ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------
BÀI TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: Các sản phẩm dầu mỏ
GV: Đoàn Thị Hải Yến
Họ và tên: Hoàng Thị Nhã Phương
MSV: 19000878
Lớp: K64B – Cơng nghệ Kỹ thuật Hóa học
Hà Nội, 12/2022
I.
Những phương pháp nào được sử dụng để thu được các sản phẩm dầu
mỏ như xăng (gasoline), dầu hỏa (kerosene). Bàn luận chi tiết về mỗi
phương pháp.
Dầu mỏ hay dầu thô là một chất lỏng sánh đặc màu nâu hoặc ngả lục. dầu
mỏ tồn tại trong các lớp đất đá tại một số nơi trong vỏ trái đất. dầu mỏ là một hỗn
hợp hóa chất hữu cơ ở thể lỏng đậm đặc, phần lớn là những hợp chất của
hydrocarbon. Hiện nay dầu mỏ chủ yếu dùng để sản xuất ra xăng, dầu diesel và
dầu hỏa. ngồi ra dầu thơ cũng là nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất ra các
sản phẩm của ngành hóa dầu như dung mơi, phân bón hóa học, nhựa, thuốc trừ
sâu, nhựa đường,… Khoảng 88% dầu thơ dùng để sản xuất nhiên liệu, số cịn lại
dùng cho hóa dầu. các thành phần dầu mỏ được tách ra bằng cách sử dụng một kỹ
thuật gọi là chưng cất phân đoạn tức là tách hỗn hợp chất lỏng thành các chất khác
nhau ở điểm sôi tương ứng của chất đó bằng phương pháp chưng cất, thường sử
dụng cột phân đoạn.
Dầu thô sau khi mới khai thác chứa nhiều tạp chất, phải qua các quy trình
xử lý sơ bộ sau đó vận chuyển (bằng tàu dầu hoặc đường ống) về nhà máy xử lý,
chế biến dầu để ra được các thành phẩm sử dụng như xăng, dầu, khí nhiên
liệu….Hiện nay quy trình chế biến các sản phẩm từ dầu thô là dùng phương pháp
chưng cất phân đoạn (dựa trên nhiệt độ sôi khác nhau của các thương phẩm dầu)
và các phương pháp hóa học.
Hình 1: Sơ đồ chưng cất, chế hóa và ứng dụng của dầu mỏ
1. Phương pháp chưng cất dầu mỏ
a) Chưng cất dưới áp suất thường
Chưng cất phân đoạn trong phịng thí nghiệm: phân tách các chất có nhiệt
độ sơi khác nhau khơng nhiều, người ta dùng phương pháp chưng cất phân đoạn.
Ở cột phân đoạn, hỗn hợp hơi càng lên cao càng giàu hợp phần có nhiệt độ sơi
thấp, vì hợp phần có nhiệt độ sơi cao đã bị ngưng đọng dần từ dưới lên.
Hình 2. Quá trình chưng cất dầu mỏ trong phịng thí nghiệm
Chưng cất phân đoạn dầu mỏ: Dầu khai thác từ mỏ lên gọi là dầu thô. Dầu
thô sau khi sơ chế loại bỏ nước, muối, được chưng cất ở áp suất thường trong các
tháp chưng cất phân đoạn liên tục cao vài chục mét. Nhờ vậy, người ta tách được
những phân đoạn dầu có nhiệt độ sơi khác nhau. Các phân đoạn đó được đưa đi sử
dụng hoặc được chế biến tiếp.
b) Chưng cất dưới áp suất cao
Phân đoạn sôi ở nhiệt độ <180oC được chưng cất tiếp ở áp suất cao. Nhờ
chưng cất ở áp suất cao người ta tách được phân đoạn C1−C2, C3−C4 dùng làm
nhiên liệu khí hoặc khí hóa lỏng hoặc dẫn sang nhà máy sản xuất hóa chất. Phân
đoạn lỏng (C5 − C6) gọi là ete dầu hỏa được dùng làm dung mơi hoặc ngun liệu
cho nhà máy sản xuất hóa chất. Phân đoạn (C6 − C10) là xăng, nhưng thường có
chất lượng thấp nên phải qua chế hóa bằng phương pháp reforming
c) Chưng cất dưới áp suất:
Phần còn lại sau khi chưng cất ở nhiệt độ thường (có thể chiếm tới 40% dầu
thô) là một hỗn hợp nhớt đặc, màu đen, gọi là cặn mazut. Khi chưng cất cặn mazut
dưới áp suất thấp, ngoài phân đoạn linh động hơn dùng crackinh người ta thu được
dầu nhờn (để bôi trơn máy), vazơlin và paraffin (dùng trong y dược, dùng làm
nến,...). Cặn đen còn lại được gọi là atphan dùng để rải đường.
2. Phương pháp hóa học (Chế hóa dầu mỏ)
Chế biến dầu mỏ bằng phương pháp hóa học (nói gọn là chế hóa dầu mỏ) là
biến đổi cấu tạo hóa học các hiđrocacbon của dầu mỏ. Chế hóa dầu mỏ nhằm hai
mục đích sau:
- Đáp ứng nhu cầu về số lượng, chất lượng xăng làm nhiên liệu. Chất
lượng của xăng được đo bằng chỉ số octan. Chỉ số octan càng cao thì xăng càng
tốt. Thực nghiệm cho thấy chỉ số octan của hiđrocacbon giảm theo trật tự sau:
Aren > Anken có nhánh > Ankan có nhánh > Xicloankan có nhánh > Anken
khơng nhánh > Xicloankan không nhánh > Ankan không nhánh.
- Đáp ứng nhu cầu về ngun liệu cho cơng nghiệp hóa chất: Cơng nghiệp
hóa chất cần nhiều anken, aren để tổng hợp ra polime và các hóa phẩm khác mà
trong thành phần của dầu mỏ khơng có anken, thường có rất ít aren nhẹ.
Hai phương pháp chủ yếu chế hóa dầu mỏ hiện nay là cracking và
reforming.
a) Quá trình cracking
Cracking là quá trình bẻ gãy phân tử hidrocacbon mạch dài thành các phân
tử hidrocacbon mạch ngắn hơn nhờ tác dụng của nhiệt (cracking nhiệt) hoặc của
xúc tác và nhiệt (cracking nhiệt) hoặc của xúc tác và nhiệt (cracking xúc tác). Ví
dụ:
C16H34 → C16−mH34−2m + CmH2m (m =2−16)
-
Cracking nhiệt
Cracking nhiệt là quá trình phân hủy dưới tác dụng của nhiệt nhằm thu hồi
xăng từ phần nặng, một số olefin sử dụng trong công nghiệp tổng hợp dầu (tạo sản
phẩm có giá trị cao). Khi thực hiện ở nhiệt độ tương đối thấp và áp suất cao thì
tăng sản lượng xăng (60% xăng được lấy từ phương pháp này). Cracking nhiệt
thực hiện ở nhiệt độ cao trên 700 và áp suất thường sẽ tạo ra hợp chất thơm và các
hydrocacbon no ở thể khí.
Nguyên liệu của quá trình cracking nhiệt phổ biến nhất là phân đoạn mazut
của chưng cất trực tiếp, phân đoạn gasoil nặng của quá trình cracking xúc tác hay
cặn nặng của quá trình làm sạch. Tùy theo tính chất của nguyên liệu và loại sản
phẩm định điều chế mà có những quy trình cracking nhiệt khác nhau:
- Áp suất cao (12 − 70 atm) và nhiệt độ tương đối thấp (dưới 540oC).
- Áp suất thấp (2 − 5 atm) và nhiệt độ dưới 600oC.
- Áp suất thường và nhiệt độ cao > 670 - 720oC.
Với nguyên liệu là hydrocacbon nhẹ, bền nhiệt thì quá trình phải thực hiện
ở nhiệt độ và áp suất cao còn với ngun liệu là hydrocacbon nặng thì điều kiện
khơng nghiêm ngặt bằng.
-
Cracking xúc tác
Mục đích của phương pháp này nhằm cắt mạch cacbon dưới sự có mặt của
xúc tác nhằm nâng cao hiệu suất thu hồi xăng. xăng cracking xúc tác có trị số
octan cao hơn xăng cracking nhiệt (khoảng 87-91), đáp ứng nhu cầu thương mại
nên không cần phải pha thêm nước chì, tránh gây tác hại cho mơi trường.Thu phân
đoạn butan - butylen cao, từ đó có thể sản xuất thành phần octan cao cho xăng là
alkylat. Cung cấp ngun liệu hóa học như hydrocacbon thơm, olefin khí, ngun
liệu điều chế cốc.
Cơ chế của quá trình cracking xúc tác là cơ chế ion cacboni. Cơ sở của lý
thuyết này dựa vào các tâm hoạt tính là các ion cacboni, chúng được tạo ra khi tác
dụng của phân tử hidrocacbon của nguyên liệu với tâm axit xúc tác loại Brontes
(H+) hay Lewis (L).
Quá trình cracking xúc tác liên quan đến sự có mặt của các chất xúc tác axit
rắn, thường là silica-alumina và zeolit. Các chất xúc tác thúc đẩy sự hình thành
cacbocation, trải qua quá trình sắp xếp lại và cắt đứt các liên kết CC. Liên quan
đến nứt nhiệt, nứt mèo xảy ra ở nhiệt độ nhẹ hơn, giúp tiết kiệm năng lượng. Hơn
nữa, bằng cách hoạt động ở nhiệt độ thấp hơn, sản lượng của anken bị giảm đi.
Anken gây ra sự mất ổn định của nhiên liệu hydrocarbon
Các phản ứng chính trong q trình cracking xúc tác
-
Phản ứng bẻ gãy tạo cấu tử nhỏ (xăng, gasoil) nâng cao hiệu suất
thu hồi
-
Phản ứng đồng phân hóa tạo izo mạch nhánh tăng trị số octan
-
Phản ứng hydro hóa một số olefin tăng tính ổn định của sản phẩm.
Ngồi ra cịn các phản ứng ngưng tụ, polyme hóa và phản ứng tạo cốc. sự
tạo cốc trong cracking là không mong muốn vì cốc tạo ra thường bám trên bề mặt
của xúc tác làm giảm hoạt tính xúc tác, giảm thời gian hoạt động của xúc tác.
Hình 3. Quá trình cracking xúc tác
Phản ứng cracking chủ yếu xảy ra trên bề mặt của xúc tác. Chiều hướng
của phản ứng phụ thuộc rất nhiều vào bản chất của xúc tác, cũng như phụ thuộc
vào chất lượng nguyên liệu và các thơng số cơng nghệ của q trình. Trong quá
trình, cốc tạo ra sẽ bám trên bề mặt của xúc tác, làm giảm hoạt tính của nó. Vì thế
việc khơi phục lại hoạt tính của xúc tác bằng quá trình tái sinh xúc tác cũng là một
vấn đề hết sức quan trọng cần được giải quyết đối với xúc tác cracking công
nghiệp
Xúc tác được dùng thường là xúc tác rắn, xốp, có nguồn gốc thiên nhiên
hay tổng hợp, với bề mặt bên trong lớn. Xúc tác cracking đầu tiên được dùng là
đất sét thiên nhiên có tính axit. Sau đó được thay thế bằng xúc tác alumino – silicat
có hoạt tính và độ chọn lọc cao. Và cuối thập niên 60 của thế kỷ 20, người ta đã
chuyển dần sang dùng zeolit.
Zeolit là hợp chất của alumino – silic. Đó là chất tinh thể có cấu trúc đặc
biệt, bằng những mạng các lỗ rỗng, rãnh rất nhỏ thông với nhau. Về thành phần
hóa học của zeolit có thể biểu diễn tổng quát như sau : M 2/n.Al2O3.xSiO2.yH2O.
trong công nghiệp người ta chế tạo zeolit ở 2 dạng : xúc tác dạng cầu và xúc tác
dạng bột . Xúc tác cần phải bền nhiệt, bền cơ, không gây ăn mịn, mài mịn thiết
bị. xúc tác phải có hoạt tính và độ chọn lọc cao. Ngoài ra xúc tác phải bảo đảm dễ
khuếch tán nguyên liệu đến các tâm hoạt tính và sản phẩm từ bề mặt ra ngồi, đảm
bảo sự khuếch tán của oxy tới bề mặt xúc tác để dễ đốt cốc trong q trình tái sinh.
Ngồi ra, người ta còn quan tâm đến những chỉ tiêu của xúc tác như độ hoạt
tính của xúc tác, độ chọn lọc của xúc tác, những thay đổi tính chất của xúc tác khi
làm việc và tái sinh xúc tác.
b) Quá trình Reforming
Xăng thu được từ chưng cất dầu mỏ chứa chủ yếu là những ankan không
nhánh nên có chỉ số octan thấp. Để tăng chỉ số octan, người ta dùng phương pháp
reforming. nguyên liệu của quá trình reforming là phân đoạn Naphtha nặng từ
phân xưởng chưng cất ở áp suất khí quyển và phân đoạn naphtha nặng của quá
trình hydrocracking.
Xúc tác của quá trình được sử dụng thông dụng hiện nay đều chứa
platinium kim loại (Pt) trên nền chất mang là oxit nhôm hoặc hỗn hợp oxit nhôm
và oxit silic.
Các phản ứng diễn ra trong q trình reforming
-
Phản ứng dehydro hóa: đây là phản ứng thu nhiệt lớn có tốc độ phản ứng
nhanh nhất trong các phản ứng diễn ra trong quá trình và làm giảm nhiệt độ
của hỗn hợp phản ứng ban đầu.
-
Phản ứng isome hóa: các phản ứng isome hóa parafins và cyclopentan tạo
ra các sản phẩm có trị số octane thấp hơn so với hydrocacbon thơm
-
Phản ứng hydrocracking: đây là phản ứng tỏa nhiệt tạo ra các sản phẩm
lỏng nhẹ và khí. các phản ứng này có tốc độ tương đối chậm. đây là nhóm
phản ứng khơng mong muốn, vì vậy cần tạo điều kiện và nguyên liệu hạn
chế tối đa quá trình này.
Sản phẩm thu được từ quá trình reforming bao gồm xăng có trị số octan cao
(refromate), hydrocacbon thơm (benzen, toluen, p-xylene), khí hydro và một
lượng nhỏ LPG.
Hình 4. Q trình reforming
II. Tổng hợp và trình bày các phương pháp loại bỏ các tạp chất chính như
lưu huỳnh, nito, kim loại có trong các sản phẩm dầu mỏ (sản phẩm của q
trình chưng cất phân đoạn dầu thơ)
Trong thành phần cấu thành dầu mỏ, ngoài các thành phần chính là hỗn hợp
hydrocarbon khác nhau thì cịn tồn tại một lượng các hợp chất dị nguyên tố như:
lưu huỳnh, nito, kim loại, các chất nhựa,… Đó là những hợp chất có hại, làm giảm
chất lượng sản phẩm, gây ngộ độc, giảm hiệu quả q trình chế biến. chính vì vậy,
loại bỏ các tạp chất này là cần thiết.
1. Các phương pháp loại bỏ lưu huỳnh
a) Lưu huỳnh trong các sản phẩm dầu mỏ
Các chất chứa lưu huỳnh trong các sản phẩm dầu mỏ chủ yếu tồn tại dưới
ba dạng: mercaptan RSH; những hợp chất sulfur R-S-R, dạng vòng (thiophan),
disulfur R-S-S-R (dạng vòng); dẫn xuất của thiophen.
Mercaptan chiếm 2-10% lưu huỳnh trong dầu mỏ, nhưng khi chưng cất dầu
mỏ chúng bị phân hủy nhiều vì chúng khơng bền nhiệt, phần mercaptan khơng bị
phân hủy cịn lại trong các phân đoạn nhẹ nhất vì mercaptan càng nặng càng kém
bền nhiệt, dễ bị phân hủy. Chúng thường có mùi rất khó chịu, dễ nhận thấy ngay
cả khi nồng độ rất bé. Do đó, người ta sử dụng mercaptan trong LPG để dễ nhận ra
sự rò rỉ.
Các hợp chất sulfur cũng kém bền nhiệt, song bền hơn mercaptan.
Các dẫn xuất của thiophen thường có nhiều nhất trong dầu mỏ, đặc biệt là
các phân đoạn nặng. Chúng rất bền với nhiệt.
b) Tác hại
-
Dễ phân hủy nhiệt hoặc tương tác với H2 tạo ra H2S gây ăn mịn
các thiết bị dầu khí. Dầu chứa 1% lưu huỳnh được coi là dầu ăn
mòn.
-
Dễ bị hấp phụ lên bề mặt các chất xúc tác rắn, gây ngộ độc xúc tác,
cản trở quá trình chế biến dầu, làm tăng chi phí chế biến
-
Một số tạp chất như mercaptan nhẹ gây mùi khó chịu với con người
-
Trong quá trình sử dụng chúng gây ra Sox gây ơ nhiễm môi trường
-
Tác hại của lưu huỳnh đến ngành công nghiệp dầu mỏ rất là lớn,
hàm lượng lưu huỳnh là một trong những chỉ tiêu quan trọng để
đánh giá chất lượng dầu mỏ và giá thành của chúng.
c) Quá trình loại bỏ lưu huỳnh ra khỏi sản phẩm dầu mỏ
Quá trình loại bỏ lưu huỳnh là một q trình vơ cùng quan trọng với hầu hết
các phân đoạn sản phẩm của quá trình lọc dầu
Điển hình và lâu đời nhất là quá trình khử lưu huỳnh bằng hydro HDS
(hydrodesulfur hóa). Đây là một phương pháp xúc tác hóa học được sử dụng rộng
rãi để loại bỏ lưu huỳnh ra khỏi các sản phẩm dầu mỏ được tinh chế như xăng,
nhiên liệu phản lực, dầu hòa, nhiên liệu diesel,...
Bản chất là một quá trình trong hydrotreating - loại bỏ các tạp chất dị
nguyên tố, bằng việc sử dụng H2 là chất phản ứng ở điều kiện nhiệt độ, áp suất và
xúc tác thích hợp; bên cạnh đó, hydro hóa các hợp chất hidrocacbon khơng no,
thậm chí một phần hydrocacbon thơm, biến chúng thành những hidrocacbon no,
thơm đơn vòng, cải thiện chất lượng sản phẩm. Ví dụ: tăng trị số CN của GO làm
DO, cải thiện Smoke Point của Kerosen,…
Hydrotreating có các phản ứng chính:
-
Loại hợp chất của lưu huỳnh
-
Loại hợp chất của Nito
-
Loại hợp chất của Oxi
-
Loại hợp chất chứa kim loại
Phản ứng phụ cần hạn chế:
-
Phản ứng hydrocracking
-
Phản ứng tạo cốc
-
Phản ứng hydro hóa hydrocacbon đói
-
Phản ứng hydro hóa liệu đầu aromatic
Hình 5. Sơ đồ mơ hình tổng qt hóa xử lý lưu huỳnh bằng H2:
Xúc tác là một phần không thể thiếu trong phương pháp HDS này. một số
xúc tác chính như Co/Ni trên chất mang γ- Al2O3 (trong phản ứng cắt đứt liên kết
C-S, phản ứng cắt đứt liên kết C-N,...)
Phương pháp sử dụng hydro có những nhược điểm lớn: hydro là nguyên
liệu có giá trị nên việc loại bỏ lưu huỳnh khỏi nhiên liệu sẽ rất tốn kém. Phản ứng
của hydro là khơng chọn lọc, ngồi ra cịn tạo sản phẩm H2S. Nhược điểm thứ hai
của phương pháp này là yêu cầu một chất xúc tác không đồng nhất. Ngồi ra
phương pháp này cịn địi hỏi nhiệt độ và áp suất cao để khử lưu huỳnh cho nhiên
liệu. phải sử dụng các thiết bị đắt tiền.
Những năm gần đây, có khá nhiều phương pháp loại sâu lưu huỳnh dưới
những điều kiện vừa phải mà không cần H2 được nghiên cứu và khảo sát rộng rãi
trong công nghiệp lọc dầu như: loại lưu huỳnh bằng công nghệ sinh học, hấp thụ
chọn lọc, oxi hóa (ODS), alkyl hóa và chiết bằng chất lỏng ion. mỗi phương pháp
lại có một ưu nhược điểm riêng phù hợp với từng điều kiện dầu mỏ khác nhau.
2. Các phương pháp loại bỏ Nito
a) Nito trong dầu mỏ
Các hợp chất của nitơ phần lớn nằm trong phân đoạn có nhiệt độ sơi cao
của dầu mỏ. ở các phân đoạn nhẹ, các hợp chất chứa N chỉ thấy dưới dạng vết.
Các hợp chất chứa nitơ có trong dầu mỏ không nhiều, hàm lượng nguyên tố chỉ từ
0,01 đến 1%. Những hợp chất chứa nitơ trong dầu, trong cấu trúc phân tử của nó
có thể có loại chứa một nguyên tử nitơ hoặc loại chứa 2, 3 thậm chí 4 nguyên tử
nitơ.
Những hợp chất chứa một nguyên tử nitơ đã và được nghiên cứu nhiều,
chúng thường mang tính base như pyridin, quinolin, acrylin hoặc có tính chất
trung tính như các vịng pyrol, indol, carbazol,..
.
Hình 6. Một số hợp chất chứa Nitơ có trong các sản phẩm dầu mỏ
b) Tác hại
o Trung hòa tâm acid làm giảm hoạt tính của xúc tác
o Tạo muối NH4Cl gây ăn mịn thiết bị phản ứng
o Làm xấu màu của một số sản phẩm dầu mỏ
o Khi sử dụng tạo ra NOx gây ô nhiễm môi trường
c) Các phương pháp loại bỏ
Như đã đề cập ở trên, phương pháp khử bằng hydro cũng loại bỏ được nitơ
ra khỏi dầu mỏ. Tuy nhiên phương pháp này phải được thực hiện ở nhiệt độ, áp
suất cao nên khó thực hiện, chi phí sản xuất và u cầu máy móc cao.
Phương trình tổng qt của hydrodenitrogenation
R-N(-R1)R2 + 3H2 -> R-H +R1-H +R2-H + NH3
Phương pháp sử dụng hydro và quy trình chiết suất acid để loại bỏ các hợp
chất nitơ. các phương pháp cũ có nhiều nhược điểm lớn như chi phí H2 cao.
Chính vì vậy, hiện nay các nhà khoa học vẫn không ngừng nghiên cứu và thực
hiện một số phương pháp khác như dùng công nghệ sinh học, hấp phụ,...
3. Kim loại
a) Kim loại trong các sản phẩm dầu mỏ
Kim loại tồn tại trong dầu mỏ rất đa dạng: Ca, Na, Au, Fe, V, Ni, Co, Mg,
Li, Cu, Sn,… chúng nằm trong dầu mỏ thường ở các phân đoạn có nhiệt độ sơi
cao và dưới dạng phức hữu cơ của porphyrin, naphthenate hoặc các hợp chất vơ
cơ. Các muối kim loại nặng tích tụ trên bề mặt xúc tác trong quá trình cracking
gây phá vỡ cấu trúc tinh thể, che phủ các lỗ xốp và tâm hoạt động dẫn đến giảm
hoạt tính của xúc tác, thể hiện chủ yếu qua hiệu suất của khí Hydro và cốc cao
trong khi các sản phẩm lỏng lại giảm.
Hàm lượng kim loại trong dầu mỏ thường dao động trong khoảng một vài
ppm đến hơn 1000 ppm. Mặc dù chiếm hàm lượng rất thấp nhưng ảnh hưởng của
chúng tới các quá trình chế biến dầu mỏ là hết sức to lớn.
Hình 7: Phức cơ kim Ni-Porphyrin
b) Các phương pháp xử lý kim loại nặng:
-
Phương pháp dùng chất thụ động hóa kim loại:
Mặc dù hầu hết các thành phần chứa kim loại trong dầu mỏ tập trung chủ
yếu ở phần cặn, tuy nhiên trong thực tế, một số hợp chất cơ kim bị bay hơi ở nhiệt
độ chưng cất dầu và xuất hiện trong nguyên liệu cho quá trình FCC. Do hợp chất
của những kim loại này không thể loại bỏ khỏi thiết bị cracking dưới dạng các
hợp chất dễ bay hơi nên phương pháp này khiến các kim loại bị thụ động hóa
khiến chúng trở nên vô hại.
Phương pháp này phải kết hợp với các phụ gia. Các tạp chất kim loại được
loại bỏ cùng với xúc tác được lấy ra từ hệ thống. tùy vào mức độ ảnh hưởng của
kim loại đến thiết bị mà ta chọn lượng phụ gia phù hợp.
Ví dụ: antimon và thiếc được sử dụng để thụ động hoạt tình của V và Ni
trên xúc tác FCC. Mục đích của chúng là giảm khả năng tạo khí gây ra bởi V và
Ni xúc tác cho quá trình dehydro hóa.
-
Phương pháp hóa học
Q trình khử kim loại khỏi hợp chất porphyrin bằng acid là một phản ứng
thuận nghịch và có thể biểu diễn dưới dạng phương trình sau:
PM +HX – PH +MX
Ví dụ: Xử lý kim loại bằng sulfuric acid.
III. Danh mục tài liệu tham khảo
1. Các Sản Phẩm Đầu Mỏ Và Hóa Dầu (NXB Khoa Học Kỹ Thuật 2005) - Kiều
2.
3.
4.
5.
Đình Kiểm
Hóa học dầu mỏ và khí (NXB Kỹ Thuật 2006) - PGS.TS Đinh Thị Ngọ
Nhóm 4, Tiểu luận môn Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại ngành hóa
dầu (2021), ĐHQGTPHCM.
Bùi Đức Long, Đánh giá và lựa chọn quy trình xử lý một số nguyên tố kim loại
trong dầu nặng (2014) - Đại học Mỏ Địa Chất Hà Nội.
Wikipedia, Khử lưu huỳnh bằng hydro
/>%B3nh_b%E1%BA%B1ng_hydro
6. Wikipedia, Dầu mỏ
/>7. Mai Attia, Sherif Farag, Shaffiq A.Jaffer, Jamal Chaouki, Metal and sulfur
removal from petroleum oil using a novel demetallization-desulfurization agent
and process.(2020)