẦN..................................................................................................5
BÀI 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NCKH VÀ PHƯƠNG PHÁP NCKH...........................6
1.1. Giới thiệu chung về NCKH......................................................................................6
1.1.1. Khái niệm NCKH.............................................................................................6
1.1.2. Phân loại NCKH...............................................................................................6
1.1.3. Sản phẩm của NCKH........................................................................................7
1.1.4 Các khái niệm cơ bản trong NCKH...................................................................9
1.1.5. Các yêu cầu NCKH.........................................................................................11
1.1.6 Đặc điểm của NCKH........................................................................................11
1.2. Phương pháp nghiên cứu khoa học........................................................................11
1.2.1. Khái niệm phương pháp NCKH......................................................................11
1.2.2. Một số phương pháp nghiên cứu cơ bản.........................................................12
1.3 Quy trình nghiên cứu khoa học (NCKH)................................................................16
BÀI 2. LỰA CHỌN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG TỔNG QUAN TÀI
LIỆU................................................................................................................................. 17


2.1. Lựa chọn vấn đề nghiên cứu..................................................................................17
2.2. Xây dựng tổng quan tài liệu, nghiên cứu cơ sở lý luận đề tài.................................18
2.2.1. Mục đích của tổng quan tài liệu......................................................................18
2.2.2. Một số lưu ý trong quá trình xây dựng tổng quan tài liệu...............................19
2.2.3. Các bước tìm kiếm tài liệu..............................................................................20
2.2.4. Các cấp độ của thông tin dữ liệu.....................................................................20
2.2.5. Các dạng nguồn thông tin dữ liệu....................................................................21
2.2.6. Các bước xây dựng tổng quan tài liệu.............................................................23
2.2.7. Các hình thức trích dẫn tài liệu.......................................................................25
2.2.8. Cách ghi tài liệu tham khảo.............................................................................27
2.2.9 Tự động hóa việc chú dẫn và liệt kê danh mục tài liệu tham khảo...................29
BÀI 3. XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT, CÂU HỎI VÀ ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU.........32
3.1. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu/ Câu hỏi nghiên cứu...........................................32
3.2 Xây dựng đề cương nghiên cứu..............................................................................33
3.2.1

Xác định tên đề tài........................................................................................33
3


3.2.2

Xác định lý do chọn đề tài/tính cấp thiết của đề tài.......................................34

3.2.3

Tổng quan vấn đề nghiên cứu.......................................................................35

3.2.4


Xác định mục đích, mục tiêu nghiên cứu của đề tài......................................36

3.2.5

Xác định khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.....................................37

3.2.6

Xác định phương pháp nghiên cứu; giả thuyết khoa học của đề tài..............38

3.2.7

Xác định nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu..................................................38

3.2.8

Xây dựng tiến độ thực hiện đề tài.................................................................40

3.2.9

Xác định sản phẩm nghiên cứu của đề tài.....................................................41

3.2.10

Dự kiến kinh phí thực hiện nghiên cứu......................................................41

BÀI 4. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU..............................................................44
4.1 Thu thập dữ liệu thông qua nghiên cứu tài liệu.......................................................44
4.2 Thu thập dữ liệu thông qua quan sát/phỏng vấn......................................................47
4.3. Thu thập dữ liệu thông qua phương pháp phi thực nghiệm (hội nghị, điều tra bằng

bảng hỏi)....................................................................................................................... 52
4.4 Thu thập dữ liệu thông qua phương pháp thực nghiệm...........................................60
BÀI 5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ DỮ LIỆU.....................................................................62
5.1. Xử lý thông tin định lượng.....................................................................................62
5.2. Xử lý các thông tin định tính..................................................................................65
BÀI 6. PHƯƠNG PHÁP VIẾT BÁO CÁO VÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. 67
6.1. Các giai đoạn thực hiện nghiên cứu khoa học........................................................67
6.1.1 Giai đoạn chuẩn bị..........................................................................................67
6.1.2 Giai đoạn triển khai nghiên cứu.......................................................................68
6.1.3 Giai đoạn kiểm tra kết quả nghiên cứu.............................................................69
6.1.4 Giai đoạn viết kết quả nghiên cứu....................................................................69
6.1.5 Giai đoạn báo cáo tổng kết kết quả nghiên cứu................................................70
6.2. Cách viết và trình bày báo cáo nghiên cứu.............................................................70
6.3. Báo cáo kết quả nghiên cứu...................................................................................70
6.4 Một số điều cần chú ý khi viết cơng trình nghiên cứu.............................................71

4


GIỚI THIỆU HỌC PHẦN

A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Phân tích được các phương pháp nghiên cứu cơ bản, quy trình NCKH, phương pháp xây
dựng đề cương đề tài, viết báo cáo đề tài;
- Phân tích được phương pháp thu thập dữ liệu và phân tích, xử lý dữ liệu đề tài;
- Phân tích được cấu trúc cơ bản và nội dung của một đề cương nghiên cứu, cách trình
bày báo cáo nghiên cứu.
2. Kỹ năng
- Lựa chọn được phương pháp nghiên cứu phù hợp với NCKH trong lĩnh vực Công nghệ

may và Thời trang;
- Xây dựng được đề cương chi tiết đề tài liên quan đến lĩnh vực Công nghệ may và Thời
trang;
- Thu thập và xử lý được dữ liệu liên quan đến đề tài;
- Vận dụng để viết và trình bày được báo cáo nghiên cứu khoa học liên quan đến lĩnh
vực Công nghệ may và Thời trang.
3. Thái độ
- Nâng cao ý thức độc lập trong nghiên cứu, có thêm sự tự tin trong việc tìm hiểu và giải
quyết các vấn đề;
- Phát triển kỹ năng tổng hợp, phân tích, ra quyết định, kỹ năng thiết lập câu hỏi, thu thập
dữ liệu, viết báo cáo, thuyết trình trước đám đơng;
- Có thái độ làm việc nghiêm túc, trung thực trong nghiên cứu khoa học.

B. NỘI DUNG
Bài 1. Giới thiệu chung về NCKH và phương pháp NCKH
Bài 2. Lựa chọn vấn đề nghiên cứu và xây dựng tổng quang tài liệu
Bài 3. Xây dựng giả thuyết, câu hỏi và đề cương nghiên cứu
Bài 4. Phương pháp thu thập dữ liệu
Bài 5. Phương pháp xử lý dữ liệu
Bài 6. Phương pháp viết báo cáo và báo cáo kết quả nghiên cứu
5


C. PHÂN BỐ THỜI GIAN:
Lên lớp_ 30 tiết: Giảng lý thuyết_28 tiết; Kiểm tra_02 tiết; Tự học_60 tiết

6


BÀI 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NCKH VÀ PHƯƠNG PHÁP NCKH

1.1. Giới thiệu chung về NCKH
1.1.1. Khái niệm NCKH
Theo tác giả Vũ Cao Đàm khoa học được hiểu là: “Hệ thống tri thức về qui luật
của vật chất và sự vận động của vật chất, những qui luật của tự nhiên, xã hội, và tư duy”.
Phân biệt ra 2 hệ thống tri thức:
-

Tri thức kinh nghiệm là những hiểu biết được tích lũy một cách ngẫu nhiên
trong đời sống hàng ngày

-

Tri thức khoa học là những hiểu biết được tích lũy một cách hệ thống nhờ hoạt
động nhiên cứu khoa học, là loại hoạt động được vạch sẵn theo một mục tiêu
xác định và được tiến hành dựa trên những phương pháp khoa học.

* Nghiên cứu khoa học (NCKH)
Theo tác giả Vũ Cao Đàm: “NCKH là sự phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận
thức khoa học về thế giới; hoặc là sự sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kỹ thuật
mới để làm biến đổi sự vật phục vụ cho mục tiêu hoạt động của con người”.
Nghiên cứu khoa học là hoạt động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm.
Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức,… đạt được từ các thí nghiệm nghiên cứu khoa
học để phát hiện những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, và để
sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn.
1.1.2. Phân loại NCKH
1.1.2.1 Phân loại theo chức năng:
Nghiên cứu mô tả là nghiên cứu nhằm đưa ra một hệ thống tri thức về nhận dạng
sự vật, giúp phân biệt được sự khác nhau về bản chất giữa sự vật này với sự vật khác
Nghiên cứu giải thích là những nghiên cứu nhằm làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự
hình thành và quy luật chi phối quá trình vận động của sự vật

Nghiên cứu giải pháp là loại nghiên cứu nhằm làm ra một sự vật mới chưa tồn tại,
luôn hướng vào sự sáng tạo các giải pháp làm biến đổi thế giới.

7


Nghiên cứu dự báo là những nghiên cứu nhằm nhận dạng trạng thái của sự vật
trong tương lai.
1.2.1.2 Phân loại theo giai đoạn của nghiên cứu
Nghiên cứu cơ bản là những nghiên cứu nhằm phát hiện thuộc tính, cấu trúc, động
thái các sự vật, tương tác trong nội bộ sự vật và mối liên hệ giữa sự vật với các sự vật
khác.
Nghiên cứu ứng dụng là sự vận dụng quy luật được phát hiện từ nghiên cứu cơ
bản để giải thích một sự vật, tạo ra những nguyên lý mới về các giải pháp và ứng dụng
chúng vào sản xuất và đời sống.
Nghiên cứu triển khai còn gọi là triển khai thực nghiệm, là sự vận dụng các lý
thuyết để đưa ra các hình mẫu với những tham số khả thi về kỹ thuật. Hoạt động triển
khai gồm 3 giai đoạn: tạo vật mẫu, tạo công nghệ và sản xuất thử loạt nhỏ.

Hình 1.1 Quan hệ giữa các loại hình nghiên cứu [1]

8


1.1.3. Sản phẩm của NCKH
1.1.3.1Bài báo khoa học
Bài báo khoa học (tiếng Anh: scientific paper hay có kho viết tắt là paper) là một bài
báo có nội dung khoa học được công bố trên một tập san khoa học (scientific journal) đã
qua hệ thống bình duyệt (peer-review) của tập san
 Cấu trúc chi tiết của một bài báo gồm các phần sau:

– Tiêu đề (Title)
– Tên tác giả (Authorship)
– Tóm tắt (Abstract or Summary)
– Từ khóa (Key words)
– Đặt vấn đề (Introduction) và mục tiêu nghiên cứu (Objective)
– Phương pháp nghiên cứu (Materials and Methods)
– Kết quả (Results)
– Bàn luận (Discussion)
– Kết luận (Conclusion), có thể ghép với bàn luận
– Lời cảm ơn (Acknowledgements)
– Tài liệu tham khảo (References)
– Phụ lục (Appendix)
Một bài báo chỉ khi nào được xem là “bài báo khoa học” nếu nó qua cơ chế bình
duyệt và được công bố trên một tập san chuyên môn. Những bài báo xuất hiện dưới dạng
bản tóm tắt hay thậm chí bài báo ngắn khơng thể xem là những bài báo khoa học bởi vì nó
khơng đáp ứng được hai yêu cầu trên.

1.1.3.2 Sách chuyên khảo
Sách chuyên khảo: là sách có nội dung chủ yếu từ các kết quả nghiên cứu sâu và
tương đối toàn diện về một lĩnh vực hay chủ đề nghiên cứu, trong đó chủ biên phải có
đóng góp ít nhất 25 % kết quả nghiên cứu do chính chủ biên thực hiện. Sách được sử
dụng giảng dạy, nền tảng nghiên cứu chuyên sâu hay tra cứu các vấn đề chuyên sâu.
1.1.3.3 Giáo trình
Giáo trình: là tài liệu chính được giảng viên; học sinh, sinh viên, học viên cao học,
nghiên cứu sinh sử dụng trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu các học phần hiện hành
có nội dung phù hợp trong chương trình đào tạo đã được Hiệu trưởng phê duyệt. Tương
ứng với mỗi học phần trong chương trình đào tạo, Trường tổ chức biên soạn hoặc lựa
9



chọn một (bộ) giáo trình để giảng dạy, nghiên cứu. Một (bộ) giáo trình có thể sử dụng cho
một hoặc nhiều học phần và có thể được sử dụng cho nhiều ngành, bậc học. Giáo trình do
Trường tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn từ các giáo trình đã được xuất bản trong và ngoài
nước.
1.1.3.4Một số sản phẩm khác của NCKH: phát minh, sáng chế
Phát minh: Chỉ có trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, đã tồn tại khách quan (khơng
có tính mới), có khả năng áp dụng để giải thích thế giới, nhưng chưa thể áp dụng trực tiếp
vào sản xuất hoặc đời sống mà phải thông qua các giải pháp kỹ thuật, nó khơng có giá trị
thương mại.
Ví dụ: Archimède phát minh định luật sức nâng của nước, Newton phát minh định
luật vạn vật hấp dẫn, Nguyễn Văn Hiệu phát minh định luật bất biến tiết diện của các q
trình sinh hạt…
Sáng chế: Khơng tồn tại sẵn có trong tự nhiên mà phải nhờ quá trình đầu tư về tài
chính, nhân lực mới có thể tạo ra có khả năng áp dụng trực tiếp vào sản xuất và đời sống.
Sáng chế có ý nghĩa thương mại, trong thực tế người ta có thể mua, bán sáng chế (chuyển
nhượng quyền sở hữu sáng chế) hoặc chuyển quyền sử dụng sáng chế.
Ví dụ: Nobel sáng chế cơng thức thuốc nổ TNT, nhằm mục đích phục vụ cho q
trình khai mỏ.
1.1.4 Các khái niệm cơ bản trong NCKH
Đề tài: định hướng vào việc trả lời những câu hỏi về ý nghĩa học thuật, có thể chưa
quan tâm nhiều đến việc hiện thực hóa trong hoạt động thực tiễn.
Ví dụ đề tài:


Ứng dụng công nghệ Lean để cải tiến năng suất trong các doanh nghiệp may.



Xây dựng video quy trình may các cụm chi tiết trên sản phẩm áo jacket.
Dự án: là loại đề tài có mục đích ứng dụng xác định cụ thể về kính tế, xã hội. Dự


án có địi hỏi khác đề tài như: đáp ứng một nhu cầu đã được nêu ra; chịu sự ràng buộc của
kỳ hạn và thường là ràng buộc về nguồn lực.
Ví dụ dự án:
10


- Cải tiến phương tiện sản xuất: dụng cụ gá lắp, rập cải tiến, cải tiến thiết bị,…
- Sản xuất tinh gọn.
- Áp dụng 5S tại doanh nghiệp may
- Áp dụng triển khai triết lý Kaizen
- Cải tiến chuyền sản xuất: cân bằng chuyền; cải tiến hệ thống sản xuất; trình tự
cân bằng chuyền.
Đề án: là loại văn kiện được xây dựng để trình một cấp quản lý hoặc một cơ quan
tài trợ để xin thực hiện một công việc nào đó. Sau khi đề án được phên duyệt có thể xuất
hiện dự án, chương trình, đề tài hoặc những hoạt động kinh tế, xã hội theo yêu cầu của đề
án.
Ví dụ: Đề án “Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của các trường văn hoá
nghệ thuật giai đoạn 2011-2020”
Chương trình: là một nhóm các đề tài hoặc dự án được tập hợp theo mục đích xác
định. Giữa chúng có tính độc lập tương đối cao.
Ví dụ: “Chương trình về giáo dục và đào tạo” có dự án đào tạo cán bộ tin học và
đưa tin học vào nhà trường; dự án xây dựng một số trường đại học, trung học chuyên
nghiệp trọng điểm. “Chương trình phát triển văn hố” có các dự án chống xuống cấp và
tơn tạo các di tích lịch sử; Dự án nghiên cứu, điều tra, bảo tồn một số làng, bản, buôn tiêu
biểu và lễ hội truyền thống đặc sắc của dân tộc ít người…
Mục tiêu nghiên cứu: là cụm từ chỉ những nội dung cần được xem xét và làm rõ
trong khuôn khổ đối tượng nghiên cứu đã xác định. Thực chất đósự phân tích chi tiết hóa
đối tượng nghiên cứu.
Nhiệm vụ nghiên cứu: là một chủ đề mà người nghiên cứu (hoặc nhóm nghiên

cứu) thực hiện
Đối tượng nghiên cứu: là cụm từ dùng chỉ những nội dung cần được xem xét và
làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu. Mỗi nhiệm vụ nghiên cứu có thể chứa đựng một hoặc
một số đối tượng nghiên cứu.

11


Khách thể nghiên cứu: là vật mang đối tượng nghiên cứu, là nơi chứa đựng những
câu hỏi mà người nghiên cứu cần tìm câu trả lời. Khách thể nghiên cứu đó là: một khơng
gian, một khu cực hành chính, một quá trình, một hoạt dộng, một cộng đồng.
Phạm vi nghiên cứu: không phải là đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát
được xem xét toàn diện trong một thời gian, mà nó được giới hạn trong một số phạm vi
nhất định: phạm vi quy mô của mẫu KS, phạm vi không gian của sự vật, phạm vi thời
gian của tiến trình của sự vật, phạm vi nội dung nghiên cứu.
Mẫu khảo sát, còn gọi là đối tượng khảo sát, là một bộ phận đủ đại diện khách thể
nghiên cứu được người nghiên cứu lựa chọn để xem xét.
1.1.5. Các yêu cầu NCKH
- Xác định rõ vấn đề NC.
- Xác định rõ mục tiêu và mục đích NC.
- Xác định rõ đối tượng khảo sát và phạm vi nghiên cứu.
- Xác định rõ phương pháp NC.
- Xác định rõ tính khả thi của NC: cơ sở vật chất, tài chính, thời gian, nhân lực…
1.1.6 Đặc điểm của NCKH
+ Tính mới;
+ Tính thơng tin;
+ Tính tin cậy;
+ Tính khách quan;
+ Tính rủi ro;
+ Tính kế thừa.

+ Tính cá nhân

12


1.2. Phương pháp nghiên cứu khoa học
1.2.1. Khái niệm phương pháp NCKH
Phương pháp NCKH chính là việc con người sử dụng một cách có ý thức các quy
luật vận động của đối tượng như phương tiện để khám phá chính đối tượng đó. Phương
pháp nghiên cứu là con đường dẫn nhà khoa học đạt tới mục đích sang tạo.
Dưới góc độ thông tin, phương pháp NCKH là cách thức, con đường, phương tiện
thu thập, xử lý thông tin khoa học (số liệu, sự kiện) nhằm làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu
để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu và cuối cùng đạt được mục đích nghiên cứu.
1.2.2. Một số phương pháp nghiên cứu cơ bản.
1.2.2.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
 Phương pháp quan sát khoa học:
Quan sát khoa học là phương pháp tri giác đối tượng một cách có hệ thống để thu thập
thơng tin về đối tượng. Quan sát khoa học là sử dụng một cách có chủ đích, có kế hoạch,
theo những quy cách nhất định các giác quan cùng với ngôn ngữ viết (và có khi cả các
phương tiện kĩ thuật) để ghi nhận, thu thập những biểu hiện của các đối tượng nghiên
cứu làm tư liệu phục vụ cho việc NCKH.
Có hai loại hình quan sát chính: Quan sát trực tiếp, Quan sát gián tiếp
-

Quan sát trực tiếp là quan sát trực diện đối tượng đang diễn biến trong thực tiễn
bằng mắt thường hay bằng các phương tiện kỹ thuật như máy quan trắc, kính thiên
văn, kính hiển vi... để thu thập thơng tin trực tiếp. Quan sát trực tiếp sẽ giúp nhà
nghiên cứu có được những thơng tin chính xác về những hoạt động, sự việc...có
liên quan đến vấn đề nghiên cứu.


-

Quan sát gián tiếp: là quan sát diễn biến hiệu quả của các tác động tương tác giữa
đối tượng quan sát tới các đối tượng khác, mà bản thân đối tượng không thể quan
sát trực tiếp được như: nghiên cứu các nguyên tử, hóa học lượng tử...

 Phương pháp điều tra:
Điều tra là phương pháp khảo sát một nhóm đối tượng trên một diện rộng nhằm phát
hiện các quy luật phân bố, trình độ phát triển, những đặc đi ểm về mặt định tính và định
lượng của các đối tượng cần nghiên cứu.

13


Các tài liệu điều tra được sẽ là những thông tin quan trọng về đối tượng cần cho các
quá trình nghiên cứu và là căn cứ quan trọng để đề xuất những giải pháp khoa học hay
giải pháp thực tiễn.
Có hai loại điều tra: điều tra cơ bản và điều tra xã hội học
-

Điều tra cơ bản: là khảo sát sự có mặt của các đối tượng trên một diện rộng, để
nghiên cứu các quy luật phân bổ cũng như các đặc điểm về mặt định tính và định
lượng. Ví dụ: điều tra địa hình, địa chất, điều tra dân số, trình độ văn hóa, điều tra
chỉ số thơng minh (IQ) của trẻ em, điều tra khả năng tiêu thụ hàng hóa....

-

Điều tra xã hội học: là điều tra quan điểm, thái độ của quần chúng về mặt sự kiện
chính trị, xã hội, hiện tượng văn hóa, thị hiếu,... Ví dụ: điều tra nguyện vọng nghề
nghiệp của thanh niên, điều tra hay trưng cầu dân ý về bản hiến pháp mới...


Một số phương pháp điều tra cơ bản:
+ Phương pháp phỏng vấn: Đó là việc đưa ra thận trọng những câu hỏi phù hợp,
có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Mục đích của phỏng vấn con người là để tìm
thấy những gì đang diễn ra trong suy nghĩ và tình cảm của họ về một điều/vấn đề
gì đó. Có 3 loại phỏng vấn: phỏng vấn có cấu trúc, phỏng vấn bán cấu trúc và
phỏng vấn khơng chính thức. Tuy nhiên, trong thực tế cả ba loại này thường đan
xen vào nhau.
+ Phương pháp phỏng vấn:
Phỏng vấn cấu trúc và bán cấu trúc: đó là việc thu thập thơng tin dựa trên những
bảng hỏi được soạn thảo sẵn từ trước.
Phỏng vấn khơng chính thức. Đây là loại hình phỏng vấn được dùng khá phổ biến
trong nghiên cứu định tính. Nó giống như những cuộc đàm thoại, cùng theo đuổi
những quan tâm của cả người nghiên cứu và người trả lời. Chúng khơng có bất kì
một trật tự các câu hỏi hay một loại hình câu hỏi cụ thể nào cả. Mục tiêu chính của
phỏng vấn khơng chính thức là tìm hiểu những suy nghĩ và quan điểm của một cá
nhân khi so sánh với những người khác.
+ Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Bảng hỏi là một trong những công cụ phổ
biến nhất để thu thập số liệu cho nghiên cứu định lượng. Nhà nghiên cứu cần có
14


công cụ tốt trước khi đi thu thập số liệu và cơng cụ đó phải giúp nhà nghiên cứu
thu được thông tin để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu đặt ra.
 Phương pháp thực nghiệm
Nghiên cứu thực nghiệm là một trong những loại hình nghiên cứu có sức thuyết
phục nhất mà nhà nghiên cứu có thể sử dụng. Đây là cách tốt nhất để thiết lập mối quan
hệ nguyên nhân – kết quả giữa các biến số.
Hiệu quả của phương pháp thực nghiệm làm tăng trình độ kỹ thuật thực hành nghiên
cứu làm phát triển khả năng tư duy lý thuyết. Thực nghiệm tạo ra một hướng nghiên cứu

mới, phương hướng hoàn toàn chủ động trong sang tạo khoa học.
 Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm
Là phương pháp nghiên cứu xem xét lại những thành quả của hoạt động thực tiễn
trong quá khứ để rút ra những kết luận bổ ich cho thực tiễn và khoa học. phương pháp này
thường hướng vào nghiên cứu diễn biến và nguyên nhân của các sự kiện và giải pháp thực
tiễn đã áp dụng trong sản xuất hay trong hoạt động xã hội để tìm ra các giải pháp hồn
hảo nhất.
 Phương pháp chuyên gia
Phương pháp chuyên gia là phương pháp sử dụng trí tuệ của đội ngũ chuyên gia có
trình độ cao của một chun ngành để xem xét, nhận định bản chất một sự kiện khoa học
hay thực tiễn phức tạp, để tìm ra giải pháp tối ưu cho các sự kiện đó, phân tích, đánh giá
sản phẩm khoa học. Ý kiến của từng chuyên gia bổ sung cho nhau, kiểm tra lẫn nhau và
các ý kiến giống nhau của đa số chuyên gia về một nhận định hay một giải pháp thì được
coi là kết quả nghiên cứu.
1.2.2.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết là nhóm các phương pháp thu thập thông
tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu đã có và bằng các thao tác tư duy
logic để rút ra các kết luận khoa học cần thiết. Có thể có một số phương pháp nghiên cứu
lý thuyết, cụ thể:
 Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết là phương pháp nghiên cứu các văn bản, tài liệu
lý luận khác nhau về một chủ đề, bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận, từng
mặt theo lịch sử thời gian để hiểu chúng một cách toàn diện. Phân tích lý thuyết cịn nhằm
15


phát hiện ra những xu hướng, những trường phái nghiên cứu của từng tác giả và từ đó
chọn lọc những thông tin quan trọng phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình.
 Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết
Đây là là phương pháp sắp xếp các tài liệu khoa học thành một hệ thống logic chặt

chẽ theo từng mặt, từng đơn vị kiến thức, từng vấn đề khoa học cùng dấu hiệu bản chất,
cùng một hướng phát triển.
Phân loại làm cho tài liệu khoa học từ chỗ có kết quả phức tạp trong nội dung
thành cái dễ nhận thấy, dễ sử dụng theo mục đích nghiên cứu của các đề tài.
Hệ thống hóa là phương pháp sắp xếp tri thức khoa học thành hệ thống trên cơ sở
một mơ hình lý thuyết làm cho sự hiểu biết của ta về đối tượng được đầy đủ và sâu sắc.
Phân loại và hệ thống hóa là hai phương pháp đi liền với nhau. Trong phân loại đã
có yếu tố hệ thống hóa, hệ thống hóa phải dựa trên cơ sở của phân loại và hệ thống hóa
làm cho phân loại được đầy đủ, chính xác hơn. Phân loại và hệ thống hóa là hai bước để
tạo ra kiến thức mới sâu sắc và tồn diện hơn.
 Phương pháp mơ hình hóa
Mơ hình hóa là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng khoa học bằng xây dựng
các mơ hình giả định về đối tượng và dựa trên mơ hình đó để nghiên cứu trở lại đối tượng.
 Phương pháp lịch sử
Phương pháp lịch sử là phương pháp nghiên cứu bằng cách đi tìm nguồn gốc phát
sinh, quá trình phát triển và biến hóa của đối tượng, để phát hiện bản chất và quy luật của
đối tượng.
* Các phương pháp nghiên cứu bổ trợ: sử dụng toán thống kê trong nghiên
cứu khoa học
Sử dụng tốn học thống kê như một cơng cụ xử lý các tài liệu đã thu thập được từ
các phương pháp nghiên cứu khác nhau như quan sát, điều tra hay thực nghiệm làm cho
các kết quả nghiên cứu trở nên chính xác, đảm bảo độ tin cậy
Sử dụng các lý thuyết toán học và phương pháp logic toán học để xây dựng các lý
thuyết chuyên ngành. Nhiều cơng thức tốn hoặc đặc biệt được dùng để tính tốn các
thơng số có liên quan tới các đối tượng, từ đó tìm ra được các quy luật của đối tượng.
16


Tốn học là cơng cụ đắc lực trong nghiên cứu cả khoa học tự nhiên và khoa học xã
hội, từ xác định, chọn mẫu nghiên cứu đến xử lý, phân tích tài liệu. Tốn học làm tăng

tính chính xác khách quan của kết quả nghiên cứu và nhờ đó mà kết luận của các cơng
trình nghiên cứu có tính thuyết phục cao.

17


1.3 Quy trình nghiên cứu khoa học (NCKH)
Quy trình nghiên cứu khoa học chia thành 8 bước cơ bản và được trình bày ở Hình 1.1

Hình 1.1 Quy trình nghiên cứu khoa học
Bước 1: Lựa chọn vấn đề nghiên cứu
Bước 2: Xây dựng tổng quan tài liệu, nghiên cứu cơ sở lý luận đề tài
Bước 3: Xây dựng giả thuyết nghiên cứu/ Câu hỏi nghiên cứu
Bước 4: Xây dựng đề cương nghiên cứu
Bước 5: Thu thập và xử lý dữ liệu
Bước 6: Phân tích dữ liệu
Bước 7: Tổng hợp kết quả, viết báo cáo
Bước 8: Báo cáo kết quả nghiên cứu

18


BÀI 2. LỰA CHỌN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG TỔNG QUAN
TÀI LIỆU
2.1. Lựa chọn vấn đề nghiên cứu
Việc lựa chọn đề tài có thể xem xét trên các phương diện sau:
-

Đề tài có ý nghĩa khoa học hay khơng?


-

Đề tài có ý nghĩa thực tiễn hay khơng?

-

Đề tài có tính cấp thiết hay khơng?

-

Đề tài có đảm bảo đủ điều kiện để hồn thành khơng?

-

Đề tài có phù hợp với sở thích khơng?

Các tiêu chí để lựa chọn vấn đề NC:
-

Tính mới: Có NC tương tự nào đang triển khai ? Nếu có thì UD kết quả trước trong
bối cảnh NC này hay khơng?

-

Tính cấp thiết: NC có cần phải triển khai ngay khơng? Tại sao?

-

Tính khả thi: có đủ kinh phí, thời gian, nhân lực, vật lực để triển khai khơng?


-

Tính ứng dụng: Ai là người sẽ sử dụng kết quả nghiên cứu này và sử dụng như thé
nào? Ai là người được hưởng lợi từ nghiên cứu? Mức độ và phạm vi hưởng lợi thế
nào?

-

Tính chấp nhận về mặt cơ quan: người quản lý, cấp trên, nhà tài trợ, người hướng
dẫn có ủng hộ NC này ko?

Việc đặt tên đề tài phản ánh cô đọng nhất nội dung NC, chỉ được phép mang 1 nghĩa.
+ Tên đề tài không nên đặt tên bằng cụm từ bất định cao về thơng tin. Ví dụ:
- Về……; Thử bàn về…..; Góp bàn về…..
-

Suy nghĩ về…: Vài suy nghĩ về….; Một số suy nghĩa về…

-

Một số biện pháp về…

-

Tìm hiểu về….
19


-


Nghiên cứu về….

-

Hạn chế lạm dụng dùng những cụm từ chỉ mục đích để đặt tên đề tài (bắt đầu bởi
từ: để, nhằm, góp phần…)

-

Khơng nên đặt tên đề tài thể hiện tính q dễ khơng địi hỏi tư duy sâu sắc như:
“Chống lạm phát – Hiện trạng, nguyên nhân, giải pháp”

Xác định vấn đề nghiên cứu sẽ quyết định:
- Loại số liệu cần thu thập;
- Những mối liên hệ cần phân tích;
- Loại kỹ thuật phân tích dữ liệu thích hợp
- Hình thức của báo cáo cuối cùng.
Trong phần lựa chọn vấn đề NC cần nêu rõ Lý do chọn đề tài: tại sao chọn đề tài này
để NC?
- Trình bày rõ ràng, tường minh những lý do nào khiến tác giả chọn đề tài để nghiên
cứu về mặt lý thuyết, về mặt thực tiễn, về tính cấp thiết, về năng lực nghiên cứu và sở
thích cá nhân.
- Lý do chọn đề tài thường xuất phát từ những yêu cầu của thực tế công tác mà người
nghiên cứu đảm nhiệm, hay từ việc phát hiện những thiếu sót, những hạn chế trong
nghiên cứu lý thuyết chuyên ngành cần phải bổ sung, mà việc nghiên cứu này sẽ đem
lại lợi ích hiện tại cho tương lai của khoa học và thực tiễn.
2.2. Xây dựng tổng quan tài liệu, nghiên cứu cơ sở lý luận đề tài
Tổng quan tài liệu là một bản miêu tả chi tiết để chỉ ra rằng những lý thuyết nào sẽ
được nói đến và sử dụng trong đề tài nghiên cứu của mình.
2.2.1. Mục đích của tổng quan tài liệu

- Trình bày kiến thức và sự hiểu biết về vấn đề đang hoặc sẽ nghiên cứu.
- Đánh giá ưu- khuyết điểm của các lý thuyết sẽ áp dụng.
- Mở rộng sự hiểu biết và nhận thức về vấn đề nghiên cứu.

20


- Tìm kiếm các cách thức đã được sử dụng để giải quyết vấn đề nghiên cứu hoặc câu hỏi
nghiên cứu tương tự.
- Tập hợp các thông tin nền về chủ đề nghiên cứu để tinh lọc lại các câu hỏi nghiên cứu.
- Xác định các thơng tin có thể được tập hợp để hình thành các
câu hỏi điều tra.
- Xác định các dạng câu hỏi có thể sử dụng để thu thập dữ liệu theo các thang đo khác
nhau.
- Xác định nguồn và các khung sườn có thể ứng dụng được để xác định phương thức lấy
mẫu.
2.2.2. Một số lưu ý trong quá trình xây dựng tổng quan tài liệu
- Tổng quan tài liệu và cơ sở lý thuyết không phải là một “bản danh sách” miêu tả.
- Tổng quan tài liệu và cơ sở lý thuyết phải là sự đánh giá có mục đích của những thơng
tin có tính chất tham khảo. Sự đánh giá này có thể dựa trên mục tiêu nghiên cứu hoặc
những vấn
đề gây tranh cãi trong đề tài nghiên cứu.
- Tổng quan tài liệu và cơ sở lý thuyết sẽ thể hiện kỹ năng của người làm nghiên cứu ở 2
lĩnh vực:
+ khả năng tìm kiếm thơng tin, dữ liệu.
+ khả năng đánh giá vấn đề một cách sâu sắc và khách quan
- Là bước quan trọng để định hướng việc tìm số liệu và thiết lập bảng câu hỏi về sau.
- Cung cấp nền tảng lý thuyết và định hướng cho nghiên cứu của mình.
- Làm rõ ý nghĩa của việc liên kết những gì ta đề xuất khi nghiên cứu với những gì đã
được nghiên cứu trước đó, từ đó giúp ta chọn lọc được phương pháp nghiên cứu phù hợp.

- Giảm thiểu các sai lầm, đặc biệt là những sai lầm mang tính “ngây thơ”.
- Phải được sắp xếp hợp lý, bao quát từ tổng thể đến chi tiết từng câu hỏi nghiên cứu.

21


- Phải tổng hợp được các kết quả thành một kết luận, đồng thời chỉ rõ ra những ưu điểm
cũng như mặt hạn chế của từng lý thuyết, nêu rõ cái gì đã biết và chưa biết.
- Nhận diện được những tranh luận nảy sinh giữa các lý thuyết.
- Thiết lập được những câu hỏi cần thiết để phục vụ cho các nghiên cứu về sau.
- Thực hiện ở tất cả các giai đoạn nghiên cứu.
- Hầu hết tập trung ở các giai đoạn đầu tiên của quá trình nghiên cứu, nhằm có cơ sở
chuyển từ vấn đề nghiên cứu đến các câu hỏi nghiên cứu cụ thể
2.2.3. Các bước tìm kiếm tài liệu
- Xác định vấn đề nghiên cứu hoặc/và câu hỏi nghiên cứu để tìm tài liệu.
- Tham khảo các bách khoa toàn thư, từ điển, sổ tay, sách và các tài liệu liên quan đến các
thuật ngữ chủ yếu, con người, sự kiện liên quan đến vấn đề hoặc câu hỏi nghiên cứu.
- Áp dụng các thuật ngữ chủ yếu, con người, sự kiện vào việc tìm kiếm các chỉ mục
(indexes), danh mục tài liệu tham khảo, và Internet để xác định các nguồn dữ liệu thứ cấp.
- Định vị và tổng quan các nguồn dữ liệu thứ cấp phù hợp.
- Đánh giá giá trị các nguồn và nội dung của dữ liệu thứ cấp.
 Sau khi tổng quan tài liệu, ta có thể tìm thấy giải pháp sẵn có để trả lời cho vấn đề
nghiên cứu, và khi đó, việc thực hiện nghiên cứu là khơng cần thiết. Tuy nhiên, có thể
chưa có các giải pháp được các nghiên cứu trước chỉ ra và ta quyết định thực hiện q
trình NC.
2.2.4. Các cấp độ của thơng tin dữ liệu
Dữ liệu sơ cấp (primary data):
- Các kết quả nguyên thủy của các nghiên cứu hoặc các dữ liệu thơ chưa được giải thích
hoặc phát biểu đại diện cho một quan điểm hoặc vị trí chính thức nào đó.
- Hầu hết có căn cứ đích xác vì chưa được lọc hoặc diễn giải bởi một người thứ hai.

- Nguồn dữ liệu sơ cấp: thường là các số liệu ghi nhận trong nghiên cứu, các số liệu cá
nhân, các bảng số liệu thô được mua, các bảng, biểu đồ số liệu thống kê.
Dữ liệu thứ cấp (secondary data):
22


-

Các thơng tin diễn dịch, giải thích của các dữ liệu sơ cấp.

-

Hầu hết các dữ liệu tham khảo đều thuộc nhóm này.

Dữ liệu tam cấp (tertiary sources):
-

Có thể là các thơng tin diễn dịch, giải thích của các dữ liệu thứ cấp.

-

Hầu hết các dữ liệu tham khảo đều thuộc nhóm này.

-

Thơng thường là các chỉ mục (indexes), danh mục tài liệu tham khảo
(bibliographies), và các nguồn trợ giúp tìm kiếm thơng tin khác, ví dụ các trang
Web tìm kiếm thông tin Internet (Internet search engine).

2.2.5. Các dạng nguồn thông tin dữ liệu

- Các Chỉ mục (Indexes) và Danh mục Tài liệu tham khảo (Bibliographies)
- Từ điển chuyên ngành (Dictionaries)
- Từ điển Bách Khoa Toàn thư (Encyclopedias)
- Sổ tay (Handbooks)
- Internet

Một số trang website tra cứu tài liệu liên quan đến lĩnh vực Công nghệ may và Thời trang
Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ Công thương

Hiệp Hội Dệt May Việt Nam
www.vietnamtextile.org.vn
Bộ khoa học và Công nghệ

Tổng cục Thống kê

Trang thông tin điện tử:
/> />Một số tài liệu tham khảo cho Đồ án CNSX:
23


1. Tập đoàn Dệt May Việt Nam (2013), “Kỷ yếu Hội thảo Phương thức sản xuất ODM
trong công nghiệp dệt may”, Hà Nội
2. Trường Đại học công nghiệp Dệt may Hà Nội (2019), Giáo trình thiết kế mẫu trang
phục 1, 2,lưu hành nội bộ.
3. Trường Đại học công nghiệp Dệt may Hà Nội (2019), Giáo trình Cơng nghệ sản xuất
may công nghiệp, lưu hành nội bộ.
4. Trần Thanh Hương (2008), Giáo trình cơng nghệ may trang phục 3,NXB đại học
quốc gia thành phố HCM.

5.Trần Thanh Hương (2008), Giáo trình thiết kế trang phục 5, NXB Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh
6. Viện nghiên cứu may mặc Juki, Cơng cụ quản lý trong may mặc.
7. Nguyễn Thị Kim Chi, May công nghiệp, NXB ĐH Sư phạm;
8. Trần Thanh Hương, Giáo trình Cơ sở sản xuất may cơng nghiệp, Nhà xuất bản Đại
Học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh;
9. Nguyễn Minh Hà (2006), Quản lý sản xuất ngành may công nghiệp, một cách tiếp
cận từ thực tiễn, Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh;
10. Võ Phước Tấn, Giáo trình Cơng nghệ may 5, Nhà xuất bản thống kê, Đại học công
nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.
11. Hồng Thị Lĩnh, Xử lý hồn tất sản phẩm Dệt – May, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ
thuật;
12. Trung tâm sản xuất dịch vụ trường Đại học công nghiệp Dệt may Hà Nội, Biểu mẫu
lệnh cấp phát, Packinglist;
13. Tiêu chuẩn Việt nam, Test độ co đối với vải dệt thoi, dệt kim, vải có sử dụng vật liệu
kết dính;
14. Tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng 4 điểm, 10 điểm.
15. Văn phòng NSLC (2017), “Các giải pháp nâng cao năng suất lao động tại nhà máy
may”, truy cập ngày 10/12/2017, < />16. Đỗ Thị Đông (2013), Bài tập quản trị CL, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân,
Hà Nội.
17. Trần Thanh Hương (2008), Giáo trìnhQuản lý chất lượng trang phục, Nhà xuất bản
Đại Học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh;
18. Nguyễn Đình Phan (2005), Giáo trìnhQuản lý chất lượng trong các tổ chức (chương
24


1), Nhà xuất bản lao động – xã hội;
19. Nguyễn Đình Phan, Đặng Ngọc Sự (2013), Giáo trình quản trị CL, Nhà xuất bản Đại
học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
20. Phạm Mạnh Tuấn (2007), QLCL trong DN thời kỳ hội nhập, nhà xuất bản Lao độngXã hội, Hà Nội;

21. ThS trần Văn Vinh- Phó tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường CL,
10/2007, QLCL trong tiến trình hội nhập;
22. Tiêu chuẩn ISO 9001-2015.
2.2.6. Các bước xây dựng tổng quan tài liệu
Bước 1: Tìm các tài liệu có liên quan đến đề tài đang và sẽ nghiên cứu
- Tham khảo các bách khoa toàn thư, từ điển, sổ tay, sách và các tài liệu liên quan đến các
thuật ngữ chủ yếu, con người, sự kiện liên quan đến vấn đề hoặc câu hỏi nghiên cứu.
- Các nguồn để tìm:
+ Internet
+ Sách, báo, tạp chí
+Thư viện
+ Từ điển kinh tế, xã hội, khoa học
+ Phần “Index” của các sách và giáo trình nước ngồi
+ Hỏi chun gia hoặc giáo viên hướng dẫn
Bước 2: Chọn lọc và giữ lại những tài liệu có độ tin cậy cao cũng như các lý thuyết
phù hợp.
- Các căn cứ để đánh giá giá trị của các nguồn và nội dung của dữ liệu thứ cấp.
5 yếu tố được dùng để đánh giá giá trị của các nguồn và nội dung của dữ liệu.
- Mục tiêu – Purpose (là gì?)
- Giới hạn phạm vi - Scope (như thế nào?)
- Tác giả - Authority (là ai?)
25


×